hướng nghiệp theo hướng dẫn. Thậm chí không có giáo viên dạy giáo dục hướng nghiệp. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các cơ sở giáo dục phổ thông nói chung và các trường THCS ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cái nói riêng hiện nay chủ yếu mới dừng lại ở việc định hướng học sinh chọn trường cấp 3 (THPT) nào phù hợp với học lực của từng em, chứ chưa thực hiện được mục đích phân luồng.
- Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai chưa có trường trung cấp chuyên nghiệp, hiện Trung tâm GDNN-GDTX của huyện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa đồng bộ, chưa có đủ giáo viên có trình độ chuyên môn dạy nghề, chủ yếu là giáo viên dạy văn hóa. Hơn nữa, Văn Bàn là một huyện nghèo, cơ sở vật chất các trường học còn hạn thiếu, thiếu các phòng học chức năng,… Các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện thường gặp khó khăn về kinh phí hoạt động, trong đó có kinh phí dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Nhà trường không đủ kinh phí tổ chức cũng như mời được các chuyên gia, các cộng tác viên tham gia giáo dục hướng nghiệp. Chính vì vậy, một số chủ đề về giáo dục hướng nghiệp chưa được các trường THCS thực hiện đầy đủ, có chăng cũng chỉ là cho xem qua các phương tiện truyền thông.
- Học sinh chưa nhận thức rõ vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Thiếu thông tin về hướng nghiệp: thông tin về cơ sở giáo dục, thông tin về nghề nghiệp, nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động…Phần lớn HS THCS ở hệ thống trường THCS huyện Văn Bàn chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Các em còn theo ý thích tự phát, chưa có định hướng nghề nghiệp, một số em khi không tham gia học lên THPT đã không có định hướng học nghề. Về quê lao động tự do, đấy là một trong những lãng phí về nguồn lao động có khả năng học nghề.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp của học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã được quan tâm triển khai thực hiện với mục tiêu, nội dung phù hợp với mục tiêu của cấp học, tuy nhiên còn hạn chế ở một số nội dung, hình thức tổ chức.
Nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai được nghiên cứu đó là: công tác lập kế hoạch hoạt động GDHN cho học sinh ở THCS huyện Văn Bàn; công tác tổ chức thực hiện hoạt động GDHN cho học sinh ở THCS huyện Văn Bàn; công tác chỉ đạo triển khai GDHN cho học sinh ở THCS huyện Văn Bàn; công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN cho học sinh ở THCS huyện Văn Bàn.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường THCS huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. Trong những năm qua, công tác quản lý còn hạn chế, bất cập, nguyên nhân là do năng lực quản lý, tổ chức của CBQL và GV còn chưa tốt, hình thức tổ chức GDHN còn đơn điệu, kế hoạch tổ chức GDHN còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nghiên cứu nhu cầu hướng nghiệp của học sinh.
Đây là những cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ở Chương 3.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Cbql, Gv Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Huyện Văn Bàn Về Nội Dung Giáo Dục Hướng Nghiệp
- Thực Trạng Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Theo Định Hướng Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện
- Thực Trạng Kiểm Tra Đánh Giá Gdhn Cho Học Sinh Thcs Trên Địa Bàn Huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai
- Chỉ Đạo Đổi Mới Công Tác Xây Dựng Kế Hoạch Giáo Dục Hướng Nghiệp Các Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai
- Chỉ Đạo Đổi Mới Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Và Phản Hồi Thông Tin Để Cải Tiến Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Gdhn Của Hs Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Huyện Văn Bàn
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
3.1.1. Tính đồng bộ các biện pháp
Nguyên tắc này xuất phát từ quá trình quản lý của Hiệu trưởng nhà trường, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện việc Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới theo mục đích, phù hợp với nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp và tổng thể các biện pháp trong việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp; đồng bộ giữa nhận thức và kỹ năng; giữa CBQL, GV; đồng bộ giữa các yếu tố vật chất và con người, đồng bộ giữa các cơ chế và các quy định…nhằm góp phần đổi mới PP trong công tác giáo dục hướng nghiệp, nâng cao chất lượng giáo dục.
3.1.2. Tính kế thừa và phát triển
Các nguyên tắc được đề xuất phải đảm bảo tính kế thừa có nghĩa là cần tận dụng các nội dung trong các giải pháp đã được thực hiện đúng và hiệu quả trước đây, kế thừa các kinh nghiệm và kiến thức trước đây đã được quản lý và kinh qua thực tế. Trong quá trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp đòi hỏi người nghiên cứu phải tổng hợp được các biện pháp đã làm, chắt lọc được những cách làm hay, những yếu tố tích cực của mỗi biện pháp đã thực hiện,
phát hiện khắc phục những hạn chế, hoặc đề xuất các biện pháp mới không dựa trên thực trạng và thực tiễn các biện pháp cũ đã có.Khi đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp phải thể hiện các cách làm mới, thiết thực hơn dựa trên cơ sở nền tảng của các biện pháp đã làm, đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn giáo dục của các nhà trường, của địa phương.
3.1.3. Thực tiễn và khả thi
Các biện pháp đề xuất phải từ thực tế của ngành và địa phương trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của công tác giáo dục hướng nghiệp và thực tiễn quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Các biện pháp phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện nằm trong khả năng nguồn lực cho phép, hạn chế tính chủ quan, phiến diện khi đề xuất biện pháp. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với chức năng quản lý của người Hiệu trưởng, thống nhất được yêu cầu và khả năng thực hiện. Như vậy các biện pháp đề xuất sẽ có giá trị trong thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS trên địa bàn huyện.
3.1.4. Chất lượng và hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển nhưng phải hiệu quả. Vì vậy, các biện pháp đưa ra phải phát huy những ưu điểm đã đạt được và vận dụng sáng tạo những thành quả của hệ thống quản lý dạy học hiện đại để phát triển các năng lực sẵn có của đội ngũ, tạo nên sự đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý TBDH của Hiệu trưởng các nhà trường.
Khi 3 nhóm biện pháp đề xuất trong luận văn được kết hợp một cách đồng bộ, nó không những vừa đảm bảo được tính pháp lý trong quản lý mà còn đảm bảo sự đồng thuận trong đội ngũ CBQL, GV, NV và phụ huynh học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động hướng nghiệp của các nhà trường.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và các lực lượng tham gia về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho mọi CBQL, GV, HS và các lực lượng liên quan hiểu rõ tầm quan trọng của GDHN đối với quá trình phát triển nghề nghiệp HS và trách nhiệm của mình trong thực hiện các GDHN, nhận thức rõ về nội dung, hình thức tổ chức và yêu cầu về năng lực cần có của người giáo viên để tổ chức GDHN cho học sinh. Theo đó sẽ chủ động đổi mới tổ chức hoạt động để nâng cao hiệu quả GDHN.
Tương lai cuộc đời tùy thuộc vào nghề nghiệp của mỗi người. Điều quan trọng không nằm ở nghề gì kiếm được nhiều tiền hay không, có tạo dựng được danh tiếng hay không, mà chính là nghề nghiệp đó có phù hợp với bản thân hay không. Chỉ có sự “lành nghề”, dù là nghề gì, sự xuất sắc trong nghề là yếu tố quyết định đưa tới thành công. Vì thế, chọn nghề có thể nói là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
- Đối với CBQL: CBQL ở các trường THCS phải gương mẫu trong việc thực hiện các mục tiêu và mục đích của GDHN nói riêng, mục tiêu GD THCS nói chung cần phải quán triệt và nhận thức đúng, sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về công tác GDHN trong chiến lược phát triển GD và được khẳng định trong Luật Giáo dục, trong các văn bản, Nghị định, Chỉ thị và các thông tư về giáo dục có liên quan. Đồng thời, từ nhận thức đi đến việc thực thi các hoạt động cụ thể và phải cụ thể hóa trong kế hoạch quản lý của HT, trong kế hoạch năm học.
Mặt khác, phải đẩy mạnh công tác tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức sâu rộng trong tập thể nhà trường, gia đình và xã hội về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác GDHN cho HS THCS với nhiều hình thức phổ biến, với những nội dung thật đa dạng phong phú để thu hút người nghe nhằm định hướng lại những nhận thức sai lệch về việc coi trọng bằng cấp khi ra trường, những định kiến không tốt về một nghề nghiệp nào đó hay nhận thức chọn ngành, chọn nghề theo thu nhập, theo địa vị trong xã hội…
- Đối với đội ngũ Thầy, Cô giáo: Thầy (Cô) là đội ngũ trực tiếp tổ chức thực hiện các HĐGDHN trong nhà trường. Do vậy, trước hết nhà trường phải tác động làm cho mỗi GV nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của công tác GDHN trong nhà trường; mỗi GV phải nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình; nhà trường phải đôn đốc, kịp thời khích lệ, cũng như tạo mọi điều kiện cho những GV nào có tâm huyết, tích cực trong các tổ chức các HĐGDHN. Bản thân mỗi GV phải tự lập kế hoạch cho việc thực hiện các hình thức HĐGDHN trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Đồng thời, nhà trường cũng phổ biến các tài liệu, những chủ trương của Đảng và Nhà nước, những văn bản của Bộ, của Sở về việc hướng dẫn GDHN cho HS.
+ Tổ chức tập huấn: Cử CBGV tham gia chương trình tập huấn bồi dưỡng kiến thức về HN và GDHN bằng cách đưa ra cơ sở đào tạo nghề hoặc huy động nguồn lực nhà trường bố trí tổ chức đan xen luân phiên giữa các trường. Bồi dưỡng thường xuyên cho GV cốt cán tổ chức GDHN để họ cập nhật kiến thức mới, phát triển một số kỹ năng như kỹ năng định hướng, kỹ năng tổ chức và qua đó chính họ được phát triển, từ đó yêu thích công việc của mình.
+ Hình thức tổ chức: Có thể mời báo cáo viên triển khai cho các GV. Sau đó, chính họ lại tiếp tục nhân lên cho các GV khác. Công tác tập huấn được tổ chức dưới hình thức:
Biên soạn tài liệu.
Cung cấp tài liệu.
Mời tham gia các hội thảo, tập huấn của các cấp cao hơn. Giao lưu học hỏi các mô hình tốt.
Tổ chức nhiều hình thức đào tạo tại chỗ có thể ở tại trường hoặc hình thức dã ngoại.
Mạnh dạn giao nhiệm vụ có sự giám sát kiểm tra.
GDHN là hoạt động mang yếu tố “động”, bởi vậy người tổ chức hoạt động phải luôn trau dồi về trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng đánh giá... vấn đề cốt lõi là phải ý thức được trách nhiệm và yêu cầu công việc để đáp ứng với xu thế phát triển của xã hội và thế giới.
Càn đi sâu bồi dưỡng kỹ năng thiết kế hoạt động GDHN cho GV
Kỹ năng thiết kế HĐTN là nội dung quan trọng, quyết định tới sự thành công của hoạt động.
- Đối với PHHS và HS: PHHS là nhân tố gây ảnh hưởng lớn đến việc quyết định chọn nghề của HS và bản thân các em HS là người quyết định cuối cùng về nghề nghiệp tương lai của bản thân. Vì vậy, nhà trường cần tạo mọi điều kiện để CMHS nhận thức được mục đích và ý nghĩa của công tác GDHN trong nhà trường THCS. Thông qua những buổi họp PHHS, các lớp học tập cộng đồng, ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng để tư vấn cho CMHS nhằm đập tan những nhận thức chạy theo bằng cấp, tư tưởng chọn trường và chọn ngành, chọn nghề có thu nhập cao và có địa vị xã hội.
- Đối với chính quyền địa phương: Phải nắm vững chủ trương và vận dụng thực hiện tốt chính sách, chủ trương của nhà nước để có kế hoạch chỉ đạo các ngành của địa phương giúp đỡ các nhà trường giảng dạy kỹ thuật, tổ chức lao động sản xuất để HN cho HS và sử dụng hợp lý HS ra trường. Về phía Hiệu trưởng cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân địa phương đặt rõ trách nhiệm và có kế hoạch cụ thể với các Ban ngành, các đoàn thể, các CSSX phối hợp GDHN với nhà trường và sử dụng HS tham quan hoặc giới thiệu cá nhân đến chia sẻ nghề nghiệp với học sinh nhà trường.
- Cần phải giáo dục tuyên truyền về tính khoa học, tính thực tiễn và những điều cần thiết trong định hướng phân luồng học sinh, giúp các em có cơ sở chọn nghề tương lai của mình một cách phù hợp.
Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, hấp dẫn, bổ ích làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về GDHN, nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nói riêng. Nội dung thông tin tuyên truyền không những giải đáp thắc mắc của phụ huynh, học sinh, phản ánh được nhu cầu và hứng thú học nghề của học sinh hiện nay mà còn thông báo chỉ tiêu số lượng và chất lượng, triển vọng của các nghề và công tác dạy học nghề trong những năm tới.
Các hình thức tuyên truyền cần đa dạng hóa như: Phối hợp với các trường phổ thông, các doanh nghiệp, các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh để tổ chức hội nghị về hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội và sự dịch chuyển của cơ cấu kinh tế và lao động địa phương. Phối hợp với các báo, tạp chí, xây dựng phim phóng sự, phim chuyên đề nhằm phản ánh hoạt động GDHN ở các Trung tâm KTTH - HN tiên tiến, gương về ”người tốt việc tốt” trong học nghề. Đó còn là kinh nghiệm của các nghệ nhân với nghề truyền thống đã và đang làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và đất nước.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng GD về tầm quan trọng của GDHN cần một số điều kiện sau:
- Hiệu trưởng trường THCS cần nhận thức đúng đắn và thấy được tầm quan trọng của GDHN. Từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng về nhận thức cũng như nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn - Đội - GVCN, GVBM hiểu và biết cách thực hiện tốt khi tổ chức GDHN.
- Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng các Nội dung thi đua cho GDHN một cách cụ thể từ GVCN, GVBM đến các em HS toàn trường.