Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Tự Nhiện, Kinh Tế - Xã Hội Đến Chất Lượng Công Chức Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Của


diện tích toàn tỉnh, xã hội hiểu biết hơn về thông tin, nền hành chính nhà nước dần hiện đại hơn.

Sa La Văn là một trong nhiều tỉnh có khá nhiều điểm tham quan tự nhiên và văn hóa cũng như các địa điểm tham quan lịch sử và thu hút nhiều khách du lịch trong những năm qua. Đặc biệt tỉnh có khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Phou Xieng Thong, trải dài hơn 1.000 km2 ở phía tây của tỉnh bên cạnh sông Mekong). Hiện nay tỉnh Sa La Văn có “50 địa điểm du lịch liên quan đến thiên nhiên, 38 điểm tham quan văn hóa và 6 di tích lịch sử, trong đó có 7 địa điểm có cơ sở vật chất hiện đại dành cho du khách nước ngoài” [27, tr.3]. Đặc biệt trong đó tỉnh Sa La Văn nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước bởi phong cảnh tuyệt đẹp của thác nước Tad Lor và đây cũng là một trong những điểm nổi bật và là điểm khởi đầu cho những chuyến thăm quan khám phá ở các địa phương xa hơn ở tỉnh Sa La Văn. Ngoài ra, một nơi khác không thể bỏ qua đối với du khách cho các hoạt động dã ngoại đó là thác Kaengkou- đây là nơi nước chảy về từ sông Xedon và Xeset.

Đặc biệt với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tỉnh Sa La Văn đang mang đến cho du khách các tour du lịch mới tiêu biểu nhất là hành trình trải nghiệm trên sông Xedon bằng cách thuê những chiếc thuyền có mái che đơn giản đi qua các cộng đồng ven sông và cho mọi người cơ hội uống rượu trong khung cảnh hoang sơ. Đặc biệt, du khách cũng có cơ hội nếm thử các sản phẩm nông nghiệp của khu vực, bao gồm dưa chuột và các loại rau trồng hữu cơ khác mà người dân địa phương bán trên bờ sông. Hoạt động này là một phần của chiến dịch du lịch Lào du lịch Lào (Laos Thiao Laos - là chiến dịch được Chính phủ Lào, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Lào và Sở văn hóa, thể thao và du lịch 18 tỉnh cùng nhau đánh giá, xây dựng và thực hiện sau khi đại dịch Covid- 19 tác động đến ngành du lịch của Lào) nhằm thuyết phục người dân Lào khám


phá các khu vực du lịch nổi tiếng của tỉnh Sa La Văn qua đó thúc đẩy kinh tế, văn hóa, đời sống của người dân.

Ngoài việc thúc đẩy du lịch, cách thức này này còn mang đến cho người dân địa phương cơ hội bán sản phẩm của họ và kiếm thêm thu nhập. Mặt khác, để thúc đẩy sự đóng góp của lĩnh vực kinh tế du lịch nhiều hơn vào GDP cũng như vào quá trình phát triển của tỉnh, trong những năm tới chính quyền tỉnh Sa La Văn đã đề ra chính sách cải thiện cơ sở vật chất tại các điểm du lịch cũng như nâng cấp chất lượng dịch vụ nhằm thu hút nhiều du khách hơn. Cùng với đó, Đại hội IX của Đảng bộ tỉnh Sa La Văn đã thông qua các báo cáo quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Trong đó thời gian tới, yêu cầu của tỉnh Sa La Văn đặt ra trong phát triển kinh tế cần được kết hợp hài hòa, phải phù hợp với tiềm năng thực sự, có khả năng lực thực hiện, bố trí các nhiệm vụ ưu tiên, tập trung đề án, xác định rõ chương trình. Do vậy, các lĩnh vực kinh tế trong địa bàn tỉnh Sa La Văn những năm tới sẽ có cơ sở để ngày càng phát triển bền vững hơn.

2.1.3. Điều kiện xã hội của tỉnh Sa La Văn

Hiện nay dân số của tỉnh có khoảng 295.000 người gồm có 10 dân tộc cùng nhau sinh sống như dân tộc Lào, Kơ tu, Ka tan, Xuoi, Tà ôi, Pạ kộ, Du Lu, Phu thay, Kieng, Ha lat với phong tục tập quán đặc sắc, phong phú. Trong đó nổi tiếng nhất là món gà nướng và súp gà địa phương cùng với gạo nếp. Với sự đa dạng về dân tộc như vậy những năm qua tỉnh đã chú trọng thúc đẩy phát triển tại các vùng dân tộc thiểu số, nhờ đó công tác xóa đói giảm nghèo trong địa bàn tỉnh Sa La Văn đến năm 2020 toàn tỉnh giảm chỉ còn 52 bản nghèo chiếm 8,98% các bản và 3.604 hộ nghèo chiếm 4,99% số hộ gia đình trong huyện” [46]. Ngoài ra, người dân trong tỉnh phần lớn đi theo Phật giáo chiếm 85%, đạo Bà la môn là 10%; và 5% là các tôn giáo khác như Công giáo Cơ đốc giáo.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Với tình hình dịch bệnh hai năm qua, Chính quyền tỉnh Sa La Văn giai đoạn vừa qua đã quan tâm thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn và giải quyết sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, đồng thời hoàn thiện kế hoạch quay trở lại với cuộc sống bình thường mới và thúc đẩy quá trình chuyển đổi tốt hơn, an toàn hơn, có lợi hơn để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thể lập kế hoạch công việc cụ thể, tiết kiệm, tổ chức được các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống trong điều kiện phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Đặc biệt, giai đoạn vừa qua tỉnh Sa La Văn đã chú trọng thông tin những vấn đề liên quan đến nhân dân để mọi tầng lớp nhân dân cùng nhau nghiên cứu, thảo luận nhằm giải quyết có trách nhiệm và đảm bảo lợi ích hài hòa của nhân dân trong địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tỉnh Sa La Văn cũng đã chú trọng cải tiến nền hành chính theo hướng chất lượng, hướng tới tổ chức ngày càng vững mạnh, thực thi công vụ minh bạch, công tâm phục vụ nhân dân thực sự song hành với việc tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy một số phòng, ban cho gọn, mạnh, phù hợp với nhu cầu thực tế công việc. Ngoài ra, tỉnh Sa La Văn cũng đã “chú trọng đến việc thực hiện yêu cầu tiếp tục giữ gìn di sản của cách mạng tỉnh, quản lý trật tự xã hội, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, tạo đội ngũ cán bộ gương mẫu” [69].

Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Sa La Văn nước CHDCND Lào - 7

Mặt khác, công tác khoa học và công nghệ từng bước hướng đến chất lượng và tiêu chuẩn. Viễn thông và thông tin liên lạc cũng được mở rộng đáng kể, với vùng phủ sóng tín hiệu điện thoại đạt 94,3% tổng diện tích toàn tỉnh. Dịch vụ Y tế công cộng bao phủ 100% cụm, chất lượng dịch vụ - điều trị ngày càng được cải thiện, nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh hiện đại hóa. Về xây dựng cơ sở chính trị tỉnh Sa La Văn hiện chú trọng đến việc xây dựng 3 đề án, thực hiện theo chỉ đạo của Đảng, chuyển sang xây dựng cơ sở, chuyển một số cán bộ chủ chốt sang xây dựng cơ sở chính trị, lãnh đạo chính quyền thôn, bản ở


những nơi khó khăn; xây dựng 15 làng lớn như thị trấn nhỏ và đã hoàn thành đánh giá tiêu chuẩn 3 làng Sanwang, Khwaset và Buengxay [45].

Ngoài ra, những năm qua tỉnh Sa La Văn đã chú trọng việc tăng cường giám sát nền quốc phòng và an ninh vững mạnh, vận động các dân tộc tham gia thực hiện nền quốc phòng và an ninh. Đặc biệt chú trọng đảm bảo an ninh dọc biên giới tại các bản để trở giải quyết vấn nạn ma tuý trộm cắp phá nhà, quản lý đường xá và người nước ngoài chính xác. Ngoài ra tăng cường phối hợp láng giềng hòa thuận với Việt Nam để bảo vệ sự riêng tư là khu vực biên giới an toàn. Chủ động các kế hoạch hành động, các dự án trên kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ chính trị mọi mặt, nổi bật là thực hiện nhiệm vụ cứu hộ thảm họa lũ lụt nghiêm trọng cuối năm 2019, hướng dẫn và quy trình ứng phó sự lây lan của dịch bệnh Clovid -19. Đồng thời, người dân đóng góp cho sự nghiệp quốc phòng và an ninh ngày càng tăng với 600 triệu kíp trong giai đoạn vừa qua và sử dụng nguồn dự trữ đó để góp phần tích cực xây dựng quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện và thuận lợi cho nhân dân phát triển xây dựng đời sống ổn định chính trị, xã hội cơ bản bình yên, trật tự.

2.1.4. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiện, kinh tế - xã hội đến chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh của tỉnh Sa La Văn

Hiện nay điều kiện tự nhiện, kinh tế - xã hội của tỉnh Sa La Văn cũng đã có tác động nhất định đến chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Điều này có thể thấy qua những nội dung sau đây:

Thứ nhất, với địa hình trải rộng cùng với những khu vực có nhiều người dân tộc sinh sống, những khu vực tiếp giáp với nước ngoài đòi hỏi công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Sa La Văn cần là những người có phẩm chất chính trị đạo đức, có sự chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường


lối của Đảng trong quá trình hoạt động của bản thân qua đó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được đề ra trong thực tiễn.

Thứ hai, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua đã đặt ra những yêu cầu lớn đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Sa La Văn trong việc cần tích cực, chủ động cũng như coi trọng việc tự nâng cao năng lực cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân để có thể đáp ứng với số lượng công việc ngày càng nhiều cũng như đòi hỏi quá trình thực hiện có hiêu quả hơn, nhanh chóng hơn.

Thứ ba, với dân số bao gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống do vậy công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Sa La Văn cần có tinh thần trách nhiệm cũng như cần có cách thức phối hợp thực hiện công việc để làm việc nhóm hiệu quả với nhau để cùng hướng đến nhiệm vụ chung của cơ quan. Đặc biệt đối với các công việc có sự liên quan đến các cơ quan khác nhau cũng như ảnh hưởng đến nhiều đối tượng đòi hỏi công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Sa La Văn cần phối hợp để thực hiện với tiến độ nhanh chóng, có tinh thần trách nhiệm cao.

Thứ tư, trong những năm đổi mới gần đây có nhiều các công việc có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Sa La Văn với người dân nhất là đối với nhân dân các dân tộc thiểu số. Do vậy điều này đòi hỏi công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Sa La Văn cần được nâng cao hơn về phong cách phục vụ nhân dân để qua đó đảm bảo người dân tin tưởng cũng như yêu quý các công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Điều này đã tác động lớn đến việc công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Sa La Văn cần phải quan tâm nâng cao trình độ của bản thân.


2.2. Cơ quan chuyên môn và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh của tỉnh Sa La Văn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

2.2.1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

Ngay từ khi Đảng NDCM Lào lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào giành chiến thắng và giải phóng đất nước ngày 02 tháng 12 năm 1975 và thiết lập một Nhà nước mới, Nhà nước CHDCND Lào. Đây là một sự kiện hết sức trọng đại trong lịch sử dân tộc Lào, nhân dân 50 dân tộc Lào đã có một nhà nước thống nhất, một bộ máy chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân bảo đảm quyền lợi hợp chính đáng của nhân dân. Đại hội IV (1986) của Đảng NDCM Lào đã nhấn mạnh về vị trí, vai trò, hiệu lực, hiệu quả của nhà nước nói chung đặc biệt là các cơ quan chuyên môn trong ngành hành pháp nói riêng. Đại hội đã chỉ rõ “để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế chúng ta cần phải kiện toàn bộ máy nhà nước cho gọn nhẹ, có đủ năng lực trong quản lý hành chính và quản lý kinh doanh” [48, tr.193].

Hiến pháp năm 1991 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước CHDCND Lào đã đánh dấu ý nghĩa trọng đại của đất nước và có thể coi đây là một bước tiến quan trọng của cuộc cải cách lớn của hệ thống bộ máy nhà nước nói chung, công cuộc cải cách, kiện toàn các cơ quan ngành hành pháp từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 2015 của nước CHDCND Lào quy định tại Chương IX về chính quyền địa phương tại Điều 85 đã nêu rõ “CHDCND Lào phân chia chính quyền địa phương thành 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp bản” [56, tr.26]. Trong đó:

(1) Cấp tỉnh có: tỉnh và thủ đô, đứng đầu là tỉnh trưởng, đô trưởng, có Văn phòng chính quyền, các sở và tương đương, là cơ cấu bộ máy được thành lập do đòi hỏi thực tiễn của công việc do HĐND cấp tỉnh thông qua;


(2) Cấp huyện có: huyện, thành phố đứng đầu là huyện trưởng, thành trưởng, có cơ cấu bộ máy là Văn phòng chính quyền huyện và các phòng, tường đương do HĐND cấp địa phương thông qua;

(3) Cấp bản có: Bản đứng đầu là trưởng bản, có 5 tổ giúp việc và có nhiệm kỳ 5 năm.

Với việc là 1 trong 18 đơn vị hành chính cấp tỉnh tại CHDCND Lào hiện nay tỉnh tỉnh Sa La Văn cũng xây dựng bộ máy các cơ quan cấp tỉnh theo những quy định trong căn cứ pháp lý hiện hành. Trong thời gian qua Đảng - Nhà nước nói chung, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sa La Văn nói riêng đã có nhiều nỗ lực nhằm hoàn thiện, kiện toàn hệ thống các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và điều này được thể hiện rõ thông qua các kỳ Đại hội của Đảng và Đảng bộ của tỉnh. Từ nằm 2016 đến nay là những năm là những năm tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội X của Đảng NDCM Lào và Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng bộ tỉnh UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với HĐND tỉnh cũng như những cơ qua, tổ chức quần chúng trong tỉnh để thực hiện các kế hoạch trong phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, UBND tỉnh Sa La Văn bao gồm 17 cơ quan chuyên môn trong đó bao gồm 16 sở và Văn phòng UBND tỉnh. Trong đó các cơ quan này có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND tỉnh Sa La Văn thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương theo ngành hoặc lĩnh vực công tác và đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước theo ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở. Cụ thể từng cơ quan đảm nhiệm những vai trò chính đó là.

Sở Nội vụ: Sở Nội vụ tỉnh Sa La Văn có vai trò tham mưu, giúp UBND tỉnh Sa La Văn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy; vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập;


tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ; chính quyền địa phương

Sở Giáo dục và thể thao: Sở Giáo dục và thể thao tỉnh Sa La Văn là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Sa La Văn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh Sa La Văn quản lý nhà nước về giáo dục và thể thao ở địa phương theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh Sa La Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Sa La Văn. Sở Giáo dục và thể thao tỉnh Sa La Văn chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế và công tác của UBND tỉnh Sa La Văn, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ và các quy định khác của Bộ Giáo dục và thể thao Lào.

Sở Lao động và phúc lợi xã hội: Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh Sa La Văn đóng vai trò tham mưu, giúp UBND tỉnh Sa La Văn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp; giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội cũng như thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các vấn đề lao động, bảo hiểm xã hội cho người lao động trong địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh Sa La Văn thực hiện các hoạt động phối hợp với các cơ quan quản lý lao động nước ngoài để giải quyết, bảo vệ lao động trong tỉnh đi làm việc tại nước ngoài nhất là người Lào làm việc tại Thái Lan và người Việt Nam làm việc tại tỉnh Sa La Văn.

Sở Y tế: Sở Y tế tỉnh Sa La Văn là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Sa La Văn có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh Sa La Văn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí