Vai Trò, Ý Nghĩa Của Việc Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Lịch Sử Của Học Sinh.


Những sự kiện, hiện tượng lịch sử vốn là một hiện thực khách quan, tồn tại độc lập với ý thức chủ quan của người nhận thức lịch sử, dù chúng ta có biết hay không, thừa nhận nó hay không thì nó vẫn tồn tại, không thể nào thay đổi được. Nhiệm vụ của giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những sự kiện, hiện tượng lịch sử đúng như nó tồn tại mà còn phải giúp học sinh hiểu những sự kiện để so sánh đáng giá nhận xét... từ đó rút ra quy luật bài học kinh nghiệm.

Trong đời sống xã hội, lịch sử vừa là phương tiện bồi dưỡng kiến thức vừa có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình cảm. Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa nhân loại, không hiểu biết lịch sử thì không thể xem là người có văn hóa toàn diện và sâu sắc. Tsecnưsépxki đã nhấn mạnh vai trò và tác dụng giáo dục của bộ môn

lịch sử

như

sau: “Có thể

không biết không cảm thấy sau mê toán học,

tiếng Hi Lp hoc chLatinh, hóa hc, có thkhông biết hàng nghìn môn hc khác nhưng dù sao đã là người có giáo dc mà không yêu thích lch sthì chcó thlà mt con người không phát trin đầy đủ trí tu[35; tr.96]. Học lịch sử không chỉ để biết lịch sử nước mình mà còn để hiểu về lịch sử nước khác, từ đó hiểu được rõ sự phát triển của xã hội nói chung. Sự nhận thức một cách tích cực đúng đắn như vậy sẽ giúp chúng ta có hành động và thái độ đúng đắn biết giữ gìn bản sắc dân tộc trong mối quan hệ với thế giới như nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã từng phát biểu “Cùng

với quá trình quốc tế hóa ngày càng mở

rộng thì trở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

về nguồn cũng là

một xu thế chung của các dân tộc trên thế giới. Với chúng ta đó chính là sự tìm tòi, phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam - Nguyễn Thị Quỳnh Trang - 3

bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp,

hướng mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”[32; tr.226].


Bộ môn lịch sử cũng không đơn thuần chỉ đòi hỏi học sinh ghi nhớ các sự kiện, niên đại, địa danh... mà còn yêu cầu học sinh phải có tư duy sáng tạo trong học tập, nhận thức lịch sử. Bởi lịch sử luôn luôn xuất phát từ những sự kiện cụ thể cho nên để có thể hiểu rõ những tri thức lịch sử

người học phải phát triển tư duy của mình. Ph. Engghen đã từng nói:

“Lịch sử

bắt đầu từ

đâu thì quá tình tư

duy cũng bắt đầu từ

đấy”[32;

tr.269]. Trong quá trình dạy học, các nhà giáo dục nước ta cũng như trên thế giới đều quan niệm và cố gắng thực hiện việc phát triển tư duy của

học sinh, hướng dẫn học sinh nhận thức từ hiện vật, các bằng chứng

khoa học về quá khứ để nhận biết chính xác và hiểu sâu sắc hơn những sự kiện đã xảy ra. Đây là một vấn đề khó bởi đặc trưng của bộ môn là xuất phát từ sự kiện cụ thể.

Như vậy, để có thể thực hiện được các yêu cầu trên, giáo viên lịch sử cần vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau và không ngừng đổi mới trong đó đổi mới kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng. Hoạt động kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ, toàn diện về mức độ nhận thức của học sinh từ biết đến hiểu và vận dụng.

c. Đặc điểm nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử.

Quá trình nhận thức của học sinh về cơ bản cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung của xã hội loài người. Quy luật này được Lê­ Nin chỉ rõ đó là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”.

Quá trình nhận thức của học sinh được tiến hành trong quá trình

dạy học với những điều kiện sư phạm nhất định và nó có những điểm

độc đáo hơn so với quá trình nhận thức chung của xã hội loài người và


của các nhà khoa học. Nếu như quá trình nhận thức của các nhà khoa học diễn ra theo con đường mò mẫm, thử và sai thì quá trình nhận thức của học sinh lại diễn ra theo con đường đã được khám phá. Tức là, học sinh phổ thông trong quá trình học tập không có nhiệm vụ tìm ra cái mới cho nhân loại mà trước hết phải hoàn thành nhiệm vụ nắm cho được những tri thức mà loài người đã tích lũy trong các khoa học. Nói cách khác, các em nhận thức được cái mới đối với bản thân mình rút ra từ kho tàng hiểu biết chung của nhân loại.

Mặt khác, trong thời gian học ở trường phổ thông, học sinh không

phải nắm vững toàn bộ

kho tàng hiểu biết của nhân loại mà chỉ

nắm

những tri thức cơ bản phù hợp với thực tiễn đất nước được rút ra từ các nhà khoa học và được gia công về mặt sư phạm.

Nét độc đáo trong quá trình nhận thức của học sinh còn biểu hiện ở

chỗ

nó chứ

đựng các khâu kiểm tra, củng cố, đánh giá các tri thức, kỹ

năng, kỹ xảo. Trong quá trình tự kiểm tra, đánh giá dưới sự hướng dẫn điều kiển ở những mức độ khác nhau của giáo viên, học sinh sẽ tự phân

tích, tự

đánh giá chỗ

mạnh, chỗ

yếu trong việc nắm trí thức, phát huy

những yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực nhằm hoàn thiện quá trình dạy học, mang lại hiệu quả tối ưu. Đồng thời học sinh cũng tự mình trực tiếp trao đổi, nhận xét hay đưa ra ý kiến về một vấn đề với tập thể hay cá nhân bạn bè trong lớp từ đó các em có thể tự rút ra cho mình

những kết luận cần thiết. Thông qua kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra,

đánh giá học sinh nắm vững kiến thức một cách có hệ thống, biến tri thức của nhân loại thành kiến thức riêng của mình. Do đó trong quá trình nhận thức của học sinh phải có khâu kiểm tra, đánh giá để đảm bảo cho quá trình này hợp thành một chu trình kín.


Quá trình nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử có nhiều

điểm khác biệt cũng một phần bởi tri thức lịch sử có những đặc trưng

riêng của nó. Lịch sử bao gồm những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ mang tính trừu tượng cao do đó để nhận thức lịch sử thì người học buộc phải có óc tưởng tượng phong phú để dựng lại một hình ảnh chân thực về sự kiện đã xảy ra không tồn tại ở hiện thực. Ở trường phổ thông học sinh tri giác các sự kiện hiện tượng lịch sử qua lời giảng của giáo viên, sách giáo khoa và đồ dùng trực quan. Do đó học sinh phải thực

hiện các thao tác đơn giản như nghe, quan sát, tri giác tài liệu để từ đó

hình dung tưởng tượng lại các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Sau đó để hoàn thành quá trình nhận thức lịch sử, học sinh phải phân tích, tổng hợp, so sánh…tức là bước vào giai đoan nhận thức lý tính để tìm ra bản chất của sự kiện, hiện tượng và đánh giá nhìn nhận chúng một cách hợp lý. Do đó, việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử không chỉ dừng

lại

ở việc ghi nhớ

mà phải xem xét cả

mức độ

hiểu và vận dụng vào

cuộc sống của học sinh.

d. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta có những bước phát triển mới. Cuộc cải cách giáo dục của chúng ta được tiến hành đồng thời trên cả ba mặt: hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học sao cho phù hợp với những chuyển biến của hệ thống đào tạo quốc tế và khu vực. Trong việc dạy học giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá có mối quan hệ trực tiếp hữu cơ với nhau. Không thể điều chỉnh mục tiêu đào tạo, cải tiến chương trình, nội dung mà không đổi mới phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học. Do đó đổi mới phương pháp dạy học nói chung và vấn đề kiểm tra, đánh giá nói riêng là yêu cầu tất yếu của thời đại. Chúng ta cần vận dụng tốt


phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh tức là phát huy tính tích cực của người học chứ không phải tập trung phát huy tính tích cực của người dạy.

Các biện pháp để tiến hành hoạt động dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là tránh việc dạy học theo lối đọc chép mà chuyển sang tổ chức hướng dẫn quá trình tự học, tự khám phá, tìm hiểu kiến thức của học sinh. Để đạt được mục tiêu đó thì một trong những biện pháp có hiệu

quả

là đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập của học sinh.

Việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế.

1.1.1.2. Quan niệm về kiểm tra ­ đánh giá.

Hiện nay có rất nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau về kiểm tra,

đánh giá tuy nhiên các nhà lý luận dạy học đều nhất trí rằng hai quá trình này có mối quan hệ gắn bó khăng khít, chặt chẽ, thống nhất với nhau.

Kiểm tra là quá trình thu thập thông tin để có được nhận xét, để xác định mức độ đạt được cả số lượng và chất lượng về kiến thức, kỹ năng,

kỹ xảo, hình thành thái độ

của người học . Kiểm tra là để

có dữ

liệu

thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá, là phương tiện, hình thức quan

trọng để thực hiện việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Đánh giá “là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiện quả công việc” [23; tr.6].

Trong lĩnh vực giáo dục “đánh giá kết quả học tập là quá trình thu

thập xử

lý thông tin về

trình độ

khả

năng mà người học thực hiện các

mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư


phạm của giáo viên, cho nhà trường và cho bản thân để giúp họ học tập tiến bộ hơn” [42; tr.12].

Kiểm tra, đánh giá là những hoạt động khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, kiểm tra là hoạt động khởi đầu, là phương tiện cho quá trình đánh giá. Trong giáo dục khái niệm kiểm tra là thu thập những dữ liệu, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. Quá trình kiểm tra cho phép làm rõ các đặc trưng về số lượng và chất lượng của thực trạng giáo dục, “kim tra và đánh giá là hai hot động đan xen nhm miêu tvà tp hp nhng bng chng vkết quca quá trình giáo dc nhm đối chiếu vi mc tiêu. Kim tra luôn gn vi đánh giá. ” [42; tr.22]. Trong thực tế có thể tiến hành kiểm tra nhưng không đánh giá. Tuy nhiên để có thể đánh giá nhất thiết phải tiến hành kiểm tra, tức thu thập thông tin.

Từ những quan niệm chung về kiểm tra, đánh giá trên ta có thể

thấy: kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử là quá trình thu thập và xử lý thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh so với mục tiêu học tập. Qua sự hiểu biết các nguyên nhân và ảnh hưởng tình hình học tập của học sinh giúp giáo viên có những biện pháp sự phạm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài học và giúp các em học tập ngày một tiến bộ hơn [10; tr.161].

Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề được đặt ra cấp thiết trong đó việc đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá góp vai trò quan trọng nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Đổi mới kiểm tra, đánh giá là phát huy nhưng ưu điểm đã đạt được, khắc phục những hạn chế để việc kiểm tra, đánh giá đạt được yêu cầu đặt ra, góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực độc lập của học sinh.


1.1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh.

a. Vai trò.

“Quá trình dạy học là một quá trình sư phạm đặc thù, nó tồn tại

như

là một hệ thống được cấu trúc bởi các thành tố cơ

bản như: mục

đích, nhiệm vụ dạy học; nội dung dạy học; phương pháp/phương tiện

dy hc…kết quhc tp” [20; tr.52]. Có thể thấy quá trình dạy học là một hệ thống mà trong đó các thành tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mục đích và nhiệm vụ dạy học là nhân tố hàng đầu trong quá trình dạy học, nó có chức năng định hướng cho sự vận động và phát triển của từng nhân tố khác trong quá trình dạy học. Bị chi phối bởi mục đích, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học bao gồm hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh cần nắm vững. Nội dung dạy học này đồng thời lại quy định việc lựa chọn và vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học cho phù hợp. Và khâu cuối cùng nhằm biết được kết quả của quá trình dạy học là khâu kiểm tra, đánh giá. Tất cả các nhân tố của quá trình dạy học trên có vị trí và vai trò khác nhau song lại có mối quan hệ qua lại biện chứng với nhau. Quá trình dạy học không thể hoàn thiện khi thiếu bất cứ một thành tố nào.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có một tầm quan trọng đặc biệt nó là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Đây là khởi đầu cho một chu trình giáo dục đồng thời cũng là kết thúc của chu trình giáo dục này để mở ra một chu trình giáo dục khác cao hơn. Kiểm tra, đánh giá “không thể được xem như là vic báo cáo có tính cht hình thc vtình hình hc tp mà nó là mt khâu quan trng ca quá trình trn vn nm tri thc, knăng, kxo” [43; tr.232]

Làm tốt khâu kiểm tra, đánh giá sẽ là một biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nó “có thtrthành mt phương


tiện quan trọng để

điều khiển sự

học tập của học sinh, đẩy mạnh sự

phát trin và công tác giáo dc các em” [43; tr.232 ­233]. Kiểm tra, đánh giá không chỉ là công việc của giáo viên mà còn là công việc của học sinh. Giáo viên kiểm tra, đánh giá học sinh còn học sinh tự kiểm tra, đánh giá mình và kiểm tra, đánh giá lẫn nhau.

b. Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá.

Dạy học là quá trình dưới vai trò tổ chức, điều khiển của giáo viên, học sinh chủ động tự tổ chức, điều khiển, tự thiết kế quy trình học tập của mình nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình đó hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh không tách biệt mà thống nhất biện chứng với nhau, thể hiện tính hai mặt của quá trình dạy học. Người học sinh vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình dạy học, do đó hoạt động giảng dạy của giáo viên phải hướng vào hoạt động của người học, lấy người học làm trung tâm. Hoạt động

của học sinh cũng bị

chi phối bởi vai trò tổ

chức, điều khiển của giáo

viên. Tuy nhiên những hoạt động đó lại có những tín hiệu ngược phản ánh trở lại hoạt động dạy đòi hỏi người giáo viên không ngừng nâng cao trình độ của mình. Kiểm tra, đánh giá là một khâu trong quá trình dạy học mà ở đó mối quan hệ thầy­ trò, xuôi­ ngược được biểu hiện một cách rõ nét. Quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh cung cấp cho giáo viên những thông tin “ liên hệ ngược ngoài” giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy của mình. Đồng thời, việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và có hệ thống cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ ngược” giúp người học điều chỉnh hoạt động học. Có thể thấy, kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt:

* Về kiến thức:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022