2.5.3. Tổ chức, kinh doanh, khai thác các điểm, tuyến DLST
a. Điểm DLST
Tài nguyên DLST của tỉnh Nghệ An rất phong phú, đa dạng, một số điểm còn được đánh giá có tiềm năng lớn và giá trị cao. Đây là cơ sở cho việc hình thành và phát triển các điểm, tuyến DLST, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng to lớn về loại hình DLST của tỉnh . Tuy nhiên hiện nay việc tổ chức khai thác du lịch tại các điểm DLST tỉnh Nghệ An vẫn còn rất hạn chế do khó khăn về CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch, về lực lượng lao động DLST,….
- Nhóm các điểm DLST khai thác mạnh
Đây là các điểm DLST khai thác mạnh, thu hút số lượng lớn du khách cả quốc tế và nội địa, mang lại doanh thu tương đối lớn. Nằm trong nhóm này chỉ có thể kể đến là khu du lịch Cửa Lò và vùng phụ cận.
Cửa Lò được đánh giá là điểm DLST có tiềm năng và giá trị khai thác lớn của Nghệ An. Trong những năm qua tỉnh đã đầu tư và đưa vào khai thác có hiệu quả điểm du lịch này và cùng với Khu di tích văn hóa Kim Liên – Nam Đàn đây trở thành điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn đối với du khách khi đến với xứ Nghệ. Theo thống kê của Sở văn hóa, thể thao và du lịch Nghệ An, chỉ tính riêng năm 2011 Cửa Lò đã đón hơn 2 triệu lượt khách, doanh thu từ các hoạt động dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà nghỉ đạt 920 tỷ đồng, đạt 102% so với kế hoạch đặt ra và tăng 26% so với năm 2010. Ngoài ra phải kể đến việc đầu tư phát triển CSHT&CSVC, nâng cao chất lượng dịch vụ với hệ thống hơn 226 cơ sở lưu trú với 5826 phòng, Cửa Lò có khả năng đón nhận hơn 16000 khách lưu trú một ngày, trong đó có rất nhiều các cơ sở đủ tiêu chuẩn phục vụ các hội thảo, hội nghị mang tầm quốc tế. Đây là điểm du lịch được đánh giá có hệ thống CSHT và CSVCKT đồng bộ và hoàn thiện nhất trong các điểm du lịch ở Nghệ An.
Một số loại hình DLST đang được tổ chức ở khu du lịch biển Cửa Lò như:
Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, tham quan các làng nghề thủ công mỹ nghệ, chế biến hải sản….
Du lịch bằng thuyền trên biển và dọc 2 bờ sông Lam, sông Cấm. Bằng hình thức này du khách có thể thăm mộ Vua Mai, đền ông Hoàng Mười, núi Dũng Quyết, rừng Bần Hưng Hoà, đi đảo Ngư, thăm các lồng nuôi các Giò biển Đông, lênh đênh trên biển vài ngày đêm cùng ngư dân để tìm hiểu cuộc sống của họ, nghe những làn điệu hò mái đẩy, hò ví dặm,….
Những năm gần đây, Cửa Lò đã đưa hình thức du lịch mới vào khai thác là câu mực đêm bằng thuyền thúng trên biển và đã trở thành hình thức du lịch hấp dẫn ở đây, góp phần kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến với Cửa Lò.
- Nhóm các điểm DLST đang được đầu tư khai thác
Các điểm DLST thuộc nhóm này có: VQG Pù Mát, Rừng bần – tràm chim Hưng Hòa, hang Bua, thác Sao Va, Suối nước nóng – khoáng Giang Sơn, làng nghề dệt thổ cẩm Quỳ Châu.
Hầu hết các điểm du lịch thuộc nhóm này đều nằm trong địa phận của khu dữ trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An với tiềm năng DLST lớn. Tuy nhiên khả năng khai thác của các điểm du lịch thuộc nhóm này lại bị hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Theo ông Nguyễn Văn Tùng – trưởng phòng du lịch thuộc sở Văn hóa, thể thao và du lịch Nghệ An thì nguyên nhân chủ yếu của việc khai thác các điểm DLST phía tây Nghệ An hiệu quả chưa cao chính là sự khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội (nhất là sự yếu kém của hệ thống CSHT và CSVCKT). Tuy nhiên trong những năm gần đây nắm bắt được nhu cầu của thị trường khách du lịch trong nước cũng như quốc tế về DLST ngày càng cao, tỉnh Nghệ An đã đẩy nhanh các dự án đầu tư cho DLST như nâng cấp và mở rộng hệ thống đường bộ (QL7, 15, 48,…), xây dựng tuyến đường ven sông Lam đi từ Vinh đến thị trấn Nam Đàn, mở các lớp đào tạo về DLST,….Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh không chỉ ở thị trường trong nước mà còn trên thế giới đã góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh và tiềm năng DLST của Nghệ An đến với du khách trong và ngoài nước.
Trong nhóm này điển hình có VQG Pù Mát - là điểm DLST trọng điểm của miền Tây Nghệ An - được ví như “Nàng công chúa ngủ quên trong rừng”. Từ năm
2007 – khi UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển thế giới, tỉnh đã có nhiều dự án đầu tư cả về CSHT và CSVCKT nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng phát triển.
Vì vậy, hoạt động DLST của VQG Pù Mát đã thu được một số kết quả nhất định. Khách du lịch đến với VQG Pù Mát ngày càng đông, đặc biệt là khách du lịch quốc tế với thành phần chủ yếu là du khách từ Thái Lan, Lào, một số du khách từ Châu Âu từ Lào, Thái Lan qua cửa khẩu đường bộ sang tham quan.
96
Bảng 2.14. Hiện trạng khách du lịch ở VQG Pù Mát thời kỳ 2006-2010
Khách tham quan | Khách lưu trú | Doanh thu (Triệu đồng) | |||||||||||
Tổng số (lượt khách) | Tỷ lệ (%) | Nội địa (lượt khách) | Tỷ lệ (%) | Quốc tế (lượt khách) | Tỷ lệ (%) | Tổng số (lượt khách) | Tỷ lệ (%) | Nội địa (lượt khách) | Tỷ lệ (%) | Quốc tế (lượt khách) | Tỷ lệ (%) | ||
2006 | 9.562 | 100 | 9.291 | 97,2 | 271 | 2,8 | 1.891 | 100 | 1.713 | 90,6 | 184 | 9,4 | 824,9 |
2007 | 11.207 | 100 | 10.921 | 97,5 | 286 | 2,5 | 2.387 | 100 | 2.180 | 91,3 | 207 | 8,7 | 957,5 |
2008 | 12.490 | 100 | 12.140 | 97,2 | 350 | 2,8 | 2.575 | 100 | 2.361 | 91,7 | 214 | 8,3 | 1.109,5 |
2009 | 13.290 | 100 | 12.841 | 96,6 | 449 | 3,4 | 2.972 | 100 | 2.777 | 93,4 | 195 | 6,6 | 1.253,7 |
2010 | 9.762 | 100 | 9.579 | 98,1 | 183 | 1,9 | 3.865 | 100 | 3.770 | 97,5 | 95 | 2,5 | 997,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Điểm Du Lịch Sinh Thái Chủ Yếu Ở Nghệ An
- Đánh Giá Các Điểm, Tuyến Dlst Ở Nghệ An 2.3.1.đánh Giá Điểm Dlst
- Nhận Định Chung Về Tiềm Năng Phát Triển Các Điểm, Tuyến Dlst Ở Nghệ An
- Định Hướng Phát Triển Các Điểm, Tuyến Du Lịch Sinh Thái Ở Nghệ An Đến Năm 2020
- Định Hướng Phát Triển Các Điểm Dlst Ưu Tiên
- Sơ Đồ Định Hướng Phát Triển Các Tuyến Dlst Quốc Tế Và Liên Tỉnh Tỉnh Nghệ An
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
( Nguồn: Phòng Giáo dục môi trường và du lịch sinh thái thuộc VQG Pù Mát)
Từ bảng số liệu có thể thấy giai đoạn 2006-2009 khách du lịch đến với VQG Pù Mát tăng liên tục. Nhưng đến năm 2010, số lượt khách du lịch đến VQG đã giảm xuống chỉ còn 9.762 lượt khách (chiếm 0,36% tổng số khách du lịch đến Nghệ An) trong đó có 183 lượt khách quốc tế, 9.579 lượt khách nội địa. Doanh thu từ du lịch giảm còn 997,2 triệu đồng. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế trong nước nói riêng đã làm giảm thu nhập của người dân nên nhu cầu du lịch cũng giảm theo.
- Nhóm các điểm DLST khai thác chậm
Khu BTTN Pù Huống, Khu BTTN Pù Hoạt là tài nguyên quý giá cho DLST tỉnh Nghệ An, có khả năng thu hút khách du lịch nhưng cho đến nay các điểm du lịch này gần như chưa được đưa vào khai thác cho hoạt động du lịch.
b. Tuyến DLST
- Tuyến DLST được khai thác mạnh gồm:
+ Tuyến DLST Vinh – Suối khoáng nóng Giang sơn (Đô Lương) - đường Hồ Chí Minh – Ngã ba Tri Lễ – Vườn quốc gia Pù Mát
+ Tuyến Vinh – Cửa Lò – Bãi Lữ - Diễn Châu – Quỳnh Phương
Đây là những tuyến DLST gắn liền với những điểm DLST có tiềm năng khai thác lớn như Vinh, Cửa Lò, rừng bần – tràm chim Hưng Hòa, VQG Pù Mát. Các công ty lữ hành du lịch Nghệ An đã bước đầu đi vào khai thác các tuyến DLST này góp phần làm tăng thêm tính hấp dẫn cho các chương trình du lịch và phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Đặc biệt là việc đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch hấp dẫn ở VQG Pù Mát và biển Cửa Lò đã bước đầu tạo ra điểm nhấn cho du lịch nói chung và DLST Nghệ An nói riêng.
- Tuyến DLST được khai thác vừa gồm:
+ Tuyến DLST Vinh - Quỳ Châu - Quế Phong
+ Tuyến Cửa Lò – Diễn Châu – VQG Pù Mát
Các tuyến DLST này tuy đã được đưa vào khai thác gắn liền với các điểm DLST có tiềm năng lớn như VQG Pù Mát, khu BTTN Pù Huống, khu BTTN Pù Hoạt, thác Sao va,…. Tuy nhiên, do các điểm DLST ở phía tây vẫn còn nhiều hạn
chế nhiều về CSHT và CSVCKT. Do vậy, hoạt động du lịch trên các tuyến này tập trung chủ yếu ở Vinh, Cửa Lò và một số điểm DLST văn hóa lịch sử như Đền Cuông, Hang Bua, đền Chín Gian,…Điều này sẽ ảnh hưởng phần nào đến sự hài lòng của du khách và làm giảm đi tính hấp dẫn của các tuyến DLST, đặc biệt là đối với những đối tượng du khách ham thích khám phá thiên nhiên và tìm hiểu về thế giới tự nhiên hoang dã.
2.5.4. Hiện trạng CSHT và CSVCKT phục vụ DLST
Về cơ sở hạ tầng, Nghệ An có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển sớm hình thành phát triển và đang được đầu tư nâng cấp nên đã góp phần thuận tiện cho việc đi lại giữa các vùng và tạo điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế trên địa bàn.
Nhiều tuyến đường giao thông tiếp cận các khu du lịch trọng điểm của tỉnh đã được đầu tư xây dựng (bảng 4 – phụ lục). Trong đó có hệ thống CSHT ở các huyện miền núi phía tây, nhất là giao thông đến các điểm tham quan được quan tâm đầu tư hơn như nâng cấp đường nối từ QL 7 vào Vườn quốc gia Pù Mát, đường vào thác Kèm ở Con Cuông; đường từ QL 48 vào Hang Bua, hang Thẩm ồm; đường giao thông nối các huyện biên giới…
Sân bay Vinh được nâng cấp đủ khả năng đón máy bay lớn hơn, mở các tuyến bay quốc tế; hệ thống bưu chính viễn thông, điện, cấp thoát nước ngày càng hoàn thiện và hiện đại hoá
Mạng lưới bưu chính viễn thông: Ở 10 huyện miền núi có số lượng bưu cục là 41 đơn vị, 15.716 cái điện thoại và 42 Fax, 141 bưu điện văn hoá xã.
Mạng lưới điện quốc gia: Hiện đã có 9/10 huyện miền núi được hòa mạng lưới điện quốc gia, hơn 70% số xã và 68% số hộ miền núi đã có điện lưới sử dụng.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Tỉnh có nhà máy nước Hưng Vĩnh (thành phố Vinh) với công suất trên 20.000 m3/ngày. Ngoài ra, tỉnh Nghệ An còn có 11 nhà máy nước ở các huyện thị, trong đó có 6 nhà máy nước ở 7 huyện miền núi: Anh Sơn, Nghĩa Ðàn, Tân Kỳ, Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Thanh Chương.
Hệ thống CSVCT phục vụ du lịch cũng phát triển nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng, góp phần làm thay đổi bộ mặt của nhiều vùng quê, đô thị. Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 549 cơ sở lưu trú với 12.043 phòng,
22.487 giường, trong đó có 4 khách sạn 4 sao, 8 khách sạn 3 sao và gần 50 khách sạn 1- 2 sao. Toàn tỉnh có 26 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 09 đơn vị lữ hành quốc tế, 17 đơn vị lữ hành nội địa. Tuy nhiên hệ thống CSVC phục vụ du lịch không đồng đều trên địa bàn. Các điểm du lịch dọc theo quốc lộ 1A có hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ khá hoàn thiện và hầu hết các dịch lưu trú cao cấp đều chủ yếu tập trung ở TP Vinh và Cửa Lò.
Ngược lại, ở các huyện phía tây của tỉnh, CSHT và các dịch vụ du lịch như lưu trú, vui chơi giải trí,… còn quá yếu và thiếu, nhất là hệ thống đường giao thông còn rất khó khăn, nhiều hệ thống đường bị hư hại do mưa lũ vẫn chưa được khắc phục. Đến nay toàn vùng mới có 41 cơ sở lưu trú với 468 phòng, khả năng phục vụ 180 ngàn du khách/năm, chủ yếu là nhà khách của các cơ quan, phần lớn chưa đủ tiêu chuẩn đón khách du lịch; chỉ có nhà khách của VQG Pù Mát và một số ít khách sạn ở thị xã Thái Hòa, thị trấn Tân Kỳ đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu đón khách quốc tế.
- Đội ngũ lao động có bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống trường có đào tạo nghề du lịch phát triển khá nhanh, chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện.
2.5.5. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển DLST tỉnh Nghệ An
- Hoạt động DLST của Nghệ An trong thời gian gần đây đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
- Lượng du khách đến với các điểm DLST mới chỉ chiếm khoảng 2 - 3% tổng số lượt khách du lịch đến Nghệ An, doanh thu từ hoạt động DLST không đáng kể.
- Loại hình và sản phẩm DLST chưa phong phú, chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp. Vẫn còn thiếu những khu DLST, sản phẩm DLST đặc
sắc, có tầm cỡ và cạnh tranh trong khu vực và quốc tế làm điểm nhấn DLST Nghệ An.
- Những nét đặc sắc của phong tục tập quán lễ hội của các dân tộc miền Tây lại chưa có định hướng khai thác và ưu tiên đầu tư nên sản phẩm các khu du lịch này vẫn dưới dạng tiềm năng.
- Trong quy hoạch được phê duyệt đã xác định 05 cụm du lịch (trong đó có 2 cụm DLST là VQG Pù Mát và Khu DLST – văn hóa – lịch sử Quỳ Châu) nhưng mấy năm qua chỉ chú trọng 02 cụm du lịch là TP.Vinh và Nam Đàn còn các cụm khác chưa được quan tâm đúng mức nhất là đầu tư về CSHT, về sản phẩm du lịch nên sự phát triển tại các trung tâm này chưa rõ nét, chưa định hình rõ sản phẩm dẫn đến công tác quảng bá sản phẩm du lịch trong thời gian qua chưa thực sự có hiệu quả.
- Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DLST vẫn chưa theo kịp yêu cầu đặt ra cả về số lượng và chất lượng, cán bộ có trình độ chuyên môn cao, giỏi về ngoại ngữ ở cơ quan quản lý Nhà nước và tại các doanh nghiệp còn thiếu và yếu. Đội ngũ hướng dẫn viên DLST gần như chưa có mà chủ yếu là lực lượng hướng dẫn viên du lịch và các cán bộ kiểm lâm nên chưa đáp ứng được nhu cầu của các hoạt động DLST, làm giảm sức hấp dẫn của các chương trình du lịch.
- Các hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú, các công ty lữ hành, các dịch vụ,… vẫn còn mang tính tự phát, đối tượng phục vụ chưa rõ ràng, vẫn chưa chú ý bám theo các nguyên tắc cơ bản của DLST để tổ chức tour du lịch.