trường quốc gia cũng như quốc tế, về công nghệ sạch, sản xuất sạch, nhãn sinh thái, sản phẩm xanh v.v...Chính vì vậy, trong chiến lược kinh doanh của mình các doanh nghiệp chưa đặt vấn đề môi trường thành mục tiêu lâu dài và bắt buộc, chạy theo lợi ích trước mắt và cục bộ. Các cấp quản lý cũng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này nên chưa kịp thời đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin, tín dụng và nguồn nhân lực.
2.3. Chi phí cho việc xây dựng chiến lược thân thiện môi trường là thách thức đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế nhiều về nguồn vốn và điều kiện cơ sở vật chất, do vậy họ sẽ rất cân nhắc với một chiến lược tốn kém như chiến lược thân thiện môi trường.
Thứ nhất, việc xây dựng chiến lược thân thiện môi trường trước hết cần một ngân sách lớn cho việc nghiên cứu sản phẩm mới “xanh hơn” hoặc nghiên cứu những tác động đối với môi trường của sản phẩm hiện tại từ đó cải tiến để sản phẩm thân thiện với môi trường hơn. Doanh nghiệp còn phải đầu tư vào dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ xanh bảo đảm quy trình sản xuất sạch. Để sản xuất ra được một sản phẩm sinh thái đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất hiện đại, điều này thường vượt quá khả năng về vốn của đa số doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, là để đạt được những chứng nhận về môi trường, doanh nghiệp phải đầu tư cả về tiền bạc và thời gian. Đơn cử với ISO 14000, thời gian tối thiểu để tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc của ISO 14000 ( ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quản lý môi trường với hơn 20 tiêu chuẩn trong đó ISO 14001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường- tập trung vào kiểm soát , phòng ngừa, giảm thiểu các tác hại ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình sản xuất, hoạt động) là 6 tháng và chi phí xây dựng, chứng nhận ISO 14000 có khi lên đến hàng trăm triệu đồng tùy theo quy mô của doanh nghiệp.
Thứ ba, doanh nghiệp còn phải đầu tư vốn cho các công tác đào tạo cán bộ chuyên môn về môi trường, các hoạt động phân phối, quảng cáo, xúc tiến, v.v…để đưa sản phẩm tới tay nguời tiêu dùng
Có thể thấy để xây dựng chiến lược thân thiện môi trường, doanh nghiệp cần rất nhiều công sức và vốn, điều này cũng sẽ làm tăng giá vốn của sản phẩm, đẩy giá bán sản phẩm cao lên. Với nhận thức còn yếu về môi trường của người tiêu dùng Việt Nam thì các doanh nghiệp sẽ không dám “mạo hiểm” đưa ra thị trường một sản phẩm thân thiện môi trường có giá cao hơn những sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh.
2.4. Các biện pháp xử lý của Chính phủ chưa đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm
Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Một ví dụ cụ thể là vừa quan dư luận khá bức xúc trước sự việc nhà máy Huyndai Vinashin (Khánh Hòa) bị phát hiện đã chôn hàng chục tấn chất thải độc hại sát khu dân cư. Đây không phải là hành vi cá biệt vì thực tế cho thấy không ít doanh nghiệp chỉ chấp hành luật khi và chỉ khi không lách được luật.
Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp cố tình vi phạm luật Bảo vệ môi trường đó là chúng ta vẫn chưa xử lý nghiêm khắc kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường bằng các biện pháp hành chính, kể cả xét xử hình sự đối với một số vụ việc nghiêm trọng. Khung hình phạt hành chính cao nhất trước 1/8/2008 là 70 triệu đồng còn đa phần là 30-40 triệu trong khi lãi ròng của các doanh nghiệp này lên tới hàng chục tỷ đồng mà vẫn không chịu đầu tư xử lý chất thải.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Doanh Nghiệp Việt Nam Đã Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Thân Thiện Với Môi Trường
- Chiến Lược Kinh Doanh Thân Thiện Với Môi Trường Của Công Ty Tnhh Một Thành Viên Vissan
- Đánh Giá Về Thực Trạng Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Thân Thiện Môi Trường Trong Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Hỗ Trợ Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Đẩy Mạnh Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Thân Thiện Môi Trường
- Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong doanh nghiệp - 12
- Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong doanh nghiệp - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Ngay như sau sai phạm của nhà máy Huyndai Vinashin, thì các cơ quan chức năng của Khánh Hòa cũng chỉ xử lý bằng cách bắt nhà máy này nhận lại số chất thải độc hại. Vô hình chung liều thuốc kháng sinh quá nhẹ đã và đang khiến các doanh nghiệp “nhờn thuốc”. Và đương nhiên họ vẫn cố tình vi
phạm, thậm chí vi phạm môi trường mang tính hệ thống; điển hình như vụ việc Vedan, các sai phạm của Vedan mang tính hệ thống, có tổ chức và kéo dài nhưng cũng chỉ bị xử phạt hành chính 267 triệu 500 nghìn đồng cho hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
Bộ luật hình sự với 15 tội danh trong 10 điều luật thuộc chương XVII vè tội phạm môi trường, đến nay, cũng mới chỉ có 2 tội danh bị truy tố là tội hủy hoại rừng (Điều 189) và tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm ( Điều 190). Các tội danh còn lại của 10 điều luật về tội phạm môi trường muốn truy tố phải có điều kiện trước đó là “đã bị xử phạt hành chính mà vẫn còn vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng” ( từ điều 182 đến
191) thì chưa đưa ra truy tố được vụ nào. Do đó, 8 tội danh môi trường trong Bộ luật hình sự vô hình chung đã “lọt lưới” pháp luật. Theo Bộ công an, số vụ việc được đưa ra khởi tố, xét xử về tội phạm môi trường là không đáng kể ( hơn 1000 vụ với 1.630 bị can) so với các tội khác.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THÀNH CÔNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
I. ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường có thể được xem là cơ hội mới cho bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cho đến nay, Nhà nước ta đã ban hành một số Chỉ thị, Nghị quyết, v.v… làm cơ sở pháp lý nhằm quy định, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện bảo vệ môi trường, đưa mục tiêu môi trường vào trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ thị 36/CT-TW của Bộ Chính Trị ngày 25.4.1998 về tăng cường công tác Bảo vệ môi trường (BVMT) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị là văn bản quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với công tác BVMT. Chỉ thị đã vạch ra các nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường, đề ra các mục tiêu, quan điểm cũng như các giải pháp cơ bản đối với công tác BVMT, trong đó sản xuất sạch hơn đóng góp vai trò quan trọng. Cụ thể, Chỉ thị đã nêu rõ cần thiết phải ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích áp dụng các công nghệ sạch và áp dụng công nghệ sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng” đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đây là hai giải pháp trọng tâm để thực hiện thành công sản xuất sạch hơn.
Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính Trị ban hành ngày 15-11- 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của đất nước cũng đưa ra nhiệm vụ đầu tiên về phòng ngừa và hạn
chế các tác động xấu đến môi trường, đã nêu rõ “ Khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm và bao bì sản phẩm không gây hại hoặc ít gây hại đến môI trường; tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế. Từng bước áp dụng các biện pháp buộc các cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải thu hồi và xử lý sản phẩm đã qua sử dụng do mình sản xuất, nhập khẩu”.
Luật Bảo vệ môi trường 2005:
- Điều 5: Chính sách Nhà nước về bảo vệ môi trường nêu rõ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải (khoản 3); Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hòa giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển (khoản 6).
- Điều 6: Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích: Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (khoản 2); giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải (khoản 3); phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tần ôzôn (khoản 4).
Luật chuyển giao công nghệ có hiệu lực vào ngày 1-7-2007 cũng đã bước đầu xây dựng các quỹ chuyển giao công nghệ giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vay vốn đầu tư cho các công nghệ, trong đó khuyến khích công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020 tại Quyết định số 256/2003/QĐ - Ttg ngày 3.12.2003, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rõ đường lối quan điểm đúng đắn và vững vàng trong công tác bảo vệ môi trường, nhằm mục tiêu hạn chế suy thoái môi trường, chủ động phòng ngừa và kiểm soát các tác động xấu tiềm tàng do tăng trưởng nhanh về kinh tế - xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
hướng tới phát triển bền vững đất nước. Chiến lược đã đề ra các mục tiêu cụ thể cho công tác bảo vệ môi trường đến năm 2010 và 2020, trong đó có các mục tiêu về áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH). Có thể coi đây là lộ trình áp dụng SXSH ở nước ta trong thời gian tới.
Mục tiêu đến năm 2010:
- 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ sạch hoặc có các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
- 50% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001;
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi toàn quốc theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22.4.2003 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ hằng năm;
- 100% doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trường.
Mục tiêu đến năm 2020:
- 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001;
- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế;
- 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường;
- 100% sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng nội địa đươc ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021.
Tiến tới việc thực hiện lộ trình, Chiến lược đã xây dựng 36 chương trình đồng bộ về BVMT trong đó co hai chương trình ưu tiên về SXSH được thực hiện từ nay đến 2010 là : “Chương trình áp dụng công nghệ sản xuất
sạch và thân thiện với môi trường”. Chương trình thứ 2 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm xây dựng và thực hiện lộ trình áp dụng SXSH, trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ giữ vai trò chủ đạo.
Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn mà Việt Nam tham gia ký kết vào tháng 9/1999 là lời cam kết của Việt Nam về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đây là cơ sở để tiến hành các hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn và nhận sự hỗ trợ từ Chính phủ và các tổ chức nước ngoài.
Trên đây, mới chỉ là những văn bản pháp luật của Nhà nước làm mục tiêu cũng như khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào bảo vệ môi trường dưới mọi hình thức, biến mục tiêu môi trường thành một phần trong chiến lược kinh doanh của mình, định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường trong dài hạn.
II. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM:
1. Nhóm giải pháp vĩ mô
1.1. Xây dựng và hoàn thiện các hệ thống tiêu chuẩn trợ giúp cho hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường của doanh nghiệp
Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn môi trường quốc gia trên cơ sở các yêu cầu và đặc thù của Việt Nam:
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu môi trường trong nước cũng như các tiêu chuẩn môi trường quốc tế. Một hệ thống tiêu chuẩn môi trường được xây dựng trên cơ sở khoa học, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, tính đến điều kiện đặc thù của doanh nghiệp trong nước sẽ là
công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường, hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Hiện tại Việt Nam cũng đã có một số văn bản pháp luật quy định về môi trường như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (trong đó có chương V có quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ); Bộ tiêu chuẩn môi trường và các văn bản có liên quan. Tuy nhiên thực tế cho thấy khả năng tiêu chuẩn hóa của nước ta còn thấp, vì vậy chúng ta cần phải nhanh chóng hoàn thiện những tiêu chuẩn quốc gia tương ứng với tiêu chuẩn quốc tế về môi trường như các tiêu chuẩn ISO 14000, HACCP và các tiêu chuẩn môi trường của WTO.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 360 tiêu chuẩn về môi trường được ban hành và áp dụng trong thực tiễn; trong đó nhiều tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của các nước phát triển [16]. Tuy nhiên kể từ khi ban hành, bộ tiêu chuẩn đã bộc lộ một số thiếu sót như: một số quy định qua khắt khe (cao hơn tiêu chuẩn của các nước khác); tiêu chuẩn không quy định cụ thể cho các loại hình công nghiệp và không quy định chi tiết mức phạt cho từng loại nhiên liệu đầu vào (ví dụ ngành điện: dầu, khí, than và vì vậy nếu buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn này thì ngành điện của nước ta phải đầu tư thêm các thiết bị khử khí); việc quy định một thời hạn hiệu lực áp dụng cho mọi đối tượng (từ 01/01/2003) và thiếu một lộ trình thích hợp áp dụng cho các tiêu chuẩn này để các cơ quan quản lý môi trường và các doanh nghiệp có đủ thời gian chuẩn bị áp dụng đã gây ra nhiều bất cập trong quá trình thực hiện TCVN 2001.
Ngoài ra, việc xây dựng tiêu chuẩn môi trường quốc gia có khả năng cạnh tranh được với các tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với các điều kiện trong nước cần có sự phối hợp giữa các cơ quan soạn thảo và các doanh nghiệp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có thể bắt buộc các doanh nghiệp