BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lí
DHPH : Dạy học phân hóa
GD : Giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
PPDH : Phương pháp dạy học
QL : Quản lí
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở các trường trung học phổ thông thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - 1
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Dạy Học Phân Hóa
- Nội Dung Và Nguyên Tắc, Quy Trình Dạy Học Phân Hóa
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Dạy Học Phân Hóa
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
QL DHPH : Quản lí dạy học phân hóa
QL HDDHPH : Quản lí hoạt động dạy học phân hóa QLDH : Quản lí dạy học
QLGD : Quản lí giáo dục
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ DHPH của Carol Ann Tommlinson 22
Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ CBQL (Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, Tổ phó chuyên môn), GV các trường THPT
trên địa bàn thành phố Cao Bằng 35
Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trung học phổ thông về ý nghĩa của dạy học phân hóa 38
Bảng 2.3: Nội dung, quy trình dạy học phân hóa của giáo viên ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 39
Bảng 2.4: Hình thức tổ chức dạy học phân hóa ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 43
Bảng 2.5: Phương pháp, kỹ thuật dạy học phân hóa của giáo viên ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 44
Bảng 2.6: Năng lực dạy học phân hóa của giáo viên ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 46
Bảng 2.7: Lập kế hoạch quản lý dạy học phân hóa ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 47
Bảng 2.8. Tổ chức dạy học phân hóa ở các trường THPT thành phố
Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 49
Bảng 2.9: Chỉ đạo thực hiện dạy học phân hóa ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 51
Bảng 2.10: Đánh giá kết quả dạy học phân hóa ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 53
Bảng 2.11: Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dạy học phân hóa ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 55
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 85
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình giáo dục dạy học trong nhà trường trung học phổ thông (THPT) ngoài việc chú ý đến đặc điểm chung của mọi đối tượng học sinh thì cần phải quan tâm đến nhu cầu, năng lực nhận thức của nhóm học sinh và của từng học sinh trong lớp hay nói một cách khác là phải đảm bảo tính phân hóa trong dạy học, giáo dục.
Dạy học phân hóa (DHPH) sẽ giúp cho giáo viên biết tổ chức hoạt động nhận thức, tự giáo dục, rèn luyện dựa theo nhu cầu và năng lực học sinh. Phân hóa trong giáo dục là một nguyên tắc đã được thực hiện từ lâu ở mọi nền giáo dục, mọi thời kỳ với những yêu cầu, mức độ, hình thức khác nhau. Dạy học phân hóa được tổ chức dưới các hình thức như: phân hóa theo hứng thú, phân hóa theo nhận thức học sinh, phân hóa giờ học theo học lực... Dạy học phân hóa học sinh tạo điều kiện tốt nhất cho từng cá nhân trong học tập. Sự khẳng định này được dựa trên cơ sở về sự tồn tại khách quan, căn cứ vào đặc điểm tâm lí, thể chất, năng lực của từng cá nhân, điều kiện học tập... Do đó DHPH là xu thế tất yếu của giáo dục (GD) nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Trọng tâm là “... đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đạo tạo phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới, tạo ra chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo làm cho giáo dục đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu của hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”.
Để góp phần đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT theo yêu cầu của Đảng, Quốc hội thì ngành GD&ĐT cần giải quyết tốt nhiều vấn đề quan trọng trong đó có vấn đề dạy học phân hóa. Từ quan điểm đó định hướng chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam là tích hợp ở lớp dưới và phân hóa sâu ở lớp trên.
Ở nước ta, dạy học theo quan điểm DHPH đã và đang được nghiên cứu và áp dụng. Chương trình GD từng bước được thiết kế theo hướng mở, giao quyền tự chủ cho các cơ sở GD, các tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường, tạo điều kiện cho GV sáng tạo hơn trong thiết kế bài dạy, HS có điều kiện lựa chọn nội dung học theo khả năng của mình. Kết quả GD đảm bảo được nguyên tắc kết hợp giữa GD đại trà và GD mũi nhọn, giữa tính phổ cập và nâng cao trong GD. Trong đó coi trọng GD trình độ chung cho các HS, sử dụng phân hóa để đưa HS yếu kém lên trình độ chung, giúp HS khá giỏi đạt kết quả cao hơn.
Các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cũng đã bước đầu tiếp cận và áp dụng DHPH để đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành. Tuy nhiên năng lực tổ chức, quản lí (QL) cũng như các điều kiện để tổ chức QL DHPH ở các trường THPT trên địa bàn thành phố còn nhiều hạn chế. Việc tìm ra các biện pháp QL DHPH trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ những vấn đề đặt ra, tác giả lựa chọn vấn đề "Quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng" để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QL DHPH ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, từ đó đề xuất các biện pháp QL DHPH nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học các trường THPT trên
địa bàn thành phố.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học phân hóa ở các trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý DHPH ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý DHPH ở trường THPT
4.2. Khảo sát thực trạng quản lý DHPH ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý DHPH ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
5. Giả thuyết khoa học
Dạy học phân hóa ở trường THPT giúp nhà trường và giáo viên đáp ứng nhu cầu học tập, phát huy được năng lực của từng nhóm học sinh và năng lực của từng học sinh. Chất lượng của dạy học phân hóa phụ thuộc một phần vào công tác quản lý hoạt động dạy học, thực tế DHPH ở các trường THPT của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đã được triển, khai tuy nhiên còn nhiều điểm bất cập. Nếu đánh giá đúng thực trạng dạy học, thực trạng quản lý dạy học phân hóa, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế và đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm dạy học phân hóa thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lý DHPH vi mô ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng hệ thống phương pháp sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, đọc tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phân tích, so
sánh, hệ thống hóa lý thuyết để xác định cơ sở lý luận và quan điểm về vấn đề quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở các trường THPT.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát đánh giá thực trạng dạy học và thực trạng quản lý dạy học phân hóa ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Trao đổi phỏng vấn giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh để làm rõ về thực trạng dạy học và thực trạng quản lý dạy học phân hóa ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu hồ sơ quản lý chuyên môn để làm rõ thực trạng.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Lấy ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý các cấp và ý kiến của cán bộ chuyên môn cấp cơ sở.
7.3. Phương pháp bổ trợ
Xử lý số liệu điều tra bằng phương pháp toán học thống kê.
8. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở các trường trung học phổ thông thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở các trường trung học phổ thông thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÂN HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
"Dạy học phải đáp ứng nhu cầu của người học" [13] là tư tưởng dạy học đã được các nhà giáo dục như J.AComenxki, J.J Rutxo, J.Dewey... nghiên cứu, hướng vào khai thác tiềm năng của mỗi cá nhân học sinh. Cuối thế kỉ XX, DHPH được nghiên cứu, vận dụng ở rất nhiều nước trên thế giới và phát triển nhất ở Mĩ. Nghiên cứu về DHPD được phát triển từ những thành tựu nghiên cứu trước đó. Các nhà giáo dục đều cho rằng, cơ sở khoa học của DHPH xuất phát từ các lí thuyết nền tảng sau:
- Lí thuyết vùng phát triển gần của L.S.Vygotsky cho rằng, học sinh khác nhau không chỉ ở vùng phát triển hiện tại mà còn khác nhau trong vùng phát triển gần. Do đó, dạy học cần tôn trọng và khai thác vốn sống, xây dựng việc học dựa trên mức độ vừa sức với mỗi học sinh [13];
- Thuyết đa trí tuệ của Gardner (1993) cho rằng, mỗi người đều có ít nhất 8 loại trí tuệ khác nhau (trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ logic- toán, không gian, cơ thể-vận động, âm nhạc, hướng ngoại, hướng nội, tự nhiên, hiện sinh và trí tuệ đạo đức). Quan điểm đằng sau thuyết đa trí tuệ là việc đáp ứng nhu cầu của mỗi học sinh bằng cách áp dụng các chiến lược học tập khác nhau với từng loại trí tuệ [9];
- Lí thuyết học tập trải nghiệm của David Kold (1984) đưa ra mô hình về phong cách học tập với 4 kiểu phong cách: hội tụ (converging), phân kì (diverging), đồng hóa (assimilating), điều chỉnh (accommodating). Trên cơ sở phát triển lí thuyết này của Kold, Honey và Mumford đã xây dựng bộ công cụ phân loại 4 phong cách học tập cơ bản: người học hành động (activist), người
học phản ứng (reflector), người học thực dụng (pramatist), người học lý thuyết (theorist) [12].
Có thể nói, ba lí thuyết trên là nền tảng quan trọng cho sự ra đời của tư tưởng dạy học phân hóa [3].
Trên cơ sở các thuyết này, dạy học phân hóa được nghiên cứu cả lí thuyết, thực hành và trở thành trào lưu rộng khắp ở Mĩ, Canada, Tây Âu... Về mặt lí thuyết, các nghiên cứu của Hall (2002), Batt &Lewis (2005)... đều công nhận vai trò quan trọng của DHPH. Theo đó, khi tiến hành DHPH, giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học phù hợp với trình độ, sở thích, phong cách học của học sinh. Hiam Giontt (1972) cho rằng, chính giáo viên và hoạt động của họ trong lớp là nhân tố quyết định một đứa trẻ có hứng thú hay không với việc học tập. Trong thực tế việc kết nối cảm xúc của giáo viên với người học đóng góp vào gia tăng thành tích học tập (Allen, Gregory, Mikami, Hamre & Pianta, 2012; Hatte, 2009). Điều đó có nghĩa là trong một lớp dạy học phân hóa, giáo viên phải làm hài hóa và đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người học [12].
- Về mặt thực hành, năm 1990, loại hình "trường học tự chọn" xuất hiện đầu tiên ở bang Virgrinia (Mĩ) và sau đó được áp dụng rộng rãi ở một số bang hoặc vùng, miền của các nước phát triển. Đây là trình độ cao của dạy học tự chọn. Trong các trường có tổ chức dạy học tự chọn, học sinh được chọn từ nội dung, phương pháp, thời gian dành cho mỗi môn học đến giáo viên dạy từng môn học của mình. Mỗi học sinh ở đây được học theo mỗi chương trình kế hoạch học tập và thời khóa biểu riêng thích hợp với năng lực và nguyện vọng cá nhân. Xu thế giáo dục hướng tới cá nhân làm cho hình thức dạy học tự chọn ngày càng chiếm ưu thế trở thành hình thức phân hóa giáo dục chủ yếu được áp dụng trong thế kỉ này [3].
Trong hai tác phẩm "Lớp học phân hóa: Đáp ứng nhu cầu người học" (1999, 2014) và "Đánh giá và sự thành công của học sinh trong lớp học phân hóa" (2003). Tomlinson tổng kết các nghiên cứu mới nhất về dạy học phân hóa