BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM
-----------
Trần Thị Diệu Hiền
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Chính - Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Trương Thị Hồng
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Diễn giải | |
ACB | Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu |
AGRIBANK | Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam |
BIDV | Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam |
NH TMCP | |
NHNN | Ngân Hàng Nhà Nước |
NHTM | Ngân Hàng Thương Mại |
Oceanbank | Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Dương |
TCTD | Tổ Chức Tín Dụng |
Tecombank | Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương |
VCB | Ngân Hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam |
VIB | Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam |
Vietinbank | Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam |
WB | Ngân hàng thế giới |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - 2
- Hiệu Quả Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Huy Động Vốn Của Nhtm
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu | Trang | |
Bảng 1.4 | Các tỷ lệ an toàn hoạt động của NH TMCP Đệ Nhất năm 2010 | 24 |
Bảng 2.1 | Bảng Số liệu về tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm | 37 |
Biểu 2.1 | Biểu đồ về tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm | 37 |
Bảng 2.2 | Bảng số liệu tăng trưởng huy động của VIB qua các năm | 51 |
Biểu 2.2 | Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng huy động của VIB qua các năm | 51 |
Bảng 2.3 | Bảng số liệu quy mô vốn huy động và chi phí huy động qua các năm | 52 |
Bảng 2.4 | Bảng thu lãi cho vay và chi lãi huy động qua các năm | 53 |
Biểu 2.3 | Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng tín dụng của VIB từ 2009-2011 | 56 |
Bảng 2.5 | Bảng số liệu tăng lợi nhuận trước thuế qua các năm | 58 |
Biểu 2.4 | Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ năm 2006 - 2011 | 59 |
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại: 1
1.1.2. Vai trò, chức năng của Ngân hàng thương mại: 2
1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại 3
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn: 3
1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn: 6
1.1.3.3. Các hoạt động khác: 8
1.2. Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại 8
1.2.1. Vốn huy động trong Ngân hàng Thương Mại 8
1.2.1.1. Vốn huy động từ nền kinh tế 8
1.2.1.2. Vốn vay: 9
1.2.1.3. Vốn huy động khác: 12
1.2.2. Hiệu quả huy động vốn và các chỉ tiêu đánh giá 12
1.2.2.1. Khái niệm hiệu quả huy động vốn 12
1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn: 12
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu huy động vốn của NHTM 17
1.3.1. Nhân tố chủ quan 17
1.3.2. Nhân tố khách quan 21
1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huy động vốn của một số NHTM 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM 28
2.1. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 28
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức 30
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 31
2.1.4. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế VN ..33
2.1.4.1 Hoạt động tạo lập vốn: 33
2.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn: 35
2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của NHTM Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam 38
2.2.1. Hoạt động huy động vốn tại NH TMCP Quốc Tế VN 38
2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động huy động vốn thông qua các chỉ tiêu đánh giá 47
2.2.2.1. Tính ổn định của nguồn vốn: 47
2.2.2.2. Chi phí huy động: 51
2.2.2.3. Khả năng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động: 54
2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn của NH TMCP Quốc Tế Việt Nam trong thời gian qua 56
2.3.1. Những kết quả đạt được 56
2.3.2. Những hạn chế 60
2.3.3. Nguyên nhân 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NH TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM 64
3.1. Mục tiêu, định hướng huy động vốn của NH TMCP Quốc Tế Việt Nam
...............................................................................................................................64
3.1.1. Mục tiêu phương hướng chung 64
3.1.2. Định hướng cho hoạt động huy động vốn 64
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 65
3.2.1. Tăng nguồn vốn huy động 65
3.2.2. Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn bằng cách gia tăng tiện ích và
tính chất 67
3.2.3. Giảm chi phí huy động 71
3.2.4. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động 73
3.2.5. Tăng cường thực hiện các hoạt động xúc tiến hướng tới khách hàng mục tiêu 74
3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn 76
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà Nước 76
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79
PHẦN KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một trong những tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế. Nó có vai trò rất quan trọng đối với việc ổn định và phát triển kinh tế của một đất nước. Nền kinh tế của một quốc gia chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn. Đồng thời hệ thống ngân hàng phải hoạt động đủ mạnh và có hiệu quả cao, có khả năng thu hút tập trung các nguồn vốn và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn đó.
Ở nước ta, từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế, chuyển nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Ngân hàng chính là nơi tập trung, khơi dậy và động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế và đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho hoạt động của nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào thành tựu tăng trưởng chung của nền kinh tế. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ. Vì vậy là công cụ quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính Phủ nhằm phát triển kinh tế bền vững. Do đó, cần phải nghiên cứu một cách cặn kẽ về loại hình tổ chức này để có thể vận hành và tổ chức quản lý có hiệu quả.
Thông qua các ngân hàng với nghiệp vụ huy động và cho vay, nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức chuyển tới những ngành, những lĩnh vực đang cần vốn đầu tư. Có thể nói, hệ thống ngân hàng đã và đang làm rất tốt vai trò trung gian vốn của nền kinh tế, góp phần huy động và chu chuyển vốn nhàn rỗi trong xã hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhưng làm
thế nào để các ngân hàng có thể huy động vốn có hiệu quả hơn từ dân cư và các tổ chức kinh tế?
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, Ngân hàng thương mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam nói riêng thông qua hoạt dộng của mình đã không ngừng mở rộng quan hệ với các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh các ngân hàng thương mại cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn.
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn, tạo nguồn vốn dồi dào, chất lượng cao đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đang là vấn đề được quan tâm và tìm biện pháp thực hiện!
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn cũng như những khó khăn mà các ngân hàng hiện nay đang gặp phải trong quá trình huy động vốn, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Từ những vấn đề nghiên cứu trong lý thuyết, phân tích thực trạng huy động vốn tại NH TMCP Quốc Tế Việt Nam trên thực tiễn, qua đó đề ra các giải pháp tăng cường huy động vốn hiệu quả nhất tại VIB.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của các NHTM.
Đánh giá thực trạng huy động vốn tại VIB trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 qua các khía cạnh qui mô và cơ cấu vốn huy động, phân tích tình hình huy động vốn để từ đó tìm ra những ưu điểm cũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác huy động vốn tại VIB.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài luận được viết dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp giữa các năm thông qua các chỉ tiêu để thấy những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động huy động vốn, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động, rút ra những nguyên nhân và tìm hướng giải quyết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài