không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
e) Cần có sự giải thích trong các văn bản pháp luật ranh giới giữa tội lừa đảo với các tội phạm khác mà người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để phạm tội
Như đã phân tích ở trên, dấu hiệu đặc trưng nổi bật của tội phạm này là bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Song trong thực tế, nhận thức thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản không phải trường hợp nào cũng rõ ràng và thống nhất. Vì trong thực tiễn xét xử còn nhiều trường hợp cũng có hành vi là thủ đoạn gian dối, cũng có hành vi chiếm đoạt, nhưng những hành vi này đã được Bộ luật hình sự quy định thành tội phạm độc lập thì cũng không bị truy cứu về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bị truy cứu về tội phạm tương ứng như hành vi gian dối trong cân, đo, đong, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng…để gây thiệt hại cho khách hàng là hành vi lừa dối khách hàng quy định tại Điều 162 Bộ luật hình sự; hành vi làm hàng giả, buôn bán hàng giả để đánh lừa người tiêu dùng là hành vi phạm tôi làm hàng giả, buôn bán hàng giả quy định tại các điều 156, 157 và 158 Bộ luật hình sự; Cũng như ở tội đánh bạc quy định ở Điều 248 Bộ luật hình sự tuy không quy định có "hành vi gian dối" nhưng có thể họ sẽ sử dụng những mưu mẹo, gian dối để giành phần thắng nhưng những mưu mẹo đó phải phát sinh trong quá trình chơi hoặc cũng có thể có sự chuẩn bị từ trước nhưng sự chuẩn bị đó không có ý nghĩa quyết định được việc thắng thua mà nó chỉ làm ảnh hưởng phần nào đến kết quả đánh bạc.
Vì vậy cần phải có sự giải thích trong các văn bản pháp luật để thuận tiện trong quá trình xét xử.
g) Hoàn thiện các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo trong điều kiện hội nhập quốc tế và trong thời kỳ bùng nổ kỹ thuật số:
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành xu hướng chủ đạo và trong thời kỳ bùng nổ kỹ thuật số, tính chất pháp lý truyền thống của tội lừa đảo (lừa dối) để chiếm đoạt trực tiếp tài sản đã có sự thay đổi. Thực tiễn đã phát sinh các hình thức như:
- Lừa đảo qua mạng internet như: Lừa đảo thông qua hình thức bán hàng đa cấp: Hình thức kinh doanh bán hàng đa cấp rất phổ biến trên thế giới và trong một vài năm trở lại đây cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam. Nhưng so với các hình thức kinh doanh khác thì bán hàng đa cấp khá tai tiếng và đem lại nhiều rủi ro cho các thành viên tham gia. Với nhiều người thì họ nói thẳng quan điểm của mình rằng hình thức bán hàng đa cấp chỉ là một hình thức lừa đảo không hơn không kém.Đây là hình thức rất khó xác định người bị hại, do đó vấn đề xác định giá trị tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt là bao nhiêu rất khó trong khi đó giá trị tài sản là căn cứ để định tội danh nên việc điều tra, truy tố, xét xử đối với tội này rất khó khăn.
- Lừa đảo trong hoạt động tín dụng, ngân hàng: Trong mấy năm gần đây loại tội phạm này có chiều hướng gia tăng và số tiền chiếm đoaṭ rất lớn . Đa số người phạm tội là cán bộ tín dụng ngân hàng thoái hóa biến chất móc
nối câu kết với nhau làm hồ sơ giả để rút tiền từ ngân hàng, có vụ số tiền chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức làm hồ sơ khống chiếm tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Như đã phân tích ở trên về thủ đoạn phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đây là trường hợp người phạm tội lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước đã lập hồ sơ giả mạo để được hoàn thuế giá trị gia tăng nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Do đó, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện thể chế về thuế, cần coi thủ đoạn làm giả hồ sơ không xuất khẩu để hoàn thuế là thủ đoạn xảo quyệt, đồng thời cần tăng nặng hình
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định Từ Năm 2008 Đến Năm 2012
- Bảng Thống Kê Đặc Điểm Chủ Thể Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định
- Những Bất Cập Xuất Phát Từ Việc Tuyên Truyền, Giáo Dục
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định - 13
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
phạt đối với các đối tượng làm trong các cơ quan thuế, hải quan, tiếp tay cho các cá nhân trong việc hợp thức hóa hồ sơ để chiếm đoạt tiền thuế
3.2.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tố tụng trên địa bàn tỉnh Nam Định về xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
a) Nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ
Để chủ động phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vấn đề quan trọng là phải nắm chắc tình hình các loại người có khả năng và điều kiện phạm tội, mà bọn tội phạm có thể hoạt động. Phải xác định những người cần thiết phải đưa vào diện quản lý, như những người đang có những biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, để từ đó tiến hành các biện pháp trinh sát. Cộng đồng quan tâm quản lý giáo dục người phạm tội sẽ có tác dụng tích cực phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm. Cần phải tập trung thực hiện tốt quy định về quản lý đối tượng hình sự tại cộng đồng dân cư.
Áp dụng tốt thành quả khoa học kỹ thuật trong công tác phòng ngừa, đấu tranh đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan Công an cần nâng cao chất lượng tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng để mọi người dân có thể cung cấp thông tin khi có tội phạm xảy ra. Đồng thời phải có nhiều hình thức mới để thu nhận thông tin của nhân dân. Nghiên cứu triển khai trung tâm tiếp nhận xử lý tin có thể kết nối rộng và xử lý nhanh khi có tội phạm xảy ra.
Công tác thống kê tại cả ba cơ quan: Công an, Tòa án và Viện kiểm sát cần được chấn chỉnh, chú trọng. Thời điểm làm thống kê phải giống nhau. Các tiêu chí, nội dung thống kê cần giống nhau để dễ đối chiếu, kiểm tra. Ngoài công tác thống kê, cả ba ngành cần quan tâm đến việc dự báo tình hình tội phạm trong thời gian sắp tới một cách chính xác. Tránh tình trạng lặp lại các báo cáo thống kê cũ, số liệu không thống nhất.
b) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trước hết phải nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan tư pháp nhằm phát hiện tội phạm nhanh chóng, xử lý kịp thời, đúng pháp luật. cần phải thực hiện rà soát đội ngũ cán bộ để lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng thích hợp. nếu phát hiện có trường hợp lạm quyền, gây phiền hà, sách nhiễu cho dân thì cần xử lý nghiêm minh, không khoan nhượng với các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, vô trách nhiệm. Ngoài ra cần tổ chức tập huấn, học những chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho cán bộ tư pháp. Cùng với các biện pháp trên cần tăng cường hoạt động của các cơ quan tư pháp, phải đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết nhất định cho các cơ quan tư pháp, đồng thời phải quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, nhân viên tư pháp.
Phải hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật ở từng cấp, bảo đảm sự hoạt động đồng bộ, kịp thời trong kiểm tra, kiểm soát, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Cụ thể như sau:
- Nâng cao vai trò của Công an
Lực lượng Công an luôn là nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong những năm qua lực lượng công an đã điều tra khám phá và truy bắt được nhiều đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thu hồi được nhiều tài sản trả lại cho tập thể và cá nhân, tạo được lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên để đấu tranh phòng chống có hiệu quả loại tội phạm này trong tình hình mới thì lực lượng công an phải nâng cao vai trò trách nhiệm nhiều hơn nữa. Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình Công an phải tham mưu cho cấp ủy chinh quyền địa phương các biện pháp pháp để phòng chống tội phạm; Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa chữa những kẽ hở trong chính sách pháp luật; Phối hợp chặt chẽ với Viện
kiểm sát, Tòa án để điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng, kịp thời, nghiêm minh các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là những vụ chiếm đoạt tài sản lớn gây bức xúc trong quần chúng nhân dân; Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân, huy động nhân dân tham gia vào công tác phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng chống tội phạm; Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng điều tra các cấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia. Cán bộ công an phải không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, có thái độ đúng mực và thực sự có trách nhiệm, không gây phiền hà cho nhân dân khi tiếp nhận tin báo tội phạm.
- Nâng cao vai trò của Viện kiểm sát
Viện kiểm sát với chức năng là cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố. Nhưng lâu nay Viện kiểm sát ít coi trọng công tác phòng, chống mà coi đó là nhiệm vụ của ngành Công an. Vì vậy, hoạt động của kiểm sát viên chỉ là kiểm tra cán bộ điều tra đã làm đúng pháp luật tố tụng chưa. Với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát phải kịp thời phát hiện những sơ hở của pháp luật hoặc trong việc thực hiện pháp luật của các cơ quan tư pháp. Đồng thời chủ động làm tham mưu cho Đảng và chính quyền tỉnh trong công tác phòng ngừa, hạn chế sơ hở trong công tác bảo vệ pháp luật, đồng thời tham gia việc xây dựng pháp luật, các cơ chế quản lý nhà nước để phòng ngừa tội phạm. Viện kiểm sát phải nâng cao trách nhiệm trong việc tuyên truyền cho người dân nắm vững pháp luật. Phát hiện những điều kiện, nguyên nhân tội phạm phát sinh để chủ động phòng ngừa, trước hết ngăn ngừa những khâu sơ hở trong công tác thi hành pháp luật của các cơ quan tư pháp.
Ngành Kiểm sát cần phải phối hợp với Cơ quan điều tra các cấp ngay từ khâu tiếp nhận tin báo tội phạm, lập hòm thư tiếp nhận tin báo tội phạm cung cấp thông tin nhận được kịp thời cho cơ quan điều tra và phối hợp với cơ quan điều tra trong việc điều tra các vụ án chưa rõ thủ phạm ngay từ khâu đầu như khám nghiệm hiện trường, tìm hiểu lời khai các nhân chứng, người bị hại…đề ra các phương hướng điều tra, mục tiêu cần xác minh làm rõ để nâng cao kết quả điều tra đối với các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Nâng cao vai trò của Tòa án
Trong thời gian qua công tác xét xử của Tòa án còn nhiều hạn chế. Tòa án ít chú ý đến yêu cầu phòng, chống tội phạm nói chung và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Do đó, thời gian tới Tòa án cần chú ý hơn đến vấn đề này. Thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự, các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tòa án các cấp kịp thời phát hiện sớm những sơ hở mất cảnh giác của nhân dân và sơ hở trong công tác quản lý nhà nước, cũng như phương thức thủ đoạn mới của tội phạm. Từ đó phối hợp với các cơ quan chức năng trong phòng ngừa tội phạm. Thông qua việc xét xử các vụ án nhất là các vụ án được xét xử lưu động, Tòa án tuyên truyền ý thức cảnh giác, nâng cao hiểu biết pháp luật trong nhân dân. Do vậy, thời gian tới, Tòa án cần đưa các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đi xét xử lưu động chứ không chỉ có án ma túy, giết người, cướp tài sản... như hiện nay. Việc tăng cường hoạt động xét xử lưu động các vụ án hình sự ở các địa bàn dân cư sẽ thu hút sự quan tâm của nhân dân, trên cơ sở đó làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục pháp luật rộng rãi trong nhân dân.
Trong quá trình xét xử các vụ án, Toà án nhân dân các cấp cần phải đảm bảo sự công minh của pháp luật. Việc áp dụng cụ thể mức hình phạt phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, với nhân thân, động cơ, mục đích phạm tội cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
của bị cáo. Đặc biệt đối với các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải xử lý nghiêm khắc để trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội và răn đe kẻ khác, khắc phục tình trạng quyết định hình phạt không đồng đều, các hành vi tương tự như nhau về những tiêu chí như trên đã nêu, nhưng mức hình phạt khác nhau.
Tòa án cần tăng cường hoạt động xét xử, đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh chống tội phạm, tránh tình trạng để án tồn đọng giải quyết kéo dài. Tổchức xét xử kịp thời những vụ án điểm phục vụ công tác chính trị tại địa phương.
Tòa án cần phối hợp chặt chẽ với Công an, Viện kiểm sát làm tốt công tác thi hành án phạt tù. Đảm bảo mọi bản án có hiệu lực pháp luật đều được thi hành kịp thời, hạn chế thấp nhất số bị án còn ngoài xã hội. Quá trình xem xét cho hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án và xét giảm án, đặc xá phải chặt chẽ, chính xác, không để tình trạng tiêu cực xảy ra. Qua đó, phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước mới có giá trị thực tế, góp phần răn đe, phòng chống tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự về tội lừa đảo cũng như phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo trong BLHS hiện hành trong luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009, phân tích thực trạng điều tra, truy tố, xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định, bước đầu luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS về tội lừa đảo và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó đi tới một số kết luận sau:
Thực trạng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp. Tuy chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số tội phạm nhưng nó gây ra hậu quả đáng kể cho xã hội. Bọn tội phạm hoạt động với thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật, có thể bằng lời nói, bài viết, hành động khiến cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm trông giữ tài sản vì tin nhầm, tưởng giả là thật, tưởng kẻ gian là người ngay, tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội. Hậu quả gây ra cho xã hội ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản cho Nhà nước, tập thể và các nhân, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân, tác động tiêu cực tới trật tự an toàn xã hội ở tỉnh Nam Định. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị của tỉnh.
Qua quá trình nghiên cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những năm vừa qua cho thấy hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nguyên nhân về những