Tiềm Năng Chữa Các Nhóm Bệnh Khác Nhau Của Các Loài Cây Thuốc


3.1.2. Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc

Phân tích từ tổng số loài cây thuốc tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy tần suất sử dụng các bộ phận của cây dùng làm thuốc như sau:

Bảng 3.5. Tần suất sử dụng các bộ phận làm thuốc



STT


Các bộ phận sử dụng

Số loài

Số lượng

Tỉ lệ % gặp trong tổng số loài

(431 loài)

1

Toàn cây

160

37,12

2

162

37,59

3

Rễ

130

30,16

4

Thân

72

16,71

5

Quả

30

6,96

6

Vỏ

29

6,73

7

Củ

28

6,50

8

Hoa

8

1,86

9

Hạt

16

3,71

10

Nhựa, tinh dầu

9

2,09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


Hình 3 2 Tần suất sử dụng các bộ phận làm thuốc Từ các kết quả trên cho 1


Hình 3.2. Tần suất sử dụng các bộ phận làm thuốc


Từ các kết quả trên cho chúng ta thấy, lá cây được sử dụng làm thuốc nhiều nhất với 162 loài, chiếm 37,59 %; đứng thứ 2 là toàn cây với 160 loài, chiếm 37,12

%; thứ 3 là rễ với 130 loài, chiếm 30,16 %; thứ 4 là thân với 72 loài, chiếm 16,71

%; ... tần suất sử dụng thấp là hoa (8 loài, 1,86%), Nhựa cây, tinh dầu (9 loài, 2,09%) và hạt (16 loài, 3,71%).

3.1.3. Tiềm năng chữa các nhóm bệnh khác nhau của các loài cây thuốc

Tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại khu vực nghiên cứu rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên người dân chưa biết cách sử dụng nhiều cây thuốc giá trị, và trong phạm vi nghiên cứu chưa thể điều tra được tổng thể. Vì vậy, chúng tôi tra cứu thêm các tài liệu cây thuốc của Võ Văn Chi, Đỗ Tất Lợi, Viện dược liệu, ... cùng với sự phỏng vấn người dân để phân chia làm 22 nhóm cây chữa bệnh như sau:

Bảng 3.6. Các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế (tổng số 431 loài)

TT

Tên bệnh

Số loài

Tỷ lệ %

1

Bệnh ngoài da

94

21,81

2

Cầm máu, xuất huyết nội thương, sát

khuẩn vết thương

66

15,31

3

Bệnh thời tiết : đau đầu, cảm sốt

93

21,58

4

Bệnh đường hô hấp : ho, hen, viêm phổi

98

22,74

5

Bệnh về mắt, tai, mũi, họng, răng

72

16,71

6

Bệnh về đường tiêu hóa : nhuận tràng, tẩy,

dạ dày, trĩ

133

30,86

7

Bệnh về gan, thận, mật

87

20,19

8

Bệnh huyết áp, tim mạch

10

2,32

9

Bệnh xương khớp : tê thấp, đau nhức, đau

xương, ngã tổn thương

183

42,46

10

Thuốc bổ dưỡng, giải độc, kích dục

106

24,59

11

Thuốc ngủ, an thần, thần kinh

32

7,42

12

Bệnh phụ nữ

90

20,88

13

Bệnh đường tiết niệu

71

16,47

14

Bệnh đường sinh dục

16

3,71

15

Trị giun sán

7

1,62

16

Bệnh lỵ, tả

64

14,85

17

Bị động vật cắn

54

12,53

18

Sốt rét, đậu mùa, sởi, thủy đậu, dịch hạch

28

6,50

19

Bại liệt, uốn ván

3

0,70

20

Ung thư

25

5,80

21

Kháng viêm, bỏng

46

10,67

22

Cây có độc

11

2,55


Tài nguyên cây thuốc chữa bệnh phong phú, nhóm bệnh về xương khớp: tê thấp, đau nhức xương khớp, ngã tổn thương có 183 loài, chiếm 42,46 % tổng cây thuốc; tiếp theo là nhóm cây chữa về đường tiêu hóa (nhuận tràng, tẩy, dạ dày, trĩ) có 133 loài (30,86%); nhóm cây thuốc bổ dưỡng, giải độc, kích dục có 106 loài (106 %); …

Nhóm bệnh chiếm tỷ lệ sử dụng thấp là bệnh về bại liệt, uốn ván có 3 loài (0,70 %); nhóm trị giun sán 7 loài (1,62%); bệnh huyết áp tim mạch 10 loài (2,32

%); ...

Đặc biệt, nhóm cây chữa ung thư có 25 loài (5,80 %), có nhiều tiềm năng rất lớn trong những nghiên cứu trong tương lai. Ngoài ra, có 11 loài (2,55 %) cây có độc tính, cung cấp nguồn cây đánh bả và tạo chất giải độc.

3.1.4. Đa dạng về nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm

Ngoài việc đánh giá tính ĐDSH chung, việc đánh giá các loài có nguy cơ bị đe dọa trong vùng nghiên cứu là hết sức quan trọng nhằm góp phần định hướng cho chính sách ưu tiên trong công tác bảo tồn. Do Khu BTTN Sao la có sức ép về dân số khá lớn nên những hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến hệ thực vật do nạn phá rừng là vẫn có. Đó là nạn phá rừng, khai thác gỗ, khai thác dược liệu trái phép hoặc làm củi,... hậu quả của nó là diện tích rừng ít nhiều bị suy giảm đi kèm với các nguy cơ sinh thái. Số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng tăng.

Tác giả đã thống kê được ở HTV Khu BTTN Sao la có hơn 49 loài thực vật làm thuốc thuộc diện cần phải bảo tồn theo tiêu chí đánh giá của Sách Đỏ Việt Nam (2007), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ (2019), Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019), IUCN (2020) và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ (2021)[145] (chiếm 11,37 % tổng số loài làm thuốc). Theo nghị định 06/2019/NĐ- CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP, các loài họ Phong lan đều thuộc diện phải bảo vệ, vậy 23 loài phong lan nơi đây và những loài quý hiếm khác được liệt kê ở danh lục cần được bảo vệ. Danh sách loài cụ thể được trình bày ở bảng 3.8.

Trong số 431 loài thực vật bậc cao có mạch làm thuốc được ghi nhận tại KBT Sao La, 10 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 24 loài có tên trong NĐ 06/2006/NĐ-CP, 10 loài có tên trong Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) và 10 loài thuộc IUCN (2020) (Bảng 3.7; bảng3.8).


Theo DLĐVN 2007, thực vật làm thuốc có mạch ở KBT có 10 loài quý hiếm. Trong đó: cấp độ Rất nguy cấp (CR) có 0 loài, Nguy cấp (EN) có 03 loài, sẽ nguy cấp (VU) có 07 loài, ít nguy cấp (LR) có 0 loài (bảng 3.7).

Bảng 3.7. Các loài nguy cấp, quý, hiếm và tình trạng bảo tồn theo các tiêu chí


Mức độ đe dọa

CR

EN

VU

LR

DD

IA

IIA

Tổng

Sách đỏ Việt Nam (2007)


3

7





10

Nghị định số 06 (2019)







24

24

Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019)


6

4





10

IUCN(2020)


3

3


4



10

Nghị định số 84 (2021)






1

28

29


Theo Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (NĐ06/2019/NĐ - CP) thì hệ thực vật khu bảo tồn có 24 loài có tên trong Nghị định này. Bổ sung nghị định (NĐ06/2019/NĐ - CP), năm 2021 Chính phủ đã ra nghị định số 84/2021/NĐ-CP, theo nghị định này, khu bảo tồn có 29 loài thuộc danh sách bảo vệ. [145]

Theo Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) có 06 loài nguy cấp (EN) và 04 loài sẽ nguy cấp (VU)

Theo IUCN (2020), thực vật làm thuốc có 03 loài nguy cấp (EN), có 03 loài sẽ nguy cấp (VU) và 04 loài thiếu dữ liệu (DD).

Đây là nguồn gen có nguy cơ ngoài tự nhiên do các nguyên nhân khác nhau đã và đang làm giảm số lượng đẩy chúng vào nguy cơ tuyệt chủng. (Bảng 3.8 Danh lục loài quý hiếm tại KBT Sao La)

Bảng 3.8. Danh lục loài quý hiếm tại KBT Sao La


STT

Tên khoa học

Tên phổ thông

SĐVN

NĐ 06

2019

NĐ 84

2021

DLĐ CTVN

IUCN

1

Psilotum nudum (L.) P. Beauv.

Lá thông




VU



2

Huperzia serrata

Thunb.

Thạch tùng răng cưa




IIA



3

Cibotium barometz (L.)

J. Sm.

Cẩu tích



IIA




4

Cyathea gigantea

(Hook.) Holtt.

Dương xỉ thân gỗ


IIA

IIA



5

Drynaria roosii Nakaik e

Cốt toái bổ



IIA

EN


6

Goniothalamus macrocalyx Ban

Giác đế đài to

VU




VU

7

Ixodonerium annamense Piard

Néo, mô

VU





8

Rauvolfia cambodiana

Pierre ex

Ba gạc lá to

VU



VU


9

Ardisia silvestris Pitard

Lá khôi

VU





10

Rhopalocnemis phalloides Jungh.

Dó đất núi cao

VU



EN


11

Illicium parvifolium

Merr.

Hồi lá nhỏ




VU


12

Fibraurea recisa Pierre

Hoàng đằng



IIA



13

Stephania dielsiana Y.

C. Wu

Bình vôi nhựa đỏ



IIA

EN


14

Ardisia gigantifolia

Stapf

Lá khôi




EN


15

Dipterocarpus hasseltii

Blume

Dầu dái, Ca luân





EN

16

Prunus ceylanica

(Wight.) Miq.

Rệp, mu roi





EN

17

Madhuca pasquieri

(Dubard) H. J. Lam.

Sến mật

EN




VU

18

Aquilaria bailloni

Pierre ex Locomte

Dó gạch





DD

19

Murray glabra

(Guillaum.) Guillaum.

Vương tùng

VU






20

Euonymus chinensis

Lindl.

Chân danh trung hoa


EN





21

Musa coccinea Andr.

Chuối sen





EN


22


Paris chinensis Franch.

Thất diệp nhất chi hoa






VU

23

Alpinia zerumbet

Riềng





DD



(Pers.) Burtt & R. M. Smith

đẹp






24

Curcuma zedoaria

(Berg.) Rosc.

Nghệ đen





DD

25

Hedychium coronarium Koenig

Ngải tiên





DD

26

Anoectochilus setaceus

Blume

Kim tuyến

EN

IIA

IA

EN



27

Appendicula cornuta

Blume

Lan hạt bí; Vệ lan móng



IIA


IIA



28

Arundina graminifolia

(D. Don.) Hochr.

Lan trúc; Sậy lan


IIA

IIA




29

Bulbophyllum odoratissimum (Smith) Lindl.

Cầu diệp rất thơm



IIA


IIA



30

Calanthe alismaefolia

Lindl.

Kiều lam từ cô


IIA

IIA



31

Collabium chinense

(Rolfe) Tang & Chen

Lan cô lý; Vẫn lan


IIA

IIA




32

Cymbidium aloifolium

(L.) Sw.

Đoản kiếm lô hội



IIA


IIA



33

Cymbidium lancifolium

Hook.

Thố nhĩ lan


IIA

IIA



34

Dendrobium aduncum

Wall. ex Lindl.

Hoàng thảo thân gẫy


IIA

IIA



35

Dendrobium hercoglossum Reichb. f.

Thạch hộc môi móc


IIA

IIA



36

Dendrobium nobile

Lindl.

Hoàng phi hạc


IIA

IIA

EN



37

Dendrobium terminale

Parish & Reichb. f.

Thạch hộc lá dao



IIA


IIA



38

Eria corneri Reichb. f.

Nỉ lan corner


IIA

IIA



39

Eria pannea Lindl.

Lan len rách


IIA

IIA



40

Galeola nudifolia

Lour.

Lan leo không lá


IIA

IIA




41

Goodyera procera

(Ker. - Gawl.) Hook.

Hảo lan cao


IIA

IIA




42


Habenaria rhodocheila Hance

Lan cò môi đỏ; Hà biện lưỡi đỏ



IIA


IIA



43

Liparis nervosa

(Thunb.) Lindl.

Nhẵn diệp gân


IIA

IIA




44

Ludisia discolor (Ker - Gawl.) A. Rich in Bory de St.-Vincent

Lan lá gấm



IIA


IIA



45

Malaxis ophrydis

(Koenig) Ormerod

Ái lan lá rộng


IIA

IIA



46

Pholidota chinensis

Lind.

Tục đoạn trung quốc


IIA

IIA



47

Thrixspermum centipeda Lour.

Bạch điểm


IIA

IIA



48

Tropidia curculigoides

Lindl.

Trúc kinh


IIA

IIA



49

Tacca subflabellata

P.P. Ling & C.T.Ting

Râu hùm

việt

VU



VU


Qua đó, ở khía cạnh nào đó cần có biện pháp quy hoạch bảo tồn sinh cảnh sống cho các loài, giảm thiểu các nguyên nhân tác động đến số lượng cá thể của chúng ngoài tự nhiên nhằm phát triển bền vững các loài, các quần thể thực vật bậc cao quý hiếm này, đặc biệt cần được quan tâm nhân giống đối với những loài có tác dụng làm thuốc quý.

3.1.5. Giá trị khoa học

Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã phát hiện và công bố 03 loài mới cho khoa học là: Tỏi hoa ẩn quả lông (Aspidistra heterocarpa Aver., Tillich & V. T. Pham var. echinata Aver., Tillich & T. A. Le); Acranthera hoangii Hareesh & T.A. Le và đặc biệt loài Thu hải đường sao la (Begonia saolaensis Y.M. Shui, T.A. Le &

C.T. Vu) được đặt theo tên Khu bảo tồn Sao La.

* Aspidistra heterocarpa Aver., Tillich & V. T. Pham var. echinata Aver., Tillich & T. A. Le (Tỏi rừng hoa ẩn lông) (hình 3.3)

Cây mọc thành cụm với thân rễ hẹp, cứng và dựng thẳng, dài cỡ 5-8 cm, ít phân nhánh, đường kính thân cỡ 3-5 mm, có nhiều vân ngang do gốc lá rụng. Lá


bao hình ống, lúc non tím nâu, sau chuyển vàng nâu. Phiến lá hẹp elip, dài 18-30 x 4-6 cm, xanh đều cả hai mặt, cả hai bên gân không rõ. Hoa không mùi, thường vài hoa trên thân đơn, cuống giữ ở vị trí ngang, không mở rộng. Cuống hoa xanh nhạt đến trắng, dài 5-7 mm, với 3-4 lá bắc hình trứng rộng. Bao hoa dạng bình nhỏ, đường kính 7-8 mm, ống rộng, bóng trắng sang vàng nhạt bên ngoài, màu tím sâu bên trong. Ống hoa mở rộng chia thùy 6, thùy vòng trong tròn ở đỉnh, thùy bên ngoài tù. Nhị hoa 6, đính vào giữa phần của ống hoa, sợi trắng, ngắn, hạt phấn màu vàng. Nhụy hình nấm, trắng, hình trụ cao 2,5 -2,6 mm, bầu không rõ. Quả như quả hạch, hạt 2-3, màu nâu sẫm, bao phủ gai dày trên bề mặt quả. Đây là đặc điểm khác biệt nhất với A. heterocarpa sp. nov. var. heterocarpa.

Loài phân bố ở đất dốc nền đất sét mọc thành cụm hoặc đơn lẻ ven suối 2

Loài phân bố ở đất dốc nền đất sét mọc thành cụm hoặc đơn lẻ ven suối 3

Loài phân bố ở đất dốc nền đất sét mọc thành cụm hoặc đơn lẻ ven suối 4

Loài phân bố ở đất dốc, nền đất sét, mọc thành cụm hoặc đơn lẻ ven suối cạn ở Khu vực Nam Đông đến Phong Điền. Theo kinh nghiệm của đồng bào có tác dụng chữa ung thư, tuy nhiên theo nghiên cứu đánh giá cây có độc tính.


Hình 3 3 Aspidistra heterocarpa var echinata Loài mới cho khoa học Acranthera hoangii Hareesh 5

Hình 3.3. Aspidistra heterocarpa var. echinata (Loài mới cho khoa học)

* Acranthera hoangii Hareesh & T.A. Le (Pârldõ tiếng Vân Kiều)

Chi Acranthera Arn. ex Meisn. hiện có 2 loài ở Việt Nam, gồm loài phát hiện trước đây của chi được tìm thấy ở một số vùng núi thuộc Quản Bạ, Tùng Vãi, tỉnh Hà Giang và loài mới này.

A. hoangii (hình 3.4), là loài cây bụi nhỏ, đa niên, cao khoảng 1-1,5 m, nhiều lông. Lá đơn mọc đối, gân 7-8 cặp, cuống lá dài 2 cm, phiến lá hình mũi mác, thuôn 2 đầu, gốc lá có phiến lệch, cỡ 17-20 x 6-7 cm, mặt trên xanh lục, mặt dưới hơi trắng bạc, hai mặt có lông ngắn, sát. Phát hoa ở nách lá, cụm hoa đơn hay kép lưỡng phân, mang 1-3 hoa, lá bắc hình trứng hẹp, ngắn, màu xanh, có lông ngắn. Đài hoa phân làm 5 thùy, xẻ gần đến gốc, dài cỡ 2-2,3 cm, màu xanh. Hoa hình

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí