Hoạt Động Dạy Học, Quản Lý Hoạt Động Dạy Học

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

Hoạt động dạy học luôn là vấn đề được phần lớn các quốc gia ưu tiên, với mục đích là truyền lại cho thế hệ sau những kiến thức, kinh nghiệm của người đi trước nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng góp phần vào việc xây dựng đất nước. Trong nhà trường, hoạt động đặc trưng nhất là hoạt động dạy học, bao gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

Theo dòng phát triển của lịch sử, có giai đoạn các nhà nghiên cứu chú trọng xây dựng nội dung dạy học, có giai đoạn chú trọng cải tiến, nâng cao chất lượng soạn giáo án hoặc nâng cao chất lượng tổ chức phối hợp hoạt động dạy học trên lớp, có giai đoạn hướng vào nâng cao chất lượng tự học, phân hóa dạy học, tăng cường hoạt động của người học hoặc cải tiến phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá,... Nói chung, các công trình nghiên cứu đều hướng vào người học mục đích là nâng cao chất lượng hoạt động học. Việc học luôn được coi là đức tính tốt của con người nên suốt quá trình lịch sử, hoạt động học tập luôn được các nhà triết học, nhà giáo dục, các nhà khoa học, nhà quản lý hướng tới và có quan tâm đặc biệt.

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển của đất nước. Với tất cả các quốc gia trên thế giới muốn phát triển xã hội phải quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Chính vì vậy nghiên cứu về giáo dục và quản lý giáo dục đã dành được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà quản lý nước ngoài đã đề cấp đến quản lý và quản lý giáo dục như: Nhà triết học Socate (469 - 399 TCN), Platon(427-347 TCN), H.Fayol (1841-1925), U-sin-xki (1824-1870). Nhà hoạt

động sư phạm và quản lý giáo dục A. Pôpốp, Côn - đa - cốp. Các tác giả Jacob W. Getzels, James M. Lipham, Roald F. Campbell... Ở phương đông có Khổng Tử (551- 497 TCN), Mạnh Tử (372- 289 TCN). Đó là những nhà khoa học đã có cống hiến lớn cho khoa học quản lý và sự phát triển của giáo dục thế giới [32].

Nhà sư phạm vĩ đại J.A.Comenxki (1592-1670), người sáng lập ra hình thức tổ chức dạy-học lớp bài, đặt nền móng và chính thức tách Giáo dục học ra khỏi Triết học để trở thành một ngành khoa học riêng biệt, khi bàn về vấn đề học đã đưa ra những yêu cầu cải tổ nền giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Theo ông, dạy học phải làm như thế nào để người học tự tìm tòi, suy nghĩ để tự nắm bắt lấy bản chất của sự vật và hiện tượng [dẫn theo 31].

John Dewey (1859-1925) là nhà sư phạm người Mỹ, góp phần lớn vào việc canh tân giáo dục, đề cao hoạt động đa dạng của học sinh, đặc biệt là hoạt động thực tiễn để bổ sung vào kiến thức của học sinh ngoài sách giáo khoa và lời giảng của giáo viên. Ông đặc biệt chú ý đến hoạt động học khi viết: “Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục, nói không phải là dạy, nói ít hơn, chú ý nhiều đến việc tổ chức hoạt động của học sinh” [dẫn theo 24].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Nhiều nhà giáo dục có tư tưởng tiến bộ đã chú ý đến dạy học hướng vào người học, khai thác tiềm năng của mỗi cá nhân HS. Thế kỷ XX, J.Dewey (1916) cho rằng GD và dạy học là sự chỉ dẫn phát triển tiềm năng, năng lực vốn có của HS. Việc học tập là quá trình xử lý kinh nghiệm mà người học tự tiến hành với sự giúp đỡ của nhà GD theo nhu cầu và lợi ích cá nhân. Qúa trình dạy học phải hướng vào người học, đảm bảo cho họ học bằng sự phân tích kinh nghiệm của mình. Như vậy, dạy học phải chú ý đến cái riêng của mỗi người, đặc biệt là nhu cầu, hứng thú. Dạy học dựa trên kinh nghiệm cá nhân và hiệu quả học tập do từng người quyết định [dẫn theo 31].

Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã định hướng cho hoạt động giáo dục như các qui luật "Sự hình thành cá nhân con người"; "Tính qui định về kinh tế - xã hội đối với giáo dục". Các qui luật này đặt ra yêu cầu đối với QLGD và tính ưu việt của xã hội đối với việc tạo ra các phương tiện và điều kiện cần thiết cho GD. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhiều nhà khoa học giáo dục đã có những thành tựu khoa học đáng trân trọng về QLGD và quản lý dạy học [32].

Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 3

Các nhà nghiên cứu giáo dục Nga đã khẳng định rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên” [32]. P.V.Zimin, M.I.Konđakôp, N.I.Saxerđôtôp đi sâu nghiên cứu việc lãnh đạo trong công tác giảng dạy, giáo dục ở

nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng. V.A.Xukhomlinxki, Jaxapob nêu ra một số vấn đề quản lý của Hiệu trưởng trường phổ thông như sự phân công nhiệm vụ giữa Phó Hiệu trưởng và Hiệu trưởng. Các tác giả thống nhất khẳng định người Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý nhà trường. Về việc tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm bài giảng, tác giả V.A.Xukhomlinxki nhấn mạnh hoạt động dự giờ thăm lớp và đưa ra nhiều cách phân tích sư phạm bài dạy cho giáo viên. Ông cho rằng đó là đòn bẩy nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên [dẫn theo 21].

Năm 1987, Viện Quản lý và Kinh tế giáo dục thuộc Viện hàn lâm sư phạm Liên Xô (cũ) đã tổng kết những thành tựu nghiên cứu về quản lý trường học qua nhiều năm, trình bày quan điểm mới về quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động học nói riêng về các thác giả Xô Viết (cũ) tính đến thời điểm đó. Các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục Xô Viết cho rằng “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ giáo viên”. Đó chính là hoạt động quản lý hoạt động dạy học [dẫn theo 31].

UNESCO suốt chiều dài lịch sử tồn tại của mình đã tập hợp các học giả trên thế giới để nghiên cứu vấn đề quản lý giáo dục dựa trên quy mô toàn cầu cũng như trong phạm vi khu vực hoặc quốc gia. Từ năm 1964, trong loạt sách về kế hoạch hóa giáo dục đã tập hợp các khuynh hướng khác nhau về một trong các vấn đề quan trọng của quản lý giáo dục đó là kế hoạch giáo dục. Đầu những năm 90, UNESCO PROAP đã xuất bản cuốn sách có tính cẩm nâng về quản lý giáo dục mang tựa đề “Kế hoạch hóa và quản lý giáo dục vi mô”. Trong những năm của thế kỷ XX, sách báo về quản lý giáo dục đã xuất hiện khá nhiều, điển hình là những công trình đề cập đến những quan điểm mới về quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng. [dẫn theo 24].

Tác giả Brent Davie, Linda Ellison, Christopher Borwing - Carr (2005) với công trình “lãnh đạo nhà trường thế kỷ 21” đã nêu được hoạch định chiến lược phát triển nhà trường, quản lý sự thay đổi, lãnh đạo và quản lý chất lượng, quản lý việc giảng dạy và học tập, vai trò của giáo viên trong việc tổ chức học tập, sử dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học [dẫn theo 31].

Như vậy, vấn đề quản lý hoạt động dạy học đã được đề cập tới trong nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều hướng vào mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Theo đó, vấn đề phối hợp hoạt động dạy học trên lớp, phân hóa dạy học, cải tiến phương pháp dạy học… được các tác giả quan tâm nghiên cứu.

1.1.2. Ở Việt Nam

Các nghiên cứu về vấn đề QLHĐ dạy học môn Ngữ văn hiện nay thể hiện thông qua một số công trình:

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Thị Sáu tập trung nghiên cứu vấn đề Các biện pháp chỉ đạo đổi mới PP giảng dạy bộ môn Tiếng Việt bậc tiểu học, năm 2006 [dẫn theo 29]. Luận văn cũng đã chỉ ra các biện pháp để chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Việt bậc tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh như: Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình tiểu học mới; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ QL tiểu học; Chỉ đạo thực hiện một số phương pháp mới trong giảng dạy tiếng Việt: Dạy tiếng Việt theo định hướng giao tiếp; Phương pháp tổ chức trò chơi học tập tiếng Việt; Phương pháp học tập hợp tác; Ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy môn tiếng Việt; Tăng cường kiểm tra đánh giá.

Bài báo của Nguyễn Thị Hồng Vân (2017) với tiêu đề “Dạy học môn ngữ văn cấp trung học cơ sở theo mô hình trường học mới”[34]. Việc tổ chức dạy học môn Ngữ văn cấp THCS theo mô hình trường học mới vừa đảm bảo nội dung và chuẩn của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS hiện hành, đồng thời có sự đổi mới theo hướng triển khai nội dung bài học theo các hoạt động học tập của học sinh, tăng cường tính tự chủ, sự chia sẻ, hợp tác trong quá trình học nhằm phát triển năng lực người học. Bài viết tập trung nghiên cứu làm rõ: những điểm kế thừa và những điểm mới của tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS; tiến trình tổ chức 5 hoạt động của mô hình theo quan điểm kiến tạo và định hướng phát triển năng lực của học sinh; tính mở và linh hoạt của mô hình.

Bài báo của Nguyễn Thị Tịnh (2019), “Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn ở các trường THCS thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Tạp chí giáo dục số 461, tr.5-10. Bài viết phân tích thực trạng công tác

quản lí HĐTN trong DH môn Ngữ văn ở các trường THCS TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu, là cơ sở để nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lí khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trên địa bàn tỉnh [29].

Có thể thấy, các giải pháp đưa ra đã bám sát chu trình quản lý và tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra chưa mới, chưa chỉ ra được sự phối hợp giữa các biện pháp để tăng cường hiệu quả quản lý.

Tác giả Đỗ Văn Tuấn với công trình: Những biện pháp quản lý dạy học môn văn ở trường trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn - TP Hải Phòng, năm 2008 đã đưa ra những biện pháp quản lý dạy học môn văn ở trường phổ thông trung học Trần Nguyên Hãn [31].

Có thể thấy, các biện pháp mà tác giả đưa ra khá toàn diện, phong phú. Vấn đề QLHĐ DH đã thực sự trở thành mối quan tâm của nhiều nhà giáo dục. Bởi qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, các nhà giáo dục mới có thể quản lý tốt nhà trường, nâng cao chất lượng dạy và học.

Gần đây, tác giả Phạm Thị Thanh Thủy với công trình Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại trường THCS Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội, 2010 đã tập trung nghiên cứu và đề xuất xây dựng các nhóm biện pháp: Nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn; Nhóm biện pháp quản lý hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch; Nhóm biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh; Nhóm biện pháp quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học [33].

Bài báo của Trần Xuân Ngọc (2013), “Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động giảng dạy môn ngữ văn của hiệu trưởng một số trường THCS huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định”, Tạp chí Giáo dục số 310, tháng 5. Bài báo đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy môn ngữ văn của hiệu trưởng một số trường THCS huyện Vụ Bản, từ đó đưa ra nhóm biện pháp nhằm nâng cao quản lý hoạt động giảng dạy môn ngữ văn của hiệu trưởng một số trường THCS huyện Vụ Bản [24].

Phạm Thị Thu Hà (2015), công trình “Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THCS huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh” [11]. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các giải pháp: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết phải đổi mới PPDH môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực người học; xây dựng kế hoạch quản lý GV; tổ chức

bồi dưỡng GV; quản lý, khai thác sử dụng CSVC, thiết bị dạy học; động viên, khen thưởng, tạo điều kiện cho GV đổi mới; tăng cường kiểm tra, đánh giá đổi mới PPDH môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực người học.

Tác giả Phạm Thị Mai Loan (2016), với nghiên cứu “Quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường THCS Võ Thị Sáu, quận Lê Chân, Hải Phòng theo tiếp cận phát triển năng lực người học” [21]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra biện pháp quản lý được Hiệu trưởng trường THCS Võ Thị Sáu là: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học; quản lý hoạt động dạy học của GV, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV ngữ văn; quản lý mục tiêu, chương trình; chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học đối với GV; xây dựng môi trường học tập; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực người học.

Tác giả Phan Thị Bích Huệ (2016), trong công trình nghiên cứu “Quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn ở trường THCS thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

[16] đã đánh giá thực trạng dạy học môn ngữ văn từ đó đưa ra các biện pháp tăng cường quản lý đó là: tăng cường quản lý việc thực hiện nội dung chương trình môn ngữ văn đáp ứng mục tiêu môn học và nhiệm vụ từng năm học; thường xuyên chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đối với GV và bồi dưỡng phương pháp học tập cho HS; quản lý hiệu quả CSVC, PTDH và tăng cường ứng dụng phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học ngữ văn; Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của HS; tăng cường quản lý nề nếp, kỷ cương trong dạy học môn ngữ văn; bồi dưỡng lý luận quản lý và nghiệp vụ sư phạm cho GV; chú trọng xây dựng môi trường lành mạnh ảnh hưởng tích cực đến dạy học môn ngữ văn.

Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hồng (2018) với công trình nghiên cứu “Quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn ở trường THPT Gòn Gai - thành phố Hạ Long theo hướng phát triển năng lực học sinh” [15]. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, để thực hiện tốt công tác quản lý cần thực hiện các biện pháp như: tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ quản lý, GV và HS; Xây dựng khung chương trình dạy học môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh; chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn ngữ văn; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho cán bộ, GV để tổ chức HDDH,; quản lý GV trong việc bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng học tập môn ngữ văn cho HS; đầu tư trang thiết bị và các điều kiện dạy học môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực HS THPT.

Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến vấn đề quản lý giáo dục và quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn với nhiều khía cạnh khác nhau: tầm quan trọng của dạy học môn ngữ văn, quản lý dạy học môn ngữ văn, dạy học môn ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực người học… Tuy nhiên, vấn đề quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS theo chương trnh còn rất ít công trình nghiên cứu đề cập tới. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. Chúng tôi nhận thấy đây là một “khoảng trống” cần tiếp tục được quan tâm nghiên cứu.

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

Quản lý là một hiện tượng xã hội, là yếu tố cấu thành sự tồn tại và phát của loài người. Loài người đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với nhiều hình thái xã hội khác nhau nên cũng trải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau. Các triết gia, các nhà chính trị từ thời cổ đại đến nay đều rất coi trọng vai trò của quản lý trong sự ổn định và phát triển của xã hội. Quản lý là một phạm trù khách quan là một tất yếu lịch sử. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về quản lý dưới góc độ khác nhau.

Theo C.Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trường” [23].

F.W. Taylor được coi là cha đẻ của thuyết Quản lý khoa học đã cho rằng cốt lõi trong quản lý là: “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hóa và phải quản lý chặt chẽ”, “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” [dẫn theo 22].

Theo tác giả Hà Sỹ Hồ thì: “Quản lý là một quá trình hoạt động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong các tác động có thể dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [dẫn theo 24].

Còn tác giả Nguyễn Ngọc Quang đưa ra khái niệm: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [27].

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [7].

Mặc dù có cách định nghĩa khác nhau về quản lý nhưng các tác giả nêu trên đều có điểm chung: đều cho rằng quản lý là một quá trình tác động có ý thức, có định hướng và có tổ chức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất trong điều kiện biến động của môi trường.

Quản lý có các chức năng cụ thể như: Lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá. Các chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chu trình khép kín, tạo nên hiệu quả của quá trình quản lý.

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

1.2.2. Hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học

1.2.2.1. Hoạt động dạy học

*Dạy học

Dạy học được hiểu như sau: “Dạy học là toàn bộ các thao tác có mục đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong một con người”

Triết học Mác- Lê Nin cho rằng “Lượng đổi thì chất đổi. Lượng thay đổi một cách tiệm tiến còn chất thì thay đổi một cách nhảy vọt”. Phạm trù về mối tương quan giữa lượng và chất này hoàn toàn đúng trong các hoạt động dạy học và giáo dục. Người ta đã tính ra rằng khối lượng kiến thức của nhân loại trong vòng 20 năm trở lại đây đã tăng bằng tổng khối lượng kiến thức mà nhân loại đạt được trong toàn bộ lịch sử trước đó của nó. Sự tăng về khối lượng kiến thức đó nhất thiết phải kéo theo sự

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 24/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí