cần định kỳ tổ chức đánh giá công tác bồi dưỡng GV; kịp thời, khen thưởng, động viên, nhắc nhở GV thực hiện nghiêm túc hoạt động này; đồng thời, qua việc đánh giá, HT cũng có những điều chỉnh để hoạt động này ngày càng đi vào nề nếp, mang lại hiệu quả cao.
3.3.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí để GV có thể yên tâm tham gia các lớp tập huấn của Sở GDĐT, Phòng GDĐT.
Tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực về các kỹ năng thực hiện kiểm tra đánh giá HS theo định hướng PTNL cho GV.
Trang bị, mua sắm, phân công quản lý CSVC, các phòng học bộ môn, các phòng học chức năng để GV có mọi điều kiện thuận lợi triển khai các PPDH tích cực, phù hợp với nội dung dạy học theo định hướng PTNL HS.
3.3.4. Biện pháp 4
Chỉ đạo GV tích cực sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán.
3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Thiết bị dạy học và UDCNTT là một nhân tố quan trọng của HĐDH môn Toán, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục PTNL HS. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng PTNL thì bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp, KT-ĐG thì nhất thiết phải tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong DH môn Toán. Việc sử dụng thường xuyên các thiết bị DH một cách hợp lý sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn với bài học, dễ dàng tiếp thu nhanh các nội dung của bài học.
UDCNTT là một trong những yêu cầu bắt buộc để nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH môn Toán. CNTT giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong nhà trường; giúp sự trao đổi thông tin qua lại giữa các bộ phận và các lực lượng giáo dục được nhanh chóng, thuận tiện hơn; làm giảm các giấy tờ không cần thiết, giúp CBQL nhanh chóng nắm bắt toàn bộ hoạt động
của nhà trường, từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả HĐDH.
3.3.4.2. Cách thức thực hiện biện pháp
Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS, bổ sung cập nhật thường xuyên các phần mềm bổ trợ về giảng dạy môn Toán.
Thường xuyên rà soát, nâng cấp hệ thống máy tính để GV dễ dàng và thuận lợi trong việc tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc dạy học theo định hướng PTNL cho HS.
Chỉ đạo việc tăng cường sử dụng các PTDH và UDCNTT phục vụ HĐDH và QL HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS.
Để thực hiện tốt biện pháp này, HT nhà trường cần thực hiện tốt các công việc sau đây:
Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ HĐDH. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ Văn phòng phối hợp với tổ chuyên môn sắp xếp, sửa chữa các thiết bị DH có sẵn, đồng thời lập danh sách các thiết bị dạy học, các phần mềm phục vụ HĐDH môn Toán và quản lý HĐDH môn Toán cần đầu tư. Hiệu trưởng căn cứ vào đề nghị này, tình hình thực tế của đơn vị và các quy định của Pháp luật sẽ tiến hành mua sắm. Để hoạt động mua sắm không gây ảnh hưởng đến ngân sách của nhà trường, Hiệu trưởng cần có kế hoạch đầu tư dần dần theo từng năm học nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu đổi mới HĐDH môn Toán và mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐDH của nhà trường.
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại như: bảng tương tác, các phần mềm hỗ trợ HĐDH môn Toán. Các phần mềm hỗ trợ làm đề kiểm tra như McMix, Quest, Moodle…; kỹ năng tìm tài liệu trên mạng một cách nhanh chóng và chinh xác, kỹ năng tổ chức các lớp học trên mạng, học online, kỹ năng sử dụng các phần mềm trình chiếu.
Chỉ đạo việc tăng cường sử dụng PTDH hiện đại và UDCNTT trong DH cũng như trong QL. Đầu năm học, Hiệu trưởng cần có quy định cụ thể số tiết bắt buộc mà GV phải sử dụng các PTDH hiện đại và UDCNTT trong DH, lập sổ theo dõi. Hàng tháng, Hiệu trưởng sơ kết số tiết và đánh giá mức độ GV sử dụng PTDH hiện đại và UDCNTT trong DH. Từ đó, Hiệu trưởng kịp thời động viên, khen thưởng những GV thực hiện tốt, thực hiện trên chuẩn và phê bình, nhắc nhở những GV chưa thực hiện tốt. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần quy định số lượng các tiết dạy tốt, dạy thao giảng mà GV phải sử dụng các PTDH hiện đại và UDCNTT, xem như đây là một trong những tiêu chí thi đua của cá nhân.
Xây dựng và sử dụng có hiệu quả trang web của nhà trường; quản lý kết quả học tập và nề nếp học sinh trên máy tính. Hiệu trưởng cần tăng cường đầu tư CSVC, nâng cao năng lực sử dụng CNTT của các bộ phận trong nhà trường, xây dựng quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong việc đưa dữ liệu vào hệ thống, phân quyền tiếp cận hệ thống cho từng thành viên; đưa việc UDCNTT trong nhà trường đạt mức độ 2. Ở mức độ này, tất cả các dữ liệu của nhà trường đều được thống nhất quản lý trên một máy chủ. Từ đó, Hiệu trưởng dễ dàng QL các HĐ của nhà trường, trong đó có QL kết quả học tập của HS, chia sẻ các thông tin liên quan đến nhà trường, kết quả học tập của HS, thời khóa biểu, các hoạt động ngoại khóa lên trang web của nhà trường để PHHS và HS tiện theo dõi. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cũng cần xây dựng sổ góp ý trên trang web của nhà trường để kịp thời thu nhận thông tin từ PHHS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH của nhà trường.
Ban hành các quy định, tiêu chí đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong DH; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong DH; đồng thời, có chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với cá nhân tập thể có sáng kiến, đóng góp vào việc làm đồ dùng DH và UDCNTT trong nhà trường
3.3.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
CBQL phải có kế hoạch dài hạn, đánh giá các công việc ưu tiên, cấp thiết để đầu tư trước. Hằng năm, cân đối ngân sách để đầu tư CSVC, thiết bị DH phù hợp, tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng CNTT cho GV, nhân viên.
Nhà trường phải có nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm, vi tính có trình độ chuyên môn tốt. Tăng cường bảo quản tốt CSVC, trang thiết bị hiện có để có thể sử dụng hiệu quả, lâu dài.
3.3.5. Biện pháp 5
Tăng cường công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng PTNL.
3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Để thực hiện tốt mục tiêu DH theo định hướng PTNL HS thì GV cần thực hiện tốt hoạt động đổi mới KT-ĐG HS. Đánh giá phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập. Chính vì vậy, mục tiêu cụ thể của biện pháp này là:
Giúp cho GV nắm vững ý nghĩa và cách thức KT-ĐG kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL; có khả năng xây dựng hệ thống câu hỏi cho từng bài học, tiết học cụ thể phù hợp với nội dung bài học để đạt được mục tiêu dạy học PTNL cho HS.
Khuyến khích GV đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá HS.
3.3.5.2. Cách thức thực hiện biện pháp
Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng và yêu cầu tất yếu của việc đổi mới KT-ĐG đối với sự PTNL HS; cung cấp kỹ năng vận dụng các phương pháp đánh giá HS theo định hướng PTNL.
Chỉ đạo HĐ đổi mới KT-ĐG theo định hướng phát triển năng lực HS; tổ chức các hoạt động nâng cao kỹ năng đánh giá HS theo định hướng PTNL HS.
Để thực hiện tốt biện pháp này, HT nhà trường cần thực hiện tốt các công việc sau đây:
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng và yêu cầu tất yếu của việc đổi mới phương pháp KT-ĐG kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng phát triển năng lực thông qua các nội dung: Quán triệt cho mỗi CBQL và GV nắm được những yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay; phân tích ưu điểm, hạn chế của từng kỹ năng đánh giá HS, các kỹ năng động viên, khuyến khích HS tích cực học tập, hướng dẫn HS điều chỉnh phương pháp học tập sau mỗi kỳ đánh giá; xây dựng niềm tin, quyết tâm thực hiện tốt HĐ đổi mới KT-ĐG trong từng CBQL, GV; tạo đông lực cho GV bằng các hình thức như: Động viên, khen thưởng, đánh thức nhu cầu được tôn trọng, được khẳng định bản thân GV trong tập thể HĐSP, tình yêu thương HS.
Thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới phương pháp KT-ĐG kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng phát triển năng lực. Ban Chỉ đạo bao gồm: HT, P.HT phụ trách chuyên môn, TTCM, một số GV có kinh nghiệm tốt trong việc thực hiện HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ:
- Lập KH đổi mới KT-ĐG từng năm học, từng học kỳ, từng tháng; phối hợp, huy động các nguồn lực trong nhà trường để thực hiện tốt HĐ đổi mới KT- ĐG; tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề; cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng; tổ chức cho GV báo cáo thu hoạch kết quả học tập bồi dưỡng; tiến hành thực hiện minh họa việc vận dụng các phương pháp đánh giá HS; tổ chức sơ kết, tổng kết từng học kỳ để rút kinh nghiệm. Qua đó, Ban Chỉ đạo có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL của nhà trường.
- Phổ biến cho GV về quy định và quy chế kiểm tra-đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực, tức là theo kết quả đầu ra. Chỉ đạo GV đổi mới hình thức, phương pháp KT-ĐG theo hướng coi trọng đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá nhằm mục đích động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của HS; kết hợp đánh giá theo hình thức tự luận và trắc nghiệm, giữa đánh giá thường xuyên và kiểm tra định kỳ. Tiếp tục chỉ đạo GV thực hiện đúng quy trình kiểm tra, đánh giá HS theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 về quy chế, đánh giá, xếp loại HS. Quy định về việc chấm, trả bài của GV theo hướng tôn trọng cách giải của HS, theo hướng mở và đưa ra những nhận xét và lời khuyên mang tính tích cực nhằm cải tiến cách giải toán của HS.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kết quả học tập của HS. Kết quả học tập của HS phải được cập nhật thường xuyên lên website của nhà trường theo từng tháng, từng học kỳ và cả năm học trên trang “www.c1.hcm.edu.vn”. Học sinh và PHHS có thể thuận tiện xem kết quả học tập của HS mọi lúc, mọi nơi.
3.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
CBQL phải tạo điều kiện về kinh phí, thời gian để GV tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ; tạo điều kiện về CSVC, các văn bản quy định của Bộ GDĐT và Sở GDĐT, các tài liệu về đổi mới PPDH, KT-ĐG học sinh theo định hướng PTNL.
Có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời những GV tích cực đổi mới phương pháp KT- ĐG học sinh theo định hướng PTNL.
Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán lớp 1 theo định hướng PTNL HS tại các trường Tiểu học tại Quận 10 TP. HCM được chúng tôi đề xuất gồm 5 biện pháp. Mặc dù mỗi biện pháp có vai trò nhất định nhưng cả 5 biện pháp đều có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, tất cả cùng
hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường Tiểu học tại Quận 10 TP. HCM.
Để thực hiện tốt tất cả các nội dung của hoạt động dạy học và QL HĐDH theo định hướng PTNL HS thì điều kiện cần là phải nâng cao nhận thức của CBQL, GV viên Toán. Khi CBQL và GV Toán đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng PTNL HS thì họ mới có động lực mạnh mẽ để thực hiện tốt các nội dung còn lại. Tổ chức, chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng phát triển năng lực, đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho GV theo định hướng phát triển năng lực học sinh là các nội dung quan trọng của quản lý HĐDH theo định hướng PTNL HS. Thực hiện tốt các nội dung này sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở các trường Tiểu học tại Quận 10, TP. HCM. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt bốn nội dung nêu trên thì việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong DH Toán và trong quản lý HDDH phải được thực hiện có hiệu quả.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát
Để đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi các CBQL, tổ trưởng chuyên môn ở các trường Tiểu học tại Quận 10, TP. HCM. Tổng số ý kiến: 47 người.
Phiếu đánh giá cần thiết có 3 mức độ: cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết. Phiếu đánh giá khả thi có 3 mức độ: khả thi, ít khả thi và không khả thi
Kết quả đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của biện pháp
Bảng 3.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS
Nội dung | Mức cần thiết | Mức khả thi | |||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
1 | Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS | ||||||
1.1 | Quán triệt cho CBQL, GV về yêu cầu, quan điểm đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. | 3,00 | 0,000 | 1 | 3,00 | 0,000 | 1 |
1.2 | Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hiệu quả và tính tất yếu của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS tiểu học trong giai đoạn hiện nay. | 3,00 | 0,000 | 1 | 2,98 | 0,146 | 2 |
1.3 | Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng và yêu cầu tất yếu của việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng PTNL. | 2,94 | 0,247 | 2 | 2,94 | 0,247 | 3 |
Điểm trung bình chung | 2,98 | 2,97 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hiệu Quả Quản Lý Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Của Giáo Viên
- Đánh Giá Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Lớp Một Ở
- Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một ở các trường tiểu học Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh - 11
- Đổi Mới Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Đối Với Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh
- Khảo Sát Về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Lớp 1
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
Biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS được đánh giá là cần thiết (ĐTB 2,98) và khả thi (ĐTB 2,97).
Nội dung được đánh giá cần thiết nhất là: Quán triệt cho CBQL, GV và HS về yêu cầu, quan điểm đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay (ĐTB 3,00) và Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hiệu quả và tính tất yếu của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS tiểu học trong giai đoạn hiện nay (ĐTB 3,00). Điều này cho thấy CBQL và tổ trưởng