Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Nghề Ở Trung Tâm Gdtx Theo Tiếp Cận Năng Lực Thực Hiện

Đảm bảo Chuẩn nghề nghiệp của người học về kiến thức và kỹ năng nghề chuyên môn của các nghề mà các trường dạy nghề sẽ đào tạo. Ví dụ như các nghề điện, may, hàn…; về kiến thức và kỹ năng kỹ xảo.

Tập trung vào các kiến thức, kỹ năng và thái độ để người học có NLTH của

người thợ lành nghề, của chuyên viên kỹ thuật.

Có sự tích hợp giữa các khối kiến thức chung, cơ sở và chuyên ngành, tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề và kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo các module trong chương trình nhằm hình thành các NLTH cho người học. Có phần cứng và phần mềm, phải có các module bắt buộc và module tự chọn, các module này có thể thay đổi hoặc bổ sung theo yêu cầu thay đổi của kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất và thị trường lao động. Quán triệt đào tạo cơ bản và đào tạo thường xuyên để cho người học sau khi tốt nghiệp chẳng những hành nghề được mà còn có ý chí, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

* Quản lý hoạt động giảng dạy của GV theo tiếp cận NLTH

GV tham gia xây dựng chương trình, giáo án (kế hoạch dạy học) và chuẩn bị các điều kiện dạy học: Để xây dựng được chương trình dựa trên NLTH, GV phải xuất phát từ nhu cầu xã hội về đào tạo CNLN, thực hiện quá trình phân tích nghề của người CNLN, thiết lập các tiêu chuẩn NLTH, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện nội dung, cách thức đánh giá, điều kiện thực hiện và xây dựng khung thời gian cho chương trình. Để dạy học có kết quả, GV phải chuẩn bị các thiết bị dạy học, các phương tiện dạy học và tài liệu dạy học khác nhau phù hợp với nội dung chương trình. Các phương tiện loại này có ý nghĩa quyết định đến mức độ hình thành NLTH ở HS.

Thực hiện kế hoạch dạy học (các hoạt động của giảng viên): Đánh giá NLTH đầu vào của HS là công việc đầu tiên trong thực hiện kế hoạch dạy học của GV. Qua đó lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với từng đối tượng người học. GV có thể sử dụng trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm sự thực hiện để đánh giá NLTH đầu vào của HS.

Đánh giá và hướng dẫn tự đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận NLTH: Để đánh giá kết quả học tập của người học (các NLTH), GV phải nghiên cứu các quy

chế, quy định về đánh giá, xác định mục tiêu đánh giá; xây dựng nội dung và phương thức đánh giá; xây dựng các công cụ, thu nhập bằng chứng và ra phán quyết đánh giá. Xác định các nội dung đánh giá kết quả học tập của HS bao gồm: sự thực hiện, kết quả thực hiện, đảm bảo an toàn, năng suất lao động.

Việc đổi mới phương pháp dạy học nghề là nhằm hình thành cho người học năng lực tự học, tự nghiên cứu. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Quản lý phương pháp dạy học nghề phải bảo đảm định hướng cho giáo viên và người học áp dụng các phương pháp dạy học tích cực với vai trò chủ động là người học, tích hợp lý thuyết và thực hành đảm bảo hiệu quả từng module, từng nghề, thường xuyên khuyến khích giáo viên sáng tạo trong áp dụng phương pháp dạy học sáng tạo nhằm rèn luyện các kỹ năng học tập chủ động, sáng tạo của người học. Phát huy tính tự giác, tích cực của người học; Dựa vào hoạt động chủ động của chính người học; Tuân thủ các qui trình công nghệ, thao tác mẫu để hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho người học; Thích hợp với các phương tiện kỹ thuật dạy học, trong đó có công nghệ thông tin hiện đại; Tạo ra nhiều cơ hội thực hành để người học trải nghiệm và phát huy khả năng cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

* Quản lý hoạt động học tập của học sinh theo tiếp cận NLTH

Hoạt động của học sinh là hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu khoa học. Hoạt động này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: tham gia giờ học lý thuyết trên lớp, thực hành môn học ở các phòng thực nghiệm, xưởng trường … Học sinh với tư cách là chủ thể hoạt động học tập tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để hình thành và phát triển năng lực. Hoạt động học tập của HS theo tiếp cận NLTH còn có các đặc trưng:

Quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - 5

Chuẩn bị hoạt động học tập của HS

- Nghiên cứu nội dung và chương trình học tập để hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những NLTH cần hình thành và phát triển; xác định trình tự logic của bài học và các tiêu chuẩn đánh giá.

- Nghiên cứu các tiêu chuẩn NLTH, HS được GV hướng dẫn để tự xác định mục tiêu học tập trong từng giai đoạn, tự lập kết hoạch học tập, cam kết thực hiện, tự

thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình.

- Lập kế hoạch học tập thể hiện rõ mục tiêu cần đạt các NLTH trong từng giai đoạn học tập, các hoạt động cần thực hiện, các phương pháp và điều kiện để thực hiện các hoạt động đó.

- Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện và tổ chức môi trường học tập theo yêu cầu, trong đó có chuẩn bị các loại tài liệu học tập, dụng cụ, thiết bị luyện tập kỹ năng.

Thực hiện hoạt động học tập trên lớp, ở xưởng trường và thực tập thực tế tại các cơ sở sản xuất và tại các cơ sở đào tạo nghề

Hoạt động này có ý nghĩa quyết định đối với quá trình hình thành các NLTH của HS. HS phải lựa chọn và sử dụng được các phương pháp và phương tiện học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giúp HS thực hiện các hoạt động học tập có kết quả.

Hoạt động học của HS không chỉ là việc tiếp thu kiến thức lý thuyết đơn thuần và sự kết hợp giữa lĩnh hội kiến thức lý thuyết với luyện tập các kỹ năng và rèn luyện thái độ nghề nghiệp. Học sinh phải tham gia rèn luyện kỹ năng chuyên môn nghề (nghề điện dân dụng, tin học, cơ khí, may, làm vườn…) và tác phong công nghiệp, tinh thần kỷ luật, tác phong của CNLN.

Tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập theo tiêu chuẩn NLTH của CNLN

Học sinh phải tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập trong suốt quá trình học tập và đánh giá kết quả cuối cùng. Hoạt động đánh giá của HS được thực hiện dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của GV. Để HS thực hiện hoạt động tự đánh giá, GV hướng dẫn HS nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá, nghiên cứu các biểu mẫu và công cụ đánh giá, tiến hành thu nhập bằng chứng để ra các phán quyết đánh giá. Đánh giá của HS phải thực hiện đồng thời với những điều chỉnh hoạt động học tập để đạt được các NLTH quy định.

Tự học có vai trò quan trọng đối với kết quả học tập của từng cá nhân. Tự học của HS nhằm củng cố, bổ sung kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp theo tiêu chuẩn NLTH của CNLN. Để tự học có hiệu quả HS phải lập kế hoạch tự học, thu thập các

tài liệu, chuẩn bị dụng cụ và thiết bị học tập, thực hiện các hoạt động học tập hướng dẫn của GV và phải có khả năng tự đánh giá kết quả học tập.

* Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy nghề

Chất lượng dạy nghề là vấn đề quan trọng hàng đầu của hoạt động đào tạo. Đây là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố kiểm tra đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng. Thông qua đánh giá mà người học biết được mức độ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của mình để tự điều chỉnh phương pháp, thời gian học cho thích hợp, người dạy có được những thông tin phản hồi để điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp nhất để đạt kết quả cao nhất trong quá trình dạy nghề. Đối với người quản lý, qua kiểm tra đánh giá để biết được tình hình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, qua đó có những biện pháp quản lý phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy nghề.

* Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường dạy học phục vụ dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện.

CSVC, trang thiết bị đầy đủ sẽ là tiền đề thuận lợi cho tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học của trung tâm GDTX gồm trường sở, phòng học, bàn ghế, phòng học bộ môn, thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành...

Giám đốc trung tâm phải đảm bảo đầy đủ CSVC, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học; tổ chức, chỉ đạo việc sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học mới góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy và học.

1.4.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học nghề ở Trung tâm GDTX theo tiếp cận năng lực thực hiện

* Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy và học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện.

- Vào đầu năm học Giám đốc trung tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy nghề của trung tâm.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học: Giám đốc trung tâm cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi với tổ trưởng những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ trưởng xây dựng kế hoạch tổ theo quy trình và cách

trình bày như kế hoạch năm học của trung tâm. Kế hoạch của tổ được Giám đốc duyệt, trở thành văn bản pháp lý để giám đốc chỉ đạo hoạt động dạy nghề.

- Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch năm học: Giám đốc chỉ đạo các tổ trưởng, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch năm học cá nhân, kế hoạch của giáo viên gồm 2 loại: kế hoạch năm học và kế hoạch giảng dạy bộ môn. Trong kế hoạch của giáo viên phải thể hiện rõ các chỉ tiêu, nhất là về tập huấn, bồi dưỡng, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu phát huy năng lực thực hiện của học viên.

* Xây dựng bộ máy chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện.

- Giám đốc trung tâm quản lý hoạt động dạy- học: Giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục trong trung tâm, nhưng có thể phân công cho một Phó giám đốc phụ trách quản lý hoạt động dạy- học. Phó giám đốc phụ trách quản lý hoạt động dạy- học làm việc dưới sự lãnh đạo của giám đốc, cùng với giám đốc vạch kế hoạch công tác, báo cáo với Giám đốc về phần công việc của mình.

- Xây dựng tổ chuyên môn: Giám đốc căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX, tình hình thực tế của cơ cấu đội ngũ giáo viên để quyết định thành lập các nhóm chuyên môn, đảm bảo hoạt động của các bộ môn hoạt động hiệu quả nhất.

- Giám đốc chỉ đạo các tổ, các nhóm chuyên môn phân công giảng dạy cho giáo viên: phân công theo đúng khả năng, chuyên môn được đào tạo của mỗi giáo viên và theo hướng phát triển. Phân công giảng dạy cho giáo viên trên cơ sở tin tưởng vào khả năng vươn lên của họ. Phân công giáo viên phải vì sự tiến bộ của cả tập thể sư phạm, tạo điều kiện người giỏi kèm cặp người chưa có kinh nghiệm, đồng thời chú ý đến khả năng tiếp thu kiến thức của học viên.

* Chỉ đạo( lãnh đạo, điều hành) thực hiện kế hoạch dạy học nghề và các khâu của hoạt động dạy học

Chỉ đạo hoạt động dạy học của giáo viên với một số nhiệm vụ cụ thể như: phân công cho phó giám đốc phụ trách chuyên môn, các tổ trưởng chỉ đạo điều hành việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học; phân công giảng dạy hợp lý, quản lý

tốt giờ lên lớp của giáo viên; tập trung bồi dưỡng giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm...

Chỉ đạo thực hiện hoạt động học tập của học viên nhằm nâng cao ý thức, tinh thần, thái độ, động cơ học tập, tạo sự hứng thú, say mê học tập của học viên; bồi dưỡng phương pháp tự học cho học viên; hướng dẫn học viên khai thác vốn sống, kinh nghiệm bản thân vào hoạt động học tập.

Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn bảo đảm thực hiện đúng chế độ hội họp; điều hành giáo viên của tổ thực hiện các hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên; đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ.

Chỉ đạo giáo viên tích cực đổi mới PP kiểm tra, đánh giá.

Chỉ đạo công tác bổ sung, tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp phục vụ việc tổ chức các hoạt động dạy và học.

* Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về quản lý hoạt động dạy và học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện

Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên với các phương pháp kiểm tra như: nghiên cứu hồ sơ sổ sách của giáo viên và tổ chuyên môn; quan sát hoạt động giảng dạy của giáo viên; quan sát các hoạt động chuyên môn khác của giáo viên; trao đổi với tổ trưởng chuyên môn, cha mẹ học viên.

Kiểm tra hoạt động học tập của học viên theo Quy chế hiện hành.

1.4.3. Chỉ đạo của giám đốc trung tâm GDTX trong việc quản lý hoạt động dạy học nghề ở trung tâm GDTX

1.4.3.1. Vai trò chỉ đạo của giám đốc trung tâm GDTX trong việc quản lí hoạt động dạy học nghề ở trung tâm GDTX

* Khái niệm Giám đốc TTGDTX

Theo Điều 13, Quy chế tổ chức và hoạt động của TTGDTX (Ban hành kèm theo Quyết điṇ h số: 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT)[6].

Giám đốc TTGDTX là người trực tiếp quản lí, điều hành và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí cấp trên về hoạt động của TT” [6].

Giám đốc là người có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có năng lực quản lí, tốt nghiệp đại học và công tác trong ngành GD ít nhất 5 năm.

Giám đốc TTGDTX được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kì; mỗi nhiệm kì là 5 năm.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở GD và ĐT theo uỷ quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm Giám đốc TTGDTX.

* Chức năng của Giám đốc TTGDTX: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá việc kế hoạch nhằm hoàn thành cá nhiệm vụ của TT; Quản lí CSVC và các tài sản của TT; Quản lí nhân viên, GV và học viên của TT; Quản lí tài

chính, quyết định thu, chi và phân phối các thành quả lao động, thực hành kĩ thuật

dịch vụ theo quy định.

* Nhiệm vụ của Giám đốc TTGDTX: Giám đốc là thủ trưởng cơ quan GD của nhà nước nên Giám đốc TTGDTX có những nhiệm vụ: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá việc kế hoạch nhằm hoàn thành cá nhiệm vụ của TT; Quản lí CSVC và các tài sản của TT; Quản lí nhân viên, GV và học viên của TT; Bổ nhiệm các trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng, tổ phó; thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chuyên môn, nghiệp vụ; Quản lí tài chính, quyết định thu, chi và phân phối các thành quả lao động, thực hành kĩ thuật dịch vụ theo quy định; Kí học bạ, các

giấy chứng nhận trình độ học lực và kĩ thuật nghề nghiệp, chứng chỉ GDTX cho học

viên tại TT theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; Được theo học các lớp chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.

Như vậy, giám đốc trung tâm GDTX là chủ thể quản lý trong trung tâm, trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học; đồng thời tạo ra sự phối hợp, kết hợp giữa cá nhân và các bộ phận trong thực hiện, giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh, điều chỉnh kế hoạch, tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy học diễn ra và kết quả theo mục tiêu.

1.4.3.2. Mối quan hệ giữa chỉ đạo của giám đốc trung tâm GDTX với các bộ phận chức năng

Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX, giám đốc Trung tâm GDTX trực tiếp quản lí, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của trung tâm mà trong đó chủ đạo là quản lý hoạt động dạy học. Để hoàn thành các

nhiệm vụ quản lý, giám đốc triển khai thông qua các bộ phận giúp việc gồm các phó giám đốc, các tổ trưởng, các tổ chức đoàn thể.

Trung tâm GDTX cấp huyện có 01 hoặc 02 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc trong việc lãnh đạo, quản lý. Giám đốc trung tâm phân công nhiệm vụ cho phó giám đốc phụ trách chỉ đạo chuyên môn. Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền để thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của trung tâm.

Giám đốc trung tâm GDTX cấp huyện trực tiếp chỉ đạo các tổ gồm tổ hành chính - tổng hợp, tổ giáo vụ, tổ dạy văn hóa, tổ dạy nghề, ngoại ngữ và tin học, tổ chuyên đề và các tổ chuyên môn khác. Giám đốc là người ra quyết định thành lập và bổ nhiệm các tổ trưởng, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các tổ. Các tổ trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc, điều hành mọi hoạt động của tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động dạy học.

Giám đốc trung tâm GDTX ra quyết định thành lập các Hội đồng thi đua, Hội đồng khoa học và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần, chế độ, thời gian hoạt động của các Hội đồng này.

Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trung tâm GDTX hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trung tâm hoạt động theo quy định của pháp luật và hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã hội.

Như vậy, giám đốc trung tâm GDTX phân công nhiệm vụ cho các cá nhân và các bộ phận chức năng theo đúng lĩnh vực phụ trách; điều hành thường xuyên đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận chức năng nhằm đạt được kết quả đề ra.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện cho học viên Trung tâm GDTX cấp huyện

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Vốn kinh nghiệm, năng lực của giám đốc trung tâm

Giám đốc trung tâm GDTX giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dạy học của trung tâm. Giám đốc phải có phẩm chất chính trị, lập trường tư

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí