Đóng Góp Của Đề Tài (Về Khoa Học Và Thực Tiễn)

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.Cụ thể là:

Nghiên cứu tiến hành khảo sát với 640 người. Trong đó bao gồm Lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục Trung học- Sở GD-ĐT Bắc Giang; Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Cán bộ quản lý, giáo viên dạy môn GDTC và học sinh của 31 trường THCS, TH&THCS trong huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích các tài liệu khoa học về quản lý, quản lý dạy học và quản lý trường học có liên quan tới đề tài. Phân tích các văn bản về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, các văn bản của ngành giáo dục; Nghiên cứu các sách báo, tạp chí có liên quan tới đề tài.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1.Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu

Thu thập các tài liệu thực tế, tìm hiểu các đặc trưng, tính chất của vấn đề. Sử dụng hệ thống câu hỏi đối với giáo viên và học sinh nhà trường để thu thập số liệu, đánh giá thực trạng.

7.2.2. Phương pháp chuyên gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Dùng để tham khảo, lấy ý kiến của các chuyên gia, những nhà quản lí có nhiều năm kinh nghiệm.

7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 3

Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang mà các biện pháp của nó mang lại giá trị thực tiễn và lý luận để phổ biến.

7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê

Để xử lý số liệu điều tra.

8. Đóng góp của đề tài (về khoa học và thực tiễn)

8.1. Về khoa học

Đáp ứng được mục tiêu giáo dục là phát triển con người toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân của học sinh các trường THCS

, làm cơ sở cho các nghiên cứu biện pháp quản lí dạy học nói chung và quản lí hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS trong địa bàn nói riêng.

8.2. Về thực tiễn

Hòa được vào nhu cầu đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới ngay ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục thể chất ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Đẩy mạnh phát triển các câu lạc bộ môn học Thể chất trong trường học.

9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được cấu trúc trong ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Ở nước ngoài

Hoạt động dạy học là hoạt động cốt lõi trong nhà trường, là con đường quan trọng nhất để đạt được mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. Trên thế giới cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này:

Jan AmosKomenski (1592 - 1669) là một nhà giáo dục vĩ đại không những của nhân dân Cộng hoà Séc mà còn cả thế giới. Trong tác phẩm “Phép giảng giải vĩ đại”

- Một tác phẩm nồi tiếng của J.A. Komcnski xuất bản năm 1632, ông khẳng định: giáo dục đúng đắn nhất là phải phù hợp với tự nhiên. Cái tự nhiên ấy không phải là trừu tượng, khái quát mà chính là đặc điểm, khả năng phát triền của con người ở từng thời kì lứa tuổi, trong mỗi con người cụ thể, trong đó giáo dục phải bao gồm cái chung, cái riêng, cái tập thể, cái cá biệt. Ông nhấn mạnh đặc biệt tới tầm quan trọng của phương pháp dạy học tích cực. Người giáo viên lên lớp không phải cứ nói thao thao bất tuyệt, truyền thụ càng nhiều nguồn tri thức cho học sinh là càng tốt mà quan trọng là người học có tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú với bài học không. Komenxki đã đưa ra bí quyết về phương pháp giảng dạt: “Bí quyết của giáo dục là rèn luyện cho các em một tâm hồn dễ dàng, tích cực, tự do, ngăn cản được các điều mà các em muốn làm, ngược lại đẩy các em làm những điều mà chúng không muốn”. Ông nêu rõ: Chủ yếu dạy các em qua việc làm chứ không phải qua lời giảng” [32].

John Dewey (1858-1925) nhà sư phạm người Mỹ nổi tiếng thế kỉ XX đã đưa ra những định hướng mang tính cách tân giáo dục: Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục. người giáo viên không quan trọng là nói nhiều mà quan trọng là tồ chức hoạt động của học sinh [33].

Kharlamop, nhà giáo dục Xô Viết, trong cuốn "Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào" đã viết trong phẩn lời nói đầu: “Một trong những vấn đề cần bàn của nhà trường Xô Viết hiện đang lo lắng và giải quyết làviệc phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học” [42].

Trong cuốn "Dạy học nêu vấn đề" của tác giả I.Ia Lecne nhà giáo dục Xô Viết đã nói: "Mục đích của tập sách mỏng này là làm sáng tỏ bản chất của PPDH gọi là dạy học nêu vấn đề, vạch rõ cơ sở của phương pháp đó, tác dụng của nó, phạm vi

áp dụng nó”[31].

V.Ôkôn, nhà giáo dục Ba Lan nổi tiếng đã đúc kết ra những kết quả tích cực của công trình thực nghiệm hàng chục năm về dạy học phát huy tính tích cực. Ông đã nêu lên tính quy luật chung của dạy học nêu vấn đề, cách áp dụng phương pháp vào một số ngành khoa học và điều đó được thể hiện cụ thể ở cuốn sách "Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề”.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng đã ít nhiều đề cập tới quá trình quản lý hoạt động dạy học sao cho đạt hiệu quả đặc biệt là đưa ra những biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS. Đó cũng là hướng nghiên cứu đã lựa chọn của đề tài

1.1.2. Ở trong nước

Hồ Chủ tịch đã dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Thấm nhuần lời dạy của Người, toàn dân tộc Việt Nam, trong đó có lực lượng sinh viên đang ra sức thi đua học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục và phát triển giáo dục trong Nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Đồng thời góp phần nâng cao thể lực giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng cho đất nước.

Trong thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam trước hết phải nói đến quan điểm phát triển giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890- 1969). Bằng việc kế thừa những tinh hoa của các tư tưởng giáo dục tiên tiến và việc vận dụng sáng tạo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã để lại cho chúng ta nền tảng lý luận về vai trò của giáo dục, định hướng phát triển giáo dục, mục đích dạy học, các nguyên lý dạy học, các phương thức dạy học, vai trò của quản lý và cán bộ quản lý giáo dục, phương pháp lãnh đạo và quản lý... Thực tiễn đã khẳng định rằng: Hệ thống các tu tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục có giá trị cao trong quá trình phát triển lý luận dạy học, lý luận giáo dục của nền giáo dục cách mạng Việt Nam.

Gần đây, có nhiều công trình khoa học quản lý của các nhà nghiên cứu, giảng

viên đại học... viết dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ biến kinh nghiệm đã dược công bố, đó là các sách, giáo trình của: Phạm Thành Nghị, Đặng Bá Lãm, Đặng Hữu Đạo, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Chân, Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Gia Quý, Bùi Trọng Tuân, Nguyễn Đình Am... Các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết được những vấn đề lý luận cơ bản về khoa học quản lý như: Khái niệm quản lý; bản chất của hoạt động quản lý; các thành phần cấu trúc, các giai đoạn của hoạt động quản lý… đồng thời chỉ ra các phương pháp và nghệ thuật quản lý. Tuy nhiên, những thành tựu đó cũng chỉ dừng lại ở mức độ lý luận, sử dụng làm tài liệu giảng dạy. Có nhiều tác giả nghiên cứu về lý luận về quản lý giáo dục, các giải pháp, kinh nghiệm quản lý rút ra từ thực tiễn của giáo dục Việt Nam.

Tiêu biểu là các 7 tác giả: Hà Thế Ngữ, Nguyễn Ngọc Quang, Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc.

Về phạm trù GDTC trong nhà trường, trong cuốn Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, y tế trường học đã công bố công trình nghiên cứu của các tác giả trong lĩnh vực GDTC và y tế trường học. Trong số các nghiên cứu này có thể kể đến công trình của Ngũ Duy Anh và Vũ Đức Thu trong đề tài Định hướng chiến lược tăng cường GDTC, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ học sinh trong nhà trường phổ thông các cấp đến năm 2010. Trong đề tài này, các tác giả đã đưa ra mục tiêu định hướng lâu dài, mục tiêu trước mắt 2003 - 2010 và đồng thời đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Trong nghiên cứu khoa học của tác giả Ngũ Duy Anh và Trần Văn Lam với nội dung Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác GDTC trường học các tác giả đã đánh giá thực trạng về các hoạt động GDTC đồng thời vạch ra những khó khăn yếu kém và đề ra mục tiêu, giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Phạm vi nghiên cứu đề tài này thực hiện trên các địa phương cả nước do đó nó thể hiện được bức tranh tổng thể công tác GDTC. Nhưng hạn chế của nó là chưa thể hiện được sự khác biệt giữa các vùng miền, địa phương và các giải pháp tương ứng. Trong các đề tài tiếp theo có thể kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Công Dân với đề tài Nghiên cứu biện pháp phát triển thể chất cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú khu vực miền núi phía bắc.

Đề tài đã đánh giá được thực trạng phát triển thể chất của học sinh các trường dân tộc nội trú gồm các tỉnh Lào Cai, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn và cũng đề ra các biện pháp nhằm tăng cường thể chất cho đối tượng học sinh này. Biện pháp chủ yếu là bám sát nội dung chương trình dạy học để tăng cường thể lực, trang bị kỹ năng cho học sinh tốt hơn.Các tác giả đã nghiên cứu thực trạng GDTC, nghiên cứu lý luận về GDTC,

đưa ra các tiêu chí đánh giá GDTC, xây dựng một số biện pháp tác động, đánh giá kết quả các biện pháp. Đây là những công trình nghiên cứu có chiều sâu về lý luận và phần thực trạng, đưa ra các biện pháp, thực nghiệm công phu. Nhìn chung các tác giả đã nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực GDTC song chủ yếu mang tính tổng quát trên phạm vi rộng hoặc các biện pháp áp dụng cho việc vận dụng phương pháp, sử dụng các bài tập cụ thể... Việc nghiên cứu để đề xuất các hoạt động quản lý hoạt động GDTC cho cấp học THCS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động GDTC là chưa được đề cập nhiều. Các thành quả nghiên cứu nêu trên của các nhà khoa học trong và ngoài nước là những tri thức làm cơ sở cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý GDTC trong trường THCS.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

Theo Harold Koolz: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [ 27].

Theo các nhà Tâm lý học thì: “Quản lý là hoạt động đặc biệt của con người trong xã hội, một hoạt động rất phức tạp và đa dạng. Đó là sự tác động toàn diện vào một nhóm người, một tập thể người, điều khiển họ hoạt động nhằm đạt tới mục đích nhất định đã được đề ra từ trước”.Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội; quản lý gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm. Theo tác giả Nguyễn Văn Lê: “Quản lý là một công việc vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật”. Ông viết “Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt được hiệu quả tối ưu đã đề ra” [41].

Nói một cách đơn giản, dễ hiểu thì quản lý là sự tác động liên tục, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý có liên quan) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến.

Như vậy có thể khái quát lại: Quản lý một hệ thống là một khoa học, là một nghệ thuật đồng thờ i quản lý còn là một nghề (nghề quản lý). Muốn điều hành các hoạt động của một tổ chức có kết quả một cách chắc chắn thì trướctiên các nhà quản lý phải được

đào tạo nghề nghiệp (kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm) một cách chu đáo để phát hiện, nhận thức một cách chuẩn xácvà đầy đủ các quy luật khách quan xuất hiện trong quá trình hoạt động. Đồng thời có phương pháp, nghệ thuật thích hợp nhằm tuân thủ đúng các đòi hỏi của các quy luật đó.

Từ những điểm chung trên ta có thể hiểu: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường”.

1.2.2. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục có thể xác định là tác động có hệ thống, có kế hoạch,có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ cho đến Trường), nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em.

Theo ông Phạm Minh Hạc khái niệm quản lý giáo dục cũng là khái niệm quản lý trường học: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.“Việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy - học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [ 25].

Vậy, “Quản lý giáo dục nói chung (và quản lý trường học nói riêng) là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm là hội tụ quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [25,tr.35].

Tóm lại: Quản lý giáo dục là một chuỗi tác động hợp lý của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động. Đó là hoạt động có tính mục đích, được tổ chức một cách khoa học của hiệu trưởng nhằm tổ chức

- chỉ đạo một cách khoa học các hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường, hướng tới những mục tiêu đã định.

1.2.3. Hoạt động dạy học

Tác giả Phạm Minh Hạc có đưa ra khái niệm dạy học như sau: “Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt, lĩnh hội những kiến thức và kinh nghiệm mà xã hội tích lũy được, biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân” [26].

Hoạt động dạy học là một quá trình bao gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn, là quá trình tác động qua lại giữa GV và HS nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Trên cơ sở đó, hình thành nên thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất của nhân cách người học theo mục đích giáo dục.

1.2.4. Quản lí hoạt động dạy học

Trong quản lý nhà trường, quản lý dạy hoạt động học là hoạt động cơ bản, đặc trưng cho trường học. Quản lý hoạt động dạy học là quản lý hoạt động của thầy, hoạt động của trò và những điều kiện vật chất phục vụ việc dạy và học.

Theo chúng tôi, quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm có hướng đích của chủ thể quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó, tồ trưởng chuyên môn) đến khách thể quản lý (tập thể GV, tập thể học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường) nhằm huy động sức lực trí tuệ của họ vào mọi hoạt động của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu nhiệm vụ dạy học. Bản chất của hoạt động quản lý là ở chỗ chủ thể quản lý tác động một cách có hệ thống, có mục đích đến khách thể quản lý nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra. Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông bao gồm:

Quản lý hoạt động của giáo viên: Phân công chủ nhiệm và giảng dạy, xếp và quản lý thời khóa biểu, sinh hoạt chuyên môn, hội thảo và bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng kế hoạch chuyên môn...

Quản lý hoạt động của học sinh: Lập hồ sơ học sinh, xếp lớp theo nguyện vọng, theo dõi chuyên cần, đánh giá xếp loại học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém, tổ chức kiểm tra định kỳ...

1.2.5. Giáo dục thể chất

Theo từ điển thể thao Nga Việt của Nguyễn Văn Hiếu chủ biên (1979) thì “GDTC được hiểu là một loại hình giáo dục lấy nhiệm vụ chủ yếu là phát triển thể lực tăng cường thể chất làm chính, thông qua tham gia các môn thể thao để thực hiện” [29, tr.198].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023