Kết Quả Khảo Sát Kiến Thức Toán Học Của Học Sinh Khi Học Toán Bằng Tiếng Anh Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh


3.4.2.2. Kết quả khảo sát kiến thức toán học của học sinh khi học Toán bằng tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bảng 3. 6. Kết quả kiểm tra kiến thức toán học 45 phút theo định hướng phát triển NLHS


Nhóm đối chứng

Nhóm thử nghiệm


Trước

(O1)

Sau

(O2)


O2 - O1

Trước

(O1)

Sau

(O2)

O2 - O1


Giá trị trung bình ( X )

5.72

6.14

0.42

6.14

7.52

1.38

Độ lệch chuẩn ( 2 )

1.65

1.67


1.60

1.52



Xác suất ngẫu nhiên (p)

p của nhóm đối chứng

p = 0.047

p của nhóm thử nghiệm

p = 0.000000008

p của 2 nhóm trước tác động

p = 0.044

P của hai nhóm sau tác động

p = 0.000000002

Mức độ ảnh hưởng (ES)

SMD = 0.83


Độ tương quan nhóm thử nghiệm

r = 0.82


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.


Kết quả xử lý dữ liệu ta thấy (bảng 3.6):

- Dữ liệu thu được có độ tin cậy vì mỗi lần KT chúng tôi sử dụng một đề cho cả hai nhóm, đề được các chuyên gia thẩm định là đạt được các yếu cầu của một đề KT đánh giá theo định hướng tiếp cận NL. Chúng tôi cũng tổ chức KT ở cùng một thời điểm khi cả hai nhóm vừa kết thúc chương trình học kì 1 năm học 2018- 2019.

- Kiểm chứng độ phụ thuộc cho thấy giá trị xác suất ngẫu nhiên p của dữ liệu thu thập được của nhóm đối chứng cũng như nhóm thử nghiệm, trước tác động cũng như sau tác động đều nhỏ hơn 0.05 nói lên, dữ liệu thu thập được không bị tác động của ngẫu nhiên và nó có giá trị đối với nội dung, giả


thiết đang thử nghiệm. Nghĩa là nó có tính khách quan, dữ liệu mô tả chính xác nội hàm của đối tượng ta khảo sát. Vì vậy, các kết luận rút ra từ dữ liệu có tính phổ biến, có tính quy luật có thể áp dụng được trong các đối tượng có điều kiện và hoàn cảnh tương đương.

- Kết quả kiểm chứng độ ảnh hưởng (ES), ta thấy giá trị SMD = 0.82 nói lên sự ảnh hưởng của biện pháp lên kết quả dạy học là rất lớn. Điều này nói lên việc áp dụng biện pháp sẽ làm thay đổi căn bản chất lượng HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.

- Kết quả KT đầu vào nhóm thử nghiệm đạt 5.72 điểm, nhóm đối chứng đạt 6.14 điểm, độ lệch O2 - O1 là 0.42 điểm. Kết quả KT đầu ra nhóm thử nghiệm đạt 7.52 điểm, nhóm đối chứng đạt 6.14 điểm độ lệch O2 - O1 là 1.38 điểm. Kết quả đó cho thấy nhóm thử nghiệm có kết quả cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng.

- Kiểm chứng tương quan giữ liệu (sử dụng hàm tương quan trong Exel) của nhóm thử nghiệm cho kết quả r= 0.83, so sánh với bảng tham chiếu Hopkins thì điều này nói lên có sự tương quan rất lớn đối với HS thuộc nhóm thử nghiệm trong hai lần khảo sát. Cụ thể kết quả học tập của đa số các em đều biến thiên theo chiều thuận, có nghĩa là đa số HS trong nhóm thử nghiệm đều có tiến bộ.

Tiếp tục phân tích dữ liệu về bài KT kiến thức Toán, chúng tôi có có

bảng tổng hợp về phân bố tần suất Fi, tần suất fi và tần suất tích lũy

fi

của


nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng. Qua bảng 3.7 tác giả đã tiến hành vẽ biểu đồ phân bố tần suất và tần suất tích lũy. Kết quả trên biểu đồ cho thấy có sự khác nhau khá rõ nét về tần suất và tần suất tích lũy của nhóm thử nghiệm trước và sau thử nghiệm, trong khi nhóm đối chứng không có sự sai khác nhiều. Điều này chứng tỏ tác động của giải pháp là đáng kể lên nhóm đối tượng thử nghiệm.


Bảng 3. 7. Phân bố tần số Fi tần suất

fi và tần suất tích lũy

fi về kết quả

Nhóm đối chứng

18.00

16.00

14.00

12.00

10.00

8.00

6.00

4.00

2.00

-

Trước TN

Sau TN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Điểm

Nhóm thử nghiệm

20.00


15.00


10.00

Trước TN

Sau TN

5.00

-

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Điểm

Phần trăm

Phần trăm

kiểm tra HS thuộc nhóm đối chứng



Xi

Nhóm đối chứng (n=90)

Nhóm thử nghiệm (n=90)

Trước TN

Sau TN

Trước TN

Sau TN

Fi

fi

fi

Fi

fi

fi

Fi

fi

fi

Fi

fi

fi

2.5

2

2.22

100

0

-

100

0

-

100

0

-

100

3

5

5.56

97.78

4

4.44

100.00

4

4.44

100.00

1

1.11

100

3.5

1

1.11

92.22

1

1.11

95.56

0

-

95.56

0

-

98.89

4

9

10.00

91.11

8

8.89

94.44

8

8.89

95.56

2

2.22

98.89

4.5

12

13.33

81.11

10

11.11

85.56

6

6.67

86.67

0

-

96.67

5

7

7.78

67.78

6

6.67

74.44

8

8.89

80.00

4

4.44

96.67

5.5

12

13.33

60.00

11

12.22

67.78

12

13.33

71.11

4

4.44

92.22

6

7

7.78

46.67

6

6.67

55.56

10

11.11

57.78

8

8.89

87.78

6.5

13

14.44

38.89

10

11.11

48.89

11

12.22

46.67

6

6.67

78.89

7

8

8.89

24.44

10

11.11

37.78

12

13.33

34.44

10

11.11

72.22

7.5

3

3.33

15.56

8

8.89

26.67

6

6.67

21.11

17

18.89

61.11

8

4

4.44

12.22

3

3.33

17.78

2

2.22

14.44

6

6.67

42.22

8.5

2

2.22

7.78

7

7.78

14.44

5

5.56

12.22

13

14.44

35.56

9

2

2.22

5.56

4

4.44

6.67

1

1.11

6.67

4

4.44

21.11

9.5

3

3.33

3.33

2

2.22

2.22

5

5.56

5.56

11

12.22

16.67

10

0

-

(0.00)

0

-

(0.00)

0

-

-

4

4.44

4.44

Tổng

90

100


90

100


90

100


90

100



Nhóm đối chứng

120

100

80

60

40

20

0

-20

Điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Trước TN

Sau TN

Nhóm thử nghiệm

120

100

80

60

40

20

0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Điểm

Trước TN

Sau TN

Phần trăm tích lũy

Phần trăm tích lũy

Biểu đồ 3. 1. Biểu thị sự biến thiên của tần suất và tần suất tích lũy


Từ đồ thi 3.1, Ta thấy với nhóm đối chứng, đường biểu diễn tần suất và tần suất tích lũy sau thử nghiệm có rất ít sự khác biệt so với trước thử nghiệm, điều đó nói lên nhóm đối chứng không có sự tiến bộ rõ nét nào. Trong khi với nhóm thử nghiệm, đường biểu diễn tần suất và tần suất tích lũy sau thử nghiệm đều thấy cao hơn và dịch chuyển về bên phải so với trước thử nghiệm. Điều này một lần nữa khẳng định sự tiến bộ của nhóm thử nghiệm so với nhóm đối chứng. Điều này cho thấy hai biện pháp đề xuất đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng HTA ở trường THPT.


Biểu đồ 3 2 Biểu thi kết quả khảo sát môn Toán trước và sau thử nghiệm 3 4 1

Biểu đồ 3 2 Biểu thi kết quả khảo sát môn Toán trước và sau thử nghiệm 3 4 2


Biểu đồ 3. 2. Biểu thi kết quả khảo sát môn Toán trước và sau thử nghiệm


3.4.2.3. Phân tích kết quả thử nghiệm về mặt định tính

Thông qua tìm hiểu thực tế ở các trường THPT mà được thử nghiệm hai biện pháp, chúng tôi nhận thấy:

- Việc thực hiện hai biện pháp đã góp phần nâng cao NL tổ chức HTA của GV và nâng cao NL quản lý của CBQL các nhà trường. Theo định hướng phát triển NLHS;

- GV và HS tham gia thử nghiệm đã cảm thấy khá tự tin với việc tổ chức dạy học môn Toán bằng tiếng Anh theo định hướng phát triển NLHS. HS đã thực sự chủ động và có những sáng kiến trong việc tổ chức các nhóm học tập thông qua các group trên mạng xã hội;

- Việc học tập môn Toán bằng tiếng Anh đối với HS không còn là một việc khó khăn với các em. Thông qua học Toán bằng tiếng Anh các em còn có thể chia sẻ cho nhau nhiều phát hiện thú vị về Toán và các môn khoa học khác mà các em tìm hiểu được trên mạng hoặc các tài liệu bằng tiếng Anh.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Để nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS cần thực hiện đồng bộ các biện pháp mà đề tài đề xuất. Các biện pháp này là:

1.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về việc quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.

1.2. Kế hoạch hóa HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.

1.3. Tổ chức và chỉ đạo HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS”,

1.4. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong HĐDH và quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS


1.5. Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy của HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.

1.6. Chỉ đạo xây dựng cơ chế và thiết lập các điều kiện đảm bảo cho HTA theo định hướng phát triển NLHS

2. Các biện pháp mà đề tài đề xuất qua thăm dò đều được cho là rất cần thiết và có tính khả thi cao, có thể triển khai trong thực tiễn quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.

3. Kết quả TN hai biện pháp Tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển NLHS” “Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong HĐDH và quản lý HTA ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển NLHS”, đã khẳng định được hiệu quả của nó đối với việc nâng cao chất lượng quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.



1. KẾT LUẬN‌

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Luận án đã góp phần bổ sung và phát triển cơ sở lý luận của vấn đề quản lý HĐDH môn Toán ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS như xây dựng một hệ thống các khái niệm công cụ, đặc biệt là khái niệm quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS. Đồng thời chỉ rõ quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS vừa là cơ hội để nâng cao chất lượng dạy học, vừa là thách thức lớn đối với HS, GV, CBQL trường THPT. Cách tiếp cận NLHS như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt đã được vận dụng để nghiên cứu những nội dung của đề tài luận án này.

2. Luận án đã khảo sát, phân tích một cách toàn diện thực trạng vấn đề quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS. Trên cơ sở đó chỉ rõ những điểm mạnh, những điểm yếu và nguyên nhân của những điểm mạnh, những điểm yếu đó, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS ở chương 3.

3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất được 6 biện pháp để quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS. Đó là các biện pháp:

- Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về việc quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.

- Kế hoạch hóa HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.

- Tổ chức và chỉ đạo HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS”,

- Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong HĐDH và quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS

- Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy môn Toán bằng tiếng Anh ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.


- Chỉ đạo xây dựng cơ chế và thiết lập các điều kiện đảm bảo cho HTA theo định hướng phát triển NLHS.

Qua thăm dò, các biện pháp đều được đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy tác động tích cực của hai biện pháp thử nghiệm tới kết quả dạy học môn Toán bằng tiếng Anh theo định hướng phát triển NLHS.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ban hành văn bản hướng dẫn về HTA trong trường THPT

Xây dựng bộ sách giáo khoa môn Toán bằng tiếng Anh cho bậc THPT Triển khai các chương trình bồi dưỡng GV và CBQL về HTA theo định

hướng phát triển NLHS

Chỉ đạo các trường Đại học Sư phạm triển khai đào tạo GV dạy Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Ban hành văn bản hướng dẫn về HTA trong trường THPT.

Triển khai các chương trình bồi dưỡng GV và CBQL về HTA theo định hướng phát triển NLHS

Xây dựng kế hoạch, tuyển dụng GV dạy Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh

2.3. Đối với trường trung học phổ thông

Trên cơ sở các biện pháp mà luận án đã đề xuất. Hiệu trưởng trường THPT nghiên cứu để về các biện pháp và thực tiễn nhà trường để:

Một là: Áp dụng tất cả các biện pháp đã được đề xuất trong luận án; Hai là: Áp dụng một số biện pháp mà nhà trường có đủ điều kiện áp

dụng

Ba là: Trên cơ sở các biện pháp của luận án, nhà trường có thể vận

dụng sáng tạo vào việc quản lý HTA của nhà trường.

Xem tất cả 267 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí