Nội Dung Của Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Ptnl Học Sinh Ở Các Trường Thcs Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao

Bảng 2.7. Nội dung của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng‌

TT

Nội dung

Chưa đạt

Đạt

Tốt

X

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Cung cấp cho học sinh các kiến thức toán học đáp ứng chuẩn kiến thức, kỹ năng theo định hướng phát triển năng lực

học sinh


2


4,1


42


86,2


7


13,7


2.10


2

Hình thành ở học sinh các kỹ năng vận dụng kiến thức môn

toán vào thực tiễn cuộc sống


2


4,1


41


80,3


8


15,6


2.12


3

Hình thành ở học sinh thái độ tự giác trong học tập và củng

cố niềm tin khoa học


2


4,1


43


84,3


6


15,7


2.08


4

Hình thành ở học sinh các phương pháp học tập tích cực và cách thức chiếm lĩnh tri

thức môn học


4


8,4


38


74,5


9


17,1


2.10


5

Dạy học theo chủ đề tích hợp các nội dung phù hợp, lược bỏ

các nội dung giảm tải, trùng lặp


2


4,1


45


88,2


4


7,7


2.04


6

Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm tích cực hóa

hoạt động học tập của sinh


4


8,4


44


86,2


3


5,4


1.98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng - 9

* Nhận xét: Số liệu bảng 2.7 cho thấy: Theo đánh giá của các khách thể điều tra thì có 06 nội dung của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đa số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của các nội dung nêu trên. Nhưng do kết quả đánh giá cho việc thực hiện các nội dung khác nhau dẫn đến có sự khác nhau của từng CBQL, GV, cụ thể:

Ta thấy, số giáo viên toán thực hiện tốt các nội dung giảng dạy của bộ môn học theo định hướng phát triển năng lực, có trên 90% giáo viên thường xuyên dạy học cho học sinh các kiến thức toán học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Kết quả khảo sát cũng cho thấy đa số giáo viên toán đánh giá đã thực hiện yêu cầu nội dung chương trình môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệ khó khăn theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Việc “Dạy học cho học sinh các kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống” đã được thực hiện tuy nhiên đa số ở mức độ đạt với tỷ lệ 80,3%, mức độ tốt chỉ chiếm 15,6%, trong đó mức độ chưa đạt còn tỷ lệ là 4,1% ý kiến.

Sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh và sử dụng nhuần nhuyễn, có hiệu quả các PPDH là yêu cầu chuyên môn bắt buộc đối với giáo viên. Các nhà trường và Phòng GD - ĐT huyện Trùng Khánh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới PPDH, tổ chức các hội thi giáo viên giỏi các cấp để giáo viên học hỏi lẫn nhau về sử dụng các PPDH, tuy nhiên vẫn còn trên 8,4% ý kiến được đánh giá nội dung này ở mức độ chưa đạt.

Đánh giá chung về nội dung dạy học môn Toán trường THCS theo định hướng PTNL học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn cho thấy: Đa số GV đã thực hiện dạy học môn toán theo định hướng PTNL học sinh tuy nhiên mức độ còn hạn chế.

Từ kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các nội dung giảng dạy bộ môn của giáo viên toán theo hướng phát triển năng lực, ta thấy đa số giáo viên thực hiện khá tốt các nội dung giảng dạy bộ môn toán. Tuy nhiên còn một bộ phận không nhỏ giáo viên toán thực hiện chưa đạt yêu cầu các nội dung giảng dạy bộ môn.

2.3.3. Thực trạng phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Để khảo sát thực trạng phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng



TT


Nội dung

Không sử dụng

Ít khi sử dụng

Thường xuyên sử

dụng


X

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

Dạy học theo tình huống

2

4.68

29

75.56

10

16.76

1.76

2

Dạy học vấn đáp, đàm thoại

0

0

39

77.35

12

22.65

2.24

3

Dạy học phát hiện và giải quyết

vấn đề

0

0

39

76.94

12

23.06


2.24

4

Dạy học theo nhóm

5

9.17

46

90,83

0

0

1.90

5

Phương pháp động não

16

31.23

35

68,77

0

0

1.69

6

Phương pháp “bàn tay nặn bột”

4

7.04

47

92,96

0

0

1.92

7

Dạy học theo dự án

43

83.84

8

16,16

0

0

1.16

8

Phương pháp luyện tập và thực

hành

0

0

43

84,31

8

15,69


2.16

* Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy: Phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong dạy toán vẫn là phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, rồi đến Phương pháp dạy học vấn đáp, đàm thoại. Trong môn toán, lời nói thường dùng để lập luận, dẫn dắt, tìm tòi, giải thích chứng minh. Ngoài ra hai phương pháp dạy học được sử dụng nhiều là phương pháp vấn đáp, đàm thoại và phương pháp luyện tập và thực hành. Riêng vấn đề luyện tập và thực hành chính là đặc trưng của môn toán. Phương pháp trực quan thì không phải trong tình huống nào cũng sử dụng. Còn ba phương pháp: Dạy học theo dự án, Phương pháp động não, Dạy học theo nhóm, quan tâm tới từng đối tượng học sinh thì còn ít được sử dụng thường xuyên và có giáo viên chưa sử dụng bao giờ. Sở dĩ có điều này cũng vì để sử dụng ba phương pháp này rất cần sự chủ động linh hoạt và hợp tác của học sinh, mà đối với học sinh đại trà thì không phải đối với lớp nào cũng có thể áp dụng được. Ngoài ra, muốn sử dụng được ba phương pháp đó cũng yêu cầu người giáo viên phải có kĩ năng tổ chức phối hợp và xử lý linh hoạt các tình huống trên lớp, quan trọng hơn là nhận thức được vai trò tác dụng của từng phương pháp để thực hiện.

Thực tế trên do nhiều nguyên nhân: Trong đó, đa phần GV giải thích tình trạng này, giáo viên đều trả lời: Kiến thức nhiều, thời gian có hạn, đề kiểm tra đánh giá yêu cầu cao… Giáo viên giảng cũng chẳng đủ thời gian, nếu thảo luận nhóm để học sinh trình bày, sau đó giáo viên lại định hướng thì không thể đi hết nội dung bài học. Hơn nữa lớp học đông, có lớp đến 40 học sinh thì tổ chức làm sao hiệu quả. Vì trong một tiết học không đủ thời gian để tất cả các nhóm trình bày và giáo viên cũng không thể định hướng được phần trả lời của các nhóm. Ngoài ra để hoạt động nhóm thực sự thì bản thân học sinh cần hết sức tích cực, mỗi cá nhân đều phải hoạt động và hợp tác làm việc, song thực tế thì những học sinh học yếu hơn lại chỉ “trông chờ” vào bạn giỏi hơn, nên hoạt động nhóm đối với học sinh trung bình yếu là ít hiệu quả thậm chí phản tác dụng. Nguyên nhân do nội dung và thời lượng chương trình cũng như quy mô lớp học dẫn đến việc học nhóm chưa được áp dụng nhiều. Trong khi đó học sinh vùng nông thôn lại thường hay nhút nhát, có tâm lý e ngại. Phương pháp tổ chức cho HS thực hiện các kế hoạch học tập đòi hỏi học sinh phải có ý thức học tập cao, gia đình quan tâm sâu sát việc học tập của con em thì mới áp dụng được. Trong khi đó, các vùng đặc biệt khó khăn của huyện Trùng Khánh thường có tỷ lệ cha mẹ học sinh ít quan tâm sâu sát đến việc học tập của con em.

Kết quả khảo sát cho thấy: Các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học động não...chưa được thực hiện. Thậm chí có giáo viên khi được hỏi tên một số phương pháp dạy học tích cực còn chưa nêu được, khi được gợi ý thì vẫn chưa nêu được phương pháp đó sử dụng như thế nào. Như vậy bản thân giáo viên còn ngại học hỏi, ngại áp dụng cũng là một nguyên nhân lớn khiến các phương pháp dạy học tích cực còn ít được phổ biến trong giờ học toán.

2.3.4. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn Toán ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng theo định hướng phát triển năng lực hiện nay

Để khảo sát thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn Toán ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn Toán theo định PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng


TT


Nội dung

Không sử dụng


Ít sử dụng

Thường xuyên sử

dụng


X

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

Phim chiếu để giảng bài môn

Toán với đèn chiếu Overhead.

45

87.51

6

12.5


0


1.12


2

Phần mềm hỗ trợ bài giảng, minh họa trên lớp với LCD – projector (máy chiếu tinh thể lỏng) hay còn gọi là video –

projector.


5


9.82


20


39.5


26


50.69


2.41


3

Phần mềm dạy học môn Toán giúp HS học trên lớp và ở nhà như: GEOMETRIS,

MAPLE, VIOLET…


42


80.08


20


19.92



0


1.61

4

Bảng, phấn


0


0

51

100

3.00

5

Dùng trực quan, tranh ảnh, sơ

đồ, đồ thị


0

6

12.55

45

87.55


2.88

Kết quả bảng 2.9 cho ta thấy: Phương tiện được sử dụng thường xuyên sử dụng nhiều nhất chính là bảng, phấn: 100% ý kiến của GV, ở vị trí thứ 2 là đồ dùng trực quan, tranh ảnh, sơ đồ, đồ thị 88,75%. Tuy nhiên, các thiết bị dạy học được đánh giá mang lại ưu điểm trong dạy học toán theo hướng phát triển năng lực chưa được chú trọng như: Máy vi tính, máy chiếu đa năng, phần mềm ứng dụng dạy và học toán…. Lý giải về việc sử dụng các phương tiện này. Đa số GV cho rằng: sử dụng phương tiện truyền thông đa chiều nếu biết cách thì rất hiệu quả. Trong thời gian ngắn, GV sẽ truyền tải được nhiều kiến thức mà không phải nói nhiều như trước. Với hình ảnh âm thanh sống động, giờ học sẽ vô cùng cuốn hút học sinh. Tuy nhiên điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường còn hạn chế, mỗi trường có từ 8 đến 20 lớp chỉ có từ 1 đến 2 máy chiếu được đặt cố định ở các phòng chuyên đề và thực hành, ngoài ra có 1 đến 2 máy không đặt cố định mà dùng để lưu động. Những máy chiếu đó chủ yếu được sử dụng trong tiết thanh tra, hội thi giáo viên giỏi, sinh hoạt chuyên môn…

có lần hội thi giáo viên giỏi cấp trường diễn ra ở tất cả các môn, hội thi giáo viên giỏi cấp huyện ở tất cả các môn thì không có đủ máy chiếu cho GV sử dụng. Thỉnh thoảng mới được sử dụng nên GV khó có kỹ năng thành thạo. Vì vậy, giờ học sử dụng phương tiện này càng làm cho GV lúng túng. Thậm chí không biết kết hợp giữa lời giảng, thao tác ghi bảng và bấm máy như thế nào, khi có sự cố không biết xử lý ra sao mà phải nhờ đến đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất vẫn xảy ra tình trạng thiếu thốn: Phòng đa năng chưa có, một số các trường đã có phòng bộ môn theo các môn như môn Hóa, môn Sinh, môn Lý, môn Anh, Âm nhạc - Mỹ thuật nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu, trong khi đó môn toán thì có nhiều tiết, từ 4 tiết chính khóa và thêm 2 tiết tăng cường, tự chọn, nhu cầu sử dụng của môn toán là rất cao song chưa đáp ứng được.

2.3.5. Hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Để khảo sát thực trạng phù hợp với hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.10, đề tài thu được kết quả dưới đây:

Bảng 2.10. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng


TT


Nội dung

Không

phù hợp

Ít phù hợp

Phù hợp

X

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

Tổ chức dạy học cả lớp



4

7.84

47

92,16

2.92

2

Tổ chức dạy học theo cá

nhân

3

5.88

28

54.9

20

39.22


2.33

3

Dạy học theo nhóm

0

0

21

41.18

30

58.82

2.59

4

Hình thức dạy học tham

quan

31

60.78

19

37.25

1

1.96


1.41

5

Hình thức dạy học trải

nghiệm

30

58.84

20

39.2

1

1.96


1.43

* Nhận xét: Qua bảng 2.10 cho thấy: Hình thức tổ chức HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn được

sử dụng nhiều nhất là Tổ chức dạy học cả lớp (lớp – bài)” có đến 92,16% ý kiến đánh giá mức độ phù hợp. Lý giải cho vấn đề này là do HTTCDH này giáo viên thực hiện dễ dàng hơn các HTTCDH khác từ việc chuẩn bị bài giảng đến các hoạt động, đồng thời việc truyền thụ kiến thức cho học sinh sẽ được thực hiện theo một hệ thống logic, tuy nhiên nó vẫn có nhiều hạn chế nhất định như: học sinh ít được hoạt động, ít có cơ hội thể hiện mình, do đó không phát huy được hết các phẩm chất, năng lực của học sinh. Các hình thức dạy học theo cá nhân và theo nhóm cũng được giáo viên sử dụng thường xuyên, tuy nhiên chưa đạt hiệu quả cao do hình thức này cần phải phải có sự đầu tư về thời gian, chuẩn bị giáo án kỹ lưỡng.

Trong các HTTCDH, thì dạy học tham quan và dạy học theo trải nghiệm được đánh giá ít thực hiện nhất nhất. Trong đó dạy học tham quan và trải nghiệm với 60,78% ý kiến đánh giá ít thường xuyên và 37,25% không thực hiện. Điều đó, có thể cho chúng tôi dự kiến HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn chưa đạt kỳ vọng. Tuy nhiên, để có thể thực hiện HTTCDH tham và trải nghiệm thì giáo viên phải có sự đầu tư, chuẩn bị thật kỹ lưỡng, công với các điều kiện về tài chính, xây dựng kế hoạch tham quan hoặc trải nghiệm thật chi tiết có kèm theo các tình huống bất thường có thể xảy ra vì không gian học tập rộng mở, dẫn đến việc quản lý học sinh rất khó khăn trong quá trình thực hiện.

Kết quả khảo sát trên cho thấy, các hình thức dạy học được GV trường THCS huyện Trùng Khánh sử dụng trong môn Toán là dạy học theo nhóm và cả lớp. Đây chủ yếu là những hình thức dạy học truyền thống. Còn những hình thức dạy học có ưu điểm phát triển năng lực học sinh như hình thức dạy học cá nhân và trải nghiệm ít được GV sử dụng. Một trong những nguyên nhân là do các trường thiếu kinh phí tổ chức các hoạt động trải nghiệm và đa số học sinh trong lớp đông nên tổ chức hình thức dạy học tham quan và trải nghiệm khó thực hiện.

2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.11, đề tài thu được kết quả dưới đây:

Bảng 2.11. Nội dung lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)



X

Ít thực hiện

Đội khi thực hiện

Thường xuyên

thực hiện

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%



1

Phân tích thực trạng hoạt động dạy học, quản lí hoạt động dạy học môn Toán trong nhà trường; đánh giá tồn tại, hạn chế, nguyên

nhân của hoạt động


4


7.843


22


43.14


25


49.02


2.41


2

Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của hoạt động dạy học môn Toán và đánh giá tính khả thi của

chỉ tiêu, mục tiêu đó.


6


11.76


28


54.9


17


33.3


2.22


3

Xác định các chủ đề dạy học (lồng ghép các vấn đề hiện đại vào nội dung của môn học; chủ đề tích hợp liên môn; hoạt động trải nghiệm sáng tạo...) của nhà trường

tương ứng với các mục tiêu.


11


21.57


19


37.25


21


41.2


2.20

4

Xác định các nguồn lực thực hiện

hoạt động dạy học môn Toán

12

23.53

24

47.06


15

29.4

2.06


5

Xây dựng kế hoạch dạy thử nghiệm, tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm, hoàn thiện chủ đề dạy học, phương pháp dạy học các chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh

giá hoạt động dạy học môn Toán


15


29.41


17


33.33


19


37.3


2.08


6

Kế hoạch xây dựng có tính đến

trình độ, năng lực thực hiện của mỗi giáo viên


3


5.882


28


54.9


20


39.2


2.33


7

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phù hợp với trình độ, năng lực của

học sinh


7


13.73


29


56.86


15


29.4


2.16

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2023