đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học tập của học viên; Biện pháp 4: Quản lý khâu thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo chuẩn đầu ra và biện pháp 5: Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, lấy thông tin phản hồi từ phía học viên.
* Phương pháp khảo nghiệm: tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học viên trung tâm nhằm thu nhập kết quả khảo nghiệm thực tế tại trung tâm.
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
Nhận thức của các khách thể về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất
Các biện pháp đề xuất | Tính cần thiết | Tính khả thi | Tương quan | ||||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | r | p | ||
1. | Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện | 2,46 | 0,33 | 2,39 | 0,42 | 0,47 | 0,00 |
2. | Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện các yêu cầu, nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực | 2,37 | 0,41 | 2,34 | 0,40 | 0,51 | 0,00 |
3. | Tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện có chất lượng việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học tập của học viên | 2,43 | 0,47 | 2,30 | 0,45 | 0,38 | 0,00 |
4. | Quản lý khâu thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo chuẩn đầu ra | 2,32 | 0,53 | 2,17 | 0,52 | 0,32 | 0,00 |
5. | Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, lấy thông tin phản hồi từ phía học viên | 2,28 | 0,45 | 2,26 | 0,43 | 0,46 | 0,00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Việc Xây Dựng Và Sử Dụng Trang Thiết Bị, Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Giảng Dạy Và Học Tập Của Học Viên
- Biện Pháp 1: Xây Dựng Kế Hoạch Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Nghề Ở Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Thực Hiện
- Biện Pháp 4: Quản Lý Khâu Thanh Tra, Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Dạy Học Nghề Theo Chuẩn Đầu Ra
- Quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất, kiểm định đã chỉ ra giữa tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận tương đối chặt chẽ, do vậy có thể áp dụng vào thực tế quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học viên ở Trung tâm theo chuẩn đầu ra.
Tiểu kết chương 3
Việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện được quán triệt nguyên tắc: đảm bảo tính mục tiêu, đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, đảm bảo tính khả thi và nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện cho học viên, tác giả đã phân tích nguyên nhân, hạn chế. Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế, tác giả luận văn đã đề xuất 5 biện pháp: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện; Biện pháp 2: Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện các yêu cầu, nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực; Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện có chất lượng việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học tập của học viên; Biện pháp 4: Quản lý khâu thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học nghề theo chuẩn đầu ra; Biện pháp 5: Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, lấy thông tin phản hồi từ phía học viên.
Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, trong đó biện pháp 1 là chủ công, các biện pháp còn lại là điều kiện. Không có biện pháp nào là quan trọng nhất, tùy theo điều kiện, thời gian để áp các biện pháp đề xuất theo thứ tự ưu tiên.
Tác giả luận văn đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cho thấy về tính cần thiết và tính khả thi đều được đánh giá khá cao, trong đó tính cần thiết rõ hơn tính khả thi. Giữa tính cần thiết và tình khả thi có tương quan thuận tương đối chặt.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
* Về lý luận
- Dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện là hoạt động nhằm mục tiêu phát triển năng lực của người học, là kết quả đầu ra của quá trình dạy học nghề, phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng kiến thức vào thực hành, thực tiễn lao động sản xuất, chuẩn bị cho người học năng lực của người công nhân lành nghề, người học có vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức.
- Quản lý dạy học nghề là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hoạt động dạy học của các đơn vị vận hành theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt mục đích đã đề ra là đào tạo những người lao động có tri thức, có kĩ năng nghề nghiệp, có những phẩm chất đạo đức người lao động trong thời đại mới, đáp ứng chuẩn đầu ra của đào tạo nghề.
- Nội dung quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện thể hiện ở quản lý mục tiêu đào tạo theo chuẩn đầu ra; quản lý xây dựng và thực hiện nội dung chương trình theo chuẩn nghề nghiệp gắn với nhu cầu xã hội; quản lý hoạt động dạy nghề của giáo viên, quản lý hoạt động học nghề của học viên; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường phục vụ dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học nghề theo năng lực thực hiện ở trung tâm GDTX, được thể hiện ở hai nhóm, gồm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan, như: Ý thức, tinh thần phấn đấu, cần cù học tập, năng lực học tập của học viên; Trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, tinh thần, trách nhiệm của giáo viên; Vốn kinh nghiệm, năng lực quản lý của cán bộ quản lý ở Trung tâm và các cơ sở thực hành; Các yếu tố khách quan như: Việc quản lý của các cấp, sở giáo dục, chính quyền địa phương, Cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện dạy học ở Trung tâm và các cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất, Trình độ dân trí, hoàn cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội, phong trào xã hội hóa giáo dục, giáo dục cộng đồng và
xây dựng xã hội học tập ở địa phương, Cơ chế, chính sách giáo dục giành cho học nghề ở Trung tâm GDTX.
* Về thực trạng
Thực trạng hoạt động dạy học nghề theo năng lực thực hiện ở trung tâm GDTX:
+ Ưu điểm: Kết quả thực hiện hoạt động dạy học nghề theo năng lực thực hiện ở trung tâm GDTX huyện Yên Lập ở mức khá. Điều này cho thấy hoạt động dạy học nghề theo năng lực thực hiện ở trung tâm GDTX huyện Yên Lập đã được coi trọng nhưng chưa đem lại hiệu quả.
+ Hạn chế: Đánh giá chung cũng như đánh giá trên từng nội dung cụ thể trong hoạt động dạy học nghề theo năng lực thực hiện ở trung tâm GDTX chưa cao. Giáo viên trung tâm chưa sử dụng hiệu quả các hình thức TCDH, PPDH, biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện của học viên, chủ yếu vẫn dạy theo “lối mòn” với những PPDH truyền thống, vì thế chưa kích thích được sự hứng thú học tập cho học viên dẫn đến học viên thiếu sự say mê, sáng tạo trong học tập.
Học viên có các biểu hiện học tập theo năng lực thực hiện chỉ ở mức trung bình; chưa chủ động với việc tìm hiểu sâu các kiến thức đã học, nêu lên các ý kiến thắc mắc; chưa tích cực hợp tác, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
* Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: CBQL đã quan tâm chỉ đạo dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện của học viên nhưng còn mang tính hình thức, chỉ đạo chưa quyết liệt. Học viên có chất lượng đầu vào thấp, còn tâm lý tự ti dẫn đến lười học, ngại khó học tập.
Thực trạng quản lý hoạt động dạy học nghề theo năng lực thực hiện ở trung tâm GDTX:
+ Ưu điểm: Ban giám đốc làm tốt việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện học tập của học viên đạt được những hiệu quả nhất định.
Việc quản lý hoạt động học tập của học viên theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên đã đạt được một số kết quả, nhất là đã xây dựng ý thức tinh thần, thái độ động cơ học tập đúng đắn cho học viên, quản lý thực hiện quy chế thi, kiểm tra, đánh giá học viên tương đối tốt.
+ Hạn chế: Đặc điểm học viên trung tâm GDTX với thực trạng “đầu vào” thấp, có nhiều hạn chế về trình độ nhận thức, chưa tích cực, hứng thú, say mê trong học tập, còn quen với cách học tập đối phó, thiếu chủ động nên kết quả công tác quản lý hoạt động dạy ở trung tâm chưa cao. Trung tâm chưa tích cực chỉ đạo việc quản lý đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên. Công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL và giáo viên còn xem nhẹ nên dẫn đến giáo viên ngại đổi mới PPDH và đổi mới thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên.
* Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: Cán bộ quản lý chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Nhận thức của các cấp quản lý giáo dục, của chính quyền địa phương và của xã hội nói chung về vai trò của học nghề chưa thực sự đúng mức. Cha mẹ học viên ít quan tâm đến việc học tập của con em nên việc phối hợp với trung tâm trong việc quản lý học viên học tập là rất hạn chế, gần như là phó mặc cho trung tâm.
Tác giả luận văn đề xuất 5 biện pháp quản lý như sau :
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện;
Biện pháp 2: Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện các yêu cầu, nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực;
Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện có chất lượng việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học tập của học viên;
Biện pháp 4: Quản lý khâu thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo chuẩn đầu ra
Biện pháp 5: Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, lấy thông tin phản hồi từ phía học viên.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất có mối tương quan thuận và khá chặt chẽ giữa tính cần thiết và tính khả thi. Chứng tỏ các biện pháp đưa ra là cần thiết và có tính khả thi.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và xã hội; Tổng cục dạy nghề
Ban hành đầy đủ, kịp thời và ổn định các văn bản về mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp trong đó trách nhiệm giữa DN với cơ sở đào tạo trong việc hướng dẫn thực tập sản xuất và khi sử dụng LĐ đã qua đào tạo nghề.
2.2. Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Tho ̣
Ban hành qui định thống nhất về việc tuyển dụng, sử dụng HS sau đào tạo, tạo ra sự bình đẳng và lành mạnh trong việc tuyển dụng người học nghề trong các DN, CSSX, đặc biệt là các DN nhà nước và các qui định, hướng dẫn thực hiện về khung học phí dạy nghề.
2.3. Với Trung tâm GDTX Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
Huy động mọi nguồn lực để nâng cao trình độ mọi mặt đội ngũ CBQL và GV, phát huy nội dung chương trình dạy học thực hành nghề, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường LĐ.
2.4. Với cán bộ quản lý ở Trung tâm
Cán bộ quản lý Trung tâm cần xây dưng bô ̣ máy tham mưu, giúp viêc thạo hoaṭ đông dạy học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện của học viên.
thành
Cán bộ quản lý Trung tâm tích cực kiểm tra hoạt động dạy học nghề của GV để điều chỉnh biện pháp quản lý của mình cho phù hợp với hoạt động dạy học nghề hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên.
2.5. Với cán bộ giáo viên Trung tâm
GV cần chủ đông hơn nữa trong việc thưc hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên.
hiện hoat
đông dạy học nghề theo
Tổ chuyên môn cần tổ chứ c kiểm tra và hướng dẫn GV thưc pháp dạy học nghề phù hợp với năng lực của học viên.
hiên
đổi mới phương
Tích cực bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tích cực cập nhật thông tin phục vụ giảng dạy để không ngừng nâng cao hiệu quả dạy học nghề của Trung tâm.
2.6. Với học viên
Cần lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Tích cực đổi mới phương pháp học tập theo hướng phát huy năng lực tự học, học tập sáng tạo. Học đi đôi với hành, học gắn liền với thực tiễn lao động sản xuất của địa phương, doanh nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Tự Ân (2014), Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) xu thế của giáo dục hiện đại, hội thảo khoa học thường niên với chủ đề “Xây dựng mô hình quản lý trường học trong bối cảnh đổi mới giáo dục”,
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (1999), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, trường CBQL, GD&ĐT, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Chiến lược phát triển GDTX ở Việt Nam đến năm 2020, NXBGD, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình GDTX cấp THPT, Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ- BGDĐT ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX.
7. Bộ Lao động thương binh- Xã hội (2007), Quyết định số 03/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 04/1/2007 ban hành điều lệ Trường Trung cấp nghề.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Quy định chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2010/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chỉ thị 3008 /CT-BGDĐT, về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 – 2015 ngày 18 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
10. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.
11. Cao Danh Chính, Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường ĐHSPKT, Luận án tiến sĩ giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội.
12. Hà Thị Thùy Dương (2015), Hoạt động giáo dục hướng tới phát triển năng lực người học ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí khoa học giáo dục.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Chỉ thị 40-CT/TO ngày 15/06/2006 của Ban Bí thư Trung ương về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.