Bảng 2.3. Kết quả việc giáo viên thực hiện các khâu của quá trình dạy học
Stt | Thực hiện các khâu của quá trình dạy học | Mức độ thực hiện | Khách thể | Kiểm định F | |||||||||||||
Tốt | TB | Yếu | GV | CBQL | HV | Chung | |||||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | F | p | ||
1 | Thực hiện mục tiêu dạy học nghề theo hướng phát triển năng lực của học viên theo yêu cầu chuẩn đầu ra | 10 | 7,1 | 98 | 70,0 | 32 | 22,9 | 1,94 | 0,43 | 1,82 | 0,39 | 1,85 | 0,61 | 1,88 | 0,52 | 0,49 | 0,61 |
2 | Thực hiện chuyển nội dung dạy học từ hướng tập trung vào nội dung dạy học sang hướng phát triển năng lực học viên | 5 | 3,6 | 79 | 56,4 | 56 | 40,0 | 1,90 | 0,47 | 1,71 | 0,47 | 1,50 | 0,57 | 1,68 | 0,55 | 7,75 | 0,00 |
3 | Đa dạng hóa các hình thức dạy lý thuyết, thực hành, ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng nghề, rèn luyện sự trải nghiệm, sự sáng tạo cho học viên | 5 | 3,6 | 71 | 57,0 | 64 | 45,7 | 1,88 | 0,53 | 1,53 | 0,51 | 1,43 | 0,53 | 1,62 | 0,56 | 9,54 | 0,00 |
4 | Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hướng vào việc phát triển năng lực học viên | 34 | 24,3 | 75 | 53,6 | 31 | 22,1 | 2,54 | 0,50 | 2,35 | 0,49 | 1,57 | 0,56 | 2,05 | 0,71 | 48,1 | 0,00 |
5 | Tìm kiếm, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học, công nghệ thông tin nhằm phát triển năng lực học viên | 4 | 2,9 | 68 | 48,6 | 68 | 48,6 | 1,33 | 0,52 | 1,47 | 0,51 | 1,78 | 0,52 | 1,57 | 0,56 | 10,3 | 0,00 |
6 | Tiến hành kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên dựa trên các yêu cầu và tiêu chí phát triển năng lực học viên theo chuẩn đầu ra | 28 | 20,0 | 105 | 75,0 | 7 | 5,0 | 2,19 | 0,45 | 2,12 | 0,49 | 2,10 | 0,51 | 2,14 | 0,48 | 0,45 | 0,64 |
Điểm trung bình chung | 1,96 | 0,48 | 1,83 | 0,48 | 1,71 | 0,55 | 1,82 | 0,56 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dạy Học Nghề Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Thực Hiện
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Nghề Ở Trung Tâm Gdtx Theo Tiếp Cận Năng Lực Thực Hiện
- Trình Độ Chuyên Môn, Năng Lực Dạy Học, Tinh Thần Trách Nhiệm Của Đội Ngũ Giáo Viên
- Thực Trạng Kiểm Tra, Thi, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Viên
- Thực Trạng Chỉ Đạo Việc Dạy Nghề Của Giáo Viên Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Học Tập Của Học Viên
- Thực Trạng Quản Lý Việc Xây Dựng Và Sử Dụng Trang Thiết Bị, Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Giảng Dạy Và Học Tập Của Học Viên
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Ghi chú: Mức điểm cao: 2,15-3; Trung bình: 1,54-2,15; Thấp: 1-1,54
Từ kết quả ở bảng 2.3 cho thấy, việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học nghề được đánh giá tương đối đều ở mức trung bình.
* Xét trên mẫu chung:
Kết quả cao nhất tập trung ở biểu hiện “Tiến hành kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên dựa trên các yêu cầu và tiêu chí phát triển năng lực học viên theo chuẩn đầu ra”, với ĐTB = 2,14 điểm, 28 khách thể nhận xét ở mức tốt, 105 khách thể đánh giá ở mức trung bình. Có thể khẳng định, các khách thể đều hướng đến chất lượng đào tạo nghề cho học viên qua kết quả đầu ra, đây là một trong những xu hướng đánh giá không chỉ riêng có ở đào tạo nghề mà đã trở thành xu hướng đào tạo chung cho tất cả các ngành. Biểu hiện này khá quan trọng nhưng kết quả không cao, việc thực hiện các khâu khác như: “Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hướng vào việc phát triển năng lực học viên”, ĐTB = 2,05 ở vị trí thứ 2, trong đó 34 khách thể đánh giá kết quả thực hiện ở mức tốt, nhưng 31 ý kiến đánh giá ở mức yếu, ở vị trí thứ 3 là kết quả đánh giá khâu “Thực hiện mục tiêu dạy học nghề theo hướng phát triển năng lực của học viên theo yêu cầu chuẩn đầu ra” với kết quả với ĐTB = 1,88 điểm, đánh giá chủy yếu ở mức trung bình 98 ý kiến và 32 ý kiến ở mức yếu. Minh họa ý kiến về thực trạng trên, cô giáo Lê Minh T, giáo viên đơn vị liên kết cho rằng: “Nhìn chung, giáo viên khá chủ động trong thực hiện dạy học tiếp cận phát triển năng lực học viên, nhưng học viên ở Trung tâm khá thụ động, cơ sở vật chất chưa đáp ứng dược yêu cầu dạy học, cho nên kết quả học tập của học viên còn khá hạn chế”.
Hạn chế nhất có thể thấy ở khâu “Tìm kiếm, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học, công nghệ thông tin nhằm phát triển năng lực học viên”, với ĐTB = 1,57 điểm và có tới 68 khách thể đánh giá ở mức yếu. Đây cũng là hạn chế khá rõ ở Trung tâm hiện nay trong việc đào tạo nghề cho học viên đó chính là trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy và học, mặc dù Trung tâm đã tưng bước được trang cấp và mua sắm nhưng nhiều thiết bị với chi phí khá cao, số lượng học viên theo học không nhiều, dẫn đến những khó khăn trên chưa được khắc phục hoặc chưa được đầu tư một cách thỏa đáng.
* Xét theo loại khách thể
Nếu xét theo các loại khách thể giáo viên, cán bộ quản lý và học viên, có thể thấy giáo viên đánh giá trội hơn so với các đánh giá của cán bộ quản lý và học viên, cụ thể ĐTBGV = 1,96 điểm, ĐTBCBQL = 1,83 điểm và thấp nhất là ĐTBHV = 1,71 điểm. Có thể thấy, kết quả đánh giá giữa giáo viên và học viên khá chênh lệch.
Giáo viên và cán bộ quản lý tập trung khẳng định kết quả thực hiện biểu hiện “Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hướng vào việc phát triển năng lực học
viên” với kết quả cao nhất, ĐTB = 2,54 điểm, cán bộ quản lý cũng có xu hướng đánh giá khá tương đồng với đánh giá của giáo viên, ĐTB = 2,35 điểm. Sở dĩ như vậy vì ở Trung tâm, học viên học nghề còn hạn chế khá nhiều về mặt kiến thức, cho nên giáo viên tương đối tập trung vào phát triển năng lực học tập cho học viên, đội ngũ cán bộ quản lý cũng chú ý chỉ đạo ở khâu này. Điều này phù hợp với thực tế dạy học nghề ở Trung tâm hiện nay. Học viên Triệu Minh P đưa ra ý kiến: “Chúng em chỉ được học ở trên lớp, ít được thực hành, tuy có hiểu về nghề, nhưng nếu thực hành thì chưa làm tốt, chúng em mong được các thầy cô cho đi thực hành nhiều hơn”.
Đánh giá những hạn chế trong thực hiện các khâu của quá trình dạy học có sự khác biệt. Giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá kết quả thực hiện khâu “Tìm kiếm, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học, công nghệ thông tin nhằm phát triển năng lực học viên” ở mức rất yếu, với ĐTBGV = 1,33 điểm và ĐTBCBQL = 1,47 điểm, còn học viên thì cho rằng kết quả thực hiện “Đa dạng hóa các hình thức dạy lý thuyết, thực hành, ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng nghề, rèn luyện sự trải nghiệm, sự sáng tạo cho học viên” có kết quả thấp nhất, với ĐTB = 1,43 điểm. Điều đó có thể do giáo viên, cán bộ quản lý đã nhận thức khá rõ về những hạn chế về trang thiết bị phục vụ trong dạy học, nhưng học viên lại hướng đến nhu cầu thực hành, rèn luyện kỹ năng nghề, về sự trải nghiệm. Điều này có thể xuất phát từ hạn chế sâu xa chính là mặt kinh phí phục vụ dạy học nghề ở Trung tâm hiện nay. Do vậy, đánh giá những hạn chế trong thực hiện các khâu của việc dạy học nghề giữa giáo viên và cán bộ quản lý với học viên ở Trung tâm có nhiều điểm chưa tương đồng. Kết quả này được lí giải qua kiểm định F - test đã chỉ ra, sự không khác biệt chỉ diễn ra ở hai khâu: “Thực hiện mục tiêu dạy học nghề theo hướng phát triển năng lực của học viên theo yêu cầu chuẩn đầu ra” và “Tiến hành kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên dựa trên các yêu cầu và tiêu chí phát triển năng lực học viên theo chuẩn đầu ra”.
Như vậy, việc thực hiện các khâu của quá trình dạy học đều ở trong mức trung bình, theo thứ bậc thì việc “Tiến hành kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên dựa trên các yêu cầu và tiêu chí phát triển năng lực học viên theo chuẩn đầu ra” được đánh giá trội nhất và hạn chế nhất ở biểu hiện “Tìm kiếm, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học, công nghệ thông tin nhằm phát triển năng lực học viên”. Giáo viên và cán bộ quản lý có kết quả và hướng đánh giá khá tương đồng ở một số khâu nổi trội và một số khâu còn hạn chế. Ngược lại, học viên chú trọng nhiều đến hoạt động ngoại khóa, thực hành, rèn luyện nghề nghiệp, đó cũng là nhu cầu chính đáng của người học. Kết quả kiểm định cũng chỉ ra một số biểu hiện có sự khác biệt có ý nghĩa.
2.2.2. Tiến hành các hình thức tổ chức dạy nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện cho học viên
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện thực hiện việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học
Stt | Các hình thức tổ chức dạy học | Mức độ thực hiện | Khách thể | Kiểm định F | |||||||||||||
Tốt | TB | Yếu | GV | CBQL | HV | Chung | |||||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | F | p | ||
1 | Dạy học tích hợp, phân hóa | 9 | 6,4 | 88 | 62,9 | 43 | 30,7 | 1,83 | 0,48 | 1,53 | 0,62 | 1,80 | 0,61 | 1,78 | 0,57 | 1,94 | 0,15 |
2 | Tổ chức dạy học sinh động qua các hình thức thực hành, thực tế | 11 | 7,9 | 96 | 68,6 | 33 | 23,6 | 2,17 | 0,48 | 1,88 | 0,49 | 1,62 | 0,49 | 1,86 | 0,54 | 17,21 | 0,00 |
3 | Học tập nhóm, thảo luận nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ học tập | 11 | 7,9 | 83 | 59,3 | 46 | 32,9 | 1,75 | 0,44 | 1,41 | 0,51 | 1,95 | 0,65 | 1,80 | 0,58 | 6,48 | 0,00 |
4 | Hướng dẫn và phát huy năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề tự kiểm tra, tự đánh giá | 43 | 30,7 | 84 | 60,0 | 13 | 9,3 | 2,44 | 0,58 | 2,18 | 0,39 | 2,03 | 0,58 | 2,21 | 0,59 | 6,98 | 0,00 |
Điểm trung bình chung | 2,05 | 0,50 | 1,75 | 0,50 | 1,85 | 0,58 | 1,91 | 0,57 |
41
Ghi chú: Mức điểm cao 2,12-3; Trung bình 1,75-2,12; Thấp 1-1,75.
Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy
* Xét trên mẫu chung
Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thể hiện ở mức trung bình ĐTB = 1,91 điểm (do 1,75 điểm ≤ ĐTB ≤ 2,214 điểm). Trong các hình thức tổ chức dạy thì hình thức “Hướng dẫn và phát huy năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề tự kiểm tra, tự đánh giá” trội nhất, với ĐTB = 2,21 điểm, với 43 ý kiến đánh giá ở mức tốt (chiếm 30,7%), còn lại 84 ý kiến đánh giá ở mức trung bình (chiếm 60%).
GV sử dụng các hình thức dạy học tích cực như dạy học tích hợp, phân hóa với hiệu quả khá thấp. Kết quả điều tra thấp nhất (ĐTB = 1,78 điểm), giáo viên đánh giá chủ yếu tập trung vào mức trung bình 62,9% ý kiến và mức yếu 30,7%. Đánh giá về các hình thức khác như thảo luận nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ... cho thấy chưa đem lại hiệu quả thiết thực.
* Xét theo loại khách thể
Tổng hợp kết quả đánh giá của các loại khách thể cho thấy, có sự chênh lệch tương đối rõ giữa GV với CBQL và HV. Sở dĩ GV đánh giá cao nhất (ĐTB = 2,05) vì họ là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình dạy học, nên nắm rõ hiệu quả sử dụng các hình thức tổ chức dạy học. Tuy nhiên, CBQL và HV có thể do họ đặt ra yêu cầu cao hơn so với đánh giá của GV, nên có sự chênh lệch kết quả như trên. Điều này được minh chứng qua kiểm định F - test ở đa số các hình thức đã được trình bày trong bảng số liệu. Minh họa cho ý này, thày giáo Nguyễn Đức T, GV của TT khẳng định: “Qua theo dõi việc dạy học ở Trung tâm tôi thấy chủ yếu giáo viên sử dụng hình thức dạy học truyền thống, hầu như không đề cập đến hình thức dạy học tích cực, dẫn đến khả năng tự giải quyết vấn đề của học viên khá hạn chế”.
Tóm lại, việc GV sử dụng các hình thức tổ chức dạy học tích cực chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, GV chưa chú ý đến việc sử dụng một cách đồng bộ các hình thức tổ chức dạy học tích cực, tuy họ có chú ý tới hình thức hướng dẫn năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, tự đánh giá. Ba nhóm khách thể hầu như chưa thống nhất trong đánh giá kết quả thực hiện các HTDH tích cực.
2.2.3. Thực trạng tiến hành các phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học tập của học viên
a. Thực trạng thực hiện các phương pháp dạy học
Có sự chênh lệch khá lớn trong đánh giá việc thực hiện các phương pháp dạy
học. Thực trạng thưc
hiên
các phương pháp day
hoc
được thể hiện qua bảng 2.5.
42
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện các phương pháp dạy học
Stt | Thực hiện các phương pháp dạy học | Mức độ thực hiện | Khách thể | Kiểm định F | |||||||||||||
Tốt | TB | Yếu | GV | CBQL | HV | Chung | |||||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | F | p | ||
1 | Phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, giảng giải...) | 88 | 62,9 | 48 | 34,3 | 4 | 2,9 | 2,60 | 0,49 | 2,65 | 0,49 | 2,53 | 0,62 | 2,58 | 0,56 | 0,37 | 0,69 |
2 | Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề | 27 | 19,3 | 97 | 69,3 | 16 | 11,4 | 2,31 | 0,51 | 2,29 | 0,47 | 1,90 | 0,51 | 2,11 | 0,54 | 10,13 | 0,00 |
3 | Phương pháp tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, sáng tạo | 7 | 5,0 | 93 | 66,4 | 40 | 28,6 | 1,87 | 0,49 | 1,94 | 0,56 | 1,65 | 0,55 | 1,78 | 0,54 | 3,40 | 0,04 |
4 | Thảo luận nhóm, học tập nhóm | 7 | 5,0 | 87 | 62,1 | 46 | 32,9 | 1,65 | 0,48 | 1,71 | 0,59 | 1,83 | 0,59 | 1,74 | 0,55 | 1,60 | 0,21 |
5 | Thực hành, tham quan thực tế đa dạng ở các cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất gắn với thực tiễn nghề nghiệp | 0 | 0 | 60 | 42,9 | 80 | 57,1 | 1,50 | 0,51 | 1,53 | 0,51 | 1,35 | 0,48 | 1,43 | 0,50 | 1,61 | 0,20 |
Điểm trung bình chung | 1,99 | 0,50 | 2,02 | 0,52 | 1,85 | 0,55 | 1,93 | 0,54 |
43
Ghi chú: Mức điểm cao: 2,60-3; Trung bình: 1,43-2,60; Thấp: 1-1,43
* Xét theo mẫu chung
Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy mức giá trị lớn nhất là 2,15 điểm và có biểu hiện điểm trung bình nhỏ nhất là 1,54 điểm. Có tới 62,9% số ý kiến cho rằng: Phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, giảng giải...) được thực hiện ở mức tốt và 34,3% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và chỉ có 2,9% ý kiến đánh giá ở mức yếu và kết quả chung với ĐTB = 2,58 điểm. Phương pháp này được coi là phương pháp dạy học chủ yếu và được sử dụng nhiều nhất so với các phương pháp khác trong việc dạy học nghề cho học viên.
Kết quả ở bảng 2.5 còn cho thấy việc “Thực hành, tham quan thực tế đa dạng ở các cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất gắn với thực tiễn nghề nghiệp” được đánh giá với kết quả thấp nhất, có tới 57,1% đánh giá ở mức yếu, do vậy, ĐTB chung khá thấp 1,43 điểm. Nói về những hạn chế trên, thầy giáo Nguyễn Thành Đ, cán bộ ở Trung tâm cho biết: “Chúng tôi cũng mong được đưa các em học viên đi thực tế tại cơ sở sản xuất, nhưng thiếu kinh phí, nên học viên chủ yếu học lý thuyết tại lớp”.
* Xét theo loại khách thể
Nhìn vào kết quả ở bảng 2.5 dễ nhận thấy kết quả đánh giá chung giữa các nhóm khách thể gồm giáo viên, cán bộ quản lý và học viên có sự chênh lệch không đáng kể, ĐTB GV = 1,99 điểm, ĐTBCBQL = 2,02 điểm và ĐTBHV = 1,85 điểm, sự chênh lệch khá rõ.
Cả ba nhóm khách thể đều đánh giá rất cao hiệu suất “Phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, giảng giải...)”, ở mức cao. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, song cũng có những hạn chế đó là chưa kích thích được trí sáng tạo của học viên, nhưng vì dễ vận dụng nên các giáo viên đã sử dụng thường xuyên. Kết quả kiểm định F cho thấy không có sự khác biệt trong kết quả đánh giá của ba nhóm: giáo viên, cán bộ quản lý và học viên.
Do nhấn mạnh đến việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, dẫn đến việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tìm tòi, khám phá ít được vận dụng, nhất là theo đánh giá của cán bộ quản lý và học viên. Hạn chế nhất thể hiện ở phương pháp “Thực hành, tham quan thực tế đa dạng ở các cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất gắn với thực tiễn nghề nghiệp”
cả ba nhóm khách thể đều đánh giá khá thống nhất, kiểm định F cho thấy không có sự khác biệt (p = 0,20). Chứng tỏ, việc tham quan, thực tế, thực hành gắn với nghề nghiệp của học viên cần được chú trọng nhiều hơn nữa, làm cho sản phẩm đầu ra có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
Tóm lại, đánh giá chung về việc sử dụng các phương pháp dạy học ở mức trung bình, song theo từng phương pháp cụ thể, phương pháp dạy học truyền thống được vận dụng nhiều nhất, điều này làm hạn chế việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực khác. Hạn chế rõ nhất thể hiện ở kết quả đánh giá việc sử dụng phương pháp thực hành, thực tế ở các cơ sở dạy nghề. Nhìn chung, giáo viên có kết quả đánh giá trội hơn so với cán bộ quản lý và học viên.
2.2.4. Thực trạng thực hiện các biện pháp dạy học
Kết quả thực hiện các biện pháp dạy học nghề ở Trung tâm giáo dục Thường xuyên huyện Yên Lập được thể hiện qua bảng 2.6.
Bảng 2.6. Kết quả thực hiện các biện pháp dạy học
Thực hiện các biện pháp dạy học | Mức độ thực hiện | Khách thể | Kiểm định F | ||||||||||||||
Tốt | TB | Yếu | GV | CBQL | HV | Tốt | |||||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | F | p | ||
1 | Kích thích hứng thú, sự say mê học tập của học viên | 8 | 5,7 | 85 | 60,7 | 47 | 33,6 | 1,88 | 0,49 | 1,59 | 0,51 | 1,68 | 0,62 | 1,74 | 0,57 | 2,32 | 0,10 |
2 | Tạo điều kiện cho học viên tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập và tự học | 12 | 8,6 | 105 | 75,0 | 12 | 8,6 | 2,19 | 0,45 | 1,94 | 0,43 | 2,07 | 0,52 | 2,10 | 0,48 | 1,88 | 0,16 |
3 | Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, hướng dẫn học viên nêu và tự giải quyết vấn đề, tích cực tự đọc tài liệu, nêu thắc mắc | 31 | 22,1 | 82 | 58,6 | 27 | 19,3 | 2,46 | 0,50 | 2,24 | 0,44 | 1,73 | 0,61 | 2,08 | 0,64 | 24,08 | 0,00 |
4 | Kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập kích thích tính sáng tạo, khuyến khích khả năng tự học của học viên | 37 | 26,4 | 86 | 61,4 | 17 | 12,1 | 2,50 | 0,51 | 2,24 | 0,44 | 1,93 | 0,61 | 2,19 | 0,61 | 14,26 | 0,00 |
Điểm trung bình chung | 2,26 | 0,49 | 2,00 | 0,46 | 1,85 | 0,59 | 2,03 | 0,58 |
Ghi chú: Mức điểm cao: 2,14-3; Trung bình: 1,72-2,15; Thấp: 1-1,72.