Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 2

các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 89

3.3. Mối quan hệ của các biện pháp 91

3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 92

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 92

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm 92

3.4.3. Cách tiến hành 92

3.4.4. Nội dung và kết quả khảo nghiệm 93

Tiểu kết chương 3 97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 98

1. Kết luận 98

2. Khuyến nghị 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BGDĐT

Bộ Giáo dục Đào tạo

CBQL

Cán bộ quản lý

CNTT

Công nghệ thông tin

CT

Chương trình

DH

Dạy học

ĐNGV

Đội ngũ giáo viên

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GD-ĐT

Giáo dục - Đào tạo

GV

Giáo viên

Hoạt động

HĐD

Hoạt động dạy

HĐH

Hoạt động học

HS

Học sinh

HTTC

Hình thức tổ chức

KTDH

Kỹ thuật dạy học

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

PPGD

Phương pháp giáo dục

PTNL

Phát triển năng lực

QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

QLHĐ

Quản lý hoạt động

QTDH

Quá trình dạy học

TCN

Trước công nguyên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình giáo dục THCS thành phố Móng Cái qua một số năm 47

Bảng 2.2: Đánh giá của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS 50

Bảng 2.3: Đánh giá của các khách thể điều tra về nội dung dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS 52

Bảng 2.4: Tự đánh giá của HS về mức độ hứng thú đối với nội dung học tập môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới 53

Bảng 2.5: Đánh giá của khách thể điều tra về phương pháp dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS 55

Bảng 2.6: Đánh giá của các khách thể điều tra về hình thức dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS 57

Bảng 2.7: Đánh giá của các khách thể điều tra về quản lý mục tiêu của dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS 59

Bảng 2.8: Đánh giá của các khách thể điều tra về quản lý nội dung, kế hoạch dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở

các trường THCS 61

Bảng 2.9: Đánh giá của các khách thể điều tra về quản lý giáo viên và hoạt động dạy học của giáo viên môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS 63

Bảng 2.10: Đánh giá của các khách thể điều tra về quản lý phương pháp, phương tiện trong dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS 66

Bảng 2.11: Đánh giá của các khách thể điều tra về quản lý học sinh trong dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS 68

Bảng 2.12: Đánh giá của các khách thể điều tra về quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy môn Ngữ Văn theo chương trình giáo

dục phổ thông mới ở các trường THCS 70

Bảng 2.13: Đánh giá của các khách thể điều tra về hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo

dục phổ thông mới ở các trường THCS 71

Bảng 2.14: Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS 73

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 94

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khi thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 95

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục và Đào tạo có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Những bài học về sự phát triển “thần kỳ” của các nền kinh tế Nhật bản, Hàn Quốc,… và một số quốc gia khác đã cho thấy giáo dục phát triển là yếu tố cơ bản để đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế - xã hội. Giáo dục phải đi trước một bước, giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tạo nên sự phát triển nhanh và bền vững cho mỗi quốc gia. Do vậybất cứ nước nào dù lớn hay nhỏ, dù phát triển hay đang phát triển, bao giờ cũng phải quan tâm đến giáo dục, mà trong đó trước hết là phải quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục là khâu then chốt đảm bảo sự thắng lợi của mọi hoạt động giáo dục.

Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn…” [8]. Đây cũng được xem như là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, của khoa học - công nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã bộc lộ những hạn chế. Chính vì vậy Quốc hội đã có Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam có nhiều đổi mới, bên cạnh các môn học tự nhiên, Ngữ văn là môn học về khoa học Xã hội - Nhân văn, là công cụ để học sinh học tập và sinh hoạt, nhận thức về xã hội và con người, bồi dưỡng tư tưởng và nhân cách. Mặc dù môn Ngữ văn có đặc điểm riêng nhưng cũng giống như các môn học khác cần được đổi mới nội dung chương trình để phù hợp hơn, đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Từ việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, việc dạy và học môn Ngữ văn cũng có

những thay đổi, nó ảnh hưởng đến các hoạt động dạy, kiểm tra, đánh giá của giáo viên và việc học tập của học sinh. Do vậy, việc quản lý hoạt động dạy và học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS cần những thay đổi thích ứng.

Trong những năm qua việc quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Móng Cái nói riêng vẫn theo cách làm truyền thống đã được hình thành từ nhiều thập kỷ trước… Cách quản lý hoạt động dạy học của nhà trường nói chung và môn học Ngữ văn nói riêng phần lớn theo kinh nghiệm tự học hỏi nên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình GDPT mới ở trường THCS.

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã được thực hiện nhưng còn có những hạn chế trong quản lý như: nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học; hình thức kiểm tra, đánh giá…. Do vậy, nếu đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh sẽ được nâng cao.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS.

5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Về địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 8 trường Trung học cơ sở thuộc địa bàn Thành phố Móng Cái. Cụ thể: Các trường THCS (Vạn Ninh, Ninh Dương, Hòa Lạc, Ka Long, Hải Yên, Hải Hòa, Hải Đông, Hải Tiến).

- Tổng số khách thể điều tra: gồm 215 người, trong đó có 35 cán bộ quản lý, 120 giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn và 160 học sinh ở các trường Trung học cơ sở được khảo sát.

7. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa các tài liệu lý luận như nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn; nghiên cứu chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chiến lược phát triển giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát

Tiến hành quan sát các hình thức tổ chức hoạt động của nhà quản lý, cách thực hiện hoạt động dạy và học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới của giáo viên và học sinh các trường THCS để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp này được sử dụng với mục đích khảo sát nhu cầu, nhận thức, sự đánh giá của các khách thể điều tra về các hoạt động quản lý, hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên dạy môn Ngữ văn tại các trường THCS được khảo sát để tìm hiểu thêm về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình dạy học môn Ngữ văn và quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm góp phần làm rõ thực trạng.

7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu các sản phẩm của hoạt động dạy và học như: giáo án, hồ sơ lên lớp… của giáo viên; các bài kiểm tra, bài thi của học sinh… nhằm bổ sung thông tin thực tiễn cho đề tài.

7.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng với mục đích xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy về việc xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, đồng thời kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng một số công thức toán thống kê như tính trung bình cộng, tính phần trăm… để xử lý các kết quả nghiên cứu thực tiễn.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, Khuyến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023