Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 13

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Đổi mới hoạt động đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực có vai trò quan trọng trong thực hiện đổi mới hoạt động giảng dạy. Hoạt động này giúp học sinh phát huy khả năng sáng tạo của mình trong học tập, đồng thời thay đổi phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, đưa hoạt động giảng dạy gần hơn với thực tiễn của địa phương.

Thực hiện tốt hoạt động đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, giáo viên dạy phải nhận thức đúng ý nghĩa, mục tiêu của đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực, xác định được các nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh hướng vào phát triển năng lực. Quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy học môn học và kết quả PTNL của học sinh.

Để quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL người học ở trường tiểu học, Hiệu trưởng nhà trường cần đảm bảo thực hiện đầy đủ, có kết quả hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL người học; đồng thời nhận diện đúng đắn và khai thác triệt để ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL người học ở các trường tiểu học.

Qua nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, ta thấy Hiệu trưởng các trường THPT đã tổ chức thực hiện đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với mục tiêu của dạy học. Nội dung đánh giá hướng vào phát triển các năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và các năng lực chung, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học). Hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh được theo các nguyên tắc đảm bảo sự hợp lý, đúng quy định, đã lựa chọn các phương pháp, hình thức đánh giá phù hợp với đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên, kết quả thực hiện các nội dung đánh giá chưa cao, đa số mới chỉ ở mức độ trung bình. Hoạt động quản lý đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Hà đã được coi trọng, thực hiện đầy đủ các khâu từ lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo triển khai và kiểm tra, đánh giá, được đánh giá

ở mức độ “Trung bình”. Điều này chịu ảnh của các yếu tố thuộc về nhà quản lý, yếu tố thuộc về giáo viên, yếu tố thuộc về học sinh và yếu tố thuộc về môi trường quản lý. Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh ở các trườngTHPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, cán bộ quản lí

cần thực hiện đồng bộ hệ thống 6 biện pháp bao gồm:

- Biện pháp thứ 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về đánh giá KQHT của HS theo chương trình GDPT 2018 (theo định hướng PTNL học sinh).

- Biện pháp thứ 2: Xây dựng quy trình và thực hiện theo quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh cho từng môn học theo quy định chung.

- Biện pháp thứ 3: Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập mẫu, ra đề, tổ chức kiểm tra chấm bài kiểm tra, trả bài kiểm tra

- Biện pháp thứ 4: Chỉ đạo tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo CTGDPT 2018 kết hợp với công tác quản lí chặt chẽ hồ sơ

- Biện pháp thứ 5: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra - đánh giá kết qủa học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018, động viên khen thưởng và xử lí nghiêm sai phạm

- Biện pháp 6: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018

Kết quả nghiên cứu trên nhận định: các nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết ở mức độ cần thiết và đã đạt được mục đích nghiên cứu.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Ủy ban nhân dân t ỉ n h T h á i B ì n h

- Có cơ chế hỗ trợ về cơ sở vật chất cho các trường THPT trong tỉnh, huyện để đảm bảo điều kiện cho dạy và học.

- Có cơ chế chính sách thi đua khen thưởng động viên khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh theo tiếp cận năng lực.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình

- Đề nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng lực nói chung và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng lực nói riêng.

- Tổ chức hội thảo về công tác đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh, huyện.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập HS theo chương trình GDPT 2018 cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên các trường THPT

2.3. Đối với Ban Giám hiệu các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

- Chủ động trong nghiên cứu xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường. Trong đó xác định rõ mục tiêu, nội dung đánh giá kết quả học tập học sinh theo định hướng năng lực. Chú ý những nội dung có tính mở, gắn với thực tiễn, địa phương trong tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

- Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, đặc biệt giáo viên được tiếp cận, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực đánh giá kết học tập của học sinh theo định hướng năng lực.

- Có cơ chế động viên khuyến khích, khen thưởng, trách phạt phù hợp đối với những giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tích cực, hoặc vi phạm quy chế chuyên môn, không tích cực trong đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tạo môi trường làm việc thuận lợi, thúc đẩy giáo viên tích cực thực hiện hoạt động đổi mới trong dạy học, giáo dục.

2.4. Đối với giáo viên trong các nhà trường THPT

- Tích cực tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung và đánh giá theo định hướng năng lực nói riêng.

- Chủ động nghiên cứu nội dung chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, để nắm bắt được mục tiêu, chuẩn đầu ra, các năng lực chung và năng lực chuyên môn của học sinh THPT, trên cơ sở đó lựa chọn thiết kế nội dung, phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh cho phù hợp, hướng vào việc phát triển năng lực cho học sinh.

- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm trong đó có công tác đánh giá KQHT theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng việt

1. Anthony J.Nitko (2006) Đánh giá học sinh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (04/11/2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, Hội nghị TW 8 khóa XI, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.

3. Bộ GD&ĐT (2010), Thông tư số 41/2010/TT-BGD&ĐT về ban hành điều lệ trường tiểu học, Hà Nội

4. Bộ GD&ĐT (2014), Thông tư số 30/TT-BGD&ĐT về ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, Hà Nội.

5. Bộ GD&ĐT (2016), Thông tư số 22/TT-BGD&ĐT về ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

6. C.A Paloma & Rober L.Ebel (1992) Đo lường thành tích giáo dục, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

7. C. Mác và Ăng Ghen (1993), Tập 23, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Chính (2009), Tập bài giảng đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học, ĐHSP Hà Nội.

9. D.s. Frith & H.G. Macintosh (1997), Hướng dẫn giáo viên đánh giá, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10. Đỗ Ngọc Đạt (2003), Tổ chức nghiên cứu trong quản lý giáo dục, Tập bài giảng dành cho học viên cao học QLGD, ĐHSP Hà Nội.

11. Hà Thị Đức (1989), Đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá kiến thức học sinh, NXB ĐHSP Hà Nội.

12. Harold Koontz, Cyril ondneill, Heinz Weihrich (1999), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật.

13. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Hộ (2001), Lý luận dạy học, NXB Giáo dục Hà Nội.

15. Trần Kiểm (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội.

16. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra, đánh giá trong dạy - học Đại học, NXB Giáo dục Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Kim Liên (2016), Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thông tư 30/2014 ở các trường Tiểu học huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ, ĐHSP Thái Nguyên.

18. Hồ Chí Minh (1985), Về công tác tư tưởng, Nxb KHKT, Hà Nội.

19. Lê Đức Ngọc (2006), Đo lường và đánh giá kết quả học tập, NXB ĐHSP Hà Nội.

20. N.V.SAVIN (1983), Giáo dục học tập I (Nguyễn Đình Chinh dịch), NXB Giáo dục.

21. Norman E. Gronlund (2001) Đo lường và đánh giá trong dạy học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

22. Quốc hội Khóa XI (2005), Luật Giáo dục.

23. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB Giáo dục Hà Nội.

24. P.E.Griffin (1994), Bài giảng về những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm, Bộ GD&ĐT, Hà Nội.

25. Lê Đức Phúc, Hoàng Đức Nhuận (1996), Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông, Hà Nội.

26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục,

Trường cán bộ QLGD Hà Nội.

27. Taylo F.W (1991), Những nguyên tắc khoa học quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

28. T.A.ILINA (1973), Giáo dục học tập II (Hoàng Hạnh dịch), NXB Giáo dục Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Tính (2006), Thanh tra, kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, Tài liệu giảng dạy cao học, ĐHSP Thái Nguyên.

30. Đỗ Công Tuất (2008), Đánh giá trong Giáo dục, Khoa Sư Phạm, ĐH An Giang.

31. Bùi Trọng Tuân, Nguyễn Kỳ (1984), Một số vấn đề quản lý Giáo dục, Trường CBQL giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

32. Phạm Thị Hồng Tuyết (2016), Quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo thông tư 30/2014/TT - BGD&ĐT ở các trường Tiểu học thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, ĐHSP Thái Nguyên.

33. Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa Hà Nội, 2001.

II. Tài liệu tiếng Anh

34. R.Tiler (1984), How to Measure Achivement, Center for the Study of Evaluation, Universiti of California. Los Angeles.


Phụ lục 1

PHỤ LỤC


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho GV các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)

Nhằm giúp chúng tôi thu thập được những thông tin phục vụ cho quá trình đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập (KQHT) của HS theo chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPT 2018) rất mong quý thầy (cô) đóng góp ý kiến bằng cách đánh dấu () vào những ô trống mà thầy (cô) cho là phù hợp với ý kiến của mình.

Câu 1: Theo thầy/Cô hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018 có vai trò như thế nào?


Nội dung

Rất

quan trọng

Quan trọng

Bình thường

Không

quan trọng

Là biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất

lượng dạy - học.





Cho điểm, xếp loại học sinh, khuyến khích

học sinh học tập.





Cơ sở để giáo viên điều chỉnh hoạt động

dạy và hoàn thiện hoạt động học tập của học sinh.





Để học sinh tự kiểm tra về khả năng lĩnh hội

tri thức, kĩ năng và tự điều chỉnh cách học.





Giúp giáo viên nâng cao năng lực tự đánh

giá, hạn chế tiêu cực khi đánh giá.





Giúp học sinh tự đánh giá khả năng, để định

hướng phát triển cho bản thân.





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 13


Câu 2: Thầy/cô đánh giát hực trạng mức độ thực hiện mục tiêu đánh giá học sinh theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, Thái Bình


Nội dung

Tốt

Khá

Trung

bình

Chưa

tốt

1. Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng kĩ xảo, thái độ của học sinh so với

yêu cầu của chương trình





2. Tạo cơ hội cho các em có kĩ năng tự đánh giá, giúp

các em nhận ra sự tiến bộ của mình khuyến khích động viên và nhận thức đẩy việc học tập ngày càng tốt hơn.





3.Công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học

tập của mỗi em học sinh và cả tập thể lớp,





4. Phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn đến sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của

mình.





thiện hoạt động dạy





6. Giúp GV phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng

và hiệu quả dạy học





5.Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh điểm yếu của mình để tự điều chỉnh, hoàn


Câu 3: Thầy/cô đánh giá về thực trạng mức độ thực hiện các nguyên tắc đánh giá KQHT của học sinh theo chương trình GDPT mới ở trường Thầy/cô công các


STT


Yêu cầu đánh giá

Mức độ thực hiện


Tốt


Khá

Trung

bình


Yếu


1

Đánh giá phải đảm bảo tính khách

quan:





2

Đánh giá đảm bảo tính toàn diện:





3

Đánh giá đảm bảo tính thường

xuyên





4

Đánh giá kết quả học tập phải đảm

bảo tính phát triển






Câu 4. Đánh giá của thầy (cô) về thực trạng các hình thức đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018 của trường Thầy/cô công tác.


TT


Hình thức đánh giá

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

1

Đánh giá thường xuyên





2

Đánh giá định kỳ





3

Đánh giá tổng kết





4

Kết hợp đánh giá thường xuyên định kỳ và tổng kết.






Câu 5. Đánh giá của thầy (cô) về thực trạng sử dụng các phương pháp đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018 của trường Thầy/ cô công tác


TT


Phương pháp đánh giá

Mức độ thực hiện

Thường xuyên

Khá

thường xuyên

Ít

thường xuyên

Chưa thực

hiện

1

Thông qua vấn đáp





2

Thông qua làm bài tự luận





3

Thông qua trắc nghiệm





4

Đánh giá thông qua thực hành





5

Thông qua quan sát





6

Đánh giá thông qua sản phẩm hoạt

động





..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023