Khái Quát Điều Kiện Tự Nhiên, Kt-Xh, Giáo Dục Của Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HÒA AN,

TỈNH CAO BẰNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, KT-XH, Giáo dục của huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Hòa An nằm ở trung tâm tỉnh Cao Bằng, bao quanh thành phố Cao Bằng, phía Bắc giáp huyện Hà Quảng, Đông- Bắc giáp huyện Trà Lĩnh, Đông giáp huyện Quảng Uyên, Nam giáp huyện Thạch An, Tây giáp huyện Nguyên Bình và Thông Nông.

Huyện Hòa An có 21 xã, thị trấn (trong đó có 15 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn); dân số của huyện hiện có khoảng 55.730 người (13.266 hộ) với nhiều dân tộc cùng sinh sống, tổng diện tích đất tự nhiên là 60.952ha, chủ yếu là đất nông nghiệp. Dân cư sống rải rác không tập trung, có nhiều dân tộc cùng chung sống chủ yếu là Tày, Nùng, Mông, Dao (trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ lệ 63,33%, Nùng 24,73%, Mông 6,58%, Dao 2,36%, Kinh 2,87%, dân tộc khác 0,14%); trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng; đường giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Huyện Hòa An có vị trí địa lý và điều kiện thụ nhiên thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, có tiềm năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng cơ bản.

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2018 đạt loại khá, có nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội hoàn thành kế hoạch năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,01%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, giá trị nông sản trên 1ha đất canh tác 60 - 70 triệu đồng; giá trị sản xuất

công nghiệp đạt 11.227,694 triệu đồng, đạt 88,88% kế hoạch; thu ngân sách vượt dự toán; dân được sử dụng nước sạch đạt 87%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 đạt 83,88%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,47%...

2.1.3. Tình hình giáo dục THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

- Số lượng trường, lớp giáo viên và học sinh

Bảng 2.1. Bảng thống kê loại hình trường, lớp, học sinh trung học cơ sở


Năm học

Loại hình

Số trường

Số lớp

Số học sinh

2016-2017

Công lập

24

109

2.232

2017-2018

Công lập

24

106

2.053

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 7

(Số liệu do Phòng GD&ĐT huyện Hòa An cung cấp năm 2018)

Năm học 2017- 2018, toàn huyện hiện có 24 trường THCS với 2.053 học sinh. Toàn huyện có 3/24 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục THCS trên địa bàn huyện luôn giữ ở vị trí tốp đầu của tỉnh Cao Bằng. Các phong trào hoạt động bề nổi như văn nghệ, thể dục thể thao, công tác đoàn, đội… được Sở GD&ĐT tỉnh đánh giá cao. Kết quả bồi dưỡng HS giỏi dự thi cấp tỉnh năm học 2017 - 2018 xếp thứ 2/13 huyện, thành phố. Cấp THCS xếp loại học lực đạt trung bình trở lên đạt 96,55%; Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 100%.

- Kết quả học tập của học sinh

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm 2 năm gần đây



Năm học

Số học sinh

Kết quả xếp loại hạnh kiểm

Tốt

Khá

Tr. bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2016-2017

2.232

1739

77,9

449

20,1

44

2

0

0

0

0

2017-2018

2.053

1611

78,5

406

19,8

36

1,7

0

0

0

0

(Số liệu do Phòng GD&ĐT huyện Hòa An cung cấp năm 2018)


Số liệu trên cho thấy: Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt khá cao chiếm trên 77%. Tuy nhiên vẫn còn học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình nhưng chiếm tỉ lệ không đáng kể. Đây là một thực tế rất khả quan trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện.

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực 2 năm gần đây



Năm học

Số học sinh

Kết quả xếp loại học lực

Giỏi

Khá

Tr. bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2016-2017

2.232

210

9,4

803

36

1142

51,2

77

3,4

0

0

2017-2018

2.053

192

9,4

740

36

1055

51,4

70

3,4

1

0,05

(Số liệu do Phòng GD&ĐT huyện Hòa An cung cấp năm 2018)

Bảng kết quả xếp loại học lực của học sinh cho thấy: tỉ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi khá cao nhưng có sự biến động về số lượng do số lượng HS giảm theo các năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh yếu kém vẫn còn khá nhiều. Đây là một báo động về sự mất cân đối giữa chất lượng học sinh giỏi với chất lượng giáo dục học sinh đại trà. Ngành giáo dục huyện cần có biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh đại trà. Bởi vì những học sinh có học lực yếu kém thường đi kèm với ý thức, đạo đức kém.

- Đội ngũ CBQL

Bảng 2.4. Bảng cơ cấu đội ngũ CBQL ở các trường trung học cơ sở


TT

Năm học

SL

CBQL

Đảng

viên

Trình độ chuyên môn

Cao đẳng

Đại học

Thạc sỹ

1

2016-2017

51

51

0

51

0

2

2017-2018

48

48

0

48

0

(Số liệu do Phòng GD&ĐT huyện Hòa An cung cấp năm 2018)

Số liệu cho thấy: 100% CBQL đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo, là đảng viên và đã qua lớp bồi dưỡng về QLGD. Đây là một thuận lợi cho công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý dạy học các môn học cụ thể nói riêng.

Bảng 2.5. Tình hình đội ngũ giáo viên toán của huyện



Năm học


Tổng số

Nữ

Trình độ chuyên môn


Ghi chú

SL

%

Trung

cấp

Cao

Đẳng

Đại học

Trên

ĐH

2016-2017

60

44

73,33

0

5

55

0


2017-2018

60

44

73,33

0

5

55

0


(Số liệu do Phòng GD&ĐT huyện Hòa An cung cấp năm 2018)

Kết quả thống kê ở bảng 2.5 cho thấy: Tất cả giáo viên toán của huyện đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó tỷ lệ giáo viên trên chuẩn khoảng 91,67%. Trong những năm gần đây, nhiều giáo viên đã tích cực tự học, tích cực tham gia các lớp học bồi dưỡng, các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Theo đánh giá của Phòng GD&ĐT huyện Hòa An thì đội ngũ giáo viên toán của huyện mạnh về chuyên môn, giàu tiềm năng, đa số có NVSP vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp GD.

Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ giáo viên toán là nữ chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 73,33%), đây cũng là khó khăn cho công tác quản lý dạy học bộ môn toán vì phụ nữ thường bận việc gia đình hơn nam giới.

Bảng 2.6. Cơ cấu giáo viên toán của huyện Hòa An năm học 2017 - 2018


Cơ cấu độ tuổi

Thâm niên công tác

≤ 30 tuổi

≤ 40 tuổi

≤ 50 tuổi

≤ 10 năm

≤ 20 năm

≤ 30 năm

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

5

8,33

48

80

7

11,67

3

5

41

68,33

36

60

(Số liệu do Phòng GD&ĐT huyện Hòa An cung cấp năm 2018)

Số liệu trên cho thấy: đa số giáo viên toán của huyện nằm trong độ tuổi từ 30 đến 50 và vào nghề được từ 10 đến 30 năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động dạy học cũng như quản lý các mặt công tác khác của nhà trường.

2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm khảo sát làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng hiệu quả.

Cùng với cơ sở lý luận trình bày trong Chương 1, những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu khảo sát thực trạng ở Chương 2 là cơ sở thực tiễn xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

* Đối tượng và địa bàn khảo sát

- Về đối tượng khảo sát: Khảo sát 184 khách thể, trong đó có 60 giáo viên toán và 24/48 CBQL (Mỗi trường lấy ý kiến 01 CBQL vì khi chỉ đạo thực hiện các hoạt động GD của trường, Ban giám hiệu đã có sự thống nhất do đó ý kiến đánh giá của các CBQL trong một trường là như nhau), 120 học sinh các trường THCS.

- Về địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 24 trường THCS thuộc huyện Hòa An, tỉnh Cao bằng.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát 2 nội dung trọng tâm sau:

- Hoạt động dạy học môn Toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

- Quản lý hoạt động dạy học môn Toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

- Phương pháp khảo sát: Chúng tôi sử dụng, phối hợp các phương pháp nghiên cứu như sau: Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp khảo sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động (đó là các bài kiểm tra, bài tập của học sinh, giáo án của giáo viên....). Trong đó, phương pháp điều tra viết là được xem là phương pháp cơ bản.

- Phươn thức xử lý số liệu: Chúng tôi thiết kế mẫu phiếu điều tra theo 3 phương pháp lựa chọn và mức đánh giá tương ứng như sau: Thường xuyên (rất

tốt hoặc rất phù hợp) 3 điểm; đôi khi (tốt hoặc phù hợp) 2 điểm; không thực hiên (không tốt hoặc chưa đạt) 1 điểm.

- Dựa vào thang đo Likert, giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n

= (3-1)/3 = 0.67. Ý nghĩa các giá trị đó như sau.


- Nếu 1.00 ≤ X ≤ 1.67: Mức độ đánh giá thấp;


- Nếu 1.68 ≤ X ≤ 2.34: Mức độ đánh giá trùng bình;


- Nếu 2.35 ≤ X ≤ 3: Mức độ đánh giá cao.

2.3. Thực trạng dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV và học sinh về tầm quan trọng và mục tiêu của hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Để khảo sát nội dung nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng

2.7 như sau:

Bảng 2.7. Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông‌


TT


Khách thể


TS người được khảo sát

Mức độ


X

Không quan trọng


Quan trọng

Rất quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%

1

CBQL, GV

84

5

5.95

38

45.24

41

48.81

2.43

2

Học sinh

120

16

13.33

44

36.67

60

50.00

2.37

Nhận xét: Từ kết quả bảng 2.7 cho thấy: Theo đánh giá của các khách thể điều tra có 3 mức độ nhận thức về tầm quan trong của hoạt động dạy học môn Toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, X = 2.37 đến 2.43, điều này thể hiện nhận thức của về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, kết quả đánh giá cho việc nhận thức mỗi mức độ khác nhau đối với từng đối tượng, cụ thể:

Có trên 90% CBQL và Giáo viên đều cho rằng vai trò của hoạt động dạy học môn toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là quan trọng và rất quan trọng. Điều này chứng minh lãnh đạo nhà trường cho rằng, đây là hoạt động không thể thiếu ở trường THCS.

Kết quả điều tra cũng còn 5.95% giáo viên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động dạy học môn toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; đặc biệt còn có 13,33% học sinh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Do yếu tố khách quan và chủ quan có những giáo viên còn lơ là, không quan tâm đến vai trò của hoạt động dạy học môn toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; không thường xuyên thực hiện các hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, không tạo cho học sinh có hướng thú trong giờ học dẫn đến việc học sinh không hiểu thế nào là dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới; từ đó dẫn đến việc triển khai giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường chưa được đồng bộ. Một số ít giáo viên còn phản đối việc nhà trường chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới; Họ cho rằng nếu tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới thì cả giáo viên và học sinh sẽ mất nhiều thời gian chuẩn bị, điều đó có thể sẽ làm hạn chế chất lượng giáo dục. Chính từ nhận thức sai lầm này mà rất nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt và xem nhẹ việc

phát triển các phẩm chất, năng lực và các kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, kỹ năng làm việc hợp tác, kỹ năng giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động của học sinh thông qua môn học, điều này sẽ hạn chế việc phát triển nhân cách toàn diện học sinh.

Nhìn vào bảng đánh giá, chúng ta thấy nhận thức của CBQL, GV và học sinh về vai trò của hoạt động dạy học môn toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường THCS đối với việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh là chưa đồng đều ở các mức độ quan trọng và rất quan trọng. Điều đó chứng tỏ đa số CBQL, GV và học sinh chưa nhận thức rõ về vai trò của quản lý hoạt động dạy học môn toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường THCS trong việc nâng cao chất giáo dục nói chung và chất lượng môn toán nói riêng.

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức khách thể điều tra về mục tiêu dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Để khảo sát nội dung nhận thức khách thể điều tra về mục tiêu dạy học môn Toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.8, kết quả đạt được như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2023