Biện Pháp 6: Quản Lí Các Điều Kiện Hỗ Trợ Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Hs Trong Các Trường Thcs


Kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GV được thể hiện ở nhiều loại khác nhau: Kế hoạch bồi dưỡng cho từng năm học, từng học kỳ, từng tháng,… Nội dung kế hoạch phải cụ thể chi tiết: Bồi dưỡng cho đối tượng nào, nội dung bồi dưỡng là gì, tổ chức ở đâu, người bồi dưỡng là ai? Kinh phí bồi dưỡng từ nguồn nào?… Trong kế hoạch bồi dưỡng cần xác định việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS là nhiệm vụ thường xuyên của GV và yêu cầu mỗi GV phải đăng ký lộ trình bồi dưỡng cụ thể. Vì có đăng ký lộ trình, GV mới ra sức phấn đấu hoàn thành bảng đăng ký.

- HT chỉ đạo đến TTCM, GV đảm đương và chịu trách nhiệm cụ thể để thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Các nội dung cụ thể phải tổ chức thực hiện gồm:

- Tổ chức cho GV đi học các lớp bồi dưỡng do Phòng, Sở GD & ĐT tổ chức, tham gia các tiết thao giảng, sinh hoạt chuyên đề, chủ đề theo cụm trường; trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Tổ chức học tập, nghiên cứu các tài liệu về nghiệp vụ, lý luận về dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS trong dạy học tại trường. Tham gia các lớp học đại học, nhất là các lớp đào tạo thạc sỹ theo chuyên ngành Toán. HT cần khuyến khích tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp học: Khen thưởng khi hoàn thành khóa học, tạo điều kiện về thời gian, động viên tinh thần, giúp đỡ khi cần,…

- HT chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện các nội dung cần phải bồi dưỡng cho đội ngũ theo kế hoạch đã xây dựng. Quan tâm xây dựng các gương điển hình tốt, lấy đó làm hạt giống của phong trào nhân rộng ra toàn trường. Khi tổ chức các lớp bồi dưỡng đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc giảng dạy của GV.

- Có kế hoạch kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện trong từng thời gian nhất định. Qua đó kịp thời động viên, khen thưởng, nhắc nhở GV thực hiện nghiệm túc công tác này và có những điều chỉnh khi cần thiết.

3.2.6. Biện pháp 6: Quản lí các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS trong các trường THCS

* Mục tiêu của biện pháp


Hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS trong thực tiễn cần có các nguồn lực và các điều kiện về CSVC – kỹ thuật, ứng dụng CNTT, trang thiết bị đảm bảo thì mới thực hiện có hiệu quả. Vận dụng và phát triển công tác xã hội hoá giáo dục tại địa phương.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp.

- Tăng cường CSVC – kỹ thuật, trang thiết bị (máy chiếu, tivi màn hình lớn, bảng tương tác, sách tham khảo,…). Chỉ đạo tổ Toán tăng cường sử dụng các PPDH tích cực, PTDH cũng như ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS. Ngay từ đầu năm học mới, HT các trường THCS đều có sự rà soát lại các điều kiện CSVC, TBDH của trường để có kế hoạch mua sắm, sửa chữa kịp thời đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Để đáp ứng đúng nhu cầu của GV, các trường thường để GV tự kê khai những TBDH thiếu hoặc bị hỏng ở môn mình dạy, những SGK và tài liệu tham khảo cần thiết cho từng GV, từng môn. Căn cứ vào đó, nhà trường lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa và dự trù kinh phí cần thiết. Các trường đã sử dụng tối đa nguồn ngân sách cho phép để mua sắm, sửa chữa TBDH, tài liệu tham khảo, CSVC. Vì nguồn kinh phí Nhà nước cấp rất eo hẹp, nên hầu hết các nhà trường đã huy động sự ủng hộ từ chính quyền địa phương, từ các nhà hảo tâm, các tổ chức, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và từ phụ huynh HS để có thể đáp ứng được nhu cầu trước mắt là đảm bảo điều kiện dạy học và lâu dài là xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Với cách làm này, nhiều trường đã tự trang bị được phòng Tin học để phục vụ giảng dạy. Việc xây thêm các phòng học và các phòng bộ môn cũng tăng dần theo từng năm học, hệ thống các phòng học cấp 4 đã dần dần được xoá bỏ để thay thế vào đó các phòng học kiên cố. Các nhà trường còn phát động GV tự làm thêm đồ dùng dạy học và duy trì việc tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm ở cấp trường hàng năm theo chỉ đạo của Phòng GD & ĐT.

- HT xây dựng kế hoạch xã hội hoá phục vụ cho HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS: Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Sở, ngành, HT phổ biến kế hoạch và điều phối các bộ phận: Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ HS,… phối hợp thực hiện kế hoạch đã đề ra. Trình kế hoạch với lãnh đạo Phòng GD & ĐT, chính quyền địa phương. Ban giám hiệu trường


tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương xin chủ trương hỗ trợ đồng thời tăng cường công tác nâng cao nhận thức của cán bộ, GV, nhân viên thông qua các buổi tập huấn, thao giảng, chuyên đề, chủ đề về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Kiểm tra, phân bổ các thiết bị mua sắm. Đánh giá tình hình sử dụng thiết bị, phần mềm dạy học của GV và HS.

- Bên cạnh đó, hàng năm các trường còn phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS vận động phụ huynh HS đóng góp để tu sửa hệ thống đèn, quạt, sửa chữa một số máy vi tính bị hỏng, … Báo cáo kết quả công tác xã hội hoá với Phòng GD & ĐT và chính quyền địa phương.

Bằng tất cả các nguồn lực trên đây, trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu các trường THCS chắc chắn sẽ có điều kiện đầu tư xây dựng CSVC – kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học tốt hơn, đặc biệt là tạo điều kiện bổ sung CSVC – kỹ thuật phục vụ cho HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp‌

Các nhóm biện pháp nêu trên đều có quan hệ chặt chẽ với nhau đồng thời tác động tương trợ lẫn nhau, cùng nhau góp phần nâng cao chất lượng dạy học của môn Toán.

- Biện pháp 1 là nội dung cơ bản để thực hiện mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS. Khi CBQL. Đội ngũ GV có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Toán và quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS thì họ mới có động lực để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

- Biện pháp 2,3,4,5 là các biện pháp đòn bẩy quyết định sự thành công của việc quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS, góp phần nâng cao chất lượng trong giảng dạy của GV và học tập của HS. Các biện pháp này nên tổ chức thực hiện sớm nhất có thể.

- Biện pháp 6 là các biện pháp mang tính hỗ trợ, tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp nêu trên.


Tóm lại, các biện pháp quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS thị xã Vĩnh Châu có mối liên kết gắn bó, tương tác hỗ trợ lẫn nhau. HT các trường tùy theo tình hình thực tế mỗi trường để vận dụng, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ thì mới phát huy ưu điểm của từng biện pháp. Từ đó, biện pháp mới có tác dụng thay đổi diện mạo nhà trường góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho việc quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.

3.4. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.‌

Tác giả đã khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề ra qua phiếu thăm dò ý kiến dành cho CBQL và GV. Kết quả như sau:

Bảng 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp‌



TT


Nội dung

Khách thể

Đối tượng

Tính cần thiết

Tính khả thi

ĐTB

ĐLC

p

ĐTB

ĐLC

P

1

Biện pháp 1

CBQL

2,81

0,40

0,97

2,74

0,46

0,46

GV

2,81

0,40

0,97

2,81

0,40

0,48

2

Biện pháp 2

CBQL

2,77

0,43

0,61

2,71

0,46

0,89

GV

2,72

0,45

0,61

2,72

0,45

0,89

3

Biện pháp 3

CBQL

2,71

0,46

0,62

2,58

0,56

0,10

GV

2,66

0,52

0,61

2,76

0,43

0,13

4

Biện pháp 4

CBQL

2,84

0,37

0,39

2,65

0,49

0,56

GV

2,76

0,43

0,37

2,71

0,46

0,56

5

Biện pháp 5

CBQL

2,74

0,46

0,61

2,68

0,48

0,96

GV

2,69

0,48

0,61

2,67

0,43

0,96

6

Biện pháp 6

CBQL

2,68

0,76

0,53

2,71

0,46

0,75

GV

2,74

0,44

0,54

2,74

0,44

0,76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng - 14

3.4.1. Về tính cần thiết‌

- Biện pháp 1: Về biện pháp này CBQL đánh giá ở mức “rất cần thiết” (ĐTB: 2,81; ĐLC: 0,40; p = 0,97) và GV đánh giá cũng vậy (ĐTB 2,81; ĐLC:0,40; p = 0,97). Kết quả khảo sát cho thấy CBQL và GV có sự đồng ý cao nhất về biện pháp


này và đều đánh giá ở mức rất cần thiết. Điều này có thể lý giải vì sao việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS có tầm quan trọng và rất cần thiết cho việc quản lí dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS. Nếu từ CBQL cho đến GV, HS chưa nhận thức được tầm quan trọng nội dung công việc phải thực hiện thì sẽ không có sự nỗ lực quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, biện pháp này được cả CBQL và GV đều đánh giá rất cần thiết và có sự tương đồng cao.

- Biện pháp 2: CBQL đánh giá ở mức “rất cần thiết” (ĐTB: 2,77; ĐLC: 0,43, p

= 0,61) và GV cũng đánh giá ở mức “rất cần thiết” (ĐTB: 2,72; ĐLC: 0,45; p = 0,61). Kết quả khảo sát cho thấy quản lí việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS cũng được CBQL và GV đánh giá cao và không có sự khác biệt.

- Biện pháp 3: CBQL đánh giá ở mức “rất cần thiết” (ĐTB: 2,71; ĐLC: 0,46, p = 0,62) và GV cũng đánh giá ở mức “rất cần thiết” (ĐTB: 2,66; ĐLC: 0,52; p = 0,61). Như vậy, cũng không có sự khác biệt nhiều giữa CBQL và GV ở biện pháp quản lí việc đổi mới PPDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS. Vì CBQL là người thực hiện biện pháp và GV là người chịu tác động ảnh hưởng của biện pháp.

- Biện pháp 4: CBQL đánh giá ở mức “rất cần thiết” (ĐTB: 2,84; ĐLC:0,37, p

= 0,39) và GV cũng đánh giá ở mức “rất cần thiết” (ĐTB: 2,76; ĐLC: 0,43; p = 0,37). Kết quả khảo sát cho thấy đây cũng là biện pháp có sự đánh giá tương đồng giữa CBQL và GV.

- Biện pháp 5: CBQL đánh giá ở mức “rất cần thiết” (ĐTB: 2,74; ĐLC:0,46, p

= 0,61) và GV cũng đánh giá ở mức “rất cần thiết” (ĐTB: 2,69; ĐLC: 0,48; p = 0,61). Như vậy cả CBQL và GV đều cho rằng biện pháp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV Toán theo định hướng phát triển năng lực HS là “rất cần thiết”.

- Biện pháp 6: Tương tự như các biện pháp trên, ở biện pháp này CBQL cũng đánh giá ở mức “rất cần thiết” (ĐTB: 2,68; ĐLC: 0,76, p = 0,53) và GV cũng đánh giá ở mức “rất cần thiết” (ĐTB: 2,74; ĐLC: 0,44; p = 0,54). Biện pháp quản lí các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS cần được


quan tâm nhiều hơn nữa. Lý do nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động giáo dục còn hạn chế, các trường còn thiếu thốn nhiều trang thiết bị, việc bổ sung lại không kịp thời từ cấp trên nên được CBQL và GV cho rằng đây là vấn đề cần được các tổ chức xã hội quan tâm hỗ trợ. Do đó, biện pháp được đề xuất cũng rất cần thiết.

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các ý kiến được hỏi cho rằng tất cả các biện pháp mà đề tài xây dựng đều có chung ĐTB ở mức 3 (trên 2,33) là “rất cần thiết” theo thang đo quy ước.

3.4.2. Về tính khả thi‌

- Biện pháp 1: CBQL đánh giá ở mức “rất khả thi” (ĐTB: 2,74; ĐLC:0,46; p = 0,46) và GV cũng đánh giá ở mức “rất khả thi” (ĐTB: 2,81; ĐLC: 0,40; p = 0,48). Như vậy, CBQL và GV đều cho rằng biện pháp này có tính khả thi rất cao. Tuy nhiên, GV đánh giá có cao hơn CBQL vì bản thân GV là người trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ và nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này. Điều quan trọng là cách triển khai, tuyên truyền, phổ biến của nhà quản lí đến khách thể quản lí của mình ở từng đơn vị có thông suốt hay không. Khi cấp dưới đã thông tư tưởng thì biện pháp này rất khả thi là hợp lý.

- Biện pháp 2: Ở biện pháp này cả CBQL và GV đều đánh giá ở mức “rất khả thi” và tương đồng về các chỉ số khảo sát. Trong đó CBQL (ĐTB:2,71; ĐLC: 0,46; p

= 0,89) và GV (ĐTB: 2,71; ĐLC: 0,46; p = 0,89). Vì kế hoạch là chìa khóa, là kim chỉ nam để CBQL theo dõi, điều chỉnh, thay đổi những biện pháp phù hợp, kịp thời trong quá trình thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra nên biện pháp này được đánh giá rất khả thi là điều tất nhiên.

- Biện pháp 3: CBQL đánh giá ở mức “rất khả thi” (ĐTB: 2,58; ĐLC:0,56; p

= 0,10) và GV cũng đánh giá ở mức “rất khả thi” (ĐTB: 2,76; ĐLC: 0,43; p = 0,13). Như vậy, CBQL và GV cũng đều cho rằng biện pháp này “rất khả thi”. Đổi mới PPDH là yêu cấp thiết của nhiều bộ môn không riêng gì môn Toán nhằm đáp ứng sự đổi mới, phát triển của ngành và của xã hội, nhất là sự phát triển năng lực của HS. Do đó, biện pháp này cũng được CBQL và GV đánh giá rất khả thi.

- Biện pháp 4: CBQL đánh giá ở mức “rất khả thi” (ĐTB: 2,65; ĐLC: 0,49; p

= 0,56) và GV cũng đánh giá ở mức “rất khả thi” (ĐTB: 2,71; ĐLC:0,46; p = 0,56).


Như vậy, biện pháp này cũng được đánh giá không có sự khác biệt giữa CBQL và GV. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phải được đổi mới so với cách làm trước đây mới đáp ứng yêu cầu định hướng phát triển năng lực HS nên dù muốn hay không biện pháp này buộc nhà trường phải thực hiện để phù hợp với xu thế đổi mới. Vì vậy, giữa CBQL và GV đều đánh giá tương đồng ở biện pháp này.

- Biện pháp 5: CBQL đánh giá ở mức “rất khả thi” (ĐTB: 2,68; ĐLC: 0,48; p

= 0,96) và GV cũng đánh giá ở mức “rất khả thi” (ĐTB: 2,67; ĐLC: 0,43; p = 0,96). Như vậy, CBQL và GV đều đánh giá tương đồng. Trách nhiệm của nhà quản lí ở bất kỳ cơ sở giáo dục nào cũng phải chăm lo nhiều mặt, trong đó có việc quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV. Hơn nữa, GV cũng phải xem đây là nhiệm vụ quan trọng của mình để thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, phát triển nghề nghiệp tránh không bị tụt hậu và đào thải theo quy luật. Kết quả khảo sát cho thấy giữa CBQL và GV đánh giá biện pháp này không chênh lệch bao nhiêu và rất khả thi.

- Biện pháp 6: CBQL đánh giá ở mức “rất khả thi” (ĐTB: 2,71; ĐLC:0,46; p

= 0,75) và GV cũng đánh giá ở mức “rất khả thi” (ĐTB: 2,74; ĐLC: 0,44; p = 0,76). Ở biện pháp này cả CBQL và GV cho rằng đây là biện pháp “rất khả thi”. Vì các điều kiện hỗ trợ dạy học nếu không đáp ứng kịp thời yêu cầu giảng dạy của GV và học tập HS thì sẽ gây trở ngại không ít cho việc thực hiện chiến lược, mục tiêu đào tạo của nhà trường. Do vậy, biện pháp này giúp HT chủ động huy động các nguồn lực để tăng cường bổ sung CSVC – kỹ thuật cần thiết giúp cho việc dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS trở nên thuận lợi hơn. Kết quả khảo sát cho thấy biện pháp này cũng được CBQL và GV đều đánh giá rất khả thi.

Như vậy, về kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất, qua thống kê số liệu cho thấy các nội dung được khảo sát về tất cả các biện pháp quản lí đều có tính rất khả thi ở mức 3 với ĐTB trên 2,33 và được sự đồng tình cao của CBQL và GV ở các nhà trường.

Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên đây đều được CBQL và GV đánh giá là “rất cần thiết” và “rất khả thi”. Điều đó chứng tỏ các


biện pháp được xây dựng trong đề tài đều mang tính khoa học, hợp lý và phù hợp với thực tiễn ở địa phương.

Những biện pháp được đề cập ở đây tuy không phải mới, nhưng nó mang lại hiệu quả thiết thực hay không còn tùy thuộc vào sự vận dụng, phối hợp giữa các biện pháp vào từng trường cụ thể của các CBQL ở mỗi đơn vị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2023