Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Và Tình Hình Giáo Dụctrung Học Cơ Sở Huyện Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh

các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới nói riêng của bất cứ cơ sở giáo dục THCS nào.

Chất lượng đội ngũ GV được thể hiện trên các nhiều mặt: đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Đội ngũ GV của nhà trường đáp ứng được các yêu cầu nêu trên sẽ góp phần thực hiện tốt đổi mới HĐDH môn tiếng anh và quản lý HĐDH môn tiếng anh các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đối với HS các trường THCS, việc duy trì nề nếp, tự giác, tích cực và sáng tạo trong học tập, rèn đức, luyện tài là yếu tố không nhỏ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH môn tiếng anh các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

* Yếu tố về CSVC, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ dạy học

CSVC, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ dạy học có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến đến quản lý HĐDH môn tiếng anh các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Bởi chúng là điểm tựa của nội dung dạy học, là công cụ, phương triện chuyển tải nội dung dạy học và tương tác giữa người dạy và người học… CSVC, trang TBDH được trang bị đầy đủ, sử dụng khoa học, hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng HĐDH của nhà trường nói chung và HĐDH môn tiếng anh cũng như đến quản lý HĐDH môn tiếng anh các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.4.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

Bên cạnh việc thực hiện tốt các chức năng quản lý, Hiệu trưởng phải biết nắm bắt các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy và học, biết vận dụng hợp lý, linh hoạt và sáng tạo trên cơ sở thực hiện đúng các đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước để đưa HĐDH môn tiếng anh cũng như đến quản lý HĐDH môn tiếng anh các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới đạt kết quả cao nhất.

Nhà trường với tư cách là nhân tố môi trường bên ngoài có tác động mạnh mẽ đến phương pháp cũng như các thành tố khác của HĐDH. Nhà trường cần có sự phối kết hợpcác lực lượng giáo dục HS, tạo mọi điều kiện cho hoạt động sư phạm. Đồng thời phải chăm lo đến tài sản, quyền lợi của người học và cả người dạy.

Kết luận chương 1


Chương trình giáo dục phổ thông mới là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục phổ thông trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi,

mức độ nội dung học tập, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập v.v nhằm đạt được các mục tiêu học tập bậc học phổ thông đã đề ra (đáp ứng chuẩn đầu ra)

Chương trình giáo dục THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục THCS trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập v.v nhằm đạt được các mục tiêu học tập bậc học THCS đã đề ra (đáp ứng chuẩn đầu ra THCS)

Dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới là quá trình tổ chức hoạt động dạy học môn tiếng Anh nhằm phát triển các kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết; hình thành, tăng cường và nâng cao hệ thống năng lực, phẩm chất của học sinh theo chuẩn đầu ra, giúp học sinh vận dụng vào các cấp học cao hơn hoặc hoạt động nghề nghiệptrong tương lai một cách hiệu quả, chuẩn bị cho người học hội nhập và phát triển.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trưởng THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới là sự tác động của chủ thể quản lý tới quá trình dạy học môn Tiếng Anh nhằm đảm bảo dạy học không chỉ dừng ở mục tiêu hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ tích cực ở người học mà còn nhằm đạt mục tiêu cao hơn là phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn Tiếng Anh cho người học để giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống, nghề nghiệp và hội nhập quóc tế. Nội dungquản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trưởng THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm 6 nội dung cơ bản: Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Quản lý hoạt động học tập môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Quản lý đổi mới hình thức tổ chức,phương pháp và kỹ thuật dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Quản lý cơ sở vật chất, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục phổ

thông

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trưởng THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới: Các yếu tố thuộc về

chủ thể quản lý; các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý và các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

Những nội dung nghiên cứu lý luận trên được sử dụng làm cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trưởng THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trưởng THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIÊNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI‌

2.1.Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và tình hình giáo dụcTrung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý hành chính, dân cư và tình hình kinh tế - xã hội huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

Vị trí địa lý, hành chính, dân cư huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

Hải Hà là một huyện miền núi biên giới phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, huyện có tọa độ địa lý từ 21012’46’’ đến 21038’27’’ vĩ độ Bắc và từ 107030’54’’ đến 107051’49’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Trung Quốc, với đường biên giới dài 22,8km. Phía Đông giáp thành phố Móng Cái. Phía Nam giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng 35km, nằm trong vành đai Vịnh Bắc Bộ. Phía Tây giáp huyện Đầm Hà và huyện Bình Liêu. Huyện Hải Hà nằm trên Quốc lộ 18A nối cửa khẩu Móng Cái với thành phố Hạ Long, có 35km bờ biển và nhiều cửa sông, có cửa khẩu Bắc Phong Sinh với Trung Quốc [27].

Huyện Hải Hà được tái lập từ huyện Quảng Hà vào năm 2001 (còn có tên gọi không chính thức là Hà Cối). Hải Hà gồm có 15 xã và 1 thị trấn Quảng Hà. Diện tích tự nhiên: 512,5 km2, dân số: 60.010 người (gồm 11 dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Sán dìu, Sán chỉ, Hoa, Nùng, Mường, Thái, Cao Lan và Củi Chu) [27].

Tình hình kinh tế - xã hội huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

Kinh tế tăng trưởng nhanh, có tính đột biến và cao nhất từ trước tới nay. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 25.8% (vượt 4,8% so với kế hoạch); quy mô đạt

4.268 tỷ đồng, tăng 875 tỷ so với năm 2018, tăng 154 tỷ đồng so với kế hoạch. Trong đó: Khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) tăng 6,47%; Khu vực II (công nghiệp, xây dựng) giữ vai trò chủ đạo, chiếm 52,3% ; Khu vực III (dịch vụ, thương mại) chiếm 37,3% tăng 1,5% [27].

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, trong đó: Ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 18,47%, giảm 0,56% so với KH, giảm 3,81% so với cùng kì; ngành công nghiệp- xây dựng chiếm 50,67%, giảm 0,62% so với KH, tăng 3,35% so với cùng kì; ngành thương mại-dịch vụ chiếm 30,86%, tăng 1,18% so với KH, tăng 0,46% so với cùng kì.

Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 75 triệu đồng, tăng trên 27,9% (tăng 8,8 triệu đồng so với năm 2018) [27].

Tình hình chính trị, xã hội ổn định đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đưa 2 xã, 2 thôn đặc biệt khó khăn và 7 thôn khó khăn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, khó khăn theo lộ trình.

2.1.2. Khái quát về giáo dụcTrung học cơ sở

Trong những năm qua, song hành với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện thì sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Hải Hà đã có những bước phát triển cả về chất lượng giáo dục và quy mô. Tỉ lệ học sinh đến trường ngày càng tăng ở các cấp học, loại hình trường, đặc biệt là cấp mầm non. Từ năm 2004 đến nay, huyện luôn duy trì tốt đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cung với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội các cấp và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành giáo dụccó riêng một nghị quyết 06/2016 về phát triển giáo dục giai đoạn 2016- 2020, nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản và toàn diện trong phát triển giáo dục. Thực tế cho thấy, Giáo dục và Đào tạo huyện Hải Hà đang có bước phát triển bền vững.

* Về đội ngũ cán bộ quản lí

Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ quản lí các trường THCS 2 năm qua



Năm học


TS

trường


TSCB QL

Trình độ đào tạo Số lượng/(%)

Xếp loại hàng năm Số lượng/(%)


Thạc sĩ


ĐH


Chưa đạt chuẩn


Xuất Sắc


Tốt


HT NV

Không HT NV

2017-

2018


14


29

2

6,89%

16

55,17%

11

37,93%


0

13

44,82%

14

48,27%

2

6,89%


0

2018-

2019

14

29

6

20,68%

12

41,3%

11

36,6%

0

14

48,27%

13

48,27%

2

6,89%

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 7

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hải Hà, [21])

Qua kết qủa nghiên cứu cho thấy, đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu đạt ra trên tất cả các phương diện từ số lượng, trình độ đào tạo và hoàn thành nhiệm vụ trong năm học.

* Về đội ngũ giáo viên:

Bảng 2.2: Đội ngũ giáo viên các trường THCS 2 năm qua



Năm học


T/số lớp

T/số giáo viên

Trình độ đào tạo

Xếp loại hàng năm

Danh hiệu thi đua

ĐH

Sau ĐH

Xuất Sắc

Tốt

HT NV

Không HTNV

Cấp tỉnh

Cấp huyện

2017-2018

130

251

101

150

0

115

129

5

2

2

29

2018-2019

126

244

97

146

1

112

128

4

0

3

38

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hải Hà, [21])

Bảng 2.3: Đội ngũ giáo viên Anh các trường THCS 2 năm qua



Năm học

T/số giáo viên Anh

Trình độ đào tạo

Danh hiệu



ĐH

Sau ĐH

GVDG cấp

huyện trở lên

LĐTT

trở lên

2017-2018

25

7

18

0

25

25

2018-2019

25

5

20

0

25

25

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hải Hà, [21])

Như vậy đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV tiếng Anh nói riêng về cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chất lượng đội ngũ đạt chuẩn và trên chuẩn

* Về quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh

Bảng 2.4: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS



Năm học

Số trường, lớp, HS

Bình

quân hs/lớp

HS lưu

ban (%)

HS bỏ

học (%)

Tỉ lệ huy

động học lớp 6 (%)

Trường

Lớp

Học sinh

2017-2018

14

126

3784

30

1,6

0,34

100

2018-2019

14

120

3933

33

2,6

0,25

100

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hải Hà, [21])

Thực hiện đề án 25 của tỉnh Quảng Ninh về tinh giản bộ máy biên chế, mặc dù số lượng học sinh tăng song số trường, số lớp vẫn giảm do thực hiện ghép trường, ghép điểm trường, ghép lớp.

* Về chất lượng giáo dục toàn diện

Bảng 2.5: Kết quả 2 mặt giáo dục các năm qua


Năm học

Số HS

Hạnh kiểm

Học lực

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

2017-

2018

3784

2258

(59,7%)

1258

(33,3%)

253

(6,7%)

15

(0,4%)

469

(12,4%)

1492

(39,4%)

1736

(45,9%)

87

(2,3%)

2018-

2019

3933

2.398

(60,97%)

1.299

(33,03%)

227

(5,77%)

09

(0,23%)

2398

(60,97%)

1671

(42,49%)

1734

(44,09)

45

(1,14%)

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hải Hà, [21])

Bảng 2.6: Chất lượng học sinh giỏi THCS 2 năm qua


Năm học

Tổng số

học sinh

Học sinh giỏi

cấp huyện

Học sinh giỏi cấp tỉnh

Số lượng

Xếp thứ

2017-2018

3784

206

78

7/14

2018-2019

3933

151

84

6/14

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hải Hà, [21])

Nhờ thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập của HS tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp DH, sử dụng có hiệu quả đồ dùng DH đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao, HS có học lực khá, giỏi năm sau cao hơn năm trước.

Tuy vậy, tỉ lệ HS có học lực yếu, kém vẫn còn, đặc biệt là năm học 2018- 2019 tỷ lệ HS học lực yếu là 1,14%. Đây là vấn đề cần quan tâm trong những năm học tiếp theo để nâng cao chất lượng trí dục và tiếp tục triển khai có chiều sâu cuộc vận động “Hai không”. Chất lượng học tập yếu, kém qua thực tế điều tra thường ở những trường ở xa trung tâm, ở vùng biên giới và học sinh dân tộc miền núi những vùng có công nghiệp chậm phát triển, trình độ dân trí thấp nên việc quan tâm đến vấn đề học tập của các cha mẹ học sinh chưa tốt, phó mặc cho nhà trường.

Những tồn tại trên ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ, nhất là việc xác định động cơ, thái độ học tập và việc định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THCS.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1.Mục đích khảo sát

Qua khảo sát thực trạng Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó đề xuất các biện phápQuản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học của nhà trường .

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hiệu quả Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Đánh giá chung những ưu điểm và hạn chế của thực trạng Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như nguyên nhân của chúng để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Bảng 2.6: Tổng hợp đối tượng tham gia khảo sát



Đối tượng khảo sát

Tỷ lệ phản hồi

Số phiếu phát ra

Số phiếu trả lời trên 50% số

lượng câu hỏi

Tỷ lệ (%)

CBQL

04

04

100%

Giáo viên

16

16

100%

Học sinh

300

300

100%

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến CBQL, GV, HS làm sáng tỏ hơn thêm (tăng dữ liệu định tính) thực trạng hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tìm ra nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Phương pháp quan sát: Dự giờ quan sát thực tế các hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mớicủa CBQL ở trường THPT Hòn Gai, bổ sung thêm thông tin định tính cho các kết quả nghiên cứu thực trạng và có những nhận định xác thực hơn về mức độ thực hiện.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023