Đối Với Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh


còn thực hiện chưa tốt, chưa đúng với yêu cầu của định hướng PTNL cho HS. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS, đề tài đã đưa ra 5 biện pháp như sau:

- Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho GV theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Chỉ đạo GV tích cực sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán.

- Tăng cường công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng PTNL.

Các biện pháp quản lý tuy có vị trí, chức năng khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau để tạo nên hệ thống hoàn chỉnh. Với mỗi biện pháp, tác giả đã xây dựng các nội dung cụ thể và đã khảo sát ý kiến của CBQL và tổ trưởng chuyên môn khối 1 về tính cần thiết, tính khả thi của các nội dung này. Để các biện pháp này thực sự phát huy hiệu quả, tác giả xin nêu các khuyến nghị như sau:

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Tiếp tục ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác đổi mới các nhân tố của HĐDH nói chung và HĐDH môn Toán nói riêng theo định hướng PTNL cho học sinh.

Tiếp tục ban hành các chính sách về thu hút nhân tài vào lĩnh vực giáo dục, chế độ đãi ngộ cho GV hiện nay bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình để GV yên tâm công tác, gắn bó với nghề.

Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một ở các trường tiểu học Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh - 14


Tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung, cán bộ-GV-NV trong ngành giáo dục nói riêng và PHHS về HĐ dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho học sinh.

Tiếp tục hoàn thiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể quốc gia và các nội dung liên quan như: Chương trình, SGK, thời lượng dạy học phù hợp với xu thế giáo dục của thế giới và đặc điểm tình hình của Việt Nam hiện nay.

Tiếp tục ban hành các chính sách xã hội hóa giáo dục, tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học hiện đại, tăng cường cơ chế tự chủ cho các trường tiểu học trong công tác vận động các nguồn lực tài trợ trong công tác xã hội hóa giáo dục.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh

Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng các lớp học bồi dưỡng, các buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa… về nâng cao năng lực quản lý, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, báo cáo thời sự, học tập Nghị quyết.

Phát động các phong trào thi đua dạy tốt-học tốt, đổi mới PPDH, KT- ĐG, các cuộc thi làm đồ dùng dạy học, các cuộc thi sáng tạo trên nền tảng ƯDCNTT trong dạy học cho GV.

Xây dựng chế độ đãi ngộ cho CB-GV-NV ngành giáo dục phù hợp với đặc thù của đô thị lớn nhất nước. Có chính sách cho CBQL giáo dục được tham quan, học tập các mô hình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và trên Thế giới.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng trường học tiên tiến hiện đại, trường học đạt chuẩn Quốc gia phù hợp với đặc thù của Tp.HCM.

2.3. Đối với cán bộ quản lý các trường tiểu học

Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Quyết tâm thực hiện tốt công tác đổi mới


hoạt động giáo dục theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục nhận thức cho GV, HS, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới KT-ĐG; sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học; tích cực ứng dụng CNTT vào các mặt hoạt động của nhà trường.

Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị DH, CNTT bằng nguồn thu từ ngân sách Nhà nước, xã hội hóa giáo dục.

Tích cực phối hợp với các lực lượng giáo dục tăng cường các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm rèn luyện kỹ năng sống, sinh hoạt chuyên đề, hội thảo giáo dục, hướng nghiệp cho học sinh.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá toàn diện GV; kịp thời khen thưởng, động viên, khuyến khích những GV thực hiện tốt HĐDH theo định hướng PTNL cho học sinh; có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để GV tham gia học tập nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2.4. Đối với tổ chuyên môn

Nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; tổ chức tốt công tác làm đồ dùng dạy học; thường xuyên tham mưu cho HT nhà trường mua sắm các phương tiện, thiết bị, tài liệu phục vụ cho HĐ giảng dạy theo định hướng PTNL HS.

Tổ chức thao giảng cấp trường, cấp cụm, cấp Quận, cấp Thành phố; thường xuyên trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các HĐ đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới KT- ĐG theo định hướng PTNL HS với các trường bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.

Phối hợp với Chi đoàn GV, Đội TNTP Hồ Chí Minh, PHHS giáo dục ý thức học tập cho HS.


2.5. Đối với giáo viên

Tích cực, chủ động trong việc học tập nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Tích cực trong việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các đồng nghiệp trong khối, trong trường để nâng cao hơn nữa tay nghề chuyên môn.

Thường xuyên sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại, tích cực UDCNTT trong dạy học để tích cực hóa hoạt động học tập của HS; khuyến khích hoạt động tự học của HS; xây dựng và kiểm tra việc thực hiện nền nếp học tập của HS; thực hiện công tác KT-ĐG theo đúng phẩm chất, năng lực của HS.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Ban chấp hành Trung ương Đảng. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013. Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo.

Dương Trần Bình. (2016). Quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học tại TpHCM trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục. Hà Nội: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Giáo trình Triết học dùng trong đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn không chuyên ngành Triết học. Hồ Chí Minh: NXB Đại Học Sư Phạm TP.HCM.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Thông tư 22/2014/TT-BGDĐT. Sửa đổi, bổ sung một số điều về quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Văn bản 4612/-BGDĐT-GDTrH. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. Ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Văn bản 3869/BGDĐT-GDTH. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2019-2020.

Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc. (2004). Cơ sở khoa học quản lý.

Hà Nội: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Đại học Roskilde. (2011). Năng lực và các ý tưởng học Toán và nguồn cảm hứng cho sự phát triển của giảng dạy và học tập toán học ở Đan Mạch.


Phạm Minh Hạc. (1986). Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Hà Nội: NXB Giáo dục.

Đặng Xuân Hải – Nguyễn Sỹ Thư. (2012). Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi. Hà Nội: NXB Giáo dục, Hà Nội.

Nguyễn Hữu Hải. (Chủ biên, 2014). Quản lý học đại cương). Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia sự thật.

Bùi Thị Hương. (2012). Giáo trình phương pháp dạy học môn toán ở trung học phổ thông theo định hướng tích cực. Hà Nội: NXB Giáo dục.

Trần Thị Hương. (Chủ biên, 2017). Giáo dục học đại cương. Hồ Chí Minh: NXB Đại Học Sư Phạm.

Trần Thị Hương. (2012). Dạy học tích cực. Hồ Chí Minh: NXB Đại Học Sư Phạm.

Trần Kiểm. (2016). Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục. Hồ Chí Minh: NXB Đại Học Sư Phạm.

Trần Kiểm. (2004). Khoa học quản lý giáo dục – một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội.

Trần Thị Lan. (2010). Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4 – TpHCM. Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại Học Sư Phạm TpHCM.

Luật Giáo dục. (2005). Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Luật Giáo dục. (2019). Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Phan Trọng Ngọ. (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường.

Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

Phòng Giáo dục Tiểu học Huyện Kiến Xương Tỉnh Thái Bình. (2017). Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học, Chuyên đề đổi mới giáo dục.


Bùi Văn Quân. (2007). Giáo trình quản lý giáo dục. Hà Nội: NXB Giáo dục, Hà Nội.

Đỗ Đức Thái, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Hoài Anh, Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Phạm Sỹ Nam. (2019). Hướng dẫn dạy học Môn Toán tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Hồ Chí Minh: NXB Đại Học Sư Phạm Tp.HCM, Tp.Hồ Chí Minh.

Trần Minh Thanh. (2011). Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học Quận 1-TP.HCM. Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Nghệ An.

Hà Nhật Thăng. (1998). Lịch sử giáo dục thế giới. Hà Nội: NXB Giáo dục, Hà Nội.

Lê Văn Tiến. (2016). Phương pháp dạy học môn Toán. Hồ Chí Minh: NXB ĐH Sư phạm Tp.HCM.

Nguyễn Vĩnh Trung. (2002). Phương pháp học tập tối ưu. Hồ Chí Minh: NXB tổng hợp.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.

Lưu Bích Ý. (2013). Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học Quận 11-Tp.HCM. Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Nghệ An.

Nguyễn Thị Mai Yến. (2017). Dạy học hệ đếm thập phân ở Tiểu học. Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục Đại Học Sư Phạm TpHCM.

W. Getzels, Tames M. Lipham. Road F. Campell (1996). Quản lý giáo dục-Lý thuyết, nghiên cứu và thực tiễn.

Teaching Teachers Mathematics: Research, Ideas, Projects, Evaluation.


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN-PHỤ LỤC 1

(Dành cho cán bộ quản lí và Tổ trưởng chuyên môn)


Kính thưa quý Thầy/Cô !

Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 tại các trường tiểu học Quận 10, TPHCM”; kính mong quý Thầy/Cô vui lòng trả lời những câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng với câu trả lời phù hợp của quý Thầy/Cô. Bảng hỏi chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học, không nhằm đánh giá cá nhân hay đơn vị.

Trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của quý Thầy/Cô !

Xin Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin chung:

1. Đơn vị công tác:…………………………………………………


2. Giới tính:

a. Nam b. Nữ


a.

Tổ trưởng chuyên môn b.

3. Thầy/Cô đang là:


4. Thâm niên công tác:


Phó Hiệu trưởng c. Hiệu trưởng

a. Dưới 15 năm b. Trên 15 năm


5. Trình độ chuyên môn:


a. Cử nhân

b. Thạc sĩ

c. Tiến sĩ d. Khác


I. Khảo sát về thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1

Câu 1: Thầy/Cô có quan điểm như thế nào về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở nhà trường?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2023