thống đô thị, mà trong đó mỗi một đô thị đều có vai trò trong nền kinh tế đô thị của cả nước.
Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đã thừa nhận đô thị hóa là điều cần thiết để thúc đẩy các mục tiêu CNH, HĐH đất nước, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Chiến lược cũng hướng tới sự phát triển, đổi mới sáng tạo, tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020: tiếp tục thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tăng trưởng nhanh và bền vững; tiến bộ xã hội bình đẳng; đồng thời hướng tới một tương lai theo định hướng xã hội chủ nghĩa [113; tr. 5].
Đối với TP. Hồ Chí Minh, Thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách trong phát triển kinh tế xã hội, trong đó quan trọng nhất bao gồm: Đầu tư phát triển công nghiệp, ưu tiên vốn phát triển và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, mở rộng thị trường và môi trường đầu tư phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
TP. Hồ Chí Minh tiến hành thành lập các KCN - KCX nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, đưa Thành phố trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước. Năm 1991, KCX Tân Thuận ra đời đầu tiên tại Quận 7 với diện tích 300 ha. Đến năm 1992, KCX Linh Trung ra đời. Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển (1991 - 2013), Thành phố có 13 KCN
- KCX đang hoạt động tập trung ở khu vực vùng ven và ngoại thành (Quận 2, 7, 12, Thủ Đức, Tân Bình, Bình Tân, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè). Thành phố đã hình thành nên vòng đai công nghiệp tại các quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Gò Vấp, Hóc Môn, Củ Chi, Tân Bình, Tân Phú, Bình Chánh, Bình Tân. Các KCN - KCX ra đời cùng hàng ngàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hình thành đã đem lại những thay đổi rõ rệt trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh. Trước đây các Quận 2, 7, 9, 12, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè là những huyện nông thôn ngoại thành, vùng ven thành phố, giá trị sản xuất công nghiệp thấp. Từ khi có KCN - KCX, các địa bàn này đã chuyển hóa những vùng nông thôn, đầm lầy hoang hóa thành vùng sản xuất công nghiệp, khang trang về hạ tầng kĩ thuật - xã hội.
Năm 1996, Đại hội Đại biểu Thành phố lần thứ VI đã xác định một trong những mục tiêu quan trọng của Thành phố trong 5 năm 1996 - 2000 là: đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá công nghiệp và dịch vụ, công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, trước hết là cơ
sở hạ tầng, tạo sự biến đổi đáng kể về chất trong các ngành sản xuất và các ngành dịch vụ then chốt; Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố theo hướng: hiện đại hoá có trọng điểm nội thành (cũ) và phấn đấu khống chế dân số dưới 3 triệu người; hình thành một số quận mới; mở rộng xây dựng đô thị tập trung cùng một số đô thị vệ tinh ở các huyện ngoại thành song song với các khu công nghiệp mới [32].
Năm 2000, Đại hội Đại biểu Thành phố lần thứ VII tiếp tục xác định mục tiêu tổng quát trong 5 năm 2000 - 2005 của TP. Hồ Chí Minh là: động viên mọi nguồn lực, phát huy mạnh mẽ sức sản xuất, tận dụng mọi thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất và bền vững; tạo thế chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bảo vệ môi trường; phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; giải quyết đồng bộ các vấn đề xã hội, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thu hẹp sự cách biệt giữa ngoại thành với nội thành; tiếp tục giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, khắc phục có hiệu quả các tệ nạn xã hội [33].
Có thể bạn quan tâm!
- Công Trình Nghiên Cứu Về Đô Thị Hóa Của Thành Phố Hồ Chí Minh Và Huyện Củ Chi
- Công Trình Nghiên Cứu Về Đô Thị Hóa Huyện Củ Chi
- Các Yếu Tố Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Và Văn Hóa Xã Hội Của Huyện Củ Chi Trước Năm 1997
- Đảm Bảo Đời Sống Của Người Dân Và Phát Triển Văn Hóa, Giáo Dục, Y Tế
- Trình Độ Văn Hóa Của Dân Số Từ 5 Tuổi Trở Lên (1999 - 2004)
- Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Củ Chi Giai Đoạn 1996 - 2005
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
2.1.3.2. Chủ trương, chính sách của huyện Củ Chi
Trong bối cảnh chung của đường lối Đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng, thực hiện chủ trương của TP. Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để thực hiện đô thị hóa, xây dựng Củ Chi thành đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh.
Trong phương hướng phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 1996 - 2000, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ VII (3/1996) nêu rõ:
Trên lĩnh vực kinh tế: Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện vẫn là nông nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ (thương mại, dịch vụ - du lịch), với sự chuyển biến đáng kể về chất lượng trong các ngành sản xuất và các ngành dịch vụ then chốt. Chú ý tập trung một số ngành có trình độ kỹ thuật cao phù hợp với huyện, nhằm nhanh chóng hình thành các khu công nghiệp tập trung và gắn liền với công nghiệp địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, cung ứng xuất
khẩu và nhu cầu tiêu thụ cho thị trường nội địa từng bước cải thiện môi sinh, môi trường Huyện khi công nghiệp phát triển.
Đối với các vấn đề về văn hóa xã hội: Đi đôi với việc phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề văn hóa xã hội, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại nhằm tích cực giữ vững truyền thống quý báu của dân tộc, tập trung sức giáo dục vận động nhân dân quan tâm xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, nâng cao truyền thống đạo đức tích cực đào tạo con người, phù hợp với đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế với tiến độ và công bằng xã hội, cụ thể gồm: Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học cả về văn hóa, đạo đức, tăng cường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ và xã hội, tạo thêm nhiều việc làm, tập trung tuyên truyền vận động nhân dân quán triệt chủ trương của nhà nước, về dân số kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các chương trình hành động, tạo môi trường sạch đẹp, cân bằng sinh thái, bảo đảm sự phát triển và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, bảo vệ nguồn nước, rừng phòng hộ.
Về xây dựng nông thôn mới: Đại hội chủ trương tiến hành quy hoạch lại nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các vùng rau sạch, vùng nguyên liệu cho công nghiệp, các khu dân cư và các khu công nghiệp tập trung; tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống sinh hoạt cho nhân dân; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh lành mạnh, phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc và đẩy mạnh tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” [4]…
Chủ trương này tiếp tục được khẳng định tại kì Đại hội Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ VIII (11/2000). Đại hội đề ra yêu cầu phải đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ; Nâng cao tính xã hội hóa trong công tác giáo dục đào tạo, phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “xóa đói giảm nghèo”, các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao và y tế để góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc đặt ra trong lĩnh vực văn hóa xã hội [5].
Bối cảnh đó vừa là cơ sở, vừa là động lực để các cấp chính quyền và nhân dân huyện Củ Chi có những quyết sách nhằm tạo nên chuyển biến toàn diện cho vùng “Đất thép” trong
thời kỳ mới. Đường lối thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TP. Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi đã đáp ứng nhu cầu tất yếu để phát triển của địa phương. Cùng với đó, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa, vấn đề dân cư và lao động… tất cả đã trở thành các yếu tố có vai trò quan trọng trong quá trình thay đổi của Củ Chi theo hướng đô thị hóa, để trở thành đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh.
2.2. Quy hoạch cảnh quan, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị
2.2.1. Quy hoạch cảnh quan đô thị
Để thực hiện chủ trương đô thị hóa đòi hỏi huyện Củ Chi phải từng bước đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật hiện đại và quy hoạch vùng nông thôn Củ Chi theo hướng đô thị. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngày 24 tháng 12 năm1998,UBND TP. Hồ Chí Minh đãcó Quyết định số 6994/QĐ-UB-QLĐT về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh [169]. Quyết định trên đã điều chỉnh quy hoạch chung huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 với nội dung chính như sau:
Về tính chất, chức năng: Huyện Củ Chi là địa bàn cửa ngõ phía Tây Bắc Thành phố, thuận tiện về giao thông thủy bộ, có sông Sài Gòn nằm ở phía Đông chạy từ Bắc đến Nam, có các khu công nghiệp quy mô lớn của Thành phố.
Về cơ cấu kinh tế của huyện trong tương lai chủ yếu là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và du lịch.
Trong đó, Thành phố quy hoạch tại Củ Chi có 7 khu công nghiệp tập trung:
Khu công nghiệp Tây Bắc huyện lỵ Củ Chi (345 ha): Vị trí nằm kế cận khu dân cư thị trấn huyện lỵ thuộc xã Tân An Hội, Trung Lập Hạ là khu công nghiệp nhẹ không gây ô nhiễm nguồn nước.
Khu công nghiệp Tân Quy (300 ha): Vị trí một phần xã Trung An, Hòa Phú và Tân Thạnh Đông có tính chất là công nghiệp thông thường ít ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi.
Khu công nghiệp Tân Phú Trung (200 ha): Vị trí ở xã Tân Phú Trung có tính chất là công nghiệp thông thường không gây ô nhiễm nặng về nguồn nước.
Khu công nghiệp An Phú (50 ha): Vị trí xã An Phú tính chất là khu công nghiệp chế
biến lương thực, thực phẩm.
Khu công nghiệp Rạch Sơn (100 ha): Vị trí thuộc xã Nhuận Đức tính chất là công nghiệp khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng.
Khu công nghiệp Bàu Đưng (150 ha): Vị trí thuộc ấp Bàu Đưng xã An Nhơn Tây tính chất là khu công nghiệp cơ khí và gia công chế biến.
Khu công nghiệp phục vụ chăn nuôi (300 ha): Vị trí thuộc xã Phạm Văn Cội, tính chất là công nghiệp phục vụ chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc và chế biến thực phẩm.
Về quy hoạch các khu dân cư, trên địa bàn Củ Chi bố trí 10 khu dân cư đô thị tập trung là:
Khu dân cư thị trấn Huyện lỵ: Vị trí theo ranh giới hành chính Thị trấn huyện lỵ năm 1998 và một phần thuộc xã Tân An Hội, Tân Thông Hội, Phước Vĩnh An với diện tích khoảng 1.200 ha, số dân dự kiến 180.000 người, mật độ xây dựng 25 - 30%.
Thị trấn An Nhơn Tây: Nằm ở khu vực ngã tư Tỉnh lộ 7 và Tỉnh lộ 15 thuộc xã An Nhơn Tây; diện tích khoảng 350 ha, số dân dự kiến 35.000 người; mật độ xây dựng 25 - 30%.
Thị trấn Phước Thạnh: Vị trí nằm ở khu vực ngã tư Tỉnh lộ 7 và Tỉnh lộ 15 thuộc xã Phước Thạnh; diện tích khoảng 300 ha, số dân dự kiến 35.000 người, mật độ xây dựng 20 - 25%.
Thị trấn Tân Quy: Vị trí khu vực ngã tư 15 là Tỉnh lộ 8; diện tích 500 ha, số dân dự kiến 60.000 người; mật độ xây dựng 20 - 25%.
Thị trấn Trung Lập: Vị trí tại xã Trung Lập Thượng; diện tích 300 ha, số dân dự kiến
35.000 người; mật độ xây dựng 20 - 25%.
Thị trấn Phú Hòa Đông: Vị trí xã Phú Hòa Đông; diện tích 300 ha, số dân dự kiến
40.000 người; mật độ xây dựng 20 - 25%.
Thị tứ Tân Phú Trung: Vị trí nằm kế cận khu công nghiệp Tân Phú Trung; quy mô 500 ha, số dân 60.000 người; mật độ xây dựng 20 - 25%.
Thị tứTam Tân: nằm khu vực kênh Xáng - Tỉnh lộ 8; diện tích 200 ha; số dân 20.000 người; mật độ xây dựng 20 - 25%.
Thị tứ Tân Thạnh Đông: Vị trí nằm tại ngã ba Hương lộ 4 và Tỉnh lộ 15 xã Tân Thạnh Đông; diện tích 150 ha; số dân 15.000 người; mật độ xây dựng 20 - 25%.
Thị tứ Bàu Đưng: Vị trí thuộc ấp Xóm Mới, xã An Nhơn Tây kế cận khu công nghiệp Bàu Đưng; diện tích khoảng 200 ha, số dân dự kiến 20.000 người; mật độ xây dựng 20 - 25%.
Về khu dân cư nông thôn, các điểm dân cư nông thôn được bố trí trên cơ sở hiện hữu cải tạo mở rộng là chính, với quy mô tương đối phù hợp từ 200 hộ trở lên. Mỗi xã có từ 5 - 7 điểm; toàn huyện Củ Chi có 100 - 120 điểm dân cư.
Về cơ sở hạ tầng, quy hoạch cũng chỉ rõ các công trình được đầu tư xây dựng như khu trung tâm huyện gồm khu hành chính - giáo dục - văn hóa - thể dục thể thao - công viên, quy mô 30 ha - 40 ha; Định hướng việc phát triển hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, cấp thoát nước, chú ý nguồn nước sạch được cấp từ các hệ thống cấp nước của thành phố cũng như xây dựng hệ thống thoát nước bẩn riêng cho khu đô thị và khu công nghiệp; chú trọng hệ thống cấp điện.
Bản quy hoạch cũng vạch ra kế hoạch dài hạn đến năm 2020 và quy hoạch gần đến năm 2005. Trong quy hoạch gần đến năm 2005, Củ Chi được định hướng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (chủ yếu là giao thông và cấp nước), các công trình phúc lợi xã hội cho các khu dân cư mới đồng thời với cải thiện, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển. Về quy hoạch sử dụng đất đai, trong thời gian 5-7 năm đầu, Củ Chi đầu tư khoảng 1.000 ha nhằm đáp ứng xây dựng một số công trình trọng điểm trong khu trung tâm thị trấn, thị tứ, khu dân cư kế cận, các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đường sá...
Các chương trình và dự án được quy hoạch đầu tư đến năm 2005 là:
Về công nghiệp: Xây dựng 217 ha khu công nghiệp Tây Bắc huyện lỵ, 50 ha cho khu công nghiệp Tân Quy, 100 ha cho khu công nghiệp Tân Phú Trung, 200 ha cho khu công nghiệp chăn nuôi, 20 ha cho khu công nghiệp Bàu Đưng.
Về xây dựng một số khu dân cư trên địa bàn huyện gồm có: khu dân cư cạnh khu công nghiệp Tây Bắc huyện lỵ (150 ha), khu dân cư quanh khu vực huyện lỵ (100 ha), khu
dân cư thị trấn An Nhơn Tây (20 ha), khu dân cư cạnh khu công nghiệp Tân Quy (50 ha); khu dân cư Tân Phú Trung (30 ha) cạnh khu công nghiệp Tân Phú Trung, khu dân cư Tam Tân (20 ha), Phú Hòa Đông 10 ha, Bàu Đưng 20 ha. Bên cạnh đó, bản quy hoạch còn nêu rõ các công trình giáo dục dạy nghề, các công trình y tế, các cơ sở hành chính, các khu thương mại, dịch vụ, các khu văn hóa thể dục thể thao, các công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị… sẽ được chỉnh trang và xây dựng mới.
Như vậy, theo quy hoạch của UBND TP. Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi được định hướng xây dựng để trở thành đô thị vệ tinh với nhiều khu công nghiệp, khu dân cư và các cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ cho quá trình đô thị hóa.
2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị
Sự đầu tư xây dựng mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng trong quá trình đô thị hóa của Củ Chi.
Vềđầu tưcơsởhạ tầng đô thị,tổng mứcđầu tưtrong 5 năm(1996 - 2000) là826,399 tỉ đồng trong đó tỉ trọng ngành nông nghiệp thủy lợi chiếm 11,76%, giao thông chiếm 16,27%, văn hóa xã hội chiếm 30,48%, điện chiếm 17,13%, công nghiệp chiếm 23,46% và các ngành khác chiếm 0,9% [5; tr.7]. Từ năm 2000, cơ sở hạ tầng có bước phát triển mạnh mẽ tạo ra sự biến đổi sâu sắc của Củ Chi. Đến năm 2000, Củ Chi đã hoàn thành điện khí hóa 21 xã, thị trấn với 99% hộ sử dụng điện, giải quyết cơ bản vấn đề trường lớp cho giáo dục và hệ thống các trạm y tế cơ sở, mạng lưới giao thông nông thôn và hệ thống thông tin liên lạc được nâng cấp mở rộng.
Trong giai đoạn 2000 - 2005, tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xã hội trên là 995,906 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đầu tư là 199,18 tỷ đồng. Trong đó: đầu tư trong lĩnh vực giao thông 563,294 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56,56%; đầu tư cho giáo dục- văn hoá xã hội 357,242 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,87%; đầu tư cho thuỷ lợi 75,37 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,57%. Ngoài ra, Củ Chi còn được đầu tư trực tiếp của các ngành Trung ương và Thành phố với 959,63 tỷ đồng, bình quân 192 tỷ đồng/ năm [7].
Trong các kết quả về xây dựng cơ sở hạ tầng, việc xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn, giao thông nội đồng có thể coi là thành tựu quan trọng nhất của Củ Chi, là tiền
đề cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ngoại thành. Từ năm 1996 - 2000, huyện đã phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, đầu tư ủi hoang, thiết lập nền hạ 459km, cấp phối sỏi đỏ 165km với tổng kinh phí 35,887 tỉ đồng trong đó vốn huy động nhân dân và các đơn vị kinh tế đóng góp 6,358 tỉ đồng [10; tr.184]. Trục đường Quốc lộ 22 là tuyến huyết mạch đường bộ của đô thị Tây Bắc Củ Chi chạy dọc từ xã Tân Phú Trung đến xã Phước Thạnh, là tuyến đường giao thông chính của huyện mang tầm cỡ quốc tế đi sang Campuchia được cải tạo và nâng cấp. Ngoài ra, tuyến tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 15 từ tỉnh Long An qua tỉnh Bình Dương đi ngang huyện cũng được sửa chữa. Hệ thống giao thông trên địa bàn gồm các đường liên xã, đường nối liền trung tâm huyện đến các xã đã được nhựa hóa 100%, đường liên ấp cũng được nhựa hóa 50 - 60% tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại vận chuyển của nhân dân. Năm 2000, Củ Chi tiếp tục chủ trương nhựa hóa đường giao thông nông thôn bằng vốn vay ưu đãi từ quỹ đầu tư và phát triển đô thị Thành phố. Đến đầu năm 2004, huyện đã công bố hoàn thành 248 tuyến đường bê tông nhựa nóng, dài 252 km, với tổng kinh phí trên 128 tỷ đồng, và bê tông hoá 44 cầu nội đồng, với tổng chiều dài 1.064 m, tổng kinh phí gần 15 tỷ đồng. Đặc biệt trong năm 2005, để chào mừng kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Củ Chi tiếp tục đầu tư xây dựng 5 tuyến đường liên xã, với tổng vốn đầu tư 111,480 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp giá trị quyền sử dụng đất không nhận tiền đền bù gần 50 tỷ đồng, chiếm 44,50% tổng vốn đầu tư công trình [7]. Hiệu quả từ hạ tầng giao thông đã khơi dậy tiềm năng kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác thế mạnh về nông nghiệp, du lịch, làng nghề của Củ Chi.
Hệ thống giao thông đường thủy cũng được tập trung khai thác. Củ Chi đã qui hoạch và xây dựng cảng sông tại An Nhơn Tây, Bình Mỹ, Hòa Phú, kênh An Hạ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển đường thủy, trong đó chủ yếu là phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Kênh Thầy Cai và An Hạ là 2 kênh giao thông thủy chính cả ở trong và kết nối ra ngoài của đô thị Tây Bắc Củ Chi. Trên kênh Thầy Cai còn có một cảng sông và trung tâm du thuyền phục vụ cho việc lưu thông hàng hóa và du lịch.
Về chương trình đèn chiếu sáng dân lập: Trong các năm 2000 - 2005, thực hiện theo