Sự Biến Đổi Về Chỉ Số Sinh Hóa Máu Và Hocmon Trong Thời Kỳ Chuẩn Bị Của Vđv Futsal Tsn


các tham số huyết học, chẳng hạn như hemoglobin (Hb), hồng cầu (RBC) và hematocrit (Ht) [53]. Kết quả nghiên cứu khác cho thấy có sự gia tăng một số chỉ số huyết học sau một thời gian tập luyện bóng đá, đặc biệt là trong giai đoạn chuẩn bị [174]. Hb, RBC và Ht là các thông số huyết học quan trọng vì chúng có liên quan đến khả năng ưa kh của VĐV Futsal, đ y là một trong những nội dung thể chất được tập luyện nhiều nhất trong giai đoạn huấn luyện chuẩn bị trước mùa giải [53, 165]. Nghiên cứu của Filaire và cộng sự đã cho thấy các biến số huyết học ở các VĐV bóng đá Pháp trong bốn tháng trong một mùa giải thi đấu cho thấy sự thay đổi của các thông số huyết học (hemoglobin: 14.4 - 15.4g.dL -1 ; hematocrit: 45.3 - 46.9%) có thể kết luận rằng nồng độ hemoglobin, hematocrit được xác định nằm giữa các phạm vi ph n vị tương ứng. Tuy nhiên, khi ph n t ch các biến tương tự của Silva và cộng sự 7 được ph n loại ở các VĐV bóng đá Brazil (hemoglobin: 14.2 - 15.3 g.dL ; hematocrit: 40.7 - 43.3% ). Một nghiên cứu khác của Barcelos và cộng sự (2017) cho thấy biến số huyết học ở các VĐV Futsal Brazil chuyên nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị cho giải đấu cho thấy sự thay đổi không đáng kể của các thông số huyết học (hemoglobin: 14.29 - 15.29g.dL -1 ; hematocrit: 44.06 - 44.86%). Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng hồng cầu nhẹ và nồng độ hemoglobin tăng nhẹ mặc dù mức hematocrit ổn định trong suốt giai đoạn huấn luyện chuẩn bị trước mùa giải, cho thấy hiệu quả t ch cực của chiến lược giảm bớt khối lượng.

Sự ổn định của các chỉ số tình trạng huyết học là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả tập luyện tối ưu, đặc biệt là trong các môn thể thao như Futsal. Một số nghiên cứu gợi ý rằng giá trị của các chỉ số huyết học và các thước đo tình trạng sắt ở các VĐV chuyên nghiệp khác nhau trong mùa giải do hệ quả của các chế độ tập luyện khác nhau. Các thông số huyết học cao hơn vào đầu mùa thi đấu và sau đó giảm ở các VĐV được huấn luyện tốt. Kết quả của các chỉ số huyết học ở các VĐV Futsal TSN trong thời kỳ chuẩn bị có giá trị bình thường so với các tiêu chuẩn l m sàng, tương đồng với các nghiên cứu khác so với các chỉ số huyết học ở các chương trình huấn luyện khác. Nói chung, tập luyện g y ra hiện tượng loãng máu do giãn nở thể t ch huyết tương, đ y là một cơ chế bù trừ làm tăng lưu lượng tim và giảm độ nhớt của máu, do đó tối ưu hóa tuần hoàn và cải thiện việc cung cấp oxy đến cơ hoạt động .


Các chỉ số hồng cầu của VĐV Futsal TSN từ kết quả xét nghiệm đều nằm trong phạm vi tham chiếu của người bình thường. Khi đánh giá các xét nghiệm ở đầu và cuối thời kỳ chuẩn bị cho thấy có những thay đổi thống kê đáng kể theo chiều hướng tăng trong các chỉ số hồng cầu (RBC), thể t ch trung bình hồng cầu (MCV), hemoglobin trung bình (Hb), giảm nhẹ chỉ số thể t ch khối hồng cầu (HCT). Kết quả này cũng khá tương đồng với các nghiên cứu khác và chưa thấy xuất hiện bệnh lý ở các VĐV.

Bạch cầu (WBC): là chỉ số cần lưu ý khi đọc kết quả công thức máu. Số lượng bạch cầu là số bạch cầu có chứa trong một thể t ch máu. Giá trị trung bình của WBC là từ 4300 đến 10800 tế bào/mm3 hoặc cách t nh khác là (4.3 – 10.8) x 109 tế bào/l. Nếu số lượng bạch cầu vượt quá hay t hơn con số trên là dấu hiệu bệnh lý về máu. Số lượng bạch cầu tăng cho thấy cơ thể bị viêm nhiễm, mắc bệnh máu ác t nh hay các bệnh bạch cầu. Số lượng bạch cầu giảm khi cơ thể bị thiếu máu do bất sản, bị nhiễm khuẩn hay thiếu vitamin B12. Bạch cầu có vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại những tác nh n g y bên ngoài, vi khuẩn tránh nhiễm trùng vết thương. Bạch cầu được sinh ra từ tủy xương. Bạch cầu nằm trong máu là chủ yếu tuy nhiên vẫn có một lượng lớn trú ngụ ở các mô của cơ thể có làm nhiệm vụ bảo vệ bằng cách phát hiện và tiêu diệt các yếu tố g y ra bệnh.

Giá trị trung bình chỉ số WBC của VĐV Futsal TSN thay đổi từ là 6.8±1.06 còn 6.77±0.88, với hệ số biến thiên là Cv = 15.63% chỉ số này của các VĐV Futsal có độ đồng nhất trung bình. Sự biến đổi chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thông kê ở ngưỡng xác suất p >0.05 với tt nh = 0.1, cho thấy sự biến đổi có giá trị vẫn nằm trong mức giới hạn bình thường (từ 4.3-10.8).

Những nhận thức về các mối liên quan sinh hóa có thể khác với LVĐ huấn luyện áp đặt cho các VĐV, đặc biệt là trong thời kỳ chuẩn bị, nơi LVĐ cao hơn được áp dụng cho các VĐV. Hơn nữa, xét về tỷ lệ chấn thương trong một mùa giải, thì bạch cầu trung t nh, bạch cầu đơn nh n và bạch cầu ái toan có vai trò quan trọng trong phản ứng chống viêm, đóng vai trò bảo vệ thông qua quá trình thực bào. Tế bào bạch huyết và bạch cầu ưa bazơ cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch và trong việc bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng cấp t nh do vi rút và vi khuẩn [142], do mối quan hệ của chúng với LVĐ luyện tập có thể hữu ch trong việc ngăn ngừa chấn thương ban đầu. Nghiên cứu của Clement và cộng sự [112] cho thấy số lượng bạch cầu giảm đáng kể sau thời kỳ chuẩn bị trước mùa giải. Trong nghiên cứu khác, kết quả ghi


nhận rằng có sự gia tăng bạch cầu trung t nh và giảm tế bào lympho sau thời gian ngắn tập luyện trước giải đấu. Ozen và cộng sự [137] báo cáo không có sự khác biệt đáng kể trong các quần thể bạch cầu (tế bào lympho, neutrophil, monocyte và tỷ lệ basophil) sau thời kỳ chuẩn bị trước mùa giải ở các VĐV bóng đá nam trẻ tuổi. Trong một nghiên cứu trước đ y có kết quả khác với kết quả nghiên cứu trên về bạch cầu trung t nh, sự gia tăng số lượng bạch cầu trung t nh được xét nghiệm sau khi tập luyện bóng đá thường xuyên ở cường độ cao và kết quả này cho thấy có liên quan đến tình trạng các biến cố viêm nhẹ. Ngoài ra, trái ngược với nghiên cứu khác, Dias và cộng sự đã thông báo về sự gia tăng tổng số lượng bạch cầu, bạch cầu trung t nh và bạch cầu đơn nh n, trong khi tế bào lympho giảm vào cuối mùa giải ở các VĐV bóng chuyền và kết quả cho thấy sự gia tăng tổng số bạch cầu trung t nh và bạch cầu đơn nh n có thể là do tái cấu trúc mô cơ, do tổn thương tiềm ẩn g y ra bởi quá trình tập luyện và thi đấu. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đ y cho thấy tập luyện cường độ cao có thể dẫn đến tái phát viêm cấp t nh, ngắn hạn. Một nghiên cứu khác cũng hỗ trợ những phát hiện của nghiên cứu này, trong đó các tác giả cho rằng các hoạt động sức bền cường độ cao làm giảm bạch cầu trung t nh và bạch cầu đơn nh n ở các VĐV, và tình trạng này có liên quan đến sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc nhiễm trùng, đặc biệt là giai đoạn giao mùa. Dias và cộng sự báo cáo rằng các biến miễn dịch, chẳng hạn như tổng số bạch cầu, bạch cầu trung t nh và tế bào lympho có thể được điều chỉnh bằng cách tập luyện, các thành phần chiến thuật và thể chất. Nghiên cứu của Coppalle và cộng sự cũng cho thấy các chỉ số tổn thương cơ hoặc viêm, chẳng hạn như lactate dehydrogenase có tương quan với giá trị RPE, và gợi ý rằng enzyme tổn thương cơ liên quan đến mệt mỏi tăng lên ở mức độ gắng sức cao.

Filaire và cộng sự đã xác minh các biến số huyết học ở các VĐV bóng đá Pháp trong bốn tháng trong một mùa giải thi đấu cho thấy sự thay đổi của các thông số bạch cầu (bạch cầu: 5.8 - 6.2 x 103/mm3; tế bào lympho: 2.2 - 2.3 x 103/mm3; bạch cầu trung tính: 3.1 - 3.3 x 103/mm3) có thể kết luận rằng nồng độ bạch cầu, tế bào lympho và bạch cầu trung t nh được xác định nằm giữa các phạm vi ph n vị tương ứng. Tuy nhiên, khi ph n t ch các biến tương tự của Silva và cộng sự 7 được ph n loại ở các VĐV bóng đá Brazil (bạch cầu: 5.4 - 5.5 x 103/mm3; tế bào lympho:1.9 - 2.0x 103/mm 3; bạch cầu trung t nh: 3.2 - 3.3 x 103/mm 3), chỉ có số lượng bạch cầu trung t nh là được ph n phối trong cùng một phạm vi ph n vị (3.4 ± 1.1(x 103/mm3)). Một


nghiên cứu khác của Barcelos và cộng sự (2017) cho thấy ở các VĐV Futsal Brazil chuyên nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị cho giải đấu cho thấy không có sự thay đổi đáng kể về các thông số bạch cầu (bạch cầu: 5.7 - 6.19 x 103/mm 3; tế bào bạch huyết lympho: 2.22 - 2.73 x 10 3 /mm3; bạch cầu trung t nh: 3.09 - 3.11 x 103/mm3

Đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến các biến thể khác nhau của chỉ số sinh học máu và tương tác của chúng với các phép đo LVĐ bên ngoài khác nhau trong thời kỳ chuẩn bị trước mùa giải. Do đó, nghiên cứu luận án chỉ ph n t ch một số chỉ số huyết học và sinh học trước và sau thời kỳ chuẩn bị trước mùa giải cho các VĐV Futsal TSN. Các chỉ số liên quan đến số lượng bạch cầu của VĐV Futsal TSN trong thời kỳ chuẩn bị trước mùa giải cho thấy giảm tỷ lệ và số lượng bạch cầu Lympho, trong khi đó tỷ lệ bạch cầu trung t nh giảm không đáng kể và tăng về số lượng (Neut), tương tự số lượng bạch cầu Mono giảm không đáng kể nhưng tăng về tỷ lệ. Các thông số về huyết học ở thời kỳ chuẩn bị trước mùa giải cho thấy kết quả nghiên cứu của luận án không xuất hiện tình trạng bệnh lý. Điều này có thể gợi ý cho việc huấn luyện trước mùa giải không tạo ra các ảnh hưởng mãn t nh đến chức năng miễn dịch và t nh nhạy cảm với nhiễm trùng.

Tiểu cầu (PLT): là lượng tiểu cầu được t nh trong một thể t ch máu, giá trị bình thường từ 150.000 đến 400.000/cm3 (hay 150 – 400 x 109/l). Số lượng tiểu cầu tăng khi có hội chứng rối loạn sinh tủy, dị ứng, ung thư, sau cắt lá lách có thể dẫn đến các bệnh viêm. Chỉ số PLT giảm trong các trường hợp: Giảm sản xuất: suy tủy, xơ gan, nhiễm virus ảnh hưởng đến tủy xương (Dengue, Rubella, Viêm gan B,C…), bệnh giảm tiểu cầu, hóa trị. Tăng phá hủy: phì đại lách, đông máu rải rác trong lòng mạch, các kháng thể kháng tiểu cầu….

Giá trị trung bình chỉ số PLT của VĐV Futsal TSN thay đổi từ là 250.8±59.1 lên 268.2±46, hệ số biến thiên là Cv = 23.6%, có thể cho thấy chỉ số này có độ đồng nhất thấp. Nhịp tăng trưởng là W= 6.71% có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p<0.01 với tt nh = 2.63. Nếu xét trong giới hạn bình thường của chỉ số PLT (từ 150-400) thì chỉ số này của VĐV Futsal TSN nằm trong giới hạn bình thường.

Lượng tiểu cầu được t nh trong một thể t ch máu (PLT) trong nghiên cứu của luận án cho thấy có sự gia tăng đáng kể sau thời kỳ chuẩn bị trước mùa giải. Có những nghiên cứu với các kết quả khác nhau về sự giảm [40] hoặc tăng, hoặc những thay đổi về số lượng tiểu cầu sau một thời gian huấn luyện bóng đá hoặc các loại bài tập khác


nhau. Một trong số nguyên nh n g y ra số lượng PLT lưu thông trong máu cao (tăng tiểu cầu) sau khi tập luyện bóng đá cường độ cao có thể được giải th ch là do tiết ra hocmon epinephrine, có khả năng g y ra sự co bóp mạnh của lá lách (nơi lưu trữ 1/3 về lượng tiểu cầu của cơ thể và có thể đóng một vai trò trong việc tăng tiểu cầu sau khi tập thể lực [187]. Tương tự, các nghiên cứu về cơ chế liên quan đến sự gia tăng tiểu cầu sau khi tập luyện cường độ cao là không rõ ràng [186]. Tuy nhiên, những sự gia tăng đó có thể là do các tế bào trong tủy xương tăng sản xuất tiểu cầu và giảm loại bỏ tiểu cầu khỏi máu, một trong những chức năng của lá lách [186]. Một cơ chế khác có thể xảy ra là phản ứng oxy hóa, tiểu cầu được k ch hoạt bằng huấn luyện thể lực sẽ góp phần giải phóng các yếu tố tăng trưởng và các chất trung gian. Sự gia tăng tiểu cầu sau khi tập luyện cường độ cao cũng có thể liên quan đến việc cải thiện hiệu suất. Trước đ y đã có nghiên cứu cho rằng tiểu cầu có một số tác dụng về màng phổi đối với hoạt động thể thao sức bền, bằng cách giải phóng các chất trung gian g y bệnh và k ch hoạt sự gia tăng các chất n ng cao hiệu suất, chẳng hạn như axit nitric vào tuần hoàn [91].

Michail và cộng sự [124] có kết luận khá tương đồng với kết quả của nghiên cứu của luận án, khi phát hiện ra sự gia tăng đáng kể từ 231 x 103/µL lên 244 x 103/µL lượng PLT sau chương trình huấn luyện thể lực tăng cường bóng đá. Hơn nữa, một nghiên cứu được thực hiện trên VĐV bóng đá nam, với sự gia tăng đáng kể về mức tiểu cầu (209.76 ± 33.83 to 249.76 ± 61.09 x 103/µL) đã được ghi nhận sau 2 tuần trước giải đấu trong thời gian luyện tập cường độ trung bình đến cao trước giải đấu [136]. Cùng kết quả với nghiên cứu của luận án, Ozen et al [137] nhận thấy sự gia tăng tiểu cầu sau giai đoạn huấn luyện chuẩn bị trước mùa giải ở các VĐV bóng đá trẻ được huấn luyện tốt (trước: 205,57± 54,94, sau: 214,85 ±23,12). Tuy nhiên, mức tăng được báo cáo của nghiên cứu thấp hơn nghiên cứu của luận án (trước 250.8±59.1 và sau 268.2±46.0)

3.3.7.2. Sự biến đổi về chỉ số sinh hóa máu và hocmon trong thời kỳ chuẩn bị của VĐV Futsal TSN

Bảng 3.30. Kết quả kiểm tra chỉ số sinh hóa máu và hocmon trong thời kỳ chuẩn bị của VĐV Futsal TSN (n=20)



TT


Chỉ số

Thời kỳ chuẩn bị


W%


t


P

Ngưỡng bình thường [202]

Đầu thời kỳ

Cuối thời kỳ


X1

σ1


X 2

σ2

1

LDH (u/l)

252.3

33.2

291.1

31.5

14.28

10.1

<0.01

0-480

2

Cortisol (nmol/L)

389.2

103.53

385.9

94.07

0.3

0.07

>0.05

171-536

3

Testosterone(nmol/L)

20.80

5.60

22.16

3.28

6.4

1.39

>0.05

7.63-26.40

4

T/C Ratio

0.060

0.03

0.063

0.03

5.8

1.03

>0.05


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.


Biểu đồ 3 10 Sự biến đổi các chỉ số sinh hóa máu hocmon trong thời kỳ 1


Biểu đồ 3.10. Sự biến đổi các chỉ số sinh hóa máu- hocmon trong thời kỳ chuẩn bị của các VĐV Futsal TSN


Chỉ số LDH: Giá trị trung bình chỉ số LDH của VĐV Futsal TSN thay đổi từ là 305.4±189.74 đến 387.5±245.6, với nhịp tăng trưởng là W= 14.28% có sự khác biệt mang ý nghĩa thông kê cao ở ngưỡng xác suất P< 0.01 với tt nh = 10.1. So với mức giới hạn bình thường của LDH (230-460) thì chỉ số trung bình này nằm trong giới hạn cho phép. Thực tế sau một thời kỳ huấn luyện thể lực chỉ số này tăng lên khá đáng kể phải suy xét đến một số nguyên nh n như là viêm cơ, loạn nhịp tim vì LDH tồn tại trong tim, gan và cơ. Trong số VĐV Futsal TSN thì có 5/20 trường hợp nằm ngoài so với giới hạn bình thường.

Các dấu hiệu tổn thương liên quan đến cơ xương cụ thể trong quá trình luyện tập có thể giúp tăng phản hồi kiểm soát luyện tập, hỗ trợ HLV và bác sĩ trong suốt mùa huấn luyện dài và khắc nghiệt về các phương thức thi đấu Futsal. Các LDH trong huyết thanh phản ánh cơ bị tổn thương do tập luyện, có thể được phát hiện trong máu. Tập luyện cường độ cao làm hỏng cấu trúc tế bào cơ và dẫn đến tăng CK toàn phần trong huyết thanh trong khi mức LDH tăng trong tập luyện phụ thuộc vào cường độ và thời gian nổ lực. Vì vậy tổn thương cơ trực tiếp có thể được đánh giá bằng các enzym CK và LDH trong huyết thanh phản ánh tình trạng chức năng của mô [186]. Trên thực tế, cả nồng độ CK và LDH trong huyết thanh đều được chứng minh là tăng lên khi phản ứng với một trận đấu futsal do tổn thương cơ và viêm. Trong nghiên cứu của luận án cho thấy có sự thay đổi đáng kể nồng độ LDH trước và sau thời kỳ huấn luyện chuẩn bị trước mùa giải. Hiệu ứng trong giai đoạn huấn luyện này cho thấy hiệu quả t ch cực tổng thể của chiến lược áp dụng huấn luyện cường độ cao ở giai đoạn chuẩn bị chuyên môn (mức LDH tăng sau giai đoạn), điều này cũng cho thấy sự th ch ứng t ch cực với huấn luyện.

Chỉ số Cortisol: Giá trị trung bình chỉ số hoocmon Cortisol của VĐV Futsal TSN thay đổi từ là 389.2±103.53 lên 385.9±94.07, với nhịp tăng trưởng là W= 0.3% chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thông kê ở ngưỡng xác suất p > 0.05 với tt nh =

0.07. So với mức giới hạn bình thường của chỉ số Cortisol (138-690) thì chỉ số này nằm trong giới hạn bình thường. Xét cụ thể trong số 20 VĐV thì có 20/20 trường hợp nằm trong với giới hạn bình thường.

Chỉ số Testosterol: Giá trị trung bình chỉ số hoocmon Testosterol của VĐV Futsal TSN thay đổi từ là 6.54±1.76 lên 6.97±1.03, với nhịp tăng trưởng là W= 6.36% không sự khác biệt mang ý nghĩa thông kê ở ngưỡng xác suất p >0.05 với tt nh = 1.39.


So với mức giới hạn bình thường của chỉ số Testosterol (2.4-8.3). thì chỉ số này nằm trong giới hạn bình thường. Xét cụ thể trong số 20 VĐV Futsal TSN thì có 03/20 trường hợp nằm ngoài giới hạn bình thường. Suy xét cụ thể nguyên nh n chỉ số trung bình này tăng sau một giai đoạn chuẩn bị dưới tác động của lượng vận động là hoàn toàn phù hợp với quy luật.

Các chỉ số sinh hóa thể hiện một vai trò quan trọng đối với việc theo dõi phản ứng của VĐV đối với LVĐ tập luyện được áp đặt. V dụ, nồng độ cortisol và testosterone đại diện cho những dấu hiệu tốt của sự căng thẳng khi luyện tập, với cortisol có liên quan đến các quá trình dị hóa và testosterone với các quá trình đồng hóa. Trên thực tế, một nghiên cứu được thực hiện trên các VĐV bóng đá khẳng định rằng khối lượng tập luyện cao trong giai đoạn trước mùa giải làm giảm mức testosterone và tăng mức cortisol. Vì vậy, do áp đặt LVĐ huấn luyện cao, các VĐV rơi vào trạng thái dị hóa làm giảm hiệu suất thể chất.

Các hormone cortisol và testosterone đóng một vai trò trong các quá trình dị hóa và đồng hóa [88], thường được sử dụng trong các nghiên cứu như là dấu hiệu căng thẳng khi tập luyện và những dấu hiệu này có liên quan chặt chẽ với hội chứng tập luyện quá mức và quá sức [151]. Di Luigi và cộng sự [77] báo cáo rằng mức độ cortisol và testosterone trong nước bọt tăng lên sau phản ứng cấp t nh với bài tập bóng đá ở VĐV bóng đá trẻ. Nogueira và cộng sự [133] với kết quả nghiên cứu cho rằng testosterone tăng lên, trong khi hormone cortisol giảm ở các VĐV Futsal sau 4 tuần huấn luyện trước mùa giải. Cùng các tác giả [84] đã lưu ý rằng những kết quả này thúc đẩy một môi trường đồng hóa, điều này cũng phù hợp với phát hiện của nghiên cứu được thực hiện bởi Perroni [143]. Tuy nhiên, có những nghiên cứu cho thấy sự hình thành môi trường dị hóa (tăng cortisol và giảm mức testosterone) do khối lượng luyện tập cao trong giai đoạn trước mùa giải [155, 69]. Theo báo cáo, một môi trường sinh lý dị hóa như vậy có thể ảnh hưởng xấu đến các thông số liên quan đến thành t ch thể chất khác nhau như tốc độ, chiều cao của bật nhảy và sức mạnh cơ bắp trong suốt mùa giải [155]. Tỷ lệ T/C được sử dụng để đánh giá sự c n bằng giữa hoạt động đồng hóa và dị hóa [124, 172] và là một công cụ đại diện hữu ch trong việc phát hiện sớm tình trạng luyện tập quá sức [162]. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy có thay đổi không đáng kể về tỷ lệ T/C sau giai đoạn huấn luyện chuẩn bị trước mùa giải. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước đ y cho thấy không có sự thay đổi không đáng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022