Đánh Giá Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Lớp Một Ở


Bảng 2.22. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một ở các trường Tiểu học tại Quận 10 hiện nay của CBQL


STT


Nội dung


Nhiều

Ít

Không có

ĐTB

ĐLC

I

Thuận lợi

1

CBQL được tham gia

tập huấn đầy đủ.

43

(91,5%)

4

(8,5%)


2,91

0,282


2

GV năng động, hứng thú trong việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng

lực cho HS.

42

(89,4%)

5

(10,6%)


2,89

0,312


3

Phụ huynh học sinh quan tâm, hỗ trợ cùng GV trong việc giảng

dạy.

21

(44,7%)

24

(51,1%)

2

(4,2%)

2,40

0,577


4

CSVC, máy móc, trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu giảng dạy môn Toán theo định hướng phát

triển năng lực cho HS.

30

(63,8%)

17

(36,2%)


2,64

0,486

Điểm trung bình




2,71


II

Khó khăn

1

Các văn bản chỉ đạo còn mang nội dung chung chung, chưa cụ thể nên CBQL còn lúng túng khi triển khai việc dạy học môn Toán theo định hướng phát

triển năng lực cho HS.

23

(48,9%)

18

(38,3%)

6

(12,8%)

2,36

0,705

2

Nguồn kinh phí không đủ để mua sắm, đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy học môn Toán theo định hướng phát triển

năng lực cho HS.

18

(38,3%)

25

(53,2%)

4

(8,5%)

2,30

0,623

3

Chính sách đãi ngộ cho

14

30

3

2,23

0,560

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một ở các trường tiểu học Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh - 10



GV chưa tương xứng

(29,8%)

(63,8%)

(6,4%)



4

GV còn ngại khó khi thực hiện hoặc thực hiện cho xong nhiệm vụ nên hiệu quả trong việc giảng dạy chưa

cao.

17

(36,2%)

26

(55,3%)

4

(8,5%)

2,28

0,615

Điểm trung bình




2,29


Bảng 2.21 và 2.22 cho thấy CBQL và GV đánh giá những yếu tố thuận lợi là giống nhau đều ở mức độ cao. CBQL và GV đều cho rằng CBQL được tham gia tập huấn đầy đủ; GV năng động, hứng thú trong việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS; sự quan tâm của phụ huynh và CSVC, máy móc, trang thiết bị được đáp ứng đầy đủ là các điều kiện thuận lợi để thực hiện quản lý các hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS nhưng con người là yếu tố mang tính quyết định và quan trọng nhất.

Với nội dung những yếu tố khó khăn: CBQL đánh giá ở mức độ trung bình. Họ cho rằng vấn đề khó khăn với họ hiện nay khi thực hiện quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS là các văn bản chỉ đạo hiện nay về nội dung này còn mang nội dung chung chung, chưa cụ thể nên CBQL còn lúng túng khi triển khai thực hiện việc dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho HS. Những yếu tố khác như: nguồn kinh phí hoạt động, chính sách đãi ngộ cho GV không mang lại khó khăn nhiều cho họ trong công tác quản lý hoạt động này.

Còn với GV họ cũng đánh giá ở mức độ trung bình. Họ cho rằng HS lớp 1 còn bé nên việc tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn gặp nhiều khó khăn và hiện nay sĩ số HS khá đông (chưa đạt được con số lý tưởng từ 30-35 em/lớp) nên việc tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng PTNL cho HS ít nhiều thực hiện không được thuận lợi lắm. Cũng như CBQL các yếu tố khác như: chính sách đãi ngộ, các tài liệu


tham khảo về hướng dẫn dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS hay việc tổ chức các chuyên đề để GV học tập, trao đổi kinh nghiệm theo họ không là những yếu tố khó khăn trong việc thực hiện hoạt động dạy học này.

Sự khác biệt này chúng ta cũng dễ hiểu đó là: CBQL nhìn nhận dưới góc độ của các nhà quản lý nên các yếu tố liên quan trực tiếp đến công tác quản lý luôn được họ quan tâm nhiều hơn. Còn với GV họ nhìn nhận dưới góc độ của một nhà chuyên môn nên những vấn đề liên quan trực tiếp đến công tác giảng dạy thì được GV quan tâm nhiều hơn.

2.7. Đánh giá chung

2.7.1. Ưu điểm

- Đội ngũ CBQL, GV có nhận thức đúng đắn về hoạt động dạy học theo định hướng PTNL HS, có tâm huyết trong việc nâng cao chất lượng HS đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.

- Đội ngũ CBQL nắm được các chủ trương của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo của Sở GDĐT TP. HCM cũng như Phòng GDĐT Quận 10 về dạy học theo định hướng PTNL HS.

- Đội ngũ GV đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.

- Các nội dung của hoạt động dạy học môn Toán được thực hiện thường xuyên.

- CBQL thường xuyên chỉ đạo hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS mà trọng tâm là việc đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

2.7.2. Hạn chế

- Tổ chuyên môn chưa mạnh dạn lựa chọn các nội dung của chương trình và SGK hiện hành để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và các năng lực phẩm chất sẽ hình thành cho HS trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.


- GV chưa chú ý sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học tích cực kết hợp một cách hợp lý giữa PPDH hiện đại và PPDH truyền thống nhằm PTNL HS.

- Tài liệu tham khảo, hướng dẫn về việc soạn giảng bài dạy môn Toán theo định hướng PTNL cho HS chưa được cung cấp đầy đủ.

- Chưa tổ chức được nhiều việc tập huấn cho GV những thao tác và kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học môn Toán và các phần mềm hỗ trợ trong việc dạy học môn Toán.

- Chưa quan tâm nhiều đến việc đào tạo, bồi dưỡng GV tham gia các lớp học sau đại học để nâng cao tay nghề chuyên môn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

2.7.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân quan trọng nhất là: Ý thức và năng lực học tập môn Toán của HS hiện nay chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào sự nhắc nhở của GV và CMHS.

Nguyên nhân thứ hai là: Cơ chế, chính sách hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra-đánh giá chưa khuyến khích sự tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra-đánh giá của GV.

Nguyên nhân thứ ba là: Hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS hiện nay chưa được sự quan tâm nhiều của gia đình và xã hội. Đây là nguyên nhân khá quan trọng. Nếu gia đình có sự quan tâm đến việc học tập của HS thì sẽ tạo điều kiện cho HS học tập tốt hơn như: Nhắc nhở, động viên HS thực hiện tốt nền nếp học tập, tạo điều kiện về thời gian, điều kiện học tập, tài liệu, máy tính. Còn nếu xã hội có sự quan tâm hơn thì có nhiều cơ hội cho những HS giỏi toán có ưu đãi xứng đáng, huy động các nguồn lực đầu tư cho hoạt động dạy học môn Toán nói riêng và HĐGD nói chung.

Nguyên nhân tiếp theo là sĩ số HS hiện nay ở lớp 1 khá đông chưa đạt


được con số lý tưởng từ 30-35 em/lớp nên việc tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng PTNL cho HS ít nhiều cũng gặp nhiều khó khăn.

Hai nguyên nhân nữa là: Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phục vụ đổi mới phương pháp, kiểm tra-đánh giá chưa đầy đủ và tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học chưa đáp ứng tốt cho hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đây là những điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho HĐ DH môn Toán theo định hướng PTNL được diễn ra thuận lợi và có hiệu quả. Môn Toán là môn đòi hỏi độ tư duy cao trong quá trình nhận thức. Chính vì vậy, nếu thiếu những điều kiện này sẽ gây khó khăn cho HĐ nhận thức của HS làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học theo định hướng PTNL HS.


Kết luận chương 2

Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1 theo định hướng PTNL HS tại các trường Tiểu học Quận 10, TPHCM cho thấy đội ngũ CBQL và GV đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng đổi mới, tạo bầu không khí học tập vui vẻ, thân thiện, thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới. Tuy nhiên, hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng PTNL HS vẫn chưa được nâng cao, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

CBQL đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, chỉ đạo sâu sát các hoạt động đổi mới trong dạy học môn Toán. Tuy nhiên, CBQL vẫn chưa thực sự nhìn nhận đúng về sự PTNL HS nên chưa mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng DH môn Toán theo định hướng PTNL HS.

Hoạt động tổ chuyên môn cũng có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa đồng bộ, thực hiện được việc sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học nhưng chưa thường xuyên lắm và CBQL cũng chưa tham gia đầy đủ sinh hoạt cùng các tổ chuyên môn.

Căn cứ vào những hạn chế trên đây, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý cần thiết và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐDH môn Toán cho học sinh lớp 1 theo định hướng PTNL ở các trường Tiểu học tại quận 10, TPHCM. Vấn đề này được tác giả trình bày ở chương 3.


Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP MỘT TẠI

CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp

3.1.1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ vào nội dung các văn bản sau: văn bản 4612/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD và ĐT ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng PTNL và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018; thông tư 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD và ĐT ngày 26/12/2018 ban hành chương trình giáo dục phổ thông; văn bản 3869/BGDĐT-GDTH của Bộ GD và ĐT ngày 26/8/2019 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2019-2020.

3.1.2. Cơ sở lý luận

Căn cứ vào hệ thống lý luận về quản lý, quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS tiểu học mà tác giả đã trình bày ở chương I.

3.1.3. Cơ sở thực tiễn

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh lớp Một theo định hướng PTNL ở các trường Tiểu học Quận 10, TPHCM, các yếu tố ảnh hưởng mà tác giả đã trình bày ở chương II cũng như xu hướng dạy học hiện nay ở các trường tiểu học.

3.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc kế thừa

Kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp quản lý đang thực hiện và những biện pháp đang được xây dựng đề xuất với sự vận động, phát triển của vấn đề quản lý. Do đó, các biện pháp quản lý


hoạt động dạy học môn Toán lớp 1 theo định hướng PTNL HS ở các trường Tiểu học tại quận 10, TP.HCM được đề xuất sẽ phải kế thừa mặt ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chưa có hoặc đã có nhưng thực hiện kém hiệu quả.

3.2.2. Nguyên tắc hệ thống

Để đạt được mục tiêu quản lý, các biện pháp thực hiện phải hỗ trợ, bổ sung cho nhau cùng tác động vào quá trình quản lý hoạt động dạy học. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp thực hiện phải được tổ chức hợp lý sao cho có tác động một cách toàn diện đến tất cả các nội dung của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở các trường Tiểu học tại Quận 10, Tp.HCM.

3.2.3. Nguyên tắc thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì thế, việc đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Chỉ khi các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế. Bởi vậy, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán lớp 1 theo định hướng PTNL HS ở các trường Tiểu học tại Quận 10, TP. HCM được đề xuất phải đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn quản lý tại các trường, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý và lực lượng GV của các trường.

3.3. Nội dung các biện pháp

3.3.1. Biện pháp 1

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 26/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí