tưởng vững vàng, nắm vững đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thì sẽ chỉ đạo đúng hướng mục tiêu cấp học
Giám đốc trung tâm phải có kinh nghiệm quản lý giáo dục qua thực tiễn công tác, có năng lực quản lý tốt, có khả năng xử lý thông tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp, quy tụ mọi người vào hoạt động chung và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của trung tâm đạt hiệu quả cao.
Giám đốc trung tâm phải hiểu rõ về lý luận quản lý dạy học, mạnh dạn đưa ra các định hướng chỉ đạo đổi mới giáo dục; có quyết tâm chỉ đạo hoạt động dạy học theo NLTH của người học.
1.5.1.2. Trình độ chuyên môn, năng lực dạy học, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên
Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định kết quả quản lý hoạt động dạy học nghề theo NLTH của học viên.
Đội ngũ giáo viên phải đảm về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm giỏi, có lòng yêu nghề, nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung từng nghề, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận NLTH nhằm nâng cao chất lượng dạy học nghề.
1.5.1.3. Tinh thần phấn đấu, năng lực học tập của học viên
Học tập là hoạt động chính của học viên, chỉ khi nào học viên có ý thức, ham thích, say mê, có tinh thần phấn đấu, có phương pháp học tập tốt thì sẽ có kết quả học tập tốt.
Người học có ý thức học tập tốt, có tinh thần phấn đấu, có động cơ học tập tốt, có khả năng tiếp thu, nhận thức tốt sẽ dẫn đến hình thành năng lực thực hành nghề tốt.
1.5.2. Các yếu tố khách quan
1.5.2.1. Cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học nghề
Giám đốc trung tâm cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của các thiết bị dạy học và có sự đầu tư, quản lý tốt các thiết bị dạy học. Tổ chức khai thác sử dụng thiết bị phục vụ dạy học nghề có hiệu quả.
Giám đốc trung tâm cần tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ thiết bị dạy học hiện có; dành kinh phí để sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập.
1.5.2.2. Việc quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục và của chính quyền địa phương
Sở GD&ĐT là đơn vị chủ quản, trực tiếp quản lý trung tâm GDTX. Việc quản lý, chỉ đạo của Sở GD&ĐT với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về việc tổ chức các hoạt động giáo dục, giảng dạy, về chất lượng giáo dục...là những căn cứ quan trọng để trung tâm thực hiện quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên.
Việc quản lí của chính quyền địa phương đối với thực hiện mục tiêu GD&ĐT địa phương, sự phối hợp của Phòng GD&ĐT cũng tạo ra những cơ chế chính sách và những điều kiện để thực hiện quản lý hoạt động dạy học.
1.5.2.3. Sự giúp đỡ, ủng hộ của gia đình học viên
Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu, động cơ, thái độ học tập của học viên và là nơi thỏa mãn các điều kiện vật chất và tinh thần cho việc học tập của con em họ. Nếu có được sự đồng thuận, ủng hộ, giúp đỡ tích cực từ phía gia đình học viên, trung tâm GDTX sẽ thuận lợi trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy và học nghề theo năng lực thực hiện của học viên.
1.5.2.4. Điều kiện kinh tế, trình độ dân trí, văn hóa truyền thống; phong trào xã hội hóa giáo dục ở địa phương
Điều kiện kinh tế địa phương phát triển hay khó khăn, trình độ dân trí cao hay thấp, truyền thống, phong tục tập quán địa phương ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động dạy học của trung tâm.
Xã hội hóa giáo dục là hình thành xã hội học tập làm cho người học có ý thức quan tâm đến giáo dục, đóng góp công sức cho giáo dục trung tâm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực cho công tác giáo dục chính là tạo ra tác động tích cực đến việc quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng toàn diện góp phần xây dựng xã hội học tập.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận về quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện, tác giả luận văn đưa ra các khái niệm về hoạt động dạy học, hoạt động dạy, hoạt động học và mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Trên cơ sở đó tác giả cho rằng: Dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện là hoạt động nhằm mục tiêu phát triển năng lực của người học, là kết quả đầu ra của quá trình dạy học nghề, phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng kiến thức vào thực hành, thực tiễn lao động sản xuất, chuẩn bị cho người học năng lực của người công nhân lành nghề, người học có vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức, và khái niệm: Quản lý dạy học nghề là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hoạt động dạy học của các đơn vị vận hành theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt mục đích đã đề ra là đào tạo những người lao động có tri thức, có kĩ năng nghề nghiệp, có những phẩm chất đạo đức người lao động trong thời đại mới, đáp ứng chuẩn đầu ra của đào tạo nghề.
Hoạt động dạy nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện thể hiện ở mục tiêu, nội dung chương trình, các hình thức, phương pháp, biện pháp và việc kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên.
Quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện thể hiện ở nội dung quản lý, chỉ đạo việc dạy nghề, quản lý hoạt động học tập của học viên, quản lý việc xây dựng và sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện, được chia thành các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Các yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến quản lý dạy học nghề.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGHỀ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGHỀ THEO TIẾP CẬN
NĂNG LỰC THỰC HIỆN CỦA HỌC VIÊN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế, giáo dục của Huyện Yên Lập và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Yên Lập
2.1.1. Về địa lý và phát triển kinh tế xã hội
2.1.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên
Yên Lập là huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Phú Thọ, có tổng diện tích đất tự nhiên là: 43.746,6 ha. Phía Đông giáp huyện Cẩm Khê, phía Tây Nam giáp tỉnh
Sơn La, phía Tây giáp Văn Chấn - Nghia Lộ, phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, phía
Bắc giáp huyện Hạ Hòa nên giao thông không thuận tiện, đường xá đi laị khó khăn.
Địa hình chủ yếu là đồi núi, có 17 xã và thị trấn (trong đó có 16 xã đặc biệt khó khăn và chương trình 229), tổng dân số là 82.669 người, có 13 dân tộc sinh sống
và chủ yếu tâp
trung bốn dân tôc
là: dân tôc
Kinh, dân tôc
Mường, dân tôc
Dao, dân
tôc
H’Mông. Trong đó dân tôc
Mường chiếm 80% dân số trong toàn huyên.
2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Lập Về kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm từ 2008 - 2015 của huyện ước đạt 7,9%, tổng thu nhập bình quân đầu người khoảng 6,7 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện là nông - lâm công nghiệp và dịch vụ.
Những năm qua, huyện đã coi trọng công tác lãnh, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế trang trại, khu đồi rừng có thu nhập cao, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, giá trị cao vào sản xuất. Do có sự lãnh đạo sát sao, đúng hướng nên nền kinh tế của huyện đã đạt được nhiều kết quả, duy trì được tốc độ tăng trưởng hàng năm.
Về văn hóa, xã hội, GD:
Là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Phú Thọ có nhiều dân tộc sinh sống, nên nếp sống, tâm lí xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì thế nhận thức xã hội cũng còn nhiều hạn chế do trình độ văn hóa và phong tục tập quán lâu đời để lại, trong đó có cả nhận thức về GD như quan niệm cho rằng học xong cũng chỉ ở nhà làm ruộng, làm rẫy nên không cần học nhiều.
Ngoài việc nhận thức chưa cao của các bậc phụ huynh về học nghề, bản thân các em HS cũng ít có điều kiện giao tiếp rộng với xã hội, hạn chế về ngôn ngữ phổ thông… nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy học nghề ở các địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
Trong những năm qua, huyện Yên Lập đã từng bước tập trung khai thác các tiềm năng thế mạnh của địa phương theo ngành, vùng, tạo ra cơ cấu mới hợp lí đang từng bước tạo sự ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Huyện.
2.1.2. Vài nét về tình hình TTGDTX Yên Lập
TTGDTX Yên Lập được thành lập theo Quyết định số 1223/QĐ - VB (ngày 22/9/1993) của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ). Trên cơ sở chuyển đổi mô hình bồi dưỡng GD cấp huyện với chức năng hoạt động trước đây là bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm, liên kết với các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh đặt địa điểm để bồi dưỡng, đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn cho đội ngũ giáo viên của Huyện, đồng thời tổ chức các lớp học BTVH nhằm đáp ứng yêu cầu quy hoạch, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức và các đối tượng HS không có điều kiện học trung học ở các trường công lập và dân lập.
Trung tâm GDTX huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của TTGDTX (Ban hành kèm theo Quyết điṇ h số: 01/2007/QĐ- BGDĐT ngày 02/01/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT) [6]. Trung tâm
có chức năng, nhiêm
vu ̣chủ yếu sau:
+ Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục trên phạm vi địa bàn huyện như:
- Chương trình xóa mù chữ và GD tiếp tục sau khi biết chữ.
- Chương trình GD đáp ứng yêu cầu của người học: cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ…
- Chương trình ĐT, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Chương trình GDTX cấp THPT
+ Tổ chức liên kết đào tạo: Liên kết với các trường Đại học, Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
* Cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của Trung tâm
Trung tâm hiên
có tổng số 16 cán bô,
GV, nhân viên, chia làm 4 tổ đó là: tổ giáo
vụ, tổ hành chính tổng hợp, tổ đào tạo nghề - hướng nghiệp, tổ Giáo dục thường xuyên.
Ban giám đốc trung tâm gồm giám đốc, 02 phó giám đốc có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý tốt, luôn quản lý hiệu quả các hoạt động của trung tâm nhất là hoạt động dạy và học nghề.
Đội ngũ giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm khá tốt luôn sáng tạo, tích cực nhiệt tình, giầu tâm huyết, sôi nổi, năng nổ trong công tác.
* Đối tượng và quy mô đào tạo của trung tâm:
Về các lớp Bổ túc văn hóa THPT: Chất lượng GD của TT luôn đứng trong tốp đầu các TTGDTX của tỉnh Phú Thọ. Quy mô trường lớp giữ vững, đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu về công tác tuyển sinh đặt ra trong các năm học. Nhà trường đã tổ chức
tuyển sinh hoc kê sau:
sinh BTVH, đúng kế hoạch, đúng quy chế. Thể hiện qua bảng thống
Bảng 2.1. Thống kê kết quả đánh giá, xếp loại học lực, hạnh kiểm 5 năm (2010 - 2015)
Số lớp | Số HS | Xếp loại học lực (%) | Xếp loại hạnh kiểm (%) | ||||||||
Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | Tốt | Khá | TB | Yếu | |||
2010-2011 | 9 | 336 | 0 | 0.5 | 78.9 | 20.6 | 0 | 51.3 | 35.1 | 13.9 | 0 |
2011-2012 | 8 | 312 | 0 | 1.9 | 73.7 | 24.4 | 0 | 52.3 | 30.1 | 16.9 | 0.7 |
2012 - 2013 | 8 | 292 | 0 | 4.2 | 81 | 14.8 | 0 | 39.6 | 35.3 | 24.3 | 0.9 |
2013- 2014 | 7 | 207 | 0 | 7,3 | 85,9 | 6,8 | 39,1 | 41,1 | 14 | 5,8 | |
2014- 2015 | 6 | 186 | 0,5 | 17,2 | 82,3 | 0 | 0 | 52,4 | 33,5 | 14,1 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Hoạt Động Dạy Và Hoạt Động Học
- Dạy Học Nghề Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Thực Hiện
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Nghề Ở Trung Tâm Gdtx Theo Tiếp Cận Năng Lực Thực Hiện
- Kết Quả Việc Giáo Viên Thực Hiện Các Khâu Của Quá Trình Dạy Học
- Thực Trạng Kiểm Tra, Thi, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Viên
- Thực Trạng Chỉ Đạo Việc Dạy Nghề Của Giáo Viên Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Học Tập Của Học Viên
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
(Nguồn: Thư viện Trung tâm GDTX Yên Lập)
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm đạt 97%, khá giỏi 5%, tỷ lệ lên lớp đạt trên 95% trong đó có 15% khá giỏi.
Về nhiệm vụ dạy nghề:
Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, có tay nghề đáp ứng nhu cầu xã hội. Trung tâm liên kết với trường CĐN công nghệ Giấy và Cơ điện, CĐN Cơ điện Phú Thọ, Trung cấp KT-NV Sông Hồng, trường Đại Học Hùng Vương, trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội… mở các lớp đào tạo Đại học tại chức - liên thông, Trung cấp chính quy tạo điều kiện cho các em (chủ yếu là con em huyện Yên Lập) có điều kiện học lên những bậc học cao hơn. Ngoài ra còn liên tục mở các lớp đào tạo ngắn hạn: đáp ứng cho mọi đối tuợng học nghề và mọi bậc học.
Nhà trường đã phối hợp cùng Phòng GD triển khai dạy nghề phổ thông tới các các trường THCS trong toàn huyện. Đã tổ chức dạy học nghề làm vườn và thi cấp chứng chỉ cho 968 học sinh khối 12 Bổ túc THPT trong 7 năm qua.
Bảng 2.2. Thống kê hệ liên kết đào tạo nghề tại TTGDTX Yên Lập từ 2007 đến 2015
Tên lớp | Hệ đào tạo | Số lớp | Số học sinh | |
1 | Điện dân dụng | Trung cấp | 04 | 120 |
2 | Thú y | Trung cấp | 01 | 35 |
3 | Bảo vệ thực vật | Trung cấp | 01 | 35 |
4 | Xây dựng | Trung cấp | 02 | 105 |
5 | Hàn | Sơ cấp | 02 | 70 |
6 | May | Sơ cấp | 02 | 70 |
7 | Cơ điện nông thôn | Trung cấp | 02 | 76 |
8 | Tin học văn phòng | Trung cấp | 02 | 56 |
9 | Điện công nghiệp | Trung cấp | 01 | 40 |
(Nguồn: Thư viện Trung tâm GDTX Yên Lập)
Để tạo điều kiện cho HS được tiếp cận cập nhật CNTT, TT đã phối hợp với TT Ngoại ngữ Tin học Phú Thọ mở 17 lớp Tin học, ngoại ngữ = 1033 học sinh (Từ năm 2007 đến hết năm 2015), đã hoàn thành chương trình học và tổ chức thi cấp chứng chỉ chương trình A.
Tóm lại, công tác đào tạo của trung tâm trong những năm vừa qua nhìn chung đã có những bước phát triển ổn định và vững chắc, số lượng đào tạo hàng năm đều tăng năm sau cao hơn năm trước, các ngành nghề được mở rộng và đa dạng. Hoạt động đào tạo nghề của trung tâm là một địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân huyện Yên Lập.
Về hệ thống CSVC kĩ thuật nhà trường: TTGDTX Yên Lập nằm ở trung tâm Thị trấn Yên Lập nên diện tích mặt bằng TT không đủ chuẩn. Vì thế tất cả các dãy đều được xây cao tầng, khang trang, sạch sẽ.
Khu nhà hiệu bộ: là dãy 2 tầng 10 phòng. Trong đó:
03 phòng Ban giám đốc; 01 phòng Công đoàn; 01 phòng tài vụ; 01 phòng GV; 01 phòng hội trường; 01 phòng văn thư; 02 phòng máy vi tính.
Khu lớp học: gồm 2 dãy với 12 phòng học và 2 hội trường lớn.
Khu nhà công vụ: gồm 1 hội trường, 1 phòng vi tính, 1 phòng thiết bị và 6 phòng khách đầy đủ tiện nghi.
Nhà trường có đủ thiết bị với đầy đủ các thiết bị thực hành. Số máy vi tính: 44 máy (Tất cả các máy đều được kết nối mạng LAN và mạng Internet); Số máy chiếu projector: 14 máy; Số máy photocopy: 02 máy.
Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học ở Trung tâm khá đầy đủ để đáp ứng yêu cầu dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện của học viên.
2.2. Thực trạng hoạt động dạy học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện cho học viên ở Trung tâm GDTX Yên Lập
2.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện