Nhận Thức Của Qbql, Gv Và Hs Về Mục Tiêu Dạy Học Môn Toán Ở Các Trường Thcs Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng Đáp Ứng Yêu Cầu

Bảng 2.8. Nhận thức của QBQL, GV và HS về mục tiêu dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu

đổi mới chương trình giáo dục phổ thông



TT


Nội dung

Không

cần thiết

Cần thiết

Rất cần

thiết



X

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa; rèn luyện những đức tính cẩn thận, chính xác, tính kỉ luật, tính phê phán, tính sáng

tạo, bồi dưỡng óc thẩm mĩ cho HS


0


0


124


67,39


60


32,61


2.32


2

Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: tính toán, sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi, thực hiện các phép biến đổi biểu thức, giải phương trình và bất phương

trình bậc nhất một ẩn cho học sinh


0


0


39


21,19


145


78,80


2.79


3

Rèn luyện kĩ năng suy luận hợp lý và hợp lôgic, khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian

cho học sinh


0


0


34


18,48


150


81,52


2.82


4

Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất tư duy như linh hoạt, độc lập và sáng tạo; hình thành thói quen tự học; diễn đạt chính xác ý tưởng của mình và hiểu

được ý tưởng của người khác.


29


15,76


91


49,46


64


34,78


2.19


5

Giúp HS lĩnh hội được kiến thức cơ bản về môn toán, có kỹ năng vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng kiến thức môn Toán vào

thực tiễn.


0


0


72


39,22


112


60,78


2.61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 8

* Nhận xét: Qua bảng 2.8 cho thấy các mục tiêu cơ bản trong dạy học môn Toán ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được đánh giá cần thiết và rất cần thiết được khách thể đánh giá ở mức độ TB và cao.

Ta nhận thấy, nội dung “Rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp lôgic, khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian” với 81,52% ý kiến đánh giá mức độ rất cần thiết và 18,48% ý kiến đánh giá mức độ cần thiết.

Sau đó là nội dung “Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: tính toán, sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi, thực hiện các phép biến đổi biểu thức, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn” cũng được đánh giá tính cần thiết cao với 21,19% ý kiến đánh giá mức độ cần thiết và 78,80% mức độ rất cần thiết.

Tuy vậy, các nội dung về: Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất tư duy như linh hoạt, độc lập và sáng tạo. Bước đầu hình thành thói quen tự học, diễn đạt chính xác ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác được đánh giá mức độ cần thiết thấp hơn với 15,76% ý kiến cho rằng ít cần thiết và 49,46% ý kiến đánh giá cần thiết, 34,78% tỷ lệ đánh giá mức độ rất cần thiết.

Kết quả khảo sát về mặt nhận thức của đội ngũ CB, GV cho thấy: các đối tượng đã đánh giá đúng vai trò của dạy học môn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông , trong đó những điểm vượt trội của hướng này là giúp HS tự tìm ra các phương pháp học tập nói chung và môn Toán nói riêng, HS biết tích hợp liên môn để giải quyết cũng như tìm cách giải các môn, giúp HS chủ động, sáng tạo hơn trong học tập. Tuy nhiên, các yếu tố như góp phần phát triển trí tuệ và khả năng suy luận Toán học chưa được đối tượng nhận thức đầy đủ.

Lý giải điều này có thể do dạy học theo hướng đổi mới là hoạt động mới được phát triển và chủ trương mới của các cấp, các ngành. Thực trạng cho thấy, lãnh đạo nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, thúc đẩy cũng như tổ chức sâu rộng các hoạt động dạy học để phát triển năng lực cho người học từ khâu soạn bài, lên lớp đến tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.

2.3.2. Nội dung của hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Để khảo sát thực trạng nội dung của hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương

trình giáo dục phổ thông chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.9, kết quả thể hiện ở bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9. Nội dung của hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

TT

Nội dung

Chưa đạt

Đạt

Tốt


X

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Cung cấp cho học sinh các kiến thức toán học đáp ứng chuẩn kiến thức, kỹ năng theo định hướng phát triển

năng lực học sinh


4


4,76


72


85,71


8


9,53


2.05


2

Hình thành ở học sinh các kỹ năng vận dụng kiến thức môn

toán vào thực tiễn cuộc sống


4


4,76


71


84,52


9


10,72


2.06


3

Hình thành ở học sinh thái

độ tự giác trong học tập và củng cố niềm tin khoa học


4


4,76


73


86,90


7


8,34


2.04


4

Hình thành ở học sinh các phương pháp học tập tích cực và cách thức chiếm lĩnh

tri thức môn học


8


9,52


62


73,81


14


16,67


2.07


5

Dạy học theo chủ đề tích hợp các nội dung phù hợp, lược bỏ các nội dung giảm tải,

trùng lặp


4


4,76


74


88,1


6


7,14


2.02


6

Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm tích cực hóa hoạt động học tập

của sinh


8


9,52


72


85,71


4


4,77


1.95

* Nhận xét: Số liệu bảng 2.9 cho thấy: Theo đánh giá của các khách thể điều tra thì có 06 nội dung của hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đa số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của các nội dung nêu

trên. Nhưng do kết quả đánh giá cho việc thực hiện các nội dung khác nhau dẫn đến có sự khác nhau của từng CBQL, GV, cụ thể:

Ta thấy, số giáo viên toán thực hiện tốt các nội dung giảng dạy của bộ môn học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, có trên 90% giáo viên thường xuyên dạy học cho học sinh các kiến thức toán học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo định hướng đổi mới. Kết quả khảo sát cũng cho thấy đa số giáo viên toán đánh giá đã thực hiện yêu cầu nội dung chương trình môn Toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Việc “Dạy học cho học sinh các kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống” đã được thực hiện tuy nhiên đa số ở mức độ đạt với tỷ lệ 84,52%, mức độ tốt chỉ chiếm 10,72%, trong đó mức độ chưa đạt còn tỷ lệ là 4,76% ý kiến.

Sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh và sử dụng nhuần nhuyễn, có hiệu quả các PPDH là yêu cầu chuyên môn bắt buộc đối với giáo viên. Các nhà trường và Phòng GD - ĐT huyện Hòa An thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới PPDH, tổ chức các hội thi giáo viên giỏi các cấp để giáo viên học hỏi lẫn nhau về sử dụng các PPDH, tuy nhiên vẫn còn 9,52% ý kiến được đánh giá nội dung này ở mức độ chưa đạt.

Đánh giá chung về nội dung dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cho thấy: Đa số GV đã thực hiện dạy học môn toán theo hướng đổi mới tuy nhiên mức độ còn hạn chế.

Từ kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các nội dung giảng dạy bộ môn của giáo viên toán theo hướng đổi mới, ta thấy đa số giáo viên thực hiện khá tốt các nội dung giảng dạy bộ môn toán. Tuy nhiên còn một bộ phận không nhỏ giáo viên toán thực hiện chưa đạt yêu cầu các nội dung giảng dạy bộ môn.

2.3.3. Thực trạng phương pháp dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Để khảo sát thực trạng phương pháp dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi‌

mới chương trình giáo dục phổ thông



TT


Nội dung

Không sử dụng

Ít khi sử dụng

Thường xuyên sử

dụng


X

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

Dạy học theo tình huống

7

8.33

63

75

14

16.67

2.08

2

Dạy học vấn đáp, đàm thoại

0

0

65

65.48

19

22.62

2.23

3

Dạy học phát hiện và giải

quyết vấn đề

0

0

65

65.48

19

22.62

2.23

4

Dạy học theo nhóm

8

9.52

76

90,48

0

0

1.90

5

Phương pháp động não

27

32.14

57

67,86

0

0

1.68

6

Phương pháp “bàn tay nặn

bột”

6

7.14

78

92,86

0

0

1.93

7

Dạy học theo dự án

70

83.33

14

16,67

0

0

1.17

8

Phương pháp luyện tập và thực

hành

0

0

71

84,52

13

15,48

2.15

* Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy: Phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong dạy toán vẫn là phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, rồi đến Phương pháp dạy học vấn đáp, đàm thoại. Trong môn toán, lời nói thường dùng để lập luận, dẫn dắt, tìm tòi, giải thích chứng minh. Ngoài ra hai phương pháp dạy học được sử dụng nhiều là phương pháp vấn đáp, đàm thoại và phương pháp luyện tập và thực hành. Riêng vấn đề luyện tập và thực hành chính là đặc trưng của môn toán. Phương pháp trực quan thì không phải trong tình huống nào

cũng sử dụng. Còn ba phương pháp: Dạy học theo dự án, Phương pháp động não, Dạy học theo nhóm, quan tâm tới từng đối tượng học sinh thì còn ít được sử dụng thường xuyên và có giáo viên chưa sử dụng bao giờ. Sở dĩ có điều này cũng vì để sử dụng ba phương pháp này rất cần sự chủ động linh hoạt và hợp tác của học sinh, mà đối với học sinh đại trà thì không phải đối với lớp nào cũng có thể áp dụng được. Ngoài ra, muốn sử dụng được ba phương pháp đó cũng yêu cầu người giáo viên phải có kĩ năng tổ chức phối hợp và xử lý linh hoạt các tình huống trên lớp, quan trọng hơn là nhận thức được vai trò tác dụng của từng phương pháp để thực hiện.

Thực tế trên do nhiều nguyên nhân: Trong đó, đa phần GV giải thích tình trạng này, giáo viên đều trả lời: Kiến thức nhiều, thời gian có hạn, đề kiểm tra đánh giá yêu cầu cao… Giáo viên giảng cũng chẳng đủ thời gian, nếu thảo luận nhóm để học sinh trình bày, sau đó giáo viên lại định hướng thì không thể đi hết nội dung bài học. Hơn nữa lớp học đông thì tổ chức làm sao hiệu quả. Vì trong một tiết học không đủ thời gian để tất cả các nhóm trình bày và giáo viên cũng không thể định hướng được phần trả lời của các nhóm. Ngoài ra để hoạt động nhóm thực sự thì bản thân học sinh cần hết sức tích cực, mỗi cá nhân đều phải hoạt động và hợp tác làm việc, song thực tế thì những học sinh học yếu hơn lại chỉ “trông chờ” vào bạn giỏi hơn, nên hoạt động nhóm đối với học sinh trung bình yếu là ít hiệu quả thậm chí phản tác dụng. Nguyên nhân do nội dung và thời lượng chương trình cũng như quy mô lớp học dẫn đến việc học nhóm chưa được áp dụng nhiều. Trong khi đó học sinh miền núi lại thường hay nhút nhát, có tâm lý e ngại. Phương pháp tổ chức cho HS thực hiện các kế hoạch học tập đòi hỏi học sinh phải có ý thức học tập cao, gia đình quan tâm sâu sát việc học tập của con em thì mới áp dụng được.

Kết quả khảo sát cho thấy: Các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học động não...chưa được thực hiện. Thậm chí có giáo viên khi được hỏi tên một số phương pháp dạy học tích cực còn chưa nêu được, khi được gợi ý thì vẫn chưa nêu được phương pháp đó sử dụng như thế nào. Như vậy bản thân giáo viên còn

ngại học hỏi, ngại áp dụng cũng là một nguyên nhân lớn khiến các phương pháp dạy học tích cực còn ít được phổ biến trong giờ học toán.

2.3.4. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay

Để khảo sát thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn

ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông‌


TT


Nội dung

Không sử dụng


Ít sử dụng

Thường xuyên sử

dụng



X

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

Phim chiếu để giảng bài môn

Toán với đèn chiếu Overhead.

73

86.90

11

13.1


0

1.13


2

Phần mềm hỗ trợ bài giảng, minh họa trên lớp với LCD - projector (máy chiếu tinh thể lỏng) hay còn

gọi là video - projector.


8


9.52


33


39.29


43


51.19


2.42


3

Phần mềm dạy học môn Toán giúp HS học trên lớp và ở nhà như: GEOMETRIS, MAPLE,

VIOLET…


67


79.76


17


20.24



0


1.20

4

Bảng, phấn


0


0

84

100

3.00

5

Dùng trực quan, tranh ảnh, sơ

đồ, đồ thị


0

10

11.91

74

88.09

2.88

Kết quả bảng 2.11 cho ta thấy: Phương tiện được sử dụng thường xuyên sử dụng nhiều nhất chính là bảng, phấn: 100% ý kiến của GV, ở vị trí thứ 2 là đồ

dùng trực quan, tranh ảnh, sơ đồ, đồ thị 88,09%. Tuy nhiên, các thiết bị dạy học được đánh giá mang lại ưu điểm trong dạy học toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chưa được chú trọng như: Máy vi tính, máy chiếu đa năng, phần mềm ứng dụng dạy và học toán... Lý giải về việc sử dụng các phương tiện này. Đa số GV cho rằng: sử dụng phương tiện truyền thông đa chiều nếu biết cách thì rất hiệu quả. Trong thời gian ngắn, GV sẽ truyền tải được nhiều kiến thức mà không phải nói nhiều như trước. Với hình ảnh âm thanh sống động, giờ học sẽ vô cùng cuốn hút học sinh. Tuy nhiên điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường còn hạn chế, mỗi trường có từ 4 đến 12 lớp chỉ có từ 1 đến 2 máy chiếu được đặt cố định ở các phòng chuyên đề và thực hành, ngoài ra có 1 đến 2 máy không đặt cố định mà dùng để lưu động. Những máy chiếu đó chủ yếu được sử dụng trong tiết thanh tra, hội thi giáo viên giỏi, sinh hoạt chuyên môn… có lần hội thi giáo viên giỏi cấp trường diễn ra ở tất cả các môn, hội thi giáo viên giỏi cấp huyện ở tất cả các môn thì không có đủ máy chiếu cho GV sử dụng. Thỉnh thoảng mới được sử dụng nên GV khó có kỹ năng thành thạo. Vì vậy, giờ học sử dụng phương tiện này càng làm cho GV lúng túng. Thậm chí không biết kết hợp giữa lời giảng, thao tác ghi bảng và bấm máy như thế nào, khi có sự cố không biết xử lý ra sao mà phải nhờ đến đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất vẫn xảy ra tình trạng thiếu thốn: Phòng đa năng chưa có, một số các trường đã có phòng bộ môn theo các môn như môn Hóa, môn Sinh, môn Lý, môn Anh, Âm nhạc - Mỹ thuật nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu, trong khi đó môn toán thì có nhiều tiết, từ 4 tiết chính khóa và thêm 2 tiết tăng cường, tự chọn, nhu cầu sử dụng của môn toán là rất cao song chưa đáp ứng được.

2.3.5. Hình thức tổ chức dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Để khảo sát thực trạng phù hợp với hình thức tổ chức dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2023