Ở các xã và một số khu dân cư chỉ có hệ thống thoát nước mưa, nước thải bẩn chủ yếu qua bể tự hoại và tự thấm.
Ở các khu du lịch hiện nay nước thải một phần được xử lý trước khi thải ra hệ thống thoát nước đô thị hoặc tái sử dụng vào mục đích khác. Số còn lại được lắng qua bể rồi thấm vào môi trường, còn lại thoát trực tiếp theo hệ thống thoát nước đô thị hay thoát ra hồ như khu du lịch Hàng Dương- Hồ Cốc.
Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhằm tái sử dụng vào mục đích tưới cây, trong đó có khu du lịch Hồng Phúc ( tái sử dụng 70%) và khu du lịch Sài Gòn – Bình Châu.
- Vệ sinh môi trường:
Hiện nay tình hình thu gom rác trên địa bàn huyện do công ty Công trình Đô thị thực hiện, chủ yếu là thu gom rác ở khu vực thị trấn và các chợ. Bình quân mỗi ngày thu gom rác sinh hoạt ở khu vực thị trấn và ven các trục lộ khoảng 8 tấn/ ngày. Ngoài ra tại các chợ khác của huyện thì công ty công trình đô thị hợp đồng theo năm, bình quân khoảng 130 tấn/ năm. Rác thải được thu gom bằng xe chuyên dùng tập trung đến bãi rác, tách lấy phế liệu, sau đó xử lý bằng phương pháp đốt. Lượng rác thải còn lại chưa thu gom, người dân sẽ tự đốt. Rác thải ở các khu du lịch và resort phần lớn được công trình đô thị thu gom, số còn lại được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (như khu du lịch Sài Gòn –Bình Châu, Thủy Hoàng, Biển Xanh, Hàng Dương- Hồ Cốc).
Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt hằng ngày chỉ đạt 11,68%, đây là vấn đề cấp thiết vì lượng rác thải còn lại sẽ gây ô nhiễm môi trường. Bãi rác tạm huyện Xuyên Mộc là bãi rác lộ thiên thuộc xã Phước Thuận, đi vào hoạt động từ năm 2000, có thể tiếp nhận khoảng 8 tấn/ ngày, nay sức chứa không còn.
Rác thải y tế: thu gom và xử lý 100%, hiện nay cơ sở xử lý đã xuống cấp. Trung tâm y tế huyện đang dự kiến xây dựng một cơ sở xử lý rác thải y tế và một cơ sở xử lý nước thải y tế trước khi chảy xuống cống chung.
Sự cố dầu tràn: Gần đây sự cố tràn dầu từ tàu Đức Trí ( trên vùng biển thị xã Lagi- Bình Thuận lan đến vùng biển huyện Xuyên Mộc ngày 6/3/2008 và sau đó lan
đến vùng biển Long Điền, Đất Đỏ, Vũng Tàu. Đến ngày 24/3/2008, cơ bản đã thu gom được gần 250 tấn cát lẫn dầu, hút và vận chuyển vào bờ 1600 tấn dầu, bảo đảm an toàn cho vùng biển Bà Rịa -Vũng Tàu.
2.2.4.5. Bưu chính viễn thông
Có một bưu điện trung tâm tại thị trấn Phước Bửu và 05 bưu điện văn hóa xã; Tổng số máy điện thoại trên địa bàn huyện: 9.668 máy, bình quân: 8,9 máy/ 100 dân. Việc cung cấp báo chí, bưu phẩm, nhìn chung tốt các xã vùng sâu còn khó khăn, các dịch vụ phát chuyển nhanh, bưu phẩm bảo đảm, hệ thống internet chưa phát triển mạnh. Tình hình phủ sóng điện thoại di động liên tục được nâng cấp, không chỉ có ở thị trấn Phước Bửu và các xã lân cận mà các xã vùng xa khả năng liên lạc ngày càng tốt [Nguồn: Báo cáo qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Xuyên Mộc đến năm 2020].
2.2.5. Chính sách phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã đặt ra nhiều mục tiêu chiến lược về sản phẩm du lịch, chiến lược về thị trường, về đầu tư du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, chiến lược đào tạo - giáo dục du lịch và chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch nhằm đưa ngành Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu hội nhập và phát triển, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam.
Bà Rịa-Vũng Tàu Năm 2010, năm bản lề kết thúc giai đoạn 1 của chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu, ngành du lịch tiếp tục duy trì chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh về nguồn tài nguyên của mình, đó là các loại hình du lịch đặc trưng như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái rừng - biển - đảo, du lịch văn hóa kết hợp thể thao biển… Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đang phát triển loại hình du lịch thương mại - hội nghị - hội thảo, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, cũng như tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch nhằm thu hút và kéo dài ngày lưu trú của khách tại tỉnh. Một số các sự kiện văn hóa - du lịch đang dần trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu như Khai hội VH-DL (tổ chức định kỳ vào Tết nguyên đán) với nghi lễ bắn súng thần công, Festival diều quốc tế.
Bà Rịa-Vũng Tàu cũng thực hiện chiến lược xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương trong và ngoài nước thông qua hội chợ - triển lãm với quy mô quốc gia, quốc tế (Hội chợ quốc tế ITE) để tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường du lịch, trong đó chú trọng đẩy mạnh khai thác thị trường tiềm năng như Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu, Úc và ASEAN.
Trên nền tảng hệ thống tài nguyên du lịch, Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch như phân loại, đánh giá, quản lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên nhằm bảo vệ duy trì, phát huy tiềm năng du lịch, phát triển du lịch bền vững.
Ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu kiên trì thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra trong năm bản lề năm 2010, định hướng đến năm 2020, với hy vọng sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã phân du lịch tỉnh thành 4 cụm và một trung tâm:
+ Trung tâm du lịch TP. Vũng Tàu và phụ cận;
+ Cụm du lịch Côn Đảo;
+ Cụm du lịch Bình Châu;
+ Cụm du lịch Núi Dinh;
+ Cụm du lịch Long Hải - Phước Hải;
Với các loại sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái rừng - biển - đảo, tham quan nghiên cứu khoa học; Du lịch tham quan di tích văn hóa lịch sử, cách mạng, lễ hội; Du lịch điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng; Du lịch nghỉ dưỡng biển và núi cao cấp; Du lịch giải trí cao cấp, chơi golf; Du lịch thương mại - hội nghị, hội thảo (MICE -Meeting (hội nghị), Incentives (khuyến mãi), Conferences (hội thảo) và Exhibitions (triển lãm)); Du lịch cuối tuần; Du lịch thể thao biển và núi, thể thao tổng hợp, mạo hiểm; Du lịch tham quan cho người khuyết tật.
2.3. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch
2.3.1. Thực trạng phát triển du lịch
2.3.1.1. Lao động trong ngành du lịch
- Số lượng
Lực lượng lao động ngành du lịch tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nói chung và Bình Châu –Phước Bửu nói riêng không ngừng gia tăng cùng với sự phát triển của ngành du lịch, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Số lượng lao động trong ngành du lịch của toàn tỉnh và huyện Xuyên Mộc
(Đơn vị tính: người)
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Toàn tỉnh | 4.800 | 5.330 | 5.863 | 6.449 | 7.086 | 8.086 |
H. Xuyên Mộc | 336 | 373 | 410 | 451 | 496 | 541 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Thực Tiễn Của Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Tclt Du Lịch Huyện Xuyên Mộc
- Biểu Đồ Dân Số Huyện Xuyên Mộc Giai Đoạn 2005-2011
- Hiện Trạng Khách Du Lịch Huyện Xuyên Mộc Giai Đoạn 2002-2011
- Đánh Giá Các Yếu Tố Hấp Dẫn Của Dlst Ở Bình Châu-Phước Bửu
- Dự Báo Khách Du Lịch Đến Xuyên Mộc Năm 2015 Và 2020
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu )
Ở huyện Xuyên Mộc lao động du lịch khoảng 541 người tập trung ở 13 khu du lịch, nhà nghỉ. Trong đó khu du lịch sinh thái Bình Châu có 214 người (chiếm 39,55%), khu du lịch Hồ Tràm Beach Resort có 90 người, khu du lịch Hồng Phúc có 65 người, ….
Sự gia tăng về số lượng lao động trong ngành du lịch đã phản ánh xu hướng phát triển của ngành. Đây là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên thực tế vào các dịp lễ ,tết ( cao điểm ), xảy ra tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng
- Chất lượng lao động trong ngành
Hiện nay Việt Nam có khoảng 1 triệu người làm trong ngành du lịch chiếm 2% lao động cả nước. Trong đó có khoảng 53% dưới sơ cấp, 18% sơ cấp, 15% trung cấp, 12% cao đẳng và đại học, 0,2% trên đại học. Trong ngành du lịch có 750 ngàn người chưa qua đào tạo, chỉ làm việc gián tiếp. Làm việc trực tiếp có khoảng 250 ngàn người làm trong các công ty lữ hành, đưa đón khách, khách sạn, công ty hoạt động du lịch. Trong nhóm làm việc trực tiếp chỉ có 42% được đào tạo về du
lịch, 38% người từ ngành khác chuyển sang và 20% không qua đào tạo (có thể trình độ PTTH chuyển sang làm việc
Nhìn chung chất lượng nguồn lao động trong ngành du lịch tỉnh không ngừng được nâng cao.Tuy nhiên, số lao động có trình độ cao như đại học và trên đại học chỉ chiếm khoảng 12%. Chất lượng lao động du lịch ở huyện Xuyên Mộc còn thấp: Nhiều lao động trực tiếp chưa được bồi dưỡng về chuyên môn; Lao động gián tiếp trong khách sạn chưa được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về du lịch; 50% bộ phận quản lí, giám sát, điều hành trong lĩnh vực du lịch lữ hành chưa qua đào tạo về du lịch; Tỉ lệ lao động không biết ngoại ngữ khá cao; Ngoài hướng dẫn viên du lịch, các nghề khác chưa được trang bị kiến thức về du lịch.
Bảng 2.7: Trình độ đào tạo lao động trong ngành du lịch huyện Xuyên Mộc
(Đơn vị tính: người)
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Đại học và trên Đại học | 40 | 45 | 49 | 54 | 60 | 65 |
Cao đẳng và Trung cấp | 67 | 75 | 82 | 90 | 99 | 108 |
Công nhân kỹ thuật | 145 | 160 | 176 | 194 | 213 | 233 |
Lao động khác | 84 | 93 | 103 | 113 | 124 | 135 |
Tổng | 336 | 373 | 410 | 451 | 496 | 541 |
Muốn tăng doanh thu và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch cần nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng quản lý của khách sạn, các khu du lịch...
2.3.1.2. Cơ sở vật chất- kĩ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch.
- Phương tiện vận chuyển
Hiện tại du khách đến huyện Xuyên Mộc chủ yếu bằng đường bộ. Trong thời gian qua huyện đã nâng cấp hệ thống giao thông, đổi mới phương tiện vận chuyển.
Phương tiện vận chuyển hành khách bằng đường bộ hiện nay hầu hết bằng loại xe 47- 52 ghế.
- Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú bao gồm nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch,…Đây là hoạt động kinh doanh có doanh thu chiếm tỉ trọng cao nhất trong doanh thu du lịch nhưng hiện nay phát triển còn khá chậm. Năm 2007 có trên 13 cơ sở du lịch, nhà nghỉ đang kinh doanh phục vụ du khách với khoảng 375 phòng cùng với các khu vui chơi và nhà hàng đáp ứng lượng khách khá lớn (Danh mục các cơ sở du lịch ở phụ lục)
Đã có một số khu du lịch mới được xây dựng, đạt chất lượng cao như khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, Hồ Tràm Beach Resort, Hồng Phúc, Thủy Hoàng, sông Ray TPC…Mỗi năm các khu du lịch này phục vụ hàng trăm ngàn lượt khách đến tắm biển, nghỉ dưỡng.
Các nhà nghỉ vẫn còn thiếu các tiện nghi ăn uống, vui chơi giải trí, thường phục vụ khách du lịch đi lẻ, khách du lịch ba lô và khách trong nước.
- Các tiện nghi ăn uống
Trong thời gian qua, các tiện nghi ăn uống ít phát triển. Trong một số khu du lịch có nhà hàng đặc sản Âu – Á, diện tích rộng, phục vụ tiệc, hội nghị- hội thảo,…chất lượng cao. Còn lại các nhà hàng có qui mô nhỏ, chất lượng trung bình. Số nhà hàng, quán ăn ở huyện còn ít, qui mô nhỏ, thực đơn không phong phú. Các tiện nghi ăn uống tại các điểm thăm quan và vui chơi giải trí còn thiếu, chưa có phố ẩm thực đặc sắc để thu hút du khách, chỉ nổi lên là khu du lịch Bình Châu có các món ăn kết hợp bài thuốc chữa bệnh. Trong tương lai nhu cầu về các nhà hàng, quán ăn càng cao, đòi hỏi chất lượng hoàn hảo.
- Cơ sở vui chơi giả trí, văn hóa, thể dục thể thao
Số cơ sở vui chơi giải trí, thể dục thể thao của huyện rất ít, qui mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương và khách du lịch. Huyện có 13 trung tâm văn hóa và tụ điểm sinh hoạt văn hóa thiếu nhi xã/ thị trấn, 1 trung tâm văn hóa huyện, 100% xã có nơi sinh hoạt văn hóa, 2 đền liệt sĩ, bia chiến công. Các hoạt động văn hóa chủ yếu là đọc báo, xem phim, câu lạc bộ năng khiếu, biểu
diễn văn nghệ,…chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân địa phương. Các cơ sở này chỉ phục vụ cho người dân địa phương, chưa đủ qui mô phục vụ khách du lịch nghỉ tại huyện.
Hệ thống quán bar, vũ trường, rạp hát, câu lạc bộ vui chơi giải trí, hội triển lãm, các dịch vụ masage, thể dục thẩm mỹ…chưa phát triển. Các hệ thống cơ sở hạ tầng này, về cơ bản vẫn hoạt động trong các khu nhà nghỉ, khách sạn, resort với qui mô, chất lượng phục vụ còn nhiều hạn chế.
- Mua sắm hàng hóa và lưu niệm
Thời gian qua, hàng hóa và quà lưu niệm chủ yếu là từ TP. Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,…Huyện có chợ Phước Bửu với qui mô nhỏ, các cửa hàng tư nhân với các mặt hàng lưu niệm không đặc sắc. Chưa có một trung tâm mua sắm lớn, đầy đủ hàng hóa trong và ngoài nước, các mặt hàng lưu niệm đặc trưng của địa phương để phục vụ du khách.
2.3.1.3. Vốn đầu tư phát triển du lịch
Trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, các dự án du lịch tập trung ở các xã Phước Thuận , Bông Trang , Bưng Riềng, Bình Châu và thị trấn Phước Bửu với các loại hình du lịch chủ yếu: nghỉ dưỡng biển, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp, thể thao biển, tham quan vườn thú hoang dã, … với quy mô từ nhỏ đến lớn, chất lượng cao cấp.
Tính đến tháng 5/2008 trên toàn huyện có 5 nhóm dự án quy hoạch, trong đó: khu du lịch Bến Cát – Hồ Tràm 425ha (đã lấp đầy 100%), khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, khu du lịch và dân cư Láng Hàng – Bình Châu 330ha, khu du lịch Rừng Phòng Hộ 1693ha, khu du lịch Thác Hòa Bình 224ha (mới phê duyệt). Với tổng số vốn đầu tư đạt 5520,88 tỷ đồng.
Bảng 2.8: Phân loại dự án du lịch theo đơn vị hành chính tỉnh
Đơn vị hành chính | Số dự án | Diện tích (ha) | Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) | |
1 | Toàn tỉnh | 122 | 3 099,54 | 21 554,58 |
2 | Vũng Tàu | 28 | 711,72 | 9675,62 |
3 | Long Điền | 10 | 116,21 | 1 330,75 |
4 | Đất Đỏ | 23 | 336,32 | 3 088,64 |
5 | Tân Thành | 3 | 30,96 | 716,55 |
6 | Côn Đảo | 2 | 19,60 | 1222,14 |
7 | Xuyên Mộc | 56 | 1 884,73 | 5 520,88 |
(Nguồn: Sở văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
Bảng số liệu trên cho thấy du lịch của huyện có vai trò rất quan trọng, chiếm tỷ lệ cao về diện tích, số dự án và tổng số vốn đầu tư của du lịch tỉnh. Tuy nhiên hầu hết các dự án của huyện nhỏ, số vốn đầu tư trung bình một dự án của huyện là 85,59 tỷ đồng/1 dự án, thấp hơn (chỉ bằng ½) của toàn tỉnh (176,68 tỷ đồng/1 dự án). Tuy nhiên, huyện có các dự án qui mô cấp quốc gia, quốc tế: khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm (157ha – 4,2 tỷ USD đang triển khai thi công, san lấp mặt bằng, xây hàng rào và trồng cây xanh), vườn thú hoang dã Safari – Bình Châu (500ha – 500 triệu USD đã phê duyệt QHCT 1/2000)…
Trong tương lai, khi các dự án du lịch hòan thành sẽ tạo nên sự phát triển đột phá cho ngành du lịch huyện Xuyên Mộc và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay, các dự án lớn đều đang trong giai đoạn đang triển khai nên doanh thu từ du lịch của huyện chưa cao. Dự báo sẽ tăng vọt từ năm 2015.
Tuy nhiên nhìn chung tình hình triển khai các dự án vẫn còn chậm, do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, chuyển đổi đất rừng, đất nông nghiệp thành đất du lịch, dự án chỉnh sửa nhiều lần, chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức đến tiến độ triển khai dự án. Mối quan hệ giữa nhà đầu tư với các ngành các cấp chưa chặt chẽ, việc liên hệ với chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn (do không có văn phòng đại diện tại địa phương).