Dạy Học Nghề Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Thực Hiện

Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hóa trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau.

Với học sinh THPT, bước đầu đã có 9 năng lực chung để xác định là: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

* Khái niệm năng lực thực hiện

Theo cơ quan Tiêu chuẩn Năng lực, trong cuốn sách Tiêu chuẩn năng lực cho các nhà đánh giá, Kim Jackson đã đưa ra quan niệm khá đầy đủ: năng lực thực hiện bao gồm các đặc điểm về kiến thức, kỹ năng và sự áp dụng các kiến thức và kỹ năng đó đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của sự thực hiện trong việc làm. Khái niệm năng lực thực hiện bao gồm tất cả các khía cạnh của sự thực hiện công việc.

Có thể nêu khái niệm năng lực thực hiện như sau: NLTH là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ công việc đó.

Bốn loại kỹ năng chủ yếu được bao hàm trong năng lực thực hiện là: Kỹ năng thực hiện công việc cụ thể, riêng biệt; Kỹ năng quản lý các công việc; Kỹ năng quản lý sự cố; Kỹ năng hoạt động trong môi trường làm việc.

* Tiếp cận năng lực thực hiện

Tiếp cận

Thuật ngữ “tiếp cận” tiếng Anh là “approach”, nghĩa là “sự lựa chọn chỗ đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu, là cách thức xử sự, xem xét đối tượng nghiên cứu”.

Trong Từ điển Tiếng Việt tiếp cận là: “đến gần, đến sát cạnh, có sự tiếp xúc từng bước bằng những phương pháp nhất định với một đối tượng nào đó”[29]. Như vậy, tiếp cận bao hàm ý nghĩa: từng bước, bằng những phương pháp nhất định, tìm hiểu một vấn đề, công việc nào đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Tiếp cận năng lực thực hiện: Trong phạm vi đề tài này, cụm từ “tiếp cận năng lực thực hiện” được hiểu là nghiên cứu và vận dụng một số lý luận về dạy nghề nghiệp theo tiếp cận NLTH như triết lý, nguyên tắc và một số nội dung thích hợp vào

dạy nghề các trung tâm GDTX giúp người học từng bước có được các NLTH nghề nghiệp một cách thích hợp.

Quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - 4

* Khái niệm dạy học theo tiếp cận năng lực: Dạy học theo tiếp cận năng lực là dạy học nhằm mục tiêu phát triển năng lực của người học, phát triển toàn diêṇ phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế, chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết các tình huống của nghề nghiệp và cuộc sống.

1.2.2.2. Dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện

* Khái niệm hoạt động dạy nghề: Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học.

* Hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận NLTH: Dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện là hoạt động nhằm mục tiêu phát triển năng lực của người học, là kết quả đầu ra của quá trình dạy học nghề, phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng kiến thức vào thực hành, thực tiễn lao động sản xuất, chuẩn bị cho người học năng lực của người công nhân lành nghề, người học có vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức.

* Đặc điểm hoạt động dạy học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện

Dạy học nghề theo hướng phát triển năng lực( định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là “dạy học định hướng kết quả đầu ra” nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.

- Định hướng đầu ra: Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác, làm việc của người học. Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Dạy nghề dựa trên năng lực thực hiện định hướng và chú trọng vào kết quả, đầu ra của quá trình dạy nghề. Đào tạo dựa trên năng lực thực hiện quan tâm đến từng người học xem họ có thể làm được việc gì trong các tình huống nghề nghiệp nhất định theo tiêu chuẩn đề ra. Trong dạy nghề theo tiếp cận NLTH,

một người được xem là có NLTH khi làm được việc gì và có thể làm được những việc đó tốt như mong đợi hay không.

Chương trình đào tạo theo NLTH là chương trình được xây dựng dựa trên tiếp cận mục tiêu. Mục tiêu ở đây được thể hiện dưới dạng các tiêu chuẩn đầu ra chính là các NLTH của người công nhân lành nghề. Để xây dựng chương trình, trước tiên phải xác định được các NLTH mà người học cần đạt được; chúng được coi như là kết quả, đầu ra của quá trình đào tạo. Có nhiều cách khác nhau để xác định các NLTH của người công nhân lành nghề, cách phổ biến nhất xác định các nhiệm vụ, công việc mà

người người công nhân lành nghề phải thực hiện tại vị trí việc làm. Chương trình đào phải có phần cứng và phần mềm, có các mô đun bắt buộc và mô đun tự chọn, các mô đun này có thể thay đổi hoặc bổ sung theo yêu cầu thay đổi của kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất và thị trường lao động.

Đào tạo dựa trên NLTH đặt trọng tâm vào việc giải quyết vấn đề, vào việc hình thành NLTH cho người học hơn là tập trung vào giải quyết nội dung chương trình. Vì vậy, phương pháp đào tạo dựa trên NLTH cần dựa trên các công việc mà

người công nhân lành nghề thực hiện và những kiến thức, kỹ năng cần thiết thông qua việc thực hiện các công việc của ngườ i CNLN tại nơi làm việc.

Sự thông thạo các NLTH của người học( Người học phải thực hiện các công việc theo trong thực tế lao động nghề nghiệp; đánh giá riêng rẽ từng cá nhân người học khi họ hoàn thành công việc nghề nghiệp; kiến thức, thái độ liên quan đến việc thực hiện công việc đều được đánh giá để khẳng định các mức độ năng lực; các tiêu chuẩn dùng trong việc đánh giá là những yêu cầu đặt ra ở mức độ tối thiểu để đảm bảo rằng sau khi học xong thì người học bước vào làm việc được chứ không phải là để đem so sánh với những người học khác; chỉ khi nào người học đã ”đạt” tất cả các tiêu chuẩn đặt ra thì mới được công nhận đã học xong chương trình đào tạo).

Ở VN cũng như trên thế giới đã có Khung năng lưc

phù hơp

́i từ ng vi ̣tri

viêc

làm. Cần phải xây dưng nôi

dung day

hoc

nghề phù hơp

́i yêu cầu chuẩn đầu

ra. Khung năng lực (Competences framework) là bảng mô tả tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và đặc điểm một cá nhân cần để hoàn thành tốt công việc. Xây dưng


khung năng lưc̣ dưạ trên cơ sở yêu cầu cu ̣thể của từ ng vi ̣trí viêc̣ làm cu ̣thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Kinh nghiêm

người lao đông cần đáp ứng được trong thưc

tế lao đông sản

xuất, thưc

hiện nhiêm

vụ đươc

giao. Đánh giá ́ c độ đat

được về những năng lưc

thực hành nghề đã hoc

đươc

như thế nào để xây dưng nôi

dung, sử dung PP,

HTTCDH đáp ứng chuẩn đầu ra.

- Dạy và học các năng lực thực hiện: Do định hướng đầu ra nên muốn có một chương trình đào tạo theo NLTH, trước tiên, phải xác định được các NLTH một nghề mà người học cần đạt; chúng được coi như là kết quả, đầu ra của quá trình đào tạo. Sự thông thạo các NLTH thể hiện ở sự thực hiện được các công việc nghề nghiệp theo tiêu chuẩn đặt ra tương ứng với các cấp trình độ nghề.

Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, để xác định được các NLTH của người hành nghề, người ta phải tiến hành phân tích nghề. Phân tích nghề thực chất là xác định mô hình hoạt động của người hành nghề, cụ thể là xác định các nhiệm vụ, công việc mà người hành nghề phải thực hiện trong quá trình lao động nghề nghiệp.

Các NLTH mà người học sẽ tiếp thu trong quá trình đào tạo thực hành được trình bày dưới dạng công việc thực hành mà những người hành nghề thực tế phải làm hoặc dưới dạng các hành vi về mặt nhận thức (kiến thức) và về thái độ liên quan đến nghề. Các NLTH mà người học sẽ tiếp thu được công bố cho người học biết trước khi vào học.

- Về tổ chức dạy nghề theo tiếp cận NLTH phải được thiết kế và thực hiện sao cho: Người học có thể học theo khả năng và nhịp độ của riêng mình và không phụ thuộc vào người khác; người học có thể vào học và kết thúc việc học ở những thời điểm khác nhau; Mỗi người học phải liên tục có được các thông tin phản hồi cụ thể về sự hình thành và phát triển NLTH của mình; Hồ sơ học tập của người học được ghi chép, lưu trữ. Người học được phép chuyển tiếp hoặc ra khỏi chương trình mà không cần học lại những NLTH mà họ đã thông thạo, được công nhận qua các tín chỉ đã học.

- Đánh giá và xác nhận các NLTH: Đánh giá kết quả học tập là một quá trình đo lường, thu thập chứng cứ và đưa ra những phán xét về một NLTH nào đó đã đạt được

hay chưa ở người học tại một thời điểm nhất định theo những yêu cầu thực hiện đã xác định trong tiêu chuẩn nghề hoặc mục tiêu dạy học.

- Ưu điểm, hạn chế chủ yếu của hệ thống dạy nghề theo tiếp cận NLTH:

+ Ưu điểm nổi bật của hệ thống dạy nghề theo tiếp cận NLTH là đáp ứng được nhu cầu của cả người học lẫn người sử dụng lao động. Người tốt nghiệp chương trình dạy nghề theo tiếp cận NLTH một mặt đạt được sự thành thạo công việc theo các tiêu chuẩn quy định, tức là đáp ứng yêu cầu sử dụng, mặt khác lại có thể dễ dàng tham gia các khóa học nâng cao hoặc cập nhật các NLTH mới để di chuyển vị trí làm việc.

+ Hạn chế chủ yếu của hệ thống dạy học thực hành nghề theo tiếp cận NLTH do nội dung chương trình được cấu trúc thành các module “tích hợp” dẫn đến người học không được trang bị kiến thức một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống theo logic khoa học, không có đủ cơ hội kiểu sâu sắc bản chất lý thuyết của các sự vật, hiện tượng như “truyền thống” lâu nay khi học theo các môn học lý thuyết, vì vậy sẽ có thể hạn chế phần nào năng lực sáng tạo trong hành nghề thực tế ở người học.

1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động dạy học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện của học viên trung tâm giáo dục thường xuyên

* Quản lý: Thuật ngữ “quản lý” được hiểu là sự tác động có định hướng, có chủ đích, của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.

* Quản lý đào tạo nghề: “Quản lý đào tạo nghề là quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo, quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, quản lý việc kiểm tra đánh giá, xác nhận trình độ và cấp bằng chứng chỉ, quản lý các hoạt động ngoài lớp, ngoài nhà trường và quản lý điều phối hoạt động các tổ chức sư phạm trong nhà trường.”

* Quản lý dạy học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện: “Quản lý dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hoạt động dạy học của các đơn vị vận hành theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt mục đích đã đề ra là đào tạo những người lao động có tri thức, có kĩ năng nghề

nghiệp, có những phẩm chất đạo đức người lao động trong thời đại mới, đáp ứng chuẩn đầu ra của đào tạo nghề”.

1.2.4. Khái niệm biện pháp, biện pháp quản lý hoạt động dạy học nghề; các biện pháp quản lý hoạt động dạy và học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện.

* Biện pháp: Theo Từ điển Tiếng Việt [29] thì: biện pháp là cách làm, cách giải quyết vấn đề cụ thể. Ví dụ, biện pháp kĩ thuật, biện pháp quản lí...

* Biện pháp quản lí là tổ hợp nhiều cách thức tác động của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm tác động đến đối tượng quản lí để giải quyết những vấn đề

trong công tác quản lí, làm cho hệ quản lí vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lí đã đề ra phù hợp với quy luật khách quan, nâng cao khả năng hoàn thành có kết quả các mục tiêu đề ra.

Cá c loại biên pháp quản li:́ Có 4 loại biện pháp quản lí cơ bản là: biện pháp

hành chính tổ chức, biện pháp tâm lí - GD, biện pháp thuyết phục và biện pháp kinh tế.

* Biện pháp quản lý hoạt động dạy học nghề là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của chủ thể quản lý. Trong nhà trường, biện pháp quản lý hoạt động dạy và học nghề là cách thức tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và học nghề của cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm đạt được kết quả cao nhất đề ra.

1.3. Hoạt động học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện ở trung tâm giáo dục thường xuyên

Theo quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX, ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ- BGDDT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, “học viên trung tâm GDTX là người học đang theo học một trong nhiều chương trình của trung tâm GDTX”[6].

Học viên của các trung tâm GDTX nhìn chung đa dạng về độ tuổi, về trình độ, về hoàn cảnh gia đình, về thời gian dành cho việc học, về kinh nghiệm và vốn hiểu biết thực tế, về động cơ, nhu cầu học tập....Có thể chia thành hai nhóm chính sau đây: thanh, thiếu niên từ 15 đến 20 tuổi và người lớn từ 21 tuổi (chiếm tỉ lệ đa số trong tổng số các nhóm đối tượng), là học viên hệ Bổ túc THPT( học chương trình GDTX cấp THPT).

Theo tâm lý học lứa tuổi, thì học viên trung tâm GDTX hệ Bổ túc THPT thuộc nhóm đối tượng thanh niên cũng như học sinh THPT, tức là đang ở lứa tuổi thanh niên học sinh hay thanh niên mới lớn. Ở tuổi này, các em đã bắt đầu đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, hoạt động ngày càng phong phú, phức tạp và bắt đầu thể hiện vai trò của người lớn. Tuy nhiên, các em chưa hoàn toàn là người lớn mà còn phụ thuộc vào người lớn, vẫn đến trường học tập dựa vào sự lãnh đạo của người lớn.

Đặc điểm hoạt động học tập của lứa tuổi thanh niên đã khác rất nhiều so với giai đoạn còn thiếu niên. Thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển và được thúc đẩy bởi các động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức và các động cơ cụ thể khác.

Đặc điểm sự phát triển trí tuệ của thanh niên mới lớn cũng mang tính chủ định ở tất cả các quá trình nhận thức. Tri giác có mục đích đã đạt mức rất cao.

Đặc điểm nhân cách chủ yếu được hình thành và phát triển, thể hiện ở sự phát triển của tự ý thức, giao tiếp và đời sống tình cảm.

Học viên đã bắt đầu có sự trưởng thành về mặt xã hội, ngày càng có tính độc lập và tinh thần trách nhiệm cao hơn trong hành động; bắt đầu suy nghĩ về việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp tương lai. Hầu hết các em đều có mục đích tìm kiếm cơ hội để tiếp tục học lên bậc học cao hơn, để xin đi học nghề kiếm việc làm, đi làm hoặc tham gia lao động sản xuất.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện của học viên trung tâm giáo dục thường xuyên

1.4.1. Nội dung quản lý hoạt động dạy nghề của giá m đố c Trung tâm GDTX:

* Quản lý mục tiêu dạy nghề

Mục tiêu đào tạo nghề của các trung tâm GDTX và các trường Trung cấp, Cao đẳng nghề là đào tạo đội ngũ công nhân có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho học viên có khả năng hành nghề hiệu quả. Mục tiêu này có các đặc trưng cơ bản:

- Mục tiêu dạy học nghề được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu về NLTH của người CNLN, mà người đó phải vừa là công nhân kỹ thuật lành nghề, vừa là nhà hoạt động xã hội.

- Việc đánh giá mục tiêu dạy nghề được thực hiện theo phương thức so sánh kết quả học tập của người học với các tiêu chuẩn NLTH của người CNLN.

Quản lý mục tiêu dạy nghề là quản lý quá trình đào tạo thực hành nghề đảm bảo người học đạt được kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng với định hướng đầu ra của nghề.

* Quản lý nội dung chương trình dạy nghề

Nội dung dạy học nghề là hệ thống tri thức khoa học, kỹ thuật, kỹ năng kỹ xảo của nghề; hệ thống kỹ năng về nghề nghiệp tương lai về nghiên cứu khoa học và tự học; hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và hệ thống tri thức về thái độ đối với ngành nghề tương lai phù hợp đảm bảo cho người học có khả năng thích ứng và là chủ sự thay đổi của thực tiễn xã hội.

Nội dung chương trình dạy học được xác định trong Luật Giáo dục, trong Quy định về Chuẩn nghề nghiệp của CNLN và gắn kết với nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực.

Nội dung dạy nghề ở trung phải phản ánh được thành tựu hiện đại, những tư tưởng mới về chuyên môn và khoa học giáo dục; đảm bảo tính cơ bản và chuyên sâu, giữa trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn và phương pháp làm việc khoa học, giữa dạy nghề và dạy phương pháp; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác; gắn với nhu cầu nhân lực của xã hội.

Yêu cầu của nội dung chương trình nêu trên chủ yếu được thực hiện qua hoạt động dạy học; cho nên chương trình dạy nghề trong các trung tâm GDTX phải được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa nội dung chương trình đào tạo của các trường nghề để đạt tới mục tiêu dạy học. Trong khi đó, mục tiêu dạy nghề trong các trung tâm nhằm vào hình thành các NLTH cho người học (đội ngũ CNLN tương lai). Chính vì vậy, nội dung chương trình dạy nghề trong các trung tâm có các đặc trung chủ yếu:

Nội dung chương trình dạy nghề được xây dựng dựa trên kết quả phân tích nghề một cách nghiêm ngặt, chính xác và đầy đủ bằng phương pháp và được trình bày dưới dạng các công việc thực hành mà người CNLN phải thực hiện trong thực tế và dưới dạng các hành vi về mặt nhận thức, về thái độ liên quan đến nghề.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí