Nội dung của các hoạt động trải nghiệm môn Toán cho học sinh bao gồm nội dung trải nghiệm trong quá trình dạy học, nội dung trải nghiệm ngoài giờ học. Nội dung dạy học môn Toán trải nghiệm bao gồm:
Số và Đại số, thống kê | Hình học và Đo lường | |
6 | 1. Tìm hiểu một số bài toán thực tế: Các bài toán về ngân hàng, mua bán, trả tiền đúng theo hóa đơn hoặc tính tiền thừa khi mua hàng; thực hành ghi chép thu nhập và chi tiêu, cất giữ hóa đơn trong trường hợp cần sử dụng đến. Thu thập và biểu diễn các dữ liệu từ một vài tình huống trong thực tiễn, ví dụ: thu thập nhiệt độ của địa phương tại mốc thời gian nhất định trong một tuần lễ, từ đó đưa ra những nhận xét về biến đổi thời tiết của địa phương trong tuần. | Vận dụng kiến thức ba điểm thẳng hàng vào thực tiễn: trồng cây thẳng hàng, để các đồ vật thẳng hàng,… Tạo dựng các hình liên quan đến tia phân giác của một góc, liên quan đến hai đường thẳng song song.... |
7 | 1. Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính: Thực hành tính toán việc tăng, giảm theo giá trị phần trăm của một mặt hàng hoặc một kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Làm quen với giao dịch ngân hàng. Làm quen với thuế và việc tính thuế. 2. Thực hành ứng dụng các kiến thức vào các chủ đề liên môn, ví dụ: - Vận dụng kiến thức thống kê để đọc hiểu các bảng biểu Lịch sử và Địa lý lớp 7. - Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu (theo các tiêu chí cho trước) vào biểu đồ hình quạt tròn hoặc biểu đồ | 1. Tổ chức các hoạt động thực hành ngoài lớp học, dự án học tập, các trò chơi học toán, cuộc thi về Toán, chẳng hạn: Vận dụng kiến thức về tam giác bằng nhau trong thực tiễn, ví dụ: đo khoảng cách giữa hai vị trí mà giữa chúng có vật cản hoặc chỉ đến được một trong hai vị trí, tìm vị trí của một điểm đến hai điểm còn lại sao cho tổng khoảng cách là ngắn nhất Thu thập một số vật thể trong thực tiễn có dạng hình lăng trụ đứng và diện tích xung quanh của vật thể đó. 2. Tổ chức giao lưu với học sinh có khả năng và yêu thích môn Toán trong |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - 2
- Phương Pháp Lấy Ý Kiến Hội Đồng Tư Vấn Và Chuyên Gia:
- Mô Hình Học Tập Dựa Vào Trải Nghiệm Của David Kolb (1984)
- Tổ Chức Quản Lý Dạy Học Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Toán Trường Trung Học Cơ Sở
- Khái Quát Về Kinh Tế, Xã Hội, Văn Hóa Giáo Dục Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
- Thống Kê Số Lượng Và Chất Lượng Giáo Viên Dạy Môn Toán Các Trường Thcs Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Số và Đại số, thống kê | Hình học và Đo lường | |
đoạn thẳng từ một vài tình huống trong thực tiễn. | trường và với trường bạn | |
8 | Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính: Lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân. Làm quen với bài toán về đầu tư cá nhân (xác định vốn đầu tư để đạt được lãi suất mong đợi). Giải các bài toán bằng cách lập phương trình. | Thực hành các ứng dụng của hình chóp, hình đồng dạng phối cảnh trong thế giới tự nhiên. Vận dụng kiến thức về tam giác đồng dạng và định lý Pytago trong thực tiễn (ví dụ: đo khoảng cách giữa hai vị trí mà giữa chúng có vật cản hoặc chỉ đến được một trong hai vị trí). Thực hành tính diện tích, thể tích của một số hình, khối trong thực tế. |
9 | Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính: Thực hành lập kế hoạch đầu tư cá nhân. Vận dụng kiến thức về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn trong bài toán cân bằng hệ số ở phương trình hóa học. | Vận dụng kiến thức về tỉ số lượng giác trong thực tiễn (ví dụ: đo khoảng cách giữa hai vị trí mà giữa chúng có vật cản hoặc chỉ đến được một trong hai vị trí). Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích vào thực tiễn: đo đạc và tính diện tích, thể tích của các hình khối trong khuôn viên trường có liên quan đến hình trụ, hình nón, hình cầu. |
Lớp
1.3.2.3. Phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS
Phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS là cách thức, con đường nhanh nhất để đạt được mục tiêu giáo dục môn học trong nhà trường phổ thông. Như đã đề cập ở trên, để dạy học trải nghiệm môn Toán đạt hiệu quả cao nhất, chính xác nhất và khách quan nhất là phải thông qua hoạt động trải nghiệm của người học. Do đó phương pháp giảng dạy phải huy động đến mức tối đa sự tham gia của học sinh vào quá trình trải nghiệm.
Trên tinh thần đó, để tổ chức tốt hoạt động dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS có thể thực hiện theo các phương pháp sau:
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học trải nghiệm môn Toán:
Nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học trải nghiệm Toán là phương pháp mà trong quá trình trải nghiệm học sinh phải nêu được vấn đề hay bài học hôm nay là gì và tìm tòi, suy nghĩ, luyện tập, xây dựng và tiến hành giải đáp đối với các các bài toán cụ thể, các kỹ năng giải quyết vấn đề được thực hiện chủ yếu qua trải nghiệm. Hệ phương pháp nêu và giải quyết vấn đề có các phương pháp sau:
Phương pháp khám phá, tìm tòi, điều tra: Đây là phương pháp dễ kích thích hứng thú và sự ham hiểu biết của học sinh trong học tập. Giáo viên là người hướng dẫn, chỉ đạo, gợi ý để học sinh tự khám phá, điều tra. Sau khi vấn đề được xác định, học sinh tìm các biện pháp giải quyết.
Thực nghiệm được sử dụng trong dạy học môn Toán nhằm minh hoạ những kiến thức đã học hoặc tìm lời giải đáp cho một bài toán đặt ra. Thực nghiệm thường được tiến hành cùng với phương pháp thảo luận để tìm đáp số đúng nhất.
Nghiên cứu tổng quan: là cách tập hợp thông tin về một bài toán được tiến hành bằng hình thức phỏng vấn. Phương pháp này dùng để tìm hiểu lập luận của học sinh đối với bài toán đề ra, qua đó xác định phương pháp đề xuất các biện pháp giải quyết.
Phương pháp thảo luận nhóm: Vừa là hình thức, vừa là phương pháp trong hệ phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Mục đích của thảo luận là luyện tập cho học sinh độc lập suy nghĩ, mạnh dạn trình bày ý kiến của riêng mình. Trong nhiều trường hợp, khi tổ chức cho học sinh phân tích, đánh giá các bài toán, có thể nêu ra nhiều ý kiến khác nhau, xuất phát từ những cơ sở khác nhau để học sinh lựa chọn hoặc nêu ra ý kiến riêng của mình. Tổ chức các cuộc hội thảo ở các nhóm học tập hoặc chung cả lớp để trình bày kết quả làm việc của mình với các bài toán đề ra, động viên học sinh mạnh dạn bày tỏ và bảo vệ ý kiến riêng, đồng thời lại biết lắng nghe ý kiến người khác, hiểu biết, chia sẻ kết luận và cơ sở lập luận của bạn, biết cách hợp tác công việc với bạn. Phương
pháp này còn có thể sử dụng hình thức trò chơi câu hỏi về một bài toán cho
trước trong phiếu rồi trình bày thảo luận.
Phương pháp trải nghiệm thực tế: Phương pháp trải nghiệm thực tế là phương pháp học tập trong và ngoài lớp, nó giúp cho HS hiểu rõ và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một bài toán ngoài thực địa như tính diện tích, chu vi, khối lượng… của một mảnh đất trên thực tế
Nói chung các phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS nói trên có nhiều ưu điểm, ưu điểm nổi bật của chúng là khuyến khích sự phát triển năng lực nhận thức, tư duy logic, hợp tác làm việc ở học sinh và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Dạy học trải nghiệm môn Toán càng đa dạng phong phú bao nhiêu càng có sức thu hút học sinh bấy nhiêu, vì vậy giáo viên bộ môn cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm để thu hút học sinh tham gia hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thực tế và nâng cao kiến thức môn học đã được tiếp thu trong nhà trường. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp trên như thế nào thì phải tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của học sinh, vào điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương, năng lực của giáo viên; phương tiện và thiết bị dạy học; thời gian, kinh phí tổ chức dạy học, các nguồn tư liệu, tài liệu vật chất đáp ứng cho yêu cầu dạy học trải nghiệm môn Toán…
1.3.3.4. Hình thức dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS
Hình thức dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường.
Tuy nhiên, tổ chức theo quy mô nhóm và quy mô lớp có ưu thế hơn về nhiều mặt như đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, học sinh tham gia được nhiều hơn và có nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh hơn. Các hình thức dạy học trải nghiệm môn Toán có thể bao gồm:
Trong giờ: GV tổ chức các hình thức trò chơi học tập, thực hành đo đạc và sử lý các dữ liệu thực tế, thiết kế đồ dùng và phương tiện dạy học...
Ngoài giờ: GV tổ chức các hình thức trải nghiệm như:
Các câu lạc bộ Toán học: là hình thức sinh hoạt của nhóm học sinh có
cùng sử thích học Toán, có nhu cầu năng khiếu học Toán, dưới sự định hướng, phụ trách của GV nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện giữa HS với nhau, giữa HS và GV, với những người khác.
Các trò chơi học tập: là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi. Qua trò chơi giúp HS quan tâm, hứng thú đến nội dung của chủ đề từ đó giúp học sinh tìm cách tiếp cận, tự học và bộc lộ hết khả năng một cách tự nhiên, tạo bầu không khí thân thiện, tạo cho các em phong cách nhanh nhẹn..
Các diễn đàn: GV tổ chức các diễn đàn Toán học, thông qua diễn đàn các em được trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, thầy cô, nhà trường và những người khác có liên quan. Qua diễn đàn, HS có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi đề xuất của mình về các vấn đề toán học. Đây là hình thức mà các em HS có thể chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình và học tập lẫn nhau.
Trải nghiệm STEM: học sinh được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó, nhận biết được ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người, nâng cao hứng thú học tập các môn học. Đây cũng là cách thức để thu hút sự quan tâm của xã hội tới giáo dục STEM.
1.3.4.5. Kết quả dạy học trải nghiệm môn Toán
Tổ chức các hoạt động thi đua giữa các nhóm, lớp nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của HS để có kế hoạch phụ đạo cho HS yếu kém, phát hiện và bồi dưỡng những HS có năng khiếu. Từ đó giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy trải nghiệm của mình và kích thích tính tự giác học tập của HS.
Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như những biến đổi nhân cách của HS nói chung và của từng HS. Khuyến khích HS phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập, rèn luyện ngày càng cao. Có những hình thức động viên khen thưởng kịp thời
đối với những HS có nhiều cố gắng, đạt kết quả cao trong học tập. Kết hợp với các lực lượng giáo dục và với cha mẹ HS để phê bình, nhắc nhở những HS lười học, lực học yếu từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.
Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Toán có tác dụng phân loại duy trì và đẩy mạnh các hoạt động học tập của HS, giúp cho các hoạt động dạy học trải nghiệm môn Toán đi đúng hướng và có chiều sâu. Ban giám hiệu nghe GV trình bày về kết quả hoặc kế hoạch dạy học trải nghiệm, giải quyết những yêu cầu, đề nghị, góp ý kiến vào chương trình thực hiện dạy học trải nghiệm môn học cho học sinh của GV, song cần đảm bảo sự hài hoà, cân đối giữa các hoạt động sao cho không lệch về hoạt động này, hoặc coi nhẹ hoạt động khác.
Cần vận dụng kết hợp một cách đa dạng nhiều hình thức đánh giá (đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, thực hành, các dự án/sản phẩm học tập, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng,...) và vào những thời điểm thích hợp.
Tóm lại, kết quả dạy học trải nghiệm để đánh giá năng lực học môn Toán của học sinh thể hiện ở kết quả điểm kiểm tra, đánh giá năng lực thông qua các hoạt động trong giờ học cũng như các hoạt động ngoài giờ học, đánh giá thông qua nhận xét của giáo viên khác, của gia đình, của những người xung quanh về những năng lực và phẩm chất cần hình thành, đánh giá thông qua hoạt động thực tế cuộc sống.
1.4. Nội dung quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở trường trung học cơ sở
1.4.1. Mục tiêu quản lí dạy học trải nghiệm cho giáo viên Toán trường trung học cơ sở
Xuất phát từ thực tiễn đặt ra các yêu cầu về năng lực dạy học trải nghiệm môn Toán của giáo viên trước bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông hiện nay. Mục tiêu quản lí dạy học trải nghiệm môn Toán nhằm phát huy hiệu quả các hoạt động tư duy, tính toán, kiến thức, kĩ năng và thái độ góp phần vào cải thiện năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên ở các trường THCS. Cụ thể nhà quản lí mong muốn dạy học trải nghiệm môn Toán cần đáp ứng được các mục tiêu sau:
Thứ nhất, góp phần nâng cao nhận thức toàn diện của giáo viên trường THCS về dạy học trải nghiệm môn Toán ở bậc THCS.
Thứ hai, hình thành ở tình cảm, động cơ đúng đắn về dạy học trải nghiệm đó là nhằm phát triển các năng lực của học sinh, rèn kĩ năng tính toán, đo đạc, giúp các em thích nghi tốt hơn với cuộc sống, có năng lực tổ chức và thực hiện các hoạt động.
Thứ ba, bồi dưỡng cho giáo viên các kỹ năng để tổ chức thành công các tiết dạy học trải nghiệm trong nhà trường đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
1.4.2. Lập kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên Toán trường trung học cơ sở
Lập kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán có vai trò khởi đầu, định hướng cho toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trường. Là cơ sở để tổ chức, chỉ đạo, huy động các nguồn lực cho dạy học.
Đây là khâu đầu tiên của quá trình quản lý hoạt động dạy học của GV môn Toán theo tiếp cận chức năng quản lý. Việc lập kế hoạch dạy học trải nghiệm là hoạt động có tính hướng đích, nhằm xác định chính xác mục tiêu của giáo viên về dạy học trải nghiệm, từ đó xây dựng các biện pháp quản lý dạy học phù hợp. Kế hoạch dạy học trải nghiệm trong nhà trường cũng cần phải quan tâm đến từng GV.
Lập kế hoạch dạy học trải nghiệm bao gồm việc xây dựng mục tiêu, nội dung dạy học, chương trình dạy học, hình thức dạy học trải nghiệm cho giáo viên môn Toán; xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện dạy học trải nghiệm cho giáo viên trong một khoảng thời gian
xác định; hình thức, tiêu chí kiểm tra, đánh giá; xác định những thuận lợi và khó khăn để lựa chọn các biện pháp, con đường, hình thức thực hiện dạy học đạt kết quả.
Sản phẩm của khâu này là các bản kế hoạch dài hạn (kế hoạch có tính chiến lược) và kế hoạch ngắn hạn (gắn liền với từng nội dung dạy học cụ thể, từng khối lớp, trong thời gian cụ thể). Về thời gian, có thể xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm cho GV môn Toán theo từng năm học, từng kỳ học, triển khai theo từng giai đoạn phù hợp. Nhìn chung, lập kế hoạch dạy học trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên môn Toán cần phải:
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực dạy học trải nghiệm của đội ngũ giáo viên môn Toán. Đánh giá năng lực dạy học trải nghiệm của GV môn Toán là việc quản lý xác định thực trạng năng lực dạy học trải nghiệm của giáo viên, xác định điểm mạnh, điểm yếu, xác định khoảng cách giữa mức độ đạt được và mức độ mong muốn của nhà trường. Kết quả đánh giá năng lực dạy học trải nghiệm là căn cứ để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho giáo viên. Để việc đánh giá năng lực dạy học trải nghiệm của giáo viên môn Toán có kết quả tốt, quản lý phải xây dựng được chuẩn năng lực, hệ tham chiếu cho hoạt động dạy học.
Khảo sát nhu cầu của đội ngũ GV môn Toán dạy học trải nghiệm giúp việc xác định mục tiêu dạy học, nội dung dạy học phù hợp với đối tượng. Nội dung dạy học phù hợp là điều kiện quan trọng để giáo viên chuyên tâm với hoạt động dạy học, từ đó trau dồi, rèn luyện để tự phát triển, tự bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm.
Xác định và thiết lập các mục tiêu dạy học trải nghiệm của đội ngũ giáo viên môn Toán.
Thiết lập các nội dung dạy học trải nghiệm của đội ngũ giáo viên môn Toán.
Xác định các chuẩn đánh giá, đo kết quả trước, trong và sau dạy học trải