DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV, ĐVTN về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT 42
Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL, GV, ĐVTN về nội dung giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT 44
Bảng 2.3. Đánh giá của các khách thể khảo sát về phương pháp giáo dục đạo đức -
lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT 46
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV, ĐVTN về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT 48
Bảng 2.5. Đánh giá của các khách thể điều tra về nội dung kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên 50
Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể điều tra về tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức
- lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên 53
Bảng 2.7. Đánh giá của các khách thể điều tra về chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên 56
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 1
- Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức - Lối Sống Cho Đvtn
- Phương Pháp Giáo Dục Đạo Đức - Lối Sống Cho Đvtn Ở Trường Thpt
- Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức - Lối Sống Cho Đvtn Ở Trường Thpt
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Bảng 2.8. Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT...59
Bảng 2.9. Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT 61
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT 95
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức - lối sống truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức - lối sống mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng…với lối sống ích kỉ, thực dụng đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức - lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên.
Ở Việt Nam, các nhà giáo dục đã rất coi trọng việc giáo dục đạo đức - lối sống thông qua việc dạy “làm người”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” qua đó thấy rằng Người đặc biệt coi trọng đến đạo đức - lối sống. Cho đến nay, giáo dục đạo đức - lối sống vẫn đang là nội dung được toàn xã hội, các nhà nghiên cứu giáo dục, nhà quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh và học sinh quan tâm. Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì vấn đề này càng trở nên có ý nghĩa cấp thiết.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã nêu “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh đến mục tiêu cụ thể của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông là “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học
sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức - lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Điều này đặt ra cho giáo dục nói chung và bậc THPT nói riêng việc đổi mới quan niệm về quá trình giáo dục trong nhà trường. Học sinh đến trường không chỉ để học tri thức mà cần học cách rèn luyện những phẩm chất đạo đức - lối sống lành mạnh, có sức khỏe, có kỹ năng nghề nghiệp.
Hiện nay, trong các nhà trường, giáo dục đạo đức - lối sống đang được lồng ghép vào chương trình học phổ thông từ bậc tiểu học cho đến trung học phổ thông, chủ đạo là môn Giáo dục công dân. Các nhà trường đang triển khai nhiều hoạt động dạy đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên, tuy nhiên, kết quả thực hiện chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Ở các trường THPT, học sinh có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi, đang có những phát triển nhanh chóng về thể chất, trí tuệ, tâm lý và nhân cách. Vì vậy, họ là đối tượng cần được trang bị những giá trị đạo đức - lối sống. Trên thực tế, nhiều đoàn viên thanh niên thiếu giá trị đạo đức - lối sống hoặc chưa hoàn thiện giá trị đạo đức - lối sống như giao tiếp, ứng xử, bảo vệ môi trường, giáo dục giới tính v.v. Một số biểu hiện của việc thiếu giá trị đạo đức - lối sống đang ngày càng gia tăng như: Bạo lực học đường, học sinh đánh giáo viên, quan hệ tình dục, nạo phá thai, thiếu hiểu biết và kỹ năng phòng tránh các tệ nạn xã hội; nói tục, chửi bậy, đánh nhau; thiếu ý thức bảo vệ môi trường v.v.
Việc giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường THPT là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Với những lý do đó, chúng tôi chọn vấn đề “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở trường THPT.
4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên còn có những hạn chế nhất định như: Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên sẽ được nâng cao.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên
thanh niên ở trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Đối với Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT).
- Về khách thể điều tra: Gồm 263 người, trong đó có 103 cán bộ quản lý và giáo viên; 160 đoàn viên thanh niên thuộc các trường: THPT Lương Ngọc Quyến, THPT Thái Nguyên, THPT Ngô Quyền, THPT Khánh Hòa.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận về giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường THPT để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên và học sinh về các vấn đề đạo đức - lối sống, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước.
- Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp dựa trên tri giác có chủ định nhằm xác định các đặc điểm tâm lý của đoàn viên thanh niên qua hành vi, cử chỉ, hành động, xúc cảm... của đoàn viên thanh niên.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng với mục đích khảo sát nhu cầu, nhận thức, sự đánh giá của các khách thể điều tra về các hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng với mục đích xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm về việc xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường THPT, đồng thời kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán học như tính điểm trung bình, tính phần trăm để xử lý các số liệu đã thu thập được từ các phương pháp khác.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở trường THPT.
Chương 2. Thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC - LỐI SỐNG CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đạo đức là khái niệm xuất hiện rất sớm. Những tư tưởng về đạo đức, giá trị đạo đức đã hình thành hơn 2500 năm trước đây trong triết học cổ đại. Ngày nay, ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, việc giáo dục cho thanh thiếu niên, hình thành ở học sinh các giá trị đạo đức nhân cách được gắn với các giá trị nhân văn tốt đẹp đã thành hệ giá trị văn hóa truyền thống của quốc gia, chứ không hẳn là hệ giá trị đạo đức dân tộc. Môn học Giáo dục công dân trong trường học chủ yếu nhằm hình thành các giá trị văn hóa cho học sinh và giúp họ thích ứng với cuộc sống xã hội đương đại. Các giá trị đạo đức được hình thành chủ yếu bằng con đường trải nghiệm cá nhân, được nhà trường tổ chức và cộng đồng tham gia rất thuận lợi, chứ không chỉ thông qua môn học Giáo dục công dân trong Nhà trường. Hầu như chỉ các lớp thuộc bậc tiểu học và THCS mới có môn Đạo đức, còn môn Giáo dục công dân thì dạy ở bậc THPT với mục tiêu hình thành những phẩm chất của người công dân tích cực, với những mục tiêu đơn giản và rõ ràng.
Trong khi các nước Âu - Mỹ chủ yếu quan tâm giáo dục giá trị văn hóa cá nhân, giáo dục đạo đức công dân giúp các thế hệ đi sau thành công trong cuộc sống hiện đại thì giáo dục đạo đức, đặc biệt là những giá trị truyền thống thì chỉ có ở một số nước châu Á, tiêu biểu là ở các dân tộc có truyền thống văn hóa đạo Phật và đạo Khổng.
Đạo đức - lối sống là một hình thái ý thức xã hội được hình thành và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Việc giáo dục đạo đức - lối sống luôn là vấn đề đặt ra từ xưa đến nay và thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đưa ra các mô hình quản lý giáo dục đạo đức - lối sống phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng
giai đoạn phát triển của đất nước. Công trình nghiên cứu khoa học của tác giả Phạm Minh Hạc và các cộng sự: “Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2001 đã phần nào cụ thể hóa được mục tiêu giáo dục trong các nhà trường, trong đó có hệ thống các trường trung học cơ sở và đã cụ thể hóa được các hoạch định chiến lược giáo dục toàn diện cho học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo con người phát triển toàn diện. Xuất phát từ đặc trưng tâm lý học, tác giả đã nêu ra các định hướng giá trị đạo đức - lối sống con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ thực trạng đạo đức - lối sống - lối sống của sinh viên, học sinh hiện nay, công trình nghiên cứu đã nêu ra một số giải pháp ở tầm vĩ mô về giáo dục và đào tạo với các yêu cầu đặt ra như: tiếp tục đổi mới hình 15 thức, nội dung, hình thức giáo dục đạo đức - lối sống trong các trường học; củng cố ý tưởng giáo dục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường trong việc giáo dục đạo đức - lối sống cho mọi người,… [11].
Với đề tài “Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức - lối sống cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay”, mã số C2011-29-11 (năm 2013), tác giả Đỗ Thị Thanh Thủy đã điều tra thực trạng công tác giáo dục đạo đức - lối sống cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục cho thấy: Đại đa số sinh viên có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức - lối sống. Tuy nhiên, vẫn còn không ít sinh viên chưa nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức - lối sống [21].
Qua điều tra khảo sát và phân tích thực trạng, kết hợp với nghiên cứu lý luận, đề tài đã đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức - lối sống cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục.
Luận án tiến sĩ “Giáo dục đạo đức - lối sống cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay” của Đỗ Tuyết Bảo (2001) đã đề cập đến vai trò giáo dục đạo đức - lối sống với sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, tác động đổi mới của xã hội với giáo dục đạo đức - lối sống cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí