Khảo Sát Tính Cần Thiết, Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp

hoạch đó phải nêu được: sẽ sử dụng TBDH gì, cho nội dung nào của bài giảng; TBDH đó khai thác ở đâu (trong phòng thí nghiệm, trong phòng bộ môn, hay tự tạo ra);

Như đã nêu ở phần thực trạng, CSVC, TBDH trong các trường THPT hiện nay vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu chủng loại,... Còn có một khoảng cách giữa những người cấp phát vốn cho các nhà trường, cấp quản lý nhà trường và các nhà cung cấp TBDH. Thường thì các nhà trường thiếu vốn để trang bị thiết bị dạy học. Để có thể cải thiện được khoảng cách này thì các nhà trường cần phải dự toán về nhu cầu trang thiết bị dạy học. Khi đã được cấp trên duyệt thì người cung cấp phải cung cấp kịp thời. Và đồng thời các nhà trường phải tuân thủ đúng yêu cầu về quản lý tài chính đối với TBDH

Mặt khác trong thực tế nhân viên chuyên môn phụ trách TBDH trong các trường hầu như không có, họ chỉ làm công tác kiêm nhiệm. Vấn đề là cần chọn cử GV có năng lực, có tinh thần trách nhiệm phụ trách việc bảo quản, khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học và phải bồi dưỡng năng lực kỹ thuật chuyên dụng cho đội ngũ phụ trách TBDH này kịp thời, hiệu quả.

Xây dựng môi trường sư phạm đối với vấn đề TBDH. Đó là môi trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người QL nhà trường, nâng cao sự hăng hái sử dụng TBDH của GV vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao thói quen kết hợp học với hành của người học ít nhất qua việc nghiên cứu lý thuyết và thực hành thí nghiệm.

Xây dựng hệ thống phòng bộ môn theo hướng ngày càng chuyên môn hóa, đảm bảo cho GV và HS có thể dạy học theo phòng bộ môn. Phòng bộ môn về thực chất tạo ra những điều kiện thuận lợi cho GV và HS sử dụng TBDH đảm bảo sự thoải mái về tâm lý, về vệ sinh học đường, về tổ chức lao động một cách khoa học, gây được hứng thú hoc tập, phát triển tư duy kỹ năng của HS trong giờ học.

Ngoài hệ thống các phòng bộ môn, các nhà trường cũng phải cải tạo hệ thống các lớp học, trường học đảm bảo các yêu cầu : đủ ánh sáng, chống độ ồn, chống ẩm... tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng thiết bị dạy học từ khâu di chuyển đến khâu minh họa... giúp cho HS lĩnh hội có hiệu quả bài giảng, giúp cho GV lao động sư phạm trong giờ giảng không bị hao tổn quá nhiều sức.

Trong việc tạo ra môi trường sư phạm thuận lợi đối với việc sử dụng TBDH còn có vấn đề phát động được sự hăng hái tự làm thiết bị dạy học của GV và HS. Thực tế cho thấy nhiều GV có khả năng và kinh nghiệm tự tạo ra các TBDH rẻ tiền mà lại hiệu quả khá cao, nhiều HS trong các nhà trường cũng có thể cộng tác đắc lực với thầy dạy của mình để làm TBDH, khôi phục các thiết bị đã bị hư hỏng, cải tiến thiết bị để sử dụng thuận tiện hơn, hiệu quả hơn. Công tác này còn có ý nghĩa đối với việc trau dồi năng lực sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở các nhà trường.

Tóm lại: Tạo điều kiện về CSVC- TBDH phục vụ dạy học phân hóa là giải pháp đi tới mục tiêu:

- Có đủ phòng học bộ môn, phòng thực hành,…

- TBDH đủ theo kế hoạch dạy học phân hóa;

- TBDH ngày càng tiên tiến so với sứ mệnh mục tiêu của nhà trường;

- TBDH ngày càng đồng bộ về cơ cấu chủng loại;

- Cấp QL nhà nước quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng TBDH;

- GV hăng hái có ý thức tự giác sử dụng TBDH;

- HS chịu khó kết hợp học và thực hành thông qua việc sử dụng TBDH.

* Môi trường dạy học trong nhà trường

Đối với các nhà trường, nhiệm vụ năm học thực hiện tốt hay không tùy thuộc nhiều vào người hiệu trưởng. Vấn đề tạo môi trường dân chủ trong các hoạt động của nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng của người hiệu trưởng đã được quy định tại điều 17, khoản 1, Điều lệ trường trung học.

Một thực tế đã được chứng minh ở bất kỳ nền giáo dục nào: trò giỏi phải có thầy giỏi. Vai trò của người thầy vẫn là nhân tố quyết định cho chất lượng giáo dục. Vì vậy, rất cần một môi trường sư phạm để ở đó thầy say mê với công việc của mình, không có say mê thì không có sáng tạo, nhiệt huyết, dẫn đến chất lượng giáo dục không cao.

Tạo sự đồng thuận trong tập thể cán bộ, GV về những chiến lược, mục tiêu của nhà trường trong từng giai đoạn phát triển nói chung và phát triển dạy học phân hóa nói riêng. Trong đó, Hiệu trưởng luôn quan tâm và làm cho mọi người quan tâm đến vấn đề chất lượng đạt được ở từng học sinh, coi chất lượng là yếu tố đảm bảo sự tồn tại của nhà trường và từng thành viên trong tập thể GV. Muốn nâng cao chất lượng dạy học ở từng học sinh thì điều kiện tiên quyết nằm ở chất lượng đội ngũ GV đòi hỏi giáo viên phải quan tâm đến từng cá nhân học sinh và sự tiến bộ của từng học sinh trong quá trình học tập.

Mỗi GV xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy, tự học tập, tự bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa (gồm cả kế hoạch chiến lược và kế hoạch năm học). Trong đó, kế hoạch phát triển kỹ năng dạy học phân hóa của GV mới vào nghề phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích, phải có nội dung cụ thể, phải có phương pháp và những dự định hoàn thành việc học các kỹ năng, ở các mức độ cụ thể.

Tổ chức nhiều hoạt động, phong trào để phát huy tinh thần học tập và tự học, sáng tạo của GV về chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó, đưa các tiêu chí về việc học tập, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, phát triển KNDH vào chuẩn thi đua khen thưởng của nhà trường. Phát huy vai trò vận động quần chúng, xây dựng khối đoàn kết của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, ban Nữ công.

Tổ chức đánh giá, nhận xét, khích lệ việc trao đổi kinh nghiệm thường xuyên ở cấp tổ chuyên môn và hội đồng sư phạm để kịp thời biểu dương tinh thần và điều chỉnh những sai lệch trong thực hiện phát triển KNDHPH cho GV.

Trong nhà trường cần xây dựng mối quan hệ hợp tác, dân chủ. Cần tạo ra môi trường học tập thân thiện, quan tâm lẫn nhau và mang tính đồng đội, xây dựng tập thể nhà trường thành tập thể biết học hỏi.

3.3.6.3. Điều kiện thực hiện

Sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh, sở GD&ĐT, sở Tài chính về kinh phí cho việc tăng cường CSVC nhà trường.

Sự QL chặt chẽ của hiệu trưởng nhà trường và các GV được phân công phụ trách công tác CSVC- TBDH.

BGH các trường và sở GD-ĐT quan tâm đến xây dựng CSVC-TBDH, đảm bảo kinh phí cần thiết cho bảo quản và duy trì tốt trạng thái hoạt động của CSVC- TBDH môn học.

Bên cạnh đó tổ chuyên môn và GV phải nhận thức được vai trò và tác dụng to lớn của CSVC-TBDH đối với việc HS tự chiếm lĩnh tri thức mới, khám phá ra những tri thức mới, đối với thực hiện đổi mới giáo dục, đảm bảo chất lượng dạy học, đổi mới PPDH,... thực hiện tốt trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan trong việc QL, sử dụng, khai thác và đề xuất hoàn thiện CSVC- TBDH cho môn học.

Tổ chức điều tra, đánh giá, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tư tưởng, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho GV hàng năm. GV có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, coi đó là nhu cầu, mục đích sống của bản thân và coi nhà trường như là ngôi nhà thứ hai của mình.

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để các biện pháp QL DHPH phát huy hiệu quả tại các trường THPT ở thành phố Cao Bằng, CBQL các nhà trường phải thấy được mối quan hệ biện chứng, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp. Đồng thời người

CBQL cần phải biết phối hợp linh hoạt giữa các biện pháp để các biện pháp hỗ trợ nhau, tạo điều kiện cho các biện pháp được thực hiện một cách dễ dàng và thuận lợi.

Trong các biện pháp đưa ra, biện pháp thứ nhất là cơ sở tiền đề để thực hiện các biện pháp khác, bởi biện pháp thứ nhất đề cập đến vấn đề nhận thức, đây là cơ sở của hành động, muốn hành động đúng thì phải có nhận thức đúng. Khi tác động vào nhận thức thì phải cần cả một quá trình, vì vậy phải tiến hành biện pháp này thường xuyên và liên tục.

Các biện pháp thứ hai, biện pháp thứ ba và biện pháp thứ 4 và thứ 5 được coi là các biện pháp cơ bản. Việc triển khai thực hiện DHPH trong các trường phổ thông đòi hỏi người CBQL ngoài những kiến thức, kinh nghiệm về quản lý đã có, còn đòi hỏi phải nâng cao một số kỹ năng cần thiết để tiếp cận, quản lý và triển khai thực hiện DHPH trong cơ sở giáo dục của mình một cách có hiệu quả. Đặc biệt giáo viên phải có năng lực dạy học phân hóa, chương trình môn học, chương trình nhà trường phải được thiết kế theo hướng phân hóa và tổ chức thực hiện đúng yêu cầu về nội dung, quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phân hóa.

Biện pháp thứ sáu, đây là biện pháp hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để hoạt động DHPH được diễn ra thuận lợi nhất.

3.5. Khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp

Để kiểm định lại tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL đề xuất, tác giả dùng phiếu hỏi để lấy ý kiến của CBQL (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng và tổ phó các tổ chuyên môn).

Sau khi thiết kế được mẫu phiếu xin ý kiến, tác giả trực tiếp đến các trường để xin ý kiến các CBQL về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất theo phụ lục 3.

Phân tích nội dung của 40 phiếu xin ý kiến của CBQL đã cho tác giả biết được tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp QL DHPH ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Đánh giá về mức độ cần thiết: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết. Đánh giá về mức độ khả thi: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Sau đó tính phần trăm. Kết quả thu được ở bảng (bảng 3.1).


Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất



STT


Nội dung các biện pháp đề xuất

Tính cần thiết

Tính khả thi

Rất cần thiết


Cần thiết

Không cần thiết


Rất khả thi


Khả thi

Không khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý,

giáo viên về dạy học phân hóa

30

75,0

9

22,5

1

2,5

26

65,0

14

35,0

0

0


2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học phân

hóa


27


67,5


13


32,5


0


0


29


72,5


11


27,5


0


0


3

Quản lý phát triển chương trình nhà

trường và chương trình môn học theo hướng phân hóa


25


62,5


15


37,5


0


0


23


57,5


15


37,5


2


5

4

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy trình dạy

học phân hóa

19

47,5

21

52,5

0

0

21

52,5

18

45,0

1

2,5

5

Kiểm tra, giám sát quy trình thực hiện

dạy học phân hóa của giáo viên

23

57,5

17

42,5

0

0

20

50,0

19

47,5

1

2,5

6

Phát triển môi trường dạy học phân hóa

32

80,0

8

20,0

0

0

26

65,0

14

35,0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở các trường trung học phổ thông thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - 12


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Kết quả khảo sát của bảng 3.1 cho thấy tất cả các biện pháp đề xuất đều rất cần thiết và có tính khả thi cao (tỉ lệ trên 50%). Cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về quan điểm dạy học phân hóa có tỉ lệ rất cần thiết 75%, rất khả thi 65,0%. Một lần nữa khẳng định để cho các công việc được thực hiện tốt thì việc thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động rất quan trọng.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học phân hóa có tỉ lệ rất cần thiết 67,5%, rất khả thi 72,5%. Qua kết quả này khẳng định đội ngũ CBQL và giáo viên là những người trực tiếp tạo nên chất lượng giáo dục, đóng vai trò quyết định cho thành công của công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo.

Biện pháp 3: Quản lý phát triển chương trình dạy học của nhà trường theo hướng phân hóa có tỉ lệ rất cần thiết 62,5%, rất khả thi 57,5%. Đây là một biện pháp chỉ đạo để cụ thể hoá chương trình giáo dục quốc gia, làm cho chương trình giáo dục quốc gia phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của cơ sở giáo dục.

Biện pháp 4: Tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy trình dạy học phân hóa có tỉ lệ rất cần thiết 47,5%, rất khả thi 52,5%. Mặc dù tỷ lệ CBQL chọn rất cần thiết dưới 50% nhưng tổng tỷ lệ rất cần thiết và cần thiết là 100%. Chứng tỏ biện pháp này có thể áp dụng trong quá trình quản lí hoạt động dạy học phân hóa.

Biện pháp 5: Kiểm tra, giám sát quy trình thực hiện dạy học phân hóa của giáo viên có tỉ lệ rất cần thiết 57,5%, rất khả thi 50,0%. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và hoạt động quản lý của CBQL. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp giáo viên tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo. Đồng thời để giáo viên kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học sao cho phù hợp với đối tượng và điều kiện nhà trường. Đồng thời cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023