Các Nghiên Cứu Về Quản Lý Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh Trung Học Cơ


giác lĩnh hội tri thức, phát triển kĩ năng, năng lực cần thiết và có những lựa chọn, hành động, lí tưởng, ước mơ sống đẹp, sống có ý nghĩa dựa trên nền tảng giá trị sống đẹp.

Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ không đạt kết quả nếu chúng ta không quan tâm đến GDGTS. Như chúng ta đã biết, giá trị sống của mỗi cá nhân không thể tự nhiên mà có mà nó được hình thành nhờ vào quá trình tự nhận thức và sự trải nghiệm của mỗi người. Tuy nhiên giai đoạn quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất là tuổi vị thành niên (9-10 tuổi đến 17-18 tuổi). Nhà trường giúp người học hình thành và phát triển hệ giá trị của từng người: Tâm lực, trí lực, thể lực - giá trị học thức, giá trị sống, giá trị tay nghề và lương tâm nghề, giá trị đóng góp... giá trị tự khẳng định mình...

1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ

sở

Hiện nay có nhiều tác giả đã có những nghiên cứu mang tính hệ thống, những

quan điểm, những cách nhìn và những kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý GDGTS cho học sinh… Mỗi tác giả đi sâu nghiên cứu về một phương diện nào đó, song đều đề cập đến vấn đề quản lý giáo dục, quản lý trường học.

Tác giả Trần Kiểm (2012), trong cuốn sách “Khoa học quản lý giáo dục” [27] đã trình bày một cách hệ thống và sâu sắc về công tác quản lý và quản lý giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, quản lý và lãnh đạo nhà trường. Về tổng quan và chi tiết về các vấn đề của quản lý giáo dục, tác giả đã cung cấp những tri thức, hình thành những kĩ năng, thái độ, giá trị về quản lý giáo dục và chỉ ra quy trình tiến hành cụ thể trong công tác quản lý giáo dục, từ hoạch định chiến lược đến kế hoạch công tác, quản lý từng lĩnh vực như tổ chức, nhân sự, tài chính và các nguồn lực khác trong nhà trường.

Tác giả Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Thành Vinh (2011), trong cuốn “Quản lý nhà trường” [3] đã phân tích các quan điểm về quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng với những đặc trưng hoạt động quản lý và các chức năng quản lý. Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống nói chung, quản lý hoạt động giáo


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

dục kĩ năng sống cho học sinh nói riêng chủ yếu phục vụ cho việc hoạch định chính sách về giáo dục kĩ năng sống. Vì thế, những kết quả nghiên cứu này được thể hiện qua nội dung của những chính sách cụ thể có liên quan đến giáo dục kĩ năng sống cho các đối tượng, trong đó có đối tượng là học sinh THCS.

Tác giả Lục Thị Nga và Nguyễn Thanh Bình (2012), trong cuốn sách “Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề GDGTS, kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý” [38] đã phân tích tầm quan trọng của kĩ năng sống trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh và cho rằng: Nhân cách được hình thành qua hai con đường cơ bản trong nhà trường: con đường dạy học và con đường giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bên cạnh việc làm rõ những vấn đề cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, phương pháp dạy học tích hợp kĩ năng sống vào môn Khoa học tác giả đưa ra phương pháp dạy học tích hợp kĩ năng sống vào hoạt động ngoài giờ lên lớp và phân tích ý nghĩa thực tiễn của HĐgiáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh và chỉ ra những yếu tố cần thiết, hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 3

Tác giả Lê Anh Tuấn (2011), trong luận văn thạc sĩ “Quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Huyện Thạch Thất, Hà Nội hiện nay” [47] đã nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh ở trường phổ thông của hiệu trưởng trường Trung học phổ thông (THPT). Khảo sát, đánh giá thực trạng về giáo dục giá trị sống và quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trong các trường trung học phổ thông ở huyện Thạch Thất, Hà Nội. Xác định các biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THPT hiện nay.

Tác giả Phạm Thị Nga (2016), trong luận án tiến sĩ “Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh các trường Trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục” [39] với cách tiếp cận chức năng đã đề xuất 6 biện pháp bao quát hết các chức năng quản lý, kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, xuyên suốt mọi hoạt động trong trường (giờ học, ngoài giờ lên lớp, vui chơi , giải trí, sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục…), đồng thời huy động các lực lượng khác cùng


tham gia như các đồng chủ thể. Tuy nhiên, Phạm Thị Nga chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống;

Tác giả Dương Thị Hường (2016), trong luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên” [21]. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về giáo dục và quản lý giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống; thực tiễn giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống ở nhà trường. Các biện pháp này có tính cần thiết và tính khả thi cao. Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp này sẽ nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên.

Bên cạnh đó còn các nghiên cứu như: Nguyễn Thị Hạnh (2018), Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học phổ thông Thanh Oai A thành phố Hà Nội [16]; Nguyễn Thị Phi Nga (2013), Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội [37]. Chử Hồng Chính (2016), Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ [10] …

Để nâng cao chất lượng GDGTS, đã có một số nhà khoa học nghiên cứu về quản lý công tác GDGTS trong các nhà trường. Con số này còn vô cùng ít ỏi, và cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về những biện pháp quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Đề tài “Quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông” là sự kế thừa các nghiên cứu đi trước để làm rõ thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDGTS nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cũng như ở các huyện khác có điều kiện, hoàn cảnh tương tự trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.


1.2. Lý luận về hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh

1.2.1. Khái niệm hoạt động giáo dục giá trị sống

Theo nghĩa chung nhất như J.H Fichter, nhà xã hội học Mỹ, xác định: “Tất cả những cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội đều có một giá trị” [33, tr.46]. Giá trị sống là tất cả những cái gì (vật chất, tinh thần) có ích lợi, đáng ham chuộng, quý giá, quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống, khiến mỗi người mong muốn lĩnh hội, thể hiện ra để cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và góp phần cải thiện cuộc sống chung.

Trong một khoá tập huấn về giá trị sống tại Đại học quốc gia Hà Nội, bà Trish Summerfield - Giám đốc Trung tâm GDGTS tại Việt Nam đã giới thiệu về 12 giá trị sống mang tính phổ quát nhất của cuộc sống. Đó là: Hoà bình, tôn trọng, hợp tác, đoàn kết, trách nhiệm, khoan dung, khiêm tốn, giản dị, trung thực, yêu thương, tự do và hạnh phúc [33].

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về giá trị sống, nhưng có thể thấy có những điểm chung như sau: giá trị sống là những thứ về tinh thần và giá trị của vật chất giúp con người sống có ý nghĩa.

Giá trị tinh thần: Những giá trị phẩm chất nhân cách, đạo đức bản thân (khoan dung, khiêm tốn, giản dị, trung thực, yêu thương, hạnh phúc); Những giá trị quan hệ liên nhân cách, quan hệ với nhóm, với cộng đồng, ... (tôn trọng, hợp tác, đoàn kết, trách nhiệm). Đồng thời cũng quan tâm đến một số giá trị chung (hoà bình, tự do, ...).

Giá trị của vật chất: không phải đánh giá giá trị của vật chất (to hay nhỏ, quý hay không quý, nhiều hay ít) mà là giá trị của vật chất đối với sự sống, sự phát triển của con người và xã hội.

Giá trị sống có tính khách quan: cuốn hút con người, làm con người sống, tồn tại, phát triển với tư cách là chủ thể tích cực của tự nhiên, xã hội, của sự phát triển nhân cách.

Giá trị sống không phải là chuẩn mực, giá trị do con người tự đặt ra, mà là do yêu cầu khách quan của cuộc sống quy định cái giá trị, giá trị sống ở các thời kỳ lịch sử khác nhau.


Giá trị sống có ý nghĩa và vai trò quan trọng tạo ra động lực thúc đẩy con người phát triển: tạo ra động cơ cho hành động, hành vi; thúc đẩy ham muốn hướng đến chân, thiện, mỹ; giải quyết tốt những mâu thuẫn của cá nhân với cộng đồng, với tự nhiên, ...

Mỗi người là một cá thể riêng biệt vì thế giá trị sống cũng mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau. Tuy nhiên, theo các tổ chức giáo dục về giá trị sống quốc tế và Việt Nam thì 12 giá trị sống dưới dây có tính chất phổ quát trên toàn thế giới.

Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ [30, tr.22].

Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, động cơ tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu [30, tr.22].

“Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của giáo dục là kế thừa quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Thế hệ đi trước truyền đạt cho thế hệ đi sau, thế hệ đi sau có trách nhiệm lĩnh hội, kế thừa, phát triển và bổ sung những kinh nghiệm đó”.

Từ những khái niệm trên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, GDGTS cho học sinh THCS được hiểu là quá trình giúp các em tiếp thu, lĩnh hội được những giá trị phổ quát của xã hội, biến thành những giá trị đặc trưng của bản thân mỗi học sinh, giúp cho các em có suy nghĩ, thái độ và hành động tích cực, hiệu quả, phù hợp với bản thân và đáp ứng mong đợi của cộng đồng, xã hội.

1.2.2. Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh

1.2.2.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục giá trị sống

Mục tiêu GDGTS là một quá trình tổ chức tác động có chủ định của các lực lượng giáo dục, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo để tạo ra sự thống nhất tác động giáo dục, tận dụng những yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực


tới học sinh nhằm phát huy tính tích cực tự giác rèn luyện, tạo ra động cơ, thái độ đúng đắn trong cuộc sống, học tập và hoạt động xã hội. Từ đó, học sinh sống tốt đẹp hơn, làm việc chất lượng hơn, hiệu quả hơn, đem lại lợi ích trước hết cho học sinh đồng thời cho gia đình, nhà trường và xã hội [33].

Đối với học sinh THCS, nội dung GDGTS cần hệ thống hoá những giá trị sống phổ quát, nhưng mở rộng và nâng nội dung lên một tầm cao đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đương đại. Hướng các em vươn tới nhân cách lý tưởng mang những giá trị phổ quát của một thanh niên thời đại, không chỉ của dân tộc mà còn của nhân loại trong một thế giới mở.

Nói tóm lại, mục tiêu của GDGTS cho học sinh THCS không dừng lại ở việc làm thay đổi nhận thức cho học sinh bằng cách cung cấp thông tin, tri thức mà tập trung vào mục tiêu rèn luyện những kỹ năng sống thiết yếu đồng thời gây dựng niềm tin và hình thành nhân cách sống cao đẹp.

1.2.2.2. Nội dung hoạt động giáo dục giá trị sống

Chương trình GDGTS lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1995. Khi đó 186 thành viên trong tổ chức Liên Hợp Quốc đã chọn ra 12 giá trị cốt lõi nhất mang tính chất chung toàn cầu. 12 giá trị sống phổ quát này chủ yếu hướng vào những giá trị tinh thần mà không đề cập đến giá trị tiền bạc, giàu sang, sức khỏe…

Chương trình đã được đưa vào thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam với mục tiêu chung nhằm kêu gọi, chia sẻ các giá trị vì một thế giới tươi đẹp hơn. Mỗi giá trị cốt lõi này đều đã có trong mỗi con người bất kể sự khác nhau về quốc tịch, màu da, văn hóa. Khi mọi người cùng vươn tới những giá trị đó, họ sẽ xích lại gần nhau chia sẻ, thông cảm với nhau và cuộc sống của tất cả mọi người trên trái đất đều thống nhất với nhau trong thế giới hòa bình, tôn trọng và hạnh phúc.

Nội dung chương trình GDGTS cho học sinh THCS cũng được xây dựng trên 12 giá trị cốt lõi này. Đó là:

Hòa bình: Hòa bình không đơn giản chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta sống hòa thuận và sự đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người đều cảm thấy bình yên ở trong lòng thì hòa bình sẽ ngự trị khắp nơi trên thế giới. Thanh bình


không có nghĩa là vắng bóng sóng gió mà chính là ta vẫn giữ được lòng bình an giữa những biến động, hỗn loạn của cuộc đời. Bình an có được khi mọi tư tưởng, tình cảm và ước muốn của con người đều trong sáng. Những nội dung chính liên quan đến chủ đề hòa bình được giáo dục cho học sinh THCS có thể mang lại cho các em sự khước từ bạo lực để sống khoan dung, độ lượng, chia sẻ với mọi người, quan tâm và tôn trọng lẫn nhau.

Tôn trọng: Tôn trọng trước hết là tự trọng, là biết rằng tự bản thân mình có giá trị. Bẩm sinh con người là vốn quý giá. Một phần của lòng tự trọng là biết về các phẩm chất của mình. Tôn trọng bản thân là hạt giống để sự tự tin lớn lên. Khi biết tôn trọng bản thân, ta mới có thể biết tôn trọng người khác. Nhận biết giá trị của bản thân và trân trọng giá trị của người khác chính là cách thức để ta nhận được sự tôn trọng.

Yêu thương: Tình yêu là giá trị làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn. Tình yêu là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách chân thành và bền vững nhất. Yêu thương có nghĩa là tôi có thể trở thành người tử tế, biết quan tâm và thông hiểu người khác. Yêu thương người khác cũng đồng nghĩa với việc mong muốn những điều tốt đẹp đến với họ. Yêu thương là biết lắng nghe và chia sẻ. Giáo dục giá trị yêu thương cho các em học sinh đặc biệt đối với lứa tuổi THCS (một lứa tuổi đang định hình cái tôi cá nhân rất rõ nét) sẽ giúp các em vượt qua tính vị kỉ, chỉ biết mỗi bản thân mình để đồng cảm, chia sẻ với mọi người xung quanh từ đó định hướng phát triển nhân cách cao đẹp.

Khoan dung: Khoan dung là tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, sự đa dạng giữa người với người thông qua sự hiểu biết lẫn nhau. Khoan dung là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt đó. Khoan dung đối với những điều không thuận lợi trong cuộc sống là biết cho qua đi, trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và tiếp tục tiến lên. Người biết trân trọng những giá trị tốt đẹp ở người khác và nhìn thấy những điều tích cực trong mọi tình huống là người có lòng khoan dung. Hạt giống khoan dung và yêu thương cần được gieo mầm trong mảnh đất tâm hồn của các em học sinh để các em biết động long trắc ẩn và biết tha thứ cho những sai lầm của người khác.


Trung thực: Trung thực có nghĩa là không có sự khác biệt giữa tư tưởng, lời nói với việc làm và khiến cho mọi người gần nhau hơn. Trung thực làm cho cuộc sống trở nên toàn vẹn hơn vì bên trong và bên ngoài chúng ta là một hình ảnh phản chiếu. Khi trung thực con người cảm thấy trong sáng và nhẹ nhàng. Một người trung thực và chân chính thì xứng đáng được tin cậy. Trung thực với bản thân và với mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có nghĩa là ta đang gieo niềm tin trong lòng người khác và xứng đáng nhận được sự tin yêu. Khi sống trung thực, một người có thể học và giúp đỡ người khác biết cách trao tặng. Đôi khi lòng tham là gốc rễ của sự thiếu trung thực và sự bất lương. Người sống trung thực sẽ biết thế nào là đủ và không tham lam. Giáo dục cho các em học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng giá trị và cách sống trung thực chính là chúng ta đã cho các em cái nền tảng cho các mối quan hệ tốt đẹp sau này.

Khiêm tốn: Khiêm tốn cho phép bản thân ta trưởng thành với phẩm giá và lòng chính trực mà không cần đến những bằng chứng thể hiện bên ngoài. Khiêm tốn giúp người ta trở nên tuyệt vời hơn trong trái tim người khác. Việc gây ấn tượng, lấn át hoặc hạn chế tự do của người khác nhằm mục đích chứng tỏ bản thân mình sẽ chỉ làm giảm bớt trải nghiệm nội tâm về giá trị, phẩm cách và bình an trong tâm hồn. GDGTS khiêm tốn cho các em học sinh THCS là giáo dục các em cách nói năng dịu dàng, ăn mặc giản dị, không khoác loác, khoe khoang, biết lắng nghe người khác.

Hợp tác:Tinh thần hợp tác tồn tại khi mọi người làm việc cùng nhau vì mục đích chung. Một người biết hợp tác cần biết thể hiện và đóng góp vì sự phát triển của cá nhân và tập thể, biết lắng nghe ý kiến của tập thể. Một người biết hợp tác thì sẽ nhận được sự hợp tác. Người có tinh thần hợp tác là người có tâm hồn trong sáng, luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với mọi người cũng như công việc. Khi hợp tác, ta cần phải biết điều gì là cần thiết. Đôi khi ta cần đưa ra ý tưởng nhưng có lúc ta cần phải gác qua một bên ý tưởng của mình. Lúc này, ta giữ vai trò dẫn dắt, lãnh đạo, nhưng vào lúc khác, ta cần phải đi theo.

Hạnh phúc:Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn con người. Hạnh phúc sẽ mỉm cười khi lòng ta tràn ngập hy vọng và sống có mục đích. Khi tâm hồn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2023