Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở


Kiểm tra, đánh giá để có kết quả và thông tin điều chỉnh dạy hoạt động trải nghiệm là cần thiết. Nhưng để kiểm tra, đánh giá phản ánh đúng thực trạng và khách quan quản lý cần chú trong quan tâm đến hoạt động này. Nhà trường cần xây dựng tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá, quy định thời gian đánh giá hoạt động trải nghiệm. Xác định được phương pháp và cách kiểm tra. Sau kiểm ta cần tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.

Để đánh giá việc thực hiện chương trình GDGTS thông qua hoạt động trải nghiệm, nhà quản lý cần phải bám sát mục tiêu giáo dục cho từng lớp học trong cấp THCS. Sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học. Các hình thức và phương pháp đánh giá phải toàn diện và hướng vào phát triển năng lực người học. Việc đánh giá thực hiện chương trình GDGTS cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm nên theo cách phân loại chủ thể đánh giá, đó là tự đánh giá và đánh giá từ bên ngoài, trong đánh giá cần phát huy tự đánh giá của học sinhTH ở các hoạt động trải nghiệm.

Tự đánh giá: Là hoạt động đánh giá của chủ thể đánh giá đối với chính bản thân mình, tổ chức của mình trên cơ sở đối chiếu với hệ chuẩn được xác định từ trước. Mỗi giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu thực hiện tự đánh giá đối với việc thực hiện chương trình hoạt động GDGTS cho học sinh. Hoạt động tự đánh giá giúp chủ thể nhận thức rõ về bản thân, về tổ chức của mình, giúp tự khắc phục những điểm yếu, điều chỉnh các hoạt động theo chuẩn. Tự đánh giá cũng giúp chủ thể có tinh thần trách nhiệm hơn đối với công việc của bản thân và nhờ vậy hoạt động của tổ chức có chất lượng và hiệu quả hơn.

Đánh giá từ bên ngoài: được tiến hành bởi các cơ quan quản lý cấp trên hoặc từ một tổ chức đánh giá độc lập trên cơ sở một bộ chuẩn đã được xác định từ trước. Với việc đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động GDGTS có thể sử dụng đánh giá của phụ huynh học sinh, các lực lượng cán bộ chính quyền địa phương, Ban Giám hiệu, đánh giá Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và


ngược lại. Kết quả đánh giá được sử dụng để điều chỉnh hoạt động của nhà trường về việc thực hiện chương trình hoạt động GDGTS.

Đối tượng đánh giá: Tiến hành kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động GDGTS cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm.

Nội dung đánh giá: Thực hiện đánh giá các nội dung từ việc lập kế hoạch thực hiện chương trình GDGTS đến nội dung các hoạt động, sự chuẩn bị cơ sở vật chất, cách thức tiến hành hoạt động, đánh giá kết quả hoạt động GDGTS cho học sinh…

Phương pháp đánh giá: Sử dụng cả 2 phương pháp đánh giá theo định lượng và đánh giá theo định tính. Đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động GDGTS cho học sinh thông qua phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn… kết quả đánh giá được lượng hóa qua các bảng thống kê, tỷ lệ phần trăm, biểu đồ…

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở

1.4.1. Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên

Giáo dục nhà trường phải thực sự là hạt nhân, đảm bảo thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục để nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao. Năng lực của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác giáo dục. Để công tác quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh THCS có hiệu quả thì chất lượng thực hiện các chức năng quản lý có vai trò quan trọng. Nếu hiệu trưởng làm tốt các chức năng quản lý trong GDGTS (lập kế hoạch cụ thể, tổ chức phân công hợp lý, chỉ đạo sát sao việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá đúng…) thì công tác quản lý sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu hiệu trưởng làm không tốt các chức năng quản lý thì công tác quản lý khó có thể đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ giáo viên cũng là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Thực tế, trong các nhà trường sư phạm mới quan tâm chú trọng nhiều đến đào tạo giáo viên về chuyên môn. Do vậy, khi ra trường công tác thường giáo viên ít có kinh nghiệm và kiến thức trong công tác GDGTS. Những kiến


thức và kinh nghiệm GDGTS thường chỉ được hình thành qua thực tiễn công tác của bản thân mỗi giáo viên.

1.4.2. Nhận thức của giáo viên, học sinh và xã hội

Hiện nay, có một số tổ chức xã hội, cán bộ quản lý ở một số ban ngành, một bộ phận không nhỏ người lớn tuổi, trong đó có cả thầy giáo, cô giáo đứng ngoài cuộc trách cứ thế hệ trẻ hư hỏng, phê phán nhà trường để đạo đức lối sống của trẻ em xuống cấp. Họ chưa biết tự hỏi: “Mình đã và sẽ làm gì để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ?”. Vì lẽ đó, tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm cho mọi người trong việc giáo dục thế hệ trẻ và giáo dục hoàn thiện nhân cách cho mọi người là một giải pháp quan trọng tạo ra hoạt động thống nhất.

1.4.3. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Nhà trường cần phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân nhằm: Tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội; huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường phải làm sao xứng đáng là trung tâm giáo dục của địa phương phải làm sao để địa phương đồng tình ủng hộ, kết hợp với nhà trường nhằm mục đích chung là: giáo dục con em nên người.

1.4.4. Tác động của xã hội đối với GDGTS cho học sinh trung học cơ sở

Truyền thống yêu nước, lòng nhân ái, ý thức cộng đồng đã phản ánh một cách chân thực những đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng và giữ nước. Do điều kiện xã hội đã thay đổi, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng đã có những sắc thái mới, bản thân những giá trị này đã được bổ sung thêm những nội dung mới. Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII, Đảng ta nhận định “các giá trị văn hoá ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò tích cực và khả năng tác động mạnh vào các lĩnh vực của đời sống. Những nét mới trong chuẩn mực văn hoá và trong nhân cách con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước được hình thành” thì “những thành tựu tiến bộ đạt được trong


lĩnh vực văn hoá còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng đạo đức lối sống”.

1.4.5. Ảnh hưởng của gia đình và môi trường sống

Gia đình là nơi nuôi dưỡng và dạy dỗ đầu tiên của mỗi con người. Gia đình cũng là điểm tựa tạo nên sức mạnh tinh thần, tình cảm và cả vật chất cho mỗi người con trong gia đình đó. Bên cạnh gia đình thì môi trường sống xung quanh như mối quan hệ với bạn bè và hàng xóm, làng giềng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới học sinh, cần có sự đồng nhất giữa hệ thống giá trị của gia đình và xã hội thì nhân cách học sinh phát triển thuận lợi. Cần xác định những giá trị sống phổ quát phù hợp với mong đợi của nhà trường và xã hội thì đó sẽ là thuận lợi lớn cho phát triển giá trị sống của học sinh THCS.

Tiểu kết chương 1

Trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay, đòi hỏi phải coi trọng nhân tố con người, coi trọng cả đức - trí - thể - mỹ - nghề nghiệp. Trong sự phát triển tâm lực

- trí lực - thể lực thì tâm lực đóng vai trò nền tảng, bệ phóng cho sự phát triển của trí lực và thể lực và đảm bảo cho một sự phát triển bền vững. Trên đây là các cơ sở lý luận được xây dựng từ góc độ lý luận quản lý giáo dục và góc độ lý luận GDGTS cho học sinh THCS. Các khái niệm và các khái quát hóa lý luận đã cố gắng hình thành một khung lý thuyết đảm bảo cho việc khảo sát và phân tích thực trạng quản lý công tác GDGTS ở các trường THCS trong một huyện đảm bảo một cơ sở lý luận khoa học cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

2.1. Khái quát về địa bàn và quá trình tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát vài nét về huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Đắk Glong đươc thành lâp theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP, ngày 27/6/2005 của Chính phủ “Về việc thành lập thị xã Gia nghĩa; thành lập các phường, xã thuộc thị xã Gia Nghĩa và đổi tên huyện Đắk Nông thành huyện Đắk Glong, tỉnh ĐắkNông”. Huyện Đắk Glong có tổng diện tích tự nhiên là: 144.776,02ha. Sau khi chia tách, thành lập mới huyện Đắk Glong có 07 đơn vị hành chính bao gồm các xã: Quảng Khê, ĐắkSom, ĐắkPlao, Đắk R’Măng, Quảng Sơn, Quảng Hòa, Đắk Ha (07/07 xã đều là xã đặc biệt khó khăn) với 61 thôn, bon (trong đó có 30 bon đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ với 30 thành phần dân tộc sinh sống (có 3 dân tộc thiểu số chiếm phần lớn dân số trong toàn huyện là dân tộc H’Mông với: 3.132 hộ, 18.832 khẩu chiếm: 25,85% dân số toàn huyện, dân tộc Mạ với: 1.619 hộ, 7.167 khẩu chiếm: 9,84% dân số toàn huyện, dân tộc M’Nông với: 1.313 hộ, 6.038 khẩu chiếm: 8,29% dân số toàn huyện, trong đó dân tộc H’Mông có số lượng lớn nhất huyện sống xen kẻ ở tất cả 07 xã trong huyện là dân tộc thiểu số mới di cư từ miền núi phía Bắc chuyển vào đang dần ổn định cuộc sống nơi quê mới huyện Đắk Glong [49].

Huyện Đắk Glong nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Nông, cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa khoảng 28 km theo Quốc lộ 28. Trung tâm huyện được quy hoạch ở cạnh đường Quốc Lộ 28 trên địa bàn xã Quảng Khê, có ranh giới như sau:

- Phía Đông giáp huyện Lắk của tỉnh Đắk Lăk và huyện Đam Rông, huyện Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng.

- Phía Tây giáp huyện ĐắkR’Lấp, huyện ĐắkSong và thị xã Gia Nghĩa

- Phía Nam giáp huyện Di Linh, huyện Bảo Lâm của tỉnh Lâm Đồng

- Phía Bắc giáp huyện Krông Nô


Dân số toàn huyện khoảng 72.825 khẩu (số liệu tính đến tháng 11/2019), số liệu thông qua việc rà soát, điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 của huyện Đắk Glong, đồng bào dân tộc thiểu số là 43.703 người chiếm khoảng 60,01% so với dân số toàn huyện. Về hộ nghèo, toàn huyện có 7.876 hộ với 37.944 khẩu chiếm 49,56%; hộ cận nghèo là: 1.719 hộ với 7.415 khẩu chiếm 10,82% [49].

Tuy vậy, là huyện mới được chia tách,thành lập chưa được bao lâu nên còn khá nhiều xã khó khăn, huyện ít được kế thừa các cơ sở hạ tầng của huyện Đắk Nông cũ, địa bàn của huyện khá rộng, địa hình cách trở, trải dài, dân cư không tập trung, giao thông đi lại hết sức khó khăn nhất là vào mùa mưa, chủ yếu là dân di cư tự do các đồng bào dân tộc thiểu số từ miền núi Phía Bắc chuyển vào, ổn định dân di cư cũng là một bài toán hết sức nan giải của huyện... một số thôn của các xã vùng sâu, vùng xa của huyện chưa có điện phục vụ sinh hoạt, đời sống của người dân vì vậy sẽ còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo do vậy các trường đóng chân trên địa bàn này công tác dạy và học còn gặp nhiều khó khăn.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Về tăng trưởng và cơ cấu kinh tế: Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010): Nông - lâm - thủy sản ước đạt: 1.350 tỷ đồng/ kế hoạch 1.332,97 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng ước đạt 330 tỷ đồng/ kế hoạch 317,63 tỷ đồng, thương mại dịch vụ ước đạt 410 tỷ đồng/kế hoạch 401,6 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 19,2 triệu đồng (số liệu báo cáo năm 2020) [49]

Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật: 100% đường từ huyện đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 79,6% đường từ trung tâm xã đến thôn, buôn được nhựa hóa, cứng hóa đạt; 7,6% đường liên thôn, liên buôn được cứng hóa. 91,8% thôn, buôn có lưới điện quốc gia. 70,2 % số dân trong toàn huyện được sử dụng nước đảm bảo vệ sinh. Đảm bảo tưới tiêu trên 66% diện tích cây trồng các loại có nhu cầu sử dụng nước.

Về nông - lâm nghiệp: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 69,2% diện tích đủ điều kiện. Ổn định diện tích đất canh tác đạt 27.352,5 ha, trong đó: Diện tích


cây trồng hàng năm là 7.273,5 ha, diện tích đất trồng cây lâu năm là 20,079 ha. Tổng đàn gia súc, gia cầm là 170.776 con. Tỷ lệ che phủ rừng là 49,8% diện tích toàn huyện [49].

Về tăng thu ngân sách: Tổng thu ngân sách của huyện và thụ hưởng từ ngân sách cấp trên trên địa bàn huyện trong năm 2018 ước đạt: 233,679 tỷ đồng (trong đó phần thu ngân sách của huyện ước đạt: 42,071 tỷ đồng). Tổng chi ngân sách trên địa bàn huyện trong năm 2018 thực hiện được 360,314 tỷ đồng trong đó: chi đầu tư phát triển là: 69,723 tỷ đồng, chi thường xuyên là: 242,798 tỷ đồng. Ngân sách của huyện nhìn chung phần lớn là được thụ hưởng từ ngân sách cấp trên. Là một huyện nghèo thuộc diện 30a nên đầu tư lớn, trong đó phần thu ngân sách của huyện còn quá ít so với nhu cầu [49].

Về phát triển độ thị nông thôn mới: Các công trình đã hoàn thành tại Khu trung tâm huyện gồm: Trụ sở Công an huyện; Trụ sở Cơ quan Quân sự huyện; phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Trụ sở HĐND-UBND huyện,Trụ sở làm việc Huyện ủy và Nhà làm việc các đoàn thể; Trụ sở Bảo hiểm xã hội huyện; Trụ sở Chi cục Thuế huyện; Tòa án huyện, Trung tâm văn hóa huyện... Các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng: Hoàn thành đề án và đang dần xây dựng để công nhận xã Quảng Khê là đô thị loại V; phấn đấu đến năm 2025 có 2/7 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Hiện nay toàn huyện chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới. Nhìn chung, nguồn ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho chương trình nông thôn mới của huyện còn hạn chế. Số liệu tính đến cuối năm 2018 tổng số tiêu chí nông thôn mới đối với 7 xã trên toàn huyện mới đạt là: 53 tiêu chí.

Về Y tế: 7/7 xã đã có Trạm y tế đạt 100%; 7/7 Trạm y tế có bác sỹ, đạt 100%; 71,14% (5/7 xã) xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế; tỷ lệ suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi) trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 22%; 7/7 xã có thôn, buôn đạt thôn buôn văn hóa.

Về văn hóa - giáo dục: Số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt 69%; số thôn, buôn đạt danh hiệu thôn, buôn văn hóa đạt 60,65%. Tỉ lệ cơ quan văn hóa đạt: 89%. 96,6% trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo, củng cố và duy trì kết quả đã đạt phổ cập tiểu học và THCS.


Về quốc phòng - an ninh: Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, thực hiện tuyển quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu; hoàn thành tổ chức cuộc diễn tập phòng thủ đối với 07/07 xã. Thường xuyên duy trì nghiêm chế độ trực và làm tốt công tác dự bị động viên.

Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện nhà còn nhiều khó khăn, nguồn thu còn quá ít trong khi các nhu cầu đầu tư cho giáo dục còn quá lớn, trong khi đó

nguồn thu của huyện chủ yếu thụ hưởng từ ngân sách cấp trên, tình hình dân di cư tự do luôn gây ra áp lực lớn cho huyện nói chung và ngành giáo dục nói riêng do vậy ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục và phát triển hệ thống giáo dục của địa phương.

2.1.1.3. Tình hình giáo dục huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Huyện Đắk Glong đã tập trung củng cố, phát triển một cách cơ bản hệ thống giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Tính đến năm 2020 toàn huyện có 08 trường THCS (có 01 trường phổ thông dân tộc bán trú - THCS), 01 trường Tiểu học và THCS; 01 trường THCS và trung học phổ thông dân tộc nội trú. Các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong bao gồm: THCS Nguyễn Du, THCS Quảng Hòa, THCS Hoàng Văn Thụ, THCS Đắk R’Măng, THCS Chu Văn An. THCS Phân Chu Trinh, THCS Đắk Nang, THCS Đắk Plao [50].

Nhìn chung sau 14 năm thành lập và đi vào hoạt động huyện Đắk Glong đã có một hệ thống giáo dục về cơ bản tương đối hoàn chỉnh, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong huyện và đồng bào các dân tộc trong đó có các dân tộc thiểu số và nhất là học sinh có đầy đủ điều kiện được tiếp xúc với môi trường học tập tốt nhất có thể. Việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đến địa phương được thực hiện kịp thời. Quy mô trường lớp của huyện được thể hiện cụ thể:

Bảng 2.1. Quy mô giáo dục THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông


TT

Năm học

Trường

Học sinh

Nữ

Dân tộc thiểu số

Nữ dân tộc thiểu số

1

2018 - 2019

8

4.322

2.335

2.514

1.262

2

2019 - 2020

8

4.216

2.182

2.892

1.311

3

2020 - 2021

8

4.596

2.261

2.603

1.398

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 6

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2023