Khái Quát Về Quá Trình Tổ Chức Khảo Sát Thực Trạng


Hưởng ứng cuộc vận động “hai không” với 04 nội dung của Bộ GD&ĐT phát động, các năm qua ngành GD&ĐT huyện Đắk Glong đã chú trọng đến chất lượng giáo dục toàn diện, dạy đúng, dạy đủ các môn học theo qui định của ngành, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động dưới sân cờ, trải nghiệm sáng tạo nhằm bổ trợ cho các hoạt động dạy và học trên lớp, sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giảng dạy và học tập, phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, biển đảo, lồng ghép tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giáo dục an ninh quốc phòng, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước... Xây dựng và định hướng cho học sinh có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc, cùng phương pháp và hình thức dạy học hiệu quả, tích cực.

Với việc thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật đối với giáo dục trong suốt thời gian qua, ngành giáo dục huyện nhà đã đạt được những kết quả đáng

khích lệ. Chất lượng đại trà của học sinh THCS được cải thiện qua từng năm học. Về mặt kiến thức đó là tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt, hoàn thành được nâng cao, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành có xu hướng giảm. Về mặt năng lực và phẩm chất của học sinh có tỷ lệ học sinh tốt và đạt về năng lực, phẩm ch t không ngừng được nâng lên qua hành năm, tỷ lệ học sinh có năng lực, phẩm chất cần cố gắng có xu hướng ngày càng giảm xuống. Công tác bồi dưỡng học sinh xuất sắc toàn diện và học sinh có năng khiếu được tạo điều kiện và đã đạt được những thành tích đáng khích lệ [50].

2.1.2. Khái quát về quá trình tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục đích

Thu thập số liệu, thông tin chính xác, cụ thể về thực tế quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.1.2.2. Nội dung

- Thực trạng hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông


- Thực trạng quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.1.2.3. Đối tượng, địa bàn

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi 60 CBQL và giáo viên ở 8 trường (THCS Nguyễn Du, THCS Quảng Hòa, THCS Hoàng Văn Thụ, THCS Đắk R’Măng, THCS Chu Văn An. THCS Phân Chu Trinh, THCS Đắk Nang, THCS Đắk Plao) trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, với các thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác GDGTS. Cụ thể như sau:

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

- Khảo sát qua phiếu hỏi, bảng biểu thống kê

- Dự giờ, quan sát.

- Phân tích số liệu, tổng hợp báo cáo

* Tiêu chí và thang đánh giá thực trạng

Dựa trên cách quy điểm của thống kê toán trong nghiên cứu khoa học để đánh giá kết quả nghiên cứu. Lượng hóa bằng điểm theo nguyên tắc cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Quy ước tiêu chí và điểm đánh giá


TT

Tiêu chí

Điểm

1

Không quan trọng/ yếu/ Không sử dụng/ Không ảnh hưởng

1 điểm

2

Ít quan trọng/Trung bình/ Thỉnh thoảng/ Ít ảnh hưởng

2 điểm

3

Quan trọng/ Khá/ Thường xuyên/ Ảnh hưởng

3 điểm

4

Rất quan trọng/Tốt/Rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng

4 điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 7

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo khát

2.2. Kết quả khảo sát về hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Để có cơ sở đánh giá quá trình nhận thức của giáo viên về hoạt động GDGTS cho học sinh, tác giả đã khảo sát 12 cán bộ quản lý và 48 giáo viên. Kết quả khảo sát về vấn đề này được thể hiện như số liệu bảng 2.3.


Bảng 2.3. Bảng thống kê kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của các hình thức GDGTS trong trường THCS


TT


Nội dung

Mức đánh giá


ĐTB

Rất cần thiết


Cần thiết

Ít cần thiết

Không cần

thiết

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Thực hiện GDGTS thông qua việc lồng ghép giáo dục kiến thức khoa học ở các bộ

môn.


43


71,67


13


21,67


4


6,67


0


0


3,65


2

giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt

động ngoài giờ lên lớp.


54


90,00


3


5,00


3


5,00


0


0


3,85


3

GDGTS thông qua việc

xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh.


58


96,67


2


3,33


0


0


0


0


3,96


4

giáo dục giá trị sống từ chính những trải nghiệm trong thực tế

cuộc sống.


26


43,33


24


40,00


10


16,67


0


0


3,27

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo khát

Qua bảng thống kê trên chúng ta thấy, các cán bộ quản lý và các giáo viên ở các trường THCS được khảo sát đã đánh giá ở mức độ tuyệt đối với công tác GDGTS thông qua việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh. Họ đều cho rằng, việc GDGTS hiệu quả nhất phải xuất phát chính từ môi trường giáo dục với mối quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa thầy với trò và giữa học trò với nhau bởi đó là giáo dục thiết thực thể hiện bằng những hành động cụ thể chứ không phải chỉ từ lí thuyết suông. Mức độ rất cần thiết thể hiện thấp nhất ở mục 4 - GDGTS từ chính những trải nghiệm trong thực tế cuộc sống. Những người được khảo sát cho rằng, GDGTS từ những trải nghiệm trong thực tế cuộc sống là một hoạt động còn quá trừu tượng và chưa thực sự có hiệu quả trong nhà trường vì hoạt động này diễn ra ở một môi trường rộng, khả năng theo sát và định hướng giáo dục của giáo viên không thể phủ khắp. Lúc này cần có sự phối hợp của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.


2.2.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

GDGTS cho học sinh THCS là quá trình giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội được những giá trị phổ quát của xã hội, biến thành những giá trị đặc trưng của bản thân mỗi học sinh, giúp cho các em có suy nghĩ, thái độ và hành động tích cực, hiệu quả, phù hợp với bản thân và đáp ứng mong đợi của cộng đồng, xã hội. Đối với học sinh THCS, nội dung GDGTS cần hệ thống hoá những giá trị sống phổ quát, nhưng mở rộng và nâng nội dung lên một tầm cao đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đương đại. Hướng các em vươn tới nhân cách lý tưởng mang những giá trị phổ quát của một thanh niên thời đại, không chỉ của dân tộc mà còn của nhân loại trong một thế giới mở. Để có cơ sở tìm hiểu về việc thực hiện mục tiêu GDGTS, tác giả đã tiến hành khảo sát 60 cán bộ, giáo viên trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.4:

Bảng 2.4. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về việc thực hiện mục tiêu GDGTS

T T


Mục tiêu GDGTS

Mức độ thực hiện

ĐT B

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Truyền thụ kiến thức

về các giá trị sống

45

75,00

12

20,00

3

5,00

0

0

3,70

2

Rèn luyện kỹ năng,

hành vi tương ứng

23

38,33

21

35,00

16

26,67

0

0

3,12


3

Gây dựng niềm tin,

trau dồi nhân cách sống


36


60,00


15


25,00


9


15,00


0


0


3,45

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo khát

Qua kết quả khảo sát có thể thấy: các mục tiêu GDGTS đã được nhà trường quan tâm và được đánh giá ở mức độ khá tốt. Trong đó, hai mục tiêu được đánh giá đạt mức độ tốt là thụ kiến thức về các giá trị sống và gây dựng niềm tin, trau dồi nhân cách sống. Tuy nhiên việc rèn luyện kỹ năng, hành vi tương ứng là chưa thực sự tốt. Đây cũng là một thực trạng cần lưu ý, khắc phục trong công tác quản lý giáo dục.


2.2.3. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Để đánh giá thực trạng thực hiện nội dung GDGTS cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát 12 CBQL và 48 giáo viên về việc thực hiện các nội dung GDGTS trong trường THCS. Kết quả thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về việc thực hiện nội dung GDGTS


TT


Nội dung

Mức đánh giá


ĐTB

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Hòa bình

51

85,00

9

15,00

0

0

0

0

3,85

2

Tôn trọng

43

71,67

12

20,00

5

8,33

0

0

3,63

3

Yêu

thương

41

68,33

15

25,00

4

6,67

0

0

3,62

4

Khoan

dung

37

61,67

18

30,00

5

8,33

0

0

3,53

5

Trung thực

35

58,33

15

25,00

10

16,67

0

0

3,42

6

Khiêm tốn

41

68,33

14

23,33

5

8,33

0

0

3,60

7

Hợp tác

38

63,33

9

15,00

13

21,67

0

0

3,42

8

Hạnh phúc

45

75,00

12

20,00

3

5,00

0

0

3,70

9

Trách

nhiệm

33

55,00

19

31,67

8

13,33

0

0

3,10

10

Giản dị

47

78,33

9

15,00

4

6,67

0

0

3,72

11

Tự do

48

80,00

12

20,00

0

0

0

0

3,80

12

Đoàn kết

39

65,00

15

25,00

6

10,00

0

0

3,55

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo khát

Kết quả khảo sát cho thấy, về cơ bản các nội dung GDGTS đã được thực hiện khá tốt. Giá trị Hòa bình và Tự do là hai giá trị được đánh giá thực hiện ở mức độ tốt cao nhất. Tuy nhiên giá trị Hợp tác, Trung thực và Trách nhiệm tỉ lệ đánh giá ở mức độ trung bình còn khá cao (trên 10%) trong khi chúng ta thấy đây cũng là những giá trị rất quan trọng cần giáo dục cho học sinh để giúp các em hình thành những kỹ năng sống cần thiết của người công dân trong thời đại mới. Kết quả khảo sát đã thể hiện trung thực thực trạng đang diễn ra trong các trường THCS, với các em học sinh ở lứa tuổi này, tính cá nhân đang được đề cao vì vậy sự hợp tác và ý thức trách nhiệm với


tập thể cũng là điều mà các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý cần lưu tâm và có biện pháp giáo dục phù hợp.

2.2.4. Thực trạng thực hiện các hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Có 3 biện pháp cơ bản để thực hiện công tác GDGTS cho học sinh đó là:

- Giáo dục giá trị thông qua những bài học cơ bản về giá trị. Khi dạy các bài học cơ bản về giá trị, cần tuân thủ cơ chế hình thành giá trị với các bước cơ bản ở các cấp độ sau: Cấp độ nhận thức; Cấp độ tình cảm; Cấp độ hành động.

- Giáo dục giá trị thông qua việc tích hợp, liên hệ, vận dụng giá trị trong các lĩnh vực học tập, giáo dục. Qua văn học, nghệ thuật và các môn khoa học; Qua tất cả các hoạt động giáo dục; Trong môi trường nhà trường.

- Giáo dục giá trị thông qua những trải nghiệm từ chính cuộc sống.

Khảo sát thực trạng việc thực hiện các con đường giáo dục này trên 60 giáo viên có kết quả như sau:

Bảng 2.6. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về việc thực hiện các hình thức GDGTS của giáo viên


TT


Các hình thức giáo dục giá trị

Mức độ thực hiện


ĐTB

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Ít khi

Không

sử dụng

SL

%

SL

%

SL

%




1

Giáo dục giá trị thông qua những bài học cơ

bản về giá trị

Cấp độ

nhận thức

60

100

0

0

0

0

0

0

4,00

Cấp độ

tình cảm

46

76,67

14

23,33

0

0

0

0

3,77

Cấp độ hành

động


38


63,33


22


36,67


0


0


0


0


3,63


2

giáo dục GT thông qua việc tích hợp, liên hệ, vận dụng

GT trong các lĩnh

Qua văn học,

nghệ thuật và

các môn KH.


49


81,67


11


18,33


0


0


0


0


3,82

Qua tất cả

các hoạt

60

100

0

0

0

0

0

0

4,00




TT


Các hình thức giáo dục giá trị

Mức độ thực hiện


ĐTB

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Ít khi

Không

sử dụng

SL

%

SL

%

SL

%



vực học

tập, giáo dục.

động giáo

dục










Trong môi trường nhà

trường


60


100


0


0


0


0


0


0


4,00


Giáo dục giá trị thông qua những trải

nghiệm từ chính cuộc sống.


43


71,67


17


28,33


0


0


0


0


3,72

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo khát

Như vậy, chúng ta thấy giáo viên có ý thức và có những hiểu biết căn bản về 3 biện pháp thực hiện công tác GDGTS cho học sinh, công tác GDGTS được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, khi giáo dục giá trị thông qua những bài học cơ bản về giá trị để đạt được ở cấp độ hành động thì tỉ lệ % chưa cao. Đây chính là khâu quan trọng để đưa các giá trị sống hình thành nên các kỹ năng sống cần thiết. Bên cạnh đó, con đường thứ 3 trong việc thực hiện công tác GDGTS là giáo dục giá trị thông qua những trải nghiệm từ chính cuộc sống cũng chưa đạt tới tỉ lệ cao ở cấp độ thường xuyên do đây là một hoạt động đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng tạo ra môi trường để học sinh có cơ hội lựa chọn và trải nghiệm giá trị. Hơn nữa, con đường giáo dục giá trị này có đạt được hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc lớn vào nhận thức, cảm nhận và khả năng vận dụng giá trị vào thực tế sống của chính người học. Kết quả khảo sát trên về cơ bản đã phản ánh đúng thực trạng của việc thực hiện các biện pháp GDGTS hiện nay của các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

2.2.5. Thực trạng sử dụng các phương tiện, thiết bị, các điều kiện cơ sở vật chất trong giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông


Hệ thống các phương tiện, thiết bị, các điều kiện cơ sở vật chất trong hoạt động giáo dục nói chung và trong hoạt động GDGTS nói riêng hiện nay phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu khách quan cũng như sự mong muốn chủ quan của nhà trường, giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trên cơ sở nền tảng các phương tiện, thiết bị, các điều kiện cơ sở vật chất đã có, cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đã khai thác và sử dụng tương đối tốt. Để tìm hiểu và đánh giá đúng việc sử dụng các phương tiện và các điều kiện hỗ trợ hoạt động GDGTS, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 60 giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Kết quả thể hiện trong bảng 2.7:

Bảng 2.7. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về việc việc sử dụng các phương tiện thiết bị, các điều kiện cơ sở vật chất trong hoạt động GDGTS


TT


Nội dung

Mức đánh giá


ĐTB

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Khai thác cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong nhà trường hỗ trợ hoạt động

GDGTS.


41


68,33


11


18,33


8


13,33


0


0


3,55


2

Khai thác nguồn cơ sở vật chất ngoài nhà trường như: các khu di tích lịch sử, viện bảo tàng, các công trình văn hóa công cộng ...

hỗ trợ hoạt động GDGTS.


34


56,67


16


26,67


10


16,67


0


0


3,40


3

Xây dựng, sử dụng cảnh quan môi trường sư phạm

lành mạnh, thân thiện hỗ trợ hoạt động GDGTS.


45


75,00


9


15,00


6


10,00


0


0


3,65


4

Ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học

hỗ trợ hoạt động GDGTS.


42


70,00


14


23,33


4


6,67


0


0


3,63

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo khát

Tìm hiểu kết quả tự đánh giá của giáo viên về việc sử dụng các phương tiện, các điều kiện hỗ trợ hoạt động GDGTS chúng ta thấy về cơ bản các trường đã biết

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 07/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí