Thực Trạng Chất Lượng Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Vietcombank Chi Nhánh Thành Công

ngân hàng giúp ngân hàng có thể ngăn ngừa, hoặc giảm nhẹ thiệt hại khi những rủi ro xảy ra trong khi thực hiện một khoản cho vay.

-Công nghệ ngân hàng: Trang thiết bị tuy không phải là yếu tố cơ bản nhưng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng. Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ thu hút thêm khách hàng, mở rộng cho vay tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho doanh nghiệp vay vốn. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách cho vay cũng có hiệu quả hơn.

1.3.1.2. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp

-Năng lực của doanh nghiệp: Không một doanh nghiệp nào đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả. Nhưng nhiều khi do năng lực có hạn, họ không thực hiện được các mục tiêu của mình và làm ảnh hưởng đến khoản cho vay mà họ đã nhận từ ngân hàng.

-Trình độ khả năng của cán bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp:

Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt sẽ có khả năng đưa ra chiến lược kinh doanh, cạnh tranh phù hợp giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Doanh nghiệp làm ăn tốt là điều kiện để họ bù đắp chi phí kinh doanh và trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn, qua đó giảm rủi ro và nâng cao chất lượng cho vay. Trình độ năng lực cán bộ của doanh nghiệp là điều kiện quan trọng và được ngân hàng xem xét kĩ trước khi cho vay.

-Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Việc xây dựng những kế hoạch kinh doanh đúng đắn quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, do đó cũng ảnh hưởng tới chất lượng khoản vay.

-Doanh sử dụng vốn sai mục đích, không đúng với phương án SXKD đã đề ra: Nhiều doanh nghiệp dùng tiền vay được đầu tư vào những kế hoạch sản xuất có rủi ro cao nhằm tìm kiếm lợi nhuận, sử dụng vốn của ngân hàng để vào tài sản cố định, kinh doanh bất động sản nên không trả được nợ cho ngân hàng. Trong thực tế, hoạt động thẩm định đã xuất hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp lập phương án kinh doanh (thực chất là phương án kinh doanh giả, thậm chí nhờ tư vấn lập phương án kinh doanh chỉ để rút được tiền của ngân hàng) có vẻ rất hiệu quả, ký kết hợp đồng kinh tế chứng minh đầu vào, đầu ra rất khả thi, tài sản thế chấp rất cụ thể nhưng đến khi vay được vốn ngân hàng lại không kinh doanh lại cho vay lại hoặc bỏ trốn để chiếm số tiền vay, vật tư hàng hóa thế chấp là hàng chậm luân chuyển, ứ đọng hoặc bất động sản khó chuyển thành tiền để thu nợ.


1.3.2. Các nhân tố khách quan

1.3.2.1. Môi trường kinh tế

Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng phát triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp không có khủng hoảng, hoạt động SXKD của doanh nghiệp tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàng cả gốc và lãi, nên hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển, chất lượng cho vay được nâng cao. Ngược lại trong thời kỳ suy thoái kinh tế, SXKD bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu vay vốn giảm, vốn đi vay đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Hoạt động cho vay ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng.

Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận của doanh nghiệp SXKD và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay, lợi tức của ngân hàng thu được bị giới hạn bởi lơị nhuận của doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng, nên với mức lãi suất cao các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không có khả năng trả nợ ảnh hưởng tới SXKD của doanh nghiệp nói riêng và tới toàn bộ nền kinh tế nói chung. Hoạt động cho vay ngân hàng lúc này không còn là đòn bẩy để thúc đẩy SXKD phát triển và chất lượng cho vay cũng giảm sút. Ngoài ra, những sự biến động về lãi suất thị trường, tỷ giá thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất của ngân hàng.

1.3.2.2. Môi trường chính trị xã hội

Môi trường chính trị xã hội ổn định là một điều kiện vô cùng quan trọng trong việc tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư dài hạn. một môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ là cơ hội rất tốt cho những dự án lớn mang tính dài hạn, lúc đó nguồn vốn trung –dài hạn của ngân hàng sẽ trở nên rất quan trọng. Ngược lại, sự mất ổn định về chính trị xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các doanh nghiệp và nếu doanh nghiệp đang vay vốn ngân hàng thì rõ ràng việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp khó khăn. Chất lượng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.

1.3.2.3. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân công dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo.

Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng cho vay, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để.

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, gây khó khăn cho ngân hàng khi kí kết thực hiện hợp đồng cho vay. Luật ngân hàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các văn bản luật khác. Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng cho vay của ngân hàng. Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, do thay đổi đột ngột, gây xáo động trong SXKD, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, hay chưa có phương án SXKD mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, chất lượng cho vay giảm sút.

- Do sự thay đổi bất thường của các chính sách, do thiên tai bão lũ, do nền kinh tế không ổn định… khiến cho cả ngân hàng và doanh nghiệp không thể ứng phó kịp.

- Do môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới không kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Do sự biến động về chính trị- xã hội trong và ngoài nước gây khó khăn cho doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.

- Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập về trình độ chuyên môn cũng như công nghệ của ngân hàng.

- Sự bất bình đẳng trong đối xử của một số cơ quan nhà nước dành cho các NHTM khác nhau.

1.3.2.4. Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên luôn gắn liền với các hoạt động của con người nói chung cũng như hoạt động kinh tế nói riêng. Đặc biệt là những sự ảnh hưởng và thiệt hại của thiên tai là những điều không bao giờ chúng ta có thể lường trước. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất và dịch vụ. gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ cho vay giữa ngân hàng và các doanh nghiệp của mình làm cho vốn của ngân hàng đầu tư vào các doanh nghiệp sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng và dẫn tới rủi ro làm giảm chất lượng cho vay.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH THÀNH CÔNG

2.1. Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Vietcombank Việt Nam và chi nhánh ngân hàng Vietcombank Thành Công

2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng Vietcombank Việt Nam

Ngân hàng Vietcombank được thành lập ngày 1/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục ngoại hối (trực thuộc NHNN Việt Nam), với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Trải qua nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, cho vay, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử …Là NHTM Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa, NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức hoạt động ngày 2 tháng 6 năm 2008. Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như của hơn 6 triệu khách hàng cá nhân. Với những nỗ lực, sáng tạo để vượt qua mọi khó khăn thử thách, tiếp nối truyền thống hào hùng của lịch sử 50 năm xây dựng và phát triển, với bản sắc văn hóa truyền thống đã được xác lập và khẳng định, Vietcombank không ngừng hướng tới phát triển bền vững để trở thành ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, luôn giữ vững vị thế hàng đầu ở nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng như: Thanh toán xuất nhập khẩu; kinh doanh ngoại tệ, thẻ; kiều hối; cũng như các chỉ tiêu quan trọng về: quy mô vốn chủ sở hữu; tổng tài sản; huy động vốn; cho vay; lợi nhuận…

2.1.2. Giới thiệu về ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank chi nhánh Thành Công

Ngân hàng Ngoại Thương (NHNT) Việt Nam chi nhánh Thành Công (hay còn gọi là Vietcombank Thành Công) được thành lập theo Quyết định số 525/QĐ/TTCB- ĐT của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNT Việt Nam và chính thức hoạt động từ ngày 21/12/2001 với vai trò là chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh cấp I là Vietcombank Hà Nội. Chi nhánh Vietcombank Thành Công ra đời đã mang trong mình sự kỳ vọng sẽ mang thành công đến cho Vietcombank. Cái tên “Vietcombank Thành Công” không đơn thuần chỉ là tên gọi, mà còn là mục tiêu nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, nhân viên trong chi nhánh. Khi mới thành lập, đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh chỉ

có 31 cán bộ. Bước vào hoạt động kinh doanh với nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của NHNT Trung ương và chi nhánh NHNT Hà Nội. Được đứng trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, một quận đông dân với mức sống tương đối cao, tập trung nhiều cửa hàng, doanh nghiệp lớn nên Vietcombank Thành Công phần nào có lợi thế về vị trí, chi nhánh ra đời được hưởng các yếu tổ “thiên thời” và “nhân hòa”. Vietcombank Thành Công đã từng bước trưởng thành và ngày càng phát triển lớn mạnh, tạo được vị thế và niềm tin đối với đông đảo khách hàng trên địa bàn thủ đô, đó là sự cải thiện rõ rệt trong đời sống nhân dân đi cùng với đó là nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của nhân dân thủ đô. Đội ngũ nhân lực về ngành ngân hàng được đào tạo ngày càng đông đảo và có chất lượng tốt. Đó cũng là những động lực mang lại thành công rực rỡ cho Vietcombank Thành Công.

Đến cuối năm 2006, sau gần 5 năm hoạt động Vietcombank Thành Công đã đạt nhiều thành tích vượt bậc, ngang tầm các chi nhánh cấp I khác của hệ thống ngân hàng Vietcombank. Vì vậy, ngày 08/12/2006 Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank đã ký Quyết định số 914/QĐ/TCCB-ĐT về việc thành lập chi nhánh Vietcombank Thành công trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh cấp II thành chi nhánh cấp I từ ngày 01/01/2007. Kể từ lúc đó Vietcombank Thành Công thực thiện hạch toán độc lập và là thành viên trực thuộc trực tiếp ngân hàng Vietcombank. Năm 2010, cùng với việc phát triển và hoàn thiện bộ máy tổ chức của chi nhánh trong thời gian qua, thực hiện chương trình mở rộng màng lưới và phát triển sản phẩm dịch vụ mới theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo Vietcombank, đến nay chi nhánh đã phát triển được 08 Phòng giao dịch:

- Trụ sở chính: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công tại Lô 3, ô 4.1 CC, đường Hoàng Đạo Thúy, Nhân Chính,Thanh Xuân, Hà Nội.

- PGD Láng Hạ tại 30 – 32 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

- PGD số 1 tại 89 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.

- PGD Tố Hữu tại Lô A4 khu Đấu giá, đường Tố Hữu (Ngã tư Lê Văn Lương kéo dài cũ và đường Vạn Phúc), Hà Đông.

- PGD Mỹ Đình tại số 30, TT4, Khu ĐTM Mỹ Đình-Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.

- PGD Vạn Phúc tại 39 Vạn Phúc, Kim Mã, Hà Nội.

- PGD Cát Linh tại 33C Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.

- PGD Duy Tân tại Tầng 1 Tòa nhà Lotus ,Số 2 phố Duy Tân,phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

- PGD Trung Hòa – Nhân Chính tại Tầng1 tòa nhà 18T2 khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính, đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội.


Sau hơn 10 năm hoạt động, với phương châm lấy công nghệ làm nền tảng, phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu, tiết kiệm chi phí và nâng cao trình độ quản lý, chiến lược. Từ con số chỉ vẻn vẹn 31 người vào ngày đầu thành lập, đến nay chi nhánh đã có 177 người độ tuổi lao động bình quân là > 33 tuổi. Việc trẻ hoá đội ngũ lao động trong những năm gần đây đã tạo điều kiện cho Vietcombank Thành Công bổ sung nguồn nhân lực mới và tăng khả năng tiếp cận nhanh với các công nghệ thông tin mới, trên cơ sở đó tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng quy mô kinh doanh của Vietcombank Thành Công. Trong công tác nhân sự, thời gian qua, Vietcombank Thành Công đã linh hoạt và mạnh dạn trong công tác sử dụng cán bộ, đưa cán bộ trẻ có năng lực lên giữ cương vị quản lý. Đến nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp phòng của Chi nhánh được đánh giá là tương đối trẻ trong hệ thống, song các cán bộ này đều có trình độ và ý thức trách nhiệm trong công việc. Việc trẻ hoá đội ngũ lao động trong những năm gần đây đã tạo điều kiện cho Vietcombank Thành Công bổ sung nguồn nhân lực mới và tăng khả năng tiếp cận nhanh với các công nghệ thông tin mới, trên cơ sở đó tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng quy mô kinh doanh của Vietcombank Thành Công và góp phần thúc đẩy kinh tế Thủ đô phát triển.

Vietcombank Thành Công đã đạt danh hiệu “Đơn vị dẫn đầu về công tác huy động vốn” năm 2011 và 2 năm liên tiếp 2012 – 2013 là “Đơn vị dẫn đầu về hiệu quả kinh doanh” trong hệ thống ngân hàng Vietcombank. Vietcombank Thành Công cũng nhận được Bằng khen (2012) và Cờ thi đua xuất sắc (2013) của UBND Thành phố Hà Nội cho phong trào thi đua của Thủ đô và Bằng khen của Thống đốc NHNN cho thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ ngân hàng năm 2012 – 2013.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của Vietcombank Thành Công

GIÁM ĐỐC

- Phòng quản trị tín dụng

- Phòng tin học

KHỐI HỖ TRỢ

KINH DOANH

- Các phòng giao dịch

- Phòng quan hệ KH

- Phòng ngân quỹ

KHỐI KINH DOANH

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Vietcombank chi nhánh Thành Công


CHI NHÁNH

PHÓ

GIÁM ĐỐC




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 55 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng vietcombank chi nhánh thành công - 3


- Phòng Tài chính- Kế toán, kiểm toán nội bộ

- Phòng nhân sự, hành chính tổng hợp

KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp- Vietcombank Thành Công)

-Giám đốc chi nhánh: Có chức năng:

- Hoạch định chiến lược phát triển của chi nhánh;

- Xây dựng và quản lý kế hoạch kinh doanh của chi nhánh ;

- Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh;

- Quản lý, đôn đốc, giám sát hoạt động các phòng ban và nhân viên dưới quyền;

- Phối hợp với các phòng ban và bộ phận chức năng thực hiện phát triển mạng lưới của chi nhánh.

-Phó giám đốc chi nhánh: Là người trợ giúp cho giám đốc, được giám đốc chi nhánh uỷ quyền chỉ đạo điều hành một số mặt các công tác, ký thay giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được phân công.

-Phòng ngân quỹ:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền giữ hộ, tiền vay, thu đổi ngoại tệ và nghiệp vụ ngân quỹ phù hợp với các quy định của NHNN và của ngân hàng.

- Nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng, biểu phí dịch vụ; các dịch vụ phi tín dụng liên quan đến hoạt động thanh toán và ngân quỹ.


- Nghiên cứu, soạn thảo và triển khai thực hiện các quy chế, quy định, quy trình và các hướng dẫn thực hiện về các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ của toàn hệ thống ngân hàng.

Kết hợp với các phòng, ban tại hội sở chính để thực hiện tốt nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng liên quan.

-Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ:

- Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ của ngân hàng.

- Kiểm tra nghiệp vụ ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của NHNN và các quy trình, quy chế của ngân hàng.

-Phòng tin học

- Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin.

- Phụ trách hệ thống tin học trong toàn hệ thống.

- Tư vấn cho giám đốc và triển khai việc sử dụng các hệ thống phần mềm mới.

-Phòng Hành chính-Nhân sự:

- Tham mưu cho ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống.

- Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng.

-Phòng tài chính kế toán: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán

- Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp.

- Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.

- Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính

- Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tài chính.

- Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Tổng giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính.

-Phòng tín dụng: Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng:

- Cho vay ngắn hạn; Cho vay trung-dài hạn;

- Các nghiệp vụ bảo lãnh;

- Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá;

- Trung tâm thông tin tín dụng cho toàn hệ thống;

- Tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng toàn hệ thống cho Ban Giám đốc.

- Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các qui chế qui trình liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng.

- Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng, các chủ đầu tư dự án để có thể tiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồng thời triển khai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện .

Ngoài các phòng ban trên chi nhánh còn 08 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh là: Phòng giao dịch Cát Linh, Láng Hạ, Thái Hà, Đồng Tâm, Mỹ Đình, Vạn Phúc, Tôn Đức Thắng, Trung Hòa- Nhân Chính.

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Vietcombank Thành Công

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng của NHTM, huy động vốn càng nhiều thì ngân hàng càng có khả năng mạnh trong hoạt động cho vay, nhất là thực hiện chức năng tạo tiền. Đặc biệt việc thu hút được nguồn vốn đầu vào với lãi suất thấp sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong các hoạt động sử dụng vốn cho vay, làm tăng thêm lợi nhuận của ngân hàng, đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng. Nhận thức rõ vai trò quan trọng đó ngân hàng đã rất chú trọng, và dùng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyển quảng bá hình ảnh của ngân hàng, áp dụng nhiều mức lãi suất hấp dẫn, cam kết trả đúng hạn... để có thể huy động được một cách tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi. Chỉ tiêu hoạt động huy động vốn của Vietcombank Thành Công được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietcombank chi nhánh Thành Công

Đơn vị: Tỷ đồng



Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền


Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tổng nguồn VHĐ

5326

100

6703

100

7795,58

100

1. Theo TP kinh tế







Tiền gửi TCKT

1891,80

35,52

2579,31

38,48

3370,80

43,24

Tiền gửi dân cư

2664,60

50,03

3574,04

53,32

3816,72

48,96

Vốn huy động khác

769,60

14,45

549,65

8,20

608,06

7,8

2. Theo kỳ hạn







Không kỳ hạn

1290,49

24,23

1441,15

21,50

2003,46

25,70

Ngắn hạn

2472,86

46,43

3299,89

49,23

3223,48

41,35

Trung- dài hạn

1562,65

29,34

1961,96

29,27

2568,64

32,95

3. Theo loại tiền







Tiền VNĐ

4259,73

79,98

5534

82,56

6696,40

85,90

Ngoại tệ quy đổi

1066,27

20,02

1169

17,44

1099,18

14,10

Nguồn Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thành Công Biểu đồ 2 1 1

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thành Công)

Biểu đồ 2.1 Tình hình tăng trưởng nguồn vốn Vietcombank Thành Công giai đoạn 2011-2013


9000

8000

7000

6000

5000

4000

3000


7795.58

6703

5326

2011 2012 2013

Đơn vị: Tỷ đồng


Qua biểu đồ 2.1 cho thấy tình hình huy động vốn của Vietcombank Thành Công giai đoạn 2011-2013 tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước và luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch được đề ra. Cụ thể: Thời điểm cuối năm 2011, mức vốn huy động của Vietcombank Thành Công đạt được là 5326 tỷ đồng. Đến 31/12/2012, huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank Thành Công đạt 6703 tỷ đồng, tăng 25,9% so với cuối năm 2011. Mặc dù trong giai đoạn 2011-2012, nền kinh tế đang còn chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, nhưng chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng về nguồn huy động vốn. Chi nhánh có những chiến lược phát triển hợp lý bằng việc đưa ra những chiến lược quảng cáo, theo sát biến động thị trường, làm tốt công tác dịch vụ, đảm bảo uy tín cũng như chất lượng mà chi nhánh đã xây dựng trong suốt thời gian qua. Tiếp tục đà tăng trưởng đó, trong năm 2013 chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút tiền gửi từ nền kinh tế. Vietcombank Thành Công trong năm 2012- 2013 đã áp dụng mức lãi suất hấp dẫn với lãi suất thực là dương so với lạm phát, từ đó tạo tâm lý an toàn trong việc gửi tiền tiết kiệm của khách hàng. Vì vậy, dù cho nền kinh tế có ảnh hưởng của khủng hoảng, nhưng đến thời điểm cuối năm 2013, Vietcombank Thành Công vẫn đạt được 7795,58 tỷ đồng, tương ứng tăng 16,30% so với năm 2012. Trong đó:

-Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế: Giai đoạn 2011 - 2013, huy động vốn từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao so với huy động từ tổ chức kinh tế và các nguồn huy động khác. Thể hiện sự nhìn nhận đánh giá cao của xã hội đối với ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. Năm 2012, nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 3574,04 tỷ đồng, chiếm 53,32% tổng vốn huy động. Đến 31/12/2013, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 242,68 tỷ đồng, tương ứng tăng 6,8% so với cuối năm 2012. Đây là nguồn vốn với chi phí huy động vốn thấp, lượng tiền gửi ổn định. Có được điều này là bởi Vietcombank Thành Công thuộc ngân hàng quốc doanh, có nhiều uy tín. Thêm vào đó, nhờ có nhiều điểm bán lẻ (POS) và nhiều điểm ATM trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút tiền gửi thanh toán cá nhân. Điều này ít nhiều giảm được áp lực cạnh tranh huy động tiền gửi bằng lãi suất với các ngân hàng khác trong giai đoạn căng thẳng như hiện nay. Tiếp theo sau là nguồn vốn của các tổ chức kinh tế. Năm 2012, lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 2579,31 tỷ động, chiếm 38,48%. So với cuối năm 2011, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 687,51 tỷ đồng, tương ứng tăng 36,34%. Điều đó thể hiện sự uy tín của chi nhánh và trở thành địa chỉ tin cậy của các tổ chức. Đến cuối năm 2013, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, tăng 791,49 tỷ đồng, tương ứng tăng 30,69% so với năm 2012. Vốn huy động từ các nguồn khác như phát hành giấy tờ có giá (trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,...) cũng góp phần vào sự tăng trưởng chung của tổng nguồn vốn huy động. Nhìn chung, nguồn vốn huy động từ các nguồn khác chiếm tỷ lệ nhỏ, không ổn định và đang giảm dần qua các năm. Năm 2012, lượng vốn huy động từ hình thức này đạt 549,65 tỷ đồng so với năm 2011 giảm 219,95 tỷ đồng. Có sự giảm mạnh như vậy là bởi trong năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khủng hoảng, chi nhánh đã gặp nhiều khó khăn trong việc phát hành giấy tờ có giá để tăng vốn huy động. Đến năm 2013, nền kinh tế dần phục hồi nên vốn huy động từ hình thức này đã tăng nhẹ 58,41 tỷ đồng. Nhưng tỷ trọng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là 7,8% so với các nguồn huy động khác trong thành phần kinh tế.

-Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn: Là cơ cấu khá quan trọng mà chi nhánh cần đặc biệt quan tâm khi muốn đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp.

Huy động vốn ngắn hạn: Đây là nguồn vốn được đánh giá không ổn định, chi phí huy động thường thấp. Qua bảng trên ta có thể thấy, nguồn vốn huy động chủ yếu là từ việc huy động vốn ngắn hạn. Trong năm 2011, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn chiếm đến 46,43%. Tiếp tục tăng trong năm 2012, nguồn vốn ngắn hạn mà chi nhánh huy động được là 3299,89 tỷ đồng (tương ứng tăng 49,23 %). Trong năm 2013, chi nhánh có sự thay đổi lớn về cơ cấu huy động vốn. Sự thay đổi này là do đường lối


chính sách của Vietcombank cũng như sự chỉ đạo của NHNN. Cụ thể là giảm nguồn huy động vốn ngắn hạn và tăng tỷ trọng nguồn vốn trung – dài hạn.

Huy động vốn trung- dài hạn: Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng vốn huy động trung- dài hạn đối với nền sự phát triền kinh tế, nhu cầu về nguồn vốn trung

- dài hạn của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Vì vậy, cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn được chi nhánh thay đổi theo hướng tích cực ngày càng đồng đều hơn, nguồn vốn ngắn hạn giảm và tỷ trọng nguồn vốn trung - dài hạn được tăng lện. Cụ thể: Nguồn vốn huy động ngắn hạn năm 2012 giảm từ 49,23% xuống còn 41,35% so với năm 2013. Có được điều này là do Vietcombank Thành Công đã nỗ lực chủ động tiếp cận nguồn vốn trung- dài hạn bằng nhiều cách khác nhau: Đẩy mạnh công tác marketing, tiếp xúc tạo mối quan hệ các tổ chức, các nguồn vốn ổn định nhàn rỗi trên khắp địa bàn thành phố... Tuy sự gia tăng về vốn huy động trung và dài hạn còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng qua đó thấy được lối đi đúng đắn cũng như sự cố gắng của chi nhánh trong việc góp phần đẩy mạnh phát triển bền vững nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường.

-Nguồn vốn huy động theo loại tiền: Cơ cấu huy động vốn theo lại tiền của Vietcombank Thành Công chủ yếu là huy động từ tiền gửi VNĐ. Trong giai đoạn 2011- 2013, lượng vốn huy động từ VNĐ ngày càng tăng cao và giảm lượng huy động vốn từ ngoại tệ. Cụ thể: Năm 2011, huy động từ VNĐ của chi nhánh đạt 4259,73 tương đương với tỷ lệ 79,98%. Sau đó tỷ lệ tiếp tục tăng dần qua các năm 2012, 2013 tương ứng lần lượt là 82,56% và 85,90%. Việc gia tăng vốn huy động VNĐ cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ cơ cấu huy động bằng đồng ngoại tệ bị giảm xuống. Năm 2010, tỷ lệ vốn huy động từ ngoại tệ là 20,02% đến năm 2013 chỉ còn lại 14,10% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do lãi suất tiền gửi đối với các khoản ngoại tệ còn rất thấp, thấp hơn lãi suất tiền gửi bằng VNĐ. Do vậy, chủ yếu nguồn tiền gửi của khách hàng là bằng VNĐ. Thứ hai, do lượng tiền ngoại tệ trên thị trường khan hiếm. Cuối cùng, do hiện tượng Dollar hóa tiền Việt Nam giai đoạn 2009-2010 khiến cho NHNN phải đưa ra các chính sách nhằm hạn chế giao dịch buôn bán sử dụng đồng ngoại tệ, ổn định nền kinh tế và đảm bảo an toàn cho các ngân hàng.

2.2.2. Hoạt động cho vay

2.2.2.1. Cơ cấu cho vay

Nếu nghiệp vụ huy động vốn đóng vai trò là nền tảng thì hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của ngân hàng đó là tổng dư nợ chứ không phải là doanh số cho vay. Sử dụng hợp lý nguồn vốn huy động cũng như áp dụng các chính sách cho vay hợp lý. Ngân hàng sẽ đáp ứng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn đó tới doanh nghiệp, tạo thêm nhiều uy tín cũng như niềm tin với doanh nghiệp. Sau đây là kết quả hoạt động cho vay tại Vietcombank chi nhánh Thành Công:

Bảng 2.2 Cơ cấu cho vay của Vietcombank Thành Công

Đơn vị: Tỷ đồng



Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ cho vay

4314

100

5442,83

100

6470,33

100

1.Theo thời gian







Ngắn hạn

2760,10

63,98

3529,13

64,84

3754,73

58,03

Trung – dài hạn

1553,90

36,02

1913,70

35,16

2715,60

41,97

2.Theo đối tượng







Cho vay tổ chức kinh tế

3671,65

85,11

4623,14

84,94

5393,02

83,35

Cho vay cá nhân

642,35

14,89

819,69

15,06

1077,31

16,65

3.Theo tiền tệ







Dư nợ VNĐ

3013,33

69,85

3888,36

71,44

4577,11

70,74

Dư nợ ngoại tệ quy đổi

1300,67

30,15

1554,47

28,56

1893,22

29,26

nền kinh tế của quận, thành phố phát triển trong những năm qua.

(Nguồn: Phòng tín dụng- Vietcombank Thành Công) Qua bảng số liệu trên có thể đánh giá chung tình hình dư nợ cho vay của chi nhánh Thành Công qua các năm 2011-2013 tăng khá nhanh và đều. Cụ thể, năm 2012 dư nợ cho vay tăng 1128,83 tỷ đồng, tương đương tăng 26,16% so với năm 2011. Đến năm 2013, con số này tiếp tục tăng thêm 1027,5 tỷ đồng, tăng 18,87% so với năm 2012, tổng dư nợ đạt 6470,33 tỷ đồng. Sự tăng trưởng dư nợ cho vay này cũng thường xuyên được chi nhánh kiểm soát, đảm bảo cân đối giữa cho vay với khả năng nguồn vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản, tối đa hóa lợi nhuận. Với phương châm mở rộng cho vay, tăng trưởng dư nợ cao của chi nhánh đã góp phần lớn vào việc thúc đẩy


-Dư nợ theo thời gian: Để đẩy mạnh hoạt động SXKD, đối với doanh nghiệp nhu cầu vay vốn, đặc biệt là vốn trung -dài hạn là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hoạt động cho vay hiện nay tại chi nhánh Thành Công vẫn chủ yếu ưu tiên cho vay ngắn hạn, bởi có ưu điểm giúp cho chi nhánh đẩy nhanh vòng quay tín dụng, hạn chế bớt rủi ro trong cho vay. Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 2760,10 tỷ đồng chiếm 63,98%; năm 2012 tăng lên 3529,13 tỷ chiếm tỷ lệ là 64,84%. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay là do điều kiện trong cho vay ngắn hạn đơn giản, lãi suất thấp hơn so với cho vay trung-dài hạn. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu cần vốn lưu động, mua sắm nguyên vật liệu hơn là mở rộng, đầu tư máy móc trang thiết bị. Ngoài ra, do NHNN thay đổi trần lãi suất huy động khá thường xuyên nên doanh nghiệp nghiệp tuy có nhu cầu vay trung-dài hạn nhưng lại đi vay vốn ngắn hạn để hạn chế rủi ro trả nợ do lãi suất biến động. Nhận định trong tình trạng giai đoạn 2011-2012 khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp đều rất khó phát triển bền vững nếu thiếu vốn trung-dài hạn. Sang đến năm 2013 thì dư nợ ngắn hạn giảm đột biến, chiếm còn 58,03%, đồng nghĩa dư nợ trung-dài hạn tăng lên. Tỷ lệ dư nợ trung-dài hạn đã chuyển biến tăng từ 35,16% năm 2012 lên đến 41,97% trong năm 2013 và đạt mức 2715,60 tỷ đồng. Việc chi nhánh nới lỏng cho vay khơi thông dòng vốn trung-dài hạn đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp chia sẻ các khó khăn để cùng phát triển. Đặc biệt với nhiều chương trình ưu đãi, chi nhánh Thành Công đã tạo được nhiều uy tín và trở thành chỗ dựa cho doanh nghiệp trong các kế hoạch tài chính, DAĐT quan trọng. Khi các doanh nghiệp hoạt động ổn định, tăng trưởng khá thì sẽ nâng cao tỷ trọng cũng như chất lượng cho vay trung-dài hạn của mình phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và thực tế nền kinh tế.

Nhìn chung, có thể thấy cơ cấu các khoản vay của chi nhánh theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2013 đang dần có sự dịch chuyển theo xu hướng giảm cho vay ngắn hạn và tăng cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, để cơ cấu cho vay trung và dài hạn đạt được hiệu quả nhất định thì chi nhánh cần đưa ra những chiến lược, biện pháp an toàn và thận trọng khi quyết định giải ngân cho khách hàng, doanh nghiệp. Có những chế tài hợp lý, linh hoạt không nên quá cứng nhắc, tạo điều kiện để các khách hàng, doanh nghiệp có thể phát huy được những thế mạnh của mình, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

-Dư nợ theo thành phần kinh tế: Đối tượng doanh nghiệp chính của chi nhánh là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty và các tập đoàn lớn. Do vậy dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh cũng tập trung giải ngân cho các đối tượng này. Các con số đã chỉ ra dư nợ cho vay đối với các tổ chức kinh tế luôn chiếm giữ một mức cao hơn hẳn so với dư nợ cho vay cá nhân. Cụ thể: Năm 2011, tổng dư nợ cho vay đối với các tổ

chức kinh tế đạt 3671,65 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 85,11%; năm 2012 và 2013 có sự giảm nhẹ nhưng không đáng kể, duy trì tỷ trọng ở mức 84,94% và 83,35%. Sự giảm tỷ trọng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và tăng cho vay cá nhân là trong giai đoạn 2011-2013, chi nhánh ngày càng nâng cao được uy tín của mình, được nhiều cá nhân biết đến và tin tưởng, phát sinh nhiều hơn các quan hệ, nhu cầu vay vốn với chi nhánh. Tổng dư nợ cho vay cá nhân năm 2011 đạt 642,35 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 14,89% trong tổng dư nợ. Đến năm 2013, tỷ lệ này đã tăng lên 1,76% tương ứng 1077,31 tỷ đồng.

Với tình hình khó khăn của các doanh nghiệp giai đoạn năm 2011-2013 thì việc nâng cao dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân là một hướng đi đúng đắn và an toàn cho chi nhánh.

-Dư nợ theo loại tiền: Nhìn chung có thể thấy chi nhánh đang chủ yếu tập trung vào nhóm các doanh nghiệp trong nước. Thể hiện qua lượng tiền VNĐ chiếm tỷ lệ cao và xu hướng ngày càng tăng lên trong tổng dư nợ theo loại tiền. Giai đoạn 2011-2013, có sự tăng giảm, nhưng không đáng kể, tỷ lệ cho vay nội tệ vẫn chiếm khoảng 70% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân: Chi nhánh Vietcombank Thành công trực thuộc ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, ngoài việc thực hiện vai trò NHTM, chi nhánh còn phải thực hiện một số chính sách của NHNN. Với việc thực hiện tốt vai trò của mình, chi nhánh đã và đang góp phần đảm bảo sự phát triển của kinh tế trong nước, ổn định và giảm thiểu lạm phát, kiểm soát tình trạng đô la hóa. Mặc dù lượng ngoại tệ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong dư nợ (khoảng 30%), nhưng chi nhánh vẫn đảm bảo đáp ứng được đủ nhu cầu ngoại thương cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu khi có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ. Hình thức cho vay bằng ngoại tệ chủ yếu là dưới hình thức chiết khấu bộ chứng từ và cho vay các dự án theo quyết định của Chính phủ.

2.2.2.2. Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ và khách hàng

Với chính sách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển mạng lưới kinh doanh và có cách chính sách ưu đãi đối với khách hàng, ban lãnh đạo chi nhánh đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút đông đảo khách hàng, doanh nghiệp đến sử dụng các dịch vụ của chi nhánh ngân hàng.

-Về hoạt động thanh toán: Với thế mạnh về công nghệ, chi nhánh Vietcombank Thành Công đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng tới gần khách hàng, doanh nghiệp” như: Dịch vụ Internet banking, VCBMoney (Home banking), SMS banking, Phone banking… các sản phẩm thẻ: Vietcombank Connect 24, Vietcombank Connect 24 Visa, Vietcombank Mastercard và Vietcombank Cashback Plus American Express. Việc thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng và tổ chức chuyên môn hóa giao dịch một cửa đã được đảm bảo kịp thời, chính xác, an

Xem tất cả 55 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí