ôn tập tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập” cán bộ quản lý đánh giá trội hơn hẳn so với đánh giá của giáo viên một cách ý nghĩa. Theo đông đảo ý kiến của giáo viên, học viên đến học ở Trung tâm chủ yếu là con em đồng bào dân tộc ít người, họ được khuyến khích đến lớp, đến trường, nhưng chưa có cơ chế để họ học tập chủ động, tích cực và khuyến khích học đưa ra ý kiến góp ý với Trung tâm, do vậy nhiều nội dung đã nêu đều được giáo viên đánh giá ở mức thấp (kết quả lần lượt ĐTB là 1,52 điển và 1,50 điểm < 1,58 điểm).
Kết quả đánh giá 6 nội dung nói trên, có đến 3 nội dung có có kết quả đánh giá với sự khác biệt có ý nghĩa, cán bộ quản lý đánh giá trội hơn giáo viên, điều này cho thấy giữa hai nhóm chưa thống nhất với nhau về đánh giá các khâu trong chỉ đạo quản lý hoạt động học tập của học viên.
2.3.4. Thực trạng quản lý việc xây dựng và sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của học viên
Bảng 2.13. Kết quả quản lý việc xây dựng và sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của học viên
Các nội dung quản lý | Mức độ | Khách thể | Chung | T-test | |||||||||||
Tốt | TB | Yếu | GV | CBQL | |||||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | t | p | ||
1 | Đầu tư kinh phí cho việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện môi trường phục vụ dạy và học | 23 | 35,4 | 41 | 63,1 | 1 | 1,5 | 2,29 | 0,46 | 2,47 | 0,62 | 2,34 | 0,51 | 1,25 | 0,29 |
2 | Khuyến khích giáo viên, học viên tìm tòi, cải tiến, sáng chế các phương tiện, đồ dùng dạy học | 1 | 1,5 | 49 | 75,4 | 15 | 23,1 | 1,77 | 0,47 | 1,82 | 0,39 | 1,78 | 0,45 | -0,41 | 0,66 |
3 | Mua sắm, photo các tài liệu học tập, in đề thi | 20 | 30,8 | 43 | 66,2 | 2 | 3,1 | 2,17 | 0,48 | 2,59 | 0,51 | 2,28 | 0,52 | 3,08 | 0,01 |
4 | Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá, lập hồ sơ, bảo quản hồ sơ học tập | 2 | 3,1 | 44 | 67,7 | 19 | 29,2 | 1,71 | 0,54 | 1,82 | 0,39 | 1,74 | 0,51 | -0,80 | 0,36 |
5 | Sử dụng các trang web, quest khám phá thông tin trên mạng phục vụ dạy và học | 0 | 0 | 21 | 32,3 | 44 | 67,7 | 1,27 | 0,45 | 1,47 | 0,51 | 1,32 | 0,47 | 1,52 | 0,17 |
Điểm trung bình chung | 1,84 | 0,48 | 2,03 | 0,48 | 1,89 | 0,49 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Việc Giáo Viên Thực Hiện Các Khâu Của Quá Trình Dạy Học
- Thực Trạng Kiểm Tra, Thi, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Viên
- Thực Trạng Chỉ Đạo Việc Dạy Nghề Của Giáo Viên Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Học Tập Của Học Viên
- Biện Pháp 1: Xây Dựng Kế Hoạch Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Nghề Ở Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Thực Hiện
- Biện Pháp 4: Quản Lý Khâu Thanh Tra, Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Dạy Học Nghề Theo Chuẩn Đầu Ra
- Quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - 13
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Ghi chú: Mức điểm cao 2,34-3; Trung bình 1,32-2,34; Thấp 1-1,32.
Từ kết quả ở bảng 2.13, cho thấy:
* Xét trên mẫu chung
Có hai nội dung khá tương đồng về đánh giá ở mức tốt, đó là “Đầu tư kinh phí cho việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện môi trường phục vụ dạy và học” và “Mua sắm, photo các tài liệu học tập, in đề thi” với mức tốt
lần lượt là 23 ý kiến, chiếm 35,4 % và 20 ý kiến, chiếm 30,8%, đánh giá ở mức trung bình cũng khá tương đồng, 63,1% và 66,2%, điểm trung bình lần lượt là 2,34 điểm và 2,28 điểm. Những biểu hiện này nói lên việc trang bị, mua sắm cơ sở vật chất có được đầu tư, song so với, ở đây, một lần nữa chúng tôi cho rằng việc mua sắm, trang bị cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, song đây vẫn là cố gắng, nỗ lực rất lớn của Trung tâm trong một vài năm trở lại đây. Thầy giáo Dương Văn P, Giám đốc Trung tâm đưa ra ý kiến: “Trung tâm đã có những nỗ lực rất lớn trong việc mua sắm, được trang cấp cơ sở vật chất, kêu gọi các cá nhân, nhân dân địa phương tham gia vào hoạt động xã hội hóa cơ sở vật chất, nhưng kết quả còn khá khiêm tốn, do kinh tế địa phương còn rất khó khăn, nhưng các nhu cầu tối thiểu chúng tôi đã đáp ứng tương đối tốt”.
Các biểu hiện còn lại, rất ít ý kiến đánh giá ở mức tốt, chủ yếu ở mức trung bình và mức yếu, thậm chí nội dung “Sử dụng các trang web, quest khám phá thông tin trên mạng phục vụ dạy và học” chủ yếu ở mức yếu, với 67,7% ý kiến, ĐTB = 1,32 điểm, bằng với kết quả ở mức thấp (1,323 điểm ≤ ĐTB ≤ 2,338 điểm). Những khó khăn về cơ sở vật chất là nguyên nhân cơ bản nhất nên việc trang bị các máy tính, máy chiếu, kết nối internet chưa có, nên kết quả như trên là phản ánh đúng thực trạng ở tại Trung tâm hiện nay.
Tựu chung lại, từ các phân tích, đánh giá cho thấy thực trạng quản lý xây dựng và sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của học viên với kết quả ĐTB = 1,89 điểm, thiếu trang thiết bị dạy học hiện đại. Do vậy, Trung tâm cần có được trang cấp, mua sắm và thực hiện công tác xã hội hóa tích cực hơn nữa.
* Xét theo loại khách thể
Theo kết quả ở bảng 2.13, thấy cán bộ quản lý đánh giá ĐTB = 2,03 điểm trội hơn so với giáo viên ĐTB = 184 điểm, có một số lí giải của giáo viên và cán bộ quản lý về nguyên nhân của vấn đề như sau:
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ quản lý nhận thức được tương đối rõ những hạn chế về thực trạng cơ sở vật chất, việc trang cấp, mua sắm dù có nhiều cố gắng song vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu phục vụ dạy học.
Thứ hai, giáo viên luôn có mong muốn được sử dụng các trang thiết bị hiện đại vào dạy học, mua sắm tài liệu học tập. về vấn đề này, cô giáo Lê Thúy Q, giáo viên ở Trung tâm cho biết: “Trung tâm hiện có rất ít tài liệu tham khảo cho học viên đọc
thêm, ngay cả sách giáo khoa tuy được cấp đủ nhưng đôi khi còn chậm, học viên học qua nhiều bài mới có giáo sách”. Đây cũng là ý kiến có sự khác biệt có ý nghĩa ở nội dung “Mua sắm, photo các tài liệu học tập, in đề thi” là hoàn toàn có những dẫn chứng cụ thể (t = 3,08, p = 0,01).
Kiểm định sự khác biệt ở các nội dung còn lại, có sự tương đồng ý kiến giữa cán bộ quản lý và giáo viên, do đó, có sự thống nhất nhận thức về những ưu điểm và hạn chế trong quản lý xây dựng cơ sở vật chất ở Trung tâm.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện của người học
Kết quả khảo sát nhận thức của các khách thể về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học viên thể hiện qua bảng 2.14.
Bảng 2.14. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc quản lý dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực học tập của học viên
Các yếu tố ảnh hưởng | Mức độ ảnh hưởng | Thứ bậc | ||||||||
Ảnh hưởng nhiều | Ảnh hưởng vừa phải | Ít ảnh hưởng | ĐTB | ĐLC | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||||
Các yếu tố chủ quan | ||||||||||
1 | Ý thức, tinh thần phấn đấu, cần cù học tập, năng lực học tập của học viên | 44 | 67,7 | 21 | 32,3 | 0 | 0 | 2,68 | 0,47 | 1 |
2 | Trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, tinh thần, trách nhiệm của giáo viên | 25 | 38,5 | 39 | 60 | 1 | 1,5 | 2,37 | 0,52 | 2 |
3 | Vốn kinh nghiệm, năng lực quản lý của cán bộ quản lý ở Trung tâm và các cơ sở thực hành | 15 | 23,1 | 44 | 67,7 | 6 | 9,2 | 2,14 | 0,56 | 3 |
Điểm trung bình cách yếu tố chủ quan | 2,40 | 0,52 | ||||||||
Các yếu tố khách quan | ||||||||||
4 | Việc quản lý của các cấp, sở giáo dục, chính quyền địa phương | 18 | 27,7 | 44 | 67,7 | 3 | 4,6 | 2,23 | 0,52 | 3 |
5 | Cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện dạy học ở Trung tâm và các cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất | 48 | 73,8 | 17 | 26,2 | 0 | 0 | 2,74 | 0,44 | 1 |
6 | Trình độ dân trí, hoàn cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội, phong trào xã hội hóa giáo dục, giáo dục cộng đồng và xây dựng xã hội học tập ở địa phương | 4 | 6,2 | 47 | 72,3 | 14 | 6,2 | 1,85 | 0,51 | 4 |
7 | Cơ chế, chính sách giáo dục giành cho học nghề ở Trung tâm GDTX | 26 | 40,0 | 38 | 58,5 | 1 | 1,5 | 2,38 | 0,52 | 2 |
Điểm trung bình các yếu tố khách quan | 2,30 | 0,50 |
Các yếu tố chủ quan là những ảnh hưởng rõ nhất mà ta có thể thấy qua bảng số liệu trên, với ĐTB = 2,40 điểm so với kết quả nhận thức mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, ĐTB = 2,30 điểm.
Với đặc thù là trung tâm giáo dục thường xuyên ở một huyện miền núi, học viên chủ yếu là người dân tộc ít người, cho nên yếu tố chủ quan theo chúng tôi có ảnh hưởng rõ nhất là “Ý thức, tinh thần phấn đấu, cần cù học tập, năng lực học tập của học viên” mà không phải là trình độ chuyên môn cảu giáo viên hay năng lực, kinh nghiệm quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý. Do vậy, yếu tố này có kết quả nhận thức khá cao, ĐTB = 2,68 điểm, có tới 67% ý kiến khẳng định ở mức ảnh hưởng nhiều, trong khi đó, yếu tố “Vốn kinh nghiệm, năng lực quản lý của cán bộ quản lý ở Trung tâm và các cơ sở thực hành” chỉ nhận được 23,1% ý kiến nhận thức ở mức ảnh hưởng nhiều. Nhận xét về thực trạng như trên, thầy giáo Triệu Trung K, nguyên phó giám đốc Trung tâm cho rằng: “Việc dạy học ở Trung tâm khác với nhiều trung tâm khác trong hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên, đa số học viên là người Dao và người các dân tộc ít người, các em đến lớp đông đủ đã là sự nỗ lực rất lớn, chưa nói đến tính chủ động, sự tích cực trong học tập, cho nên theo tôi, các ý kiến rất tập trung vào yếu tố học viên là rất xác đáng”.
Về ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, yếu tố “Cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện dạy học ở Trung tâm và các cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất” được nhận thức có ảnh hưởng nhiều nhất, ở thứ bậc 1, với ĐTB = 2,74 điểm. có tới 73,8% ý kiến khẳng định ở mức ảnh hưởng nhiều, trong khi đó, yếu tố ở vị trí thứ bậc 2 là “Cơ chế, chính sách giáo dục giành cho học nghề ở Trung tâm GDTX” thấp hơn hẳn với ĐTB
= 2,38 điểm, với 40% ý kiến ở mức ảnh hưởng nhiều. Phỏng vấn ý kiến của cô giáo Lê Thùy T, giáo viên của Trung tâm cho biết: “So với các cơ sở dạy học nghề khác trên cùng địa bàn tỉnh và ngoài tỉnh, chúng tôi thấy Trung tâm còn rất thiếu về cơ sở vật chất, nên các học viên thiếu điều kiện thực hành để rèn tay nghề, cho nên chúng tôi thống nhất cho rằng yếu tố này có ảnh hưởng nhiều nhất là rất hợp lý”.
Cùng với đó, cơ chế chính sách cũng là vấn đề khá quan trọng, theo chúng tôi, vấn đề không phải là thiếu cơ chế mà là việc thực hiện cơ chế, chính sách chưa triệt
để nên yếu tố này được thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng góp phần nân cao hiệu quản quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện.
Như vậy, trình độ dân trí không phải là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, mà về yếu tố chủ quan là yếu tố thuộc về người học, về yếu tố khách quan là cơ sở vật chất và thực hiện tốt cơ chế, chính sách giáo dục giành cho học nghề ở Trung tâm.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học nghề ở Trung tâm GDTX Yên Lập theo tiếp cận năng lực thực hiện cho học viên
* Mặt mạnh
- Ban giám đốc có cố gắng trong quản lý hoạt động dạy học nghề như xây dựng kế hoạch quản lý dạy học nghề và chỉ đạo việc dạy học nghề theo năng lực học tập của học viên đã đạt được những hiệu quả nhất định.
- Trong quản lý hoạt động học nghề của học viên theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện đã xây dựng ý thức tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học viên, quản lý tốt việc thực hiện quy chế thi, kiểm tra, đánh giá học viên tương đối tốt.
- Sự phát triển kinh tế địa phương và truyền thống hiếu học của quê hương Yên Lập, tỉnh Phú Thọ cũng đã tạo thuận lợi căn bản cho công tác quản lý hoạt động dạy và học ở trung tâm.
* Mặt hạn chế
- Quản lý dạy học nghề ở trung tâm chủ yếu là quản lý hành chính, sự vụ, chỉ chú ý đến công việc nhưng chưa đi sâu vào nội dung quản lý nên việc phát huy năng lực học tập của học viên chưa hiệu quả.
- Đặc điểm học viên trung tâm GDTX với thực trạng “đầu vào” thấp, hạn chế về trình độ nhận thức, tinh thần tự học còn yếu…nên kết quả công tác quản lý hoạt động dạy học nghề ở trung tâm chưa cao.
- Trung tâm chưa tích cực chỉ đạo việc quản lý đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên. Công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL và giáo viên còn xem nhẹ nên dẫn đến giáo viên ngại đổi mới PPDH và đổi mới thi, kiểm tra đánh giá.
- Trung tâm chưa làm tốt việc thực hiện thông tin hai chiều giữa trung tâm với gia đình học viên nên chưa bám sát được việc học tập của học viên.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân của mặt mạnh: Trung tâm luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kiểm tra, giám sát của Sở GD&ĐT Phú Thọ trong việc đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học nghề. Ban giám đốc trung tâm, đội ngũ giáo viên đã có nhận thức đúng đắn và quan tâm chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên; tập thể sư phạm luôn tâm huyết, trách nhiệm và luôn có sự đoàn kết nhất trí trong công tác.
- Nguyên nhân của mặt yếu: Khó khăn từ bản thân học viên đã làm cho việc quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên gặp nhiều cản trở và chưa hiệu quả. Giáo viên trung tâm còn ngại đổi mới, chưa chủ động trong việc dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên. Nhận thức của của chính quyền địa phương và của xã hội nói chung về vai trò của học nghề chưa thực sự đúng mức đã làm cho công tác quản lý gặp nhiều hạn chế. Cha mẹ học viên ít quan tâm đến việc học nghề của con em nên việc phối hợp với trung tâm trong việc quản lý học viên học nghề là rất hạn chế, gần như là phó mặc cho trung tâm.
Tiểu kết chương 2
Qua kết quả điều tra và phân tích thực trạng hoạt động dạy học nghề và quản lý hoạt động dạy học nghề theo năng lực thực hiện của học viên trung tâm GDTX Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, có thể đánh giá khái quát như sau: Nhìn chung đội ngũ CBQL và giáo viên đã có nhận thức đúng đắn và thấy được sự cần thiết của việc dạy học nghề và quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên, để từ đó có bước chuyển biến trong thực tế chỉ đạo như đã xây dựng kế hoạch, quản lý thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học nghề, quản lý hoạt động học nghề của học viên theo tiếp cận năng lực thực hiện.
Mặc dù vậy, trong hoạt động dạy học nghề và quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên ở trung tâm cũng còn nhiều hạn chế, đó là: Việc dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện chưa được giáo viên thể hiện rõ ràng và chưa đạt hiệu quả; giáo viên vẫn chủ yếu dạy theo “lối mòn” truyền thống; học viên học tập thụ động, chưa tích cực; các công việc quản lý, quản
lý thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học nghề, quản lý hoạt động học nghề theo năng lực thực hiện của học viên đã được thực hiện nhưng còn mang tính hình thức.
Từ thực trang trên, để quản lý có hiệu quả hoạt động theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên của trung tâm GDTX Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay, cần xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động dạy học hữu hiệu có tính khả thi cao để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo mà Nghị quyết 29 - NQ/TW (Khóa XI) của Đảng [2] đã đề ra.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGHỀ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN CHO HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Khi tiến hành nghiên cứu bất kì vấn đề gì thì việc đầu tiên của Nhà nghiên cứu là phải xác định được đối tượng và mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu sẽ đi liền, xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. Việc đảm bảo tính mục đích sẽ giúp chúng ta luôn luôn định hướng và giải quyết vấn đề một cách đầy đủ và dễ dàng ứng dụng công trình nghiên cứu vào thực tế.
Trong việc đưa ra giải pháp quản lý hoạt động dạy học nghề theo năng lực thực hiện thì việc bám sát theo mục đích nghiên cứu sẽ giúp cho người nghiên cứu có thể nghiên cứu một cách logic từ cơ sở lý luận đến thực tiễn quản lý thực hành nghề theo năng lực thực hiện nghề và cuối cùng là việc đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo mục đích ban đầu của tác giả về công trình nghiên cứu.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Trong quản lý dạy học nghề, việc đề ra một biện pháp quản lý mới đòi hỏi cả người dạy nghề và người học nghề phải thích nghi. Nếu như biện pháp quản lý mới được xây dựng dựa trên nguyên tắc kế thừa cái cũ và phát triển thành cái mới sẽ tạo hưng phấn cho quá trình đào tạo thực hành. Ngược lại, nếu biện pháp đưa ra được xây dựng hoàn toàn mới trên cơ sở phủ nhận cái cũ sẽ tạo nên sự thích ứng khó khăn từ các đối tượng bị quản lý, dễ dàng tạo nên mâu thuẫn trong quá trình giải quyết công việc mà trong đó sự đồng thuận là yếu tố quan trọng.
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, công tác quản lý hoạt động dạy học nghề của giám đốc trung tâm GDTX cần phải thay đổi để đạt mục tiêu giáo dục. Các biện pháp quản lý đưa ra luôn phải trên cơ sở kế thừa cái cũ là những kết quả mà trung tâm đã đạt được để phát triển thành những biện pháp quản lý mới phù hợp hơn, hiệu quả hơn.