Xây Dựng Hồ Sơ Học Tập Để Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh.


*Bài tập dưới dạng câu hỏi tổng hợp

Nội dung loại bài tập này không phải là sao chép lại những gì đã học trên lớp mà phải yêu cầu học sinh xem xét lại những sự kiện đã học những đặt trong mối quan hệ khác, đòi hỏi phát hiện thêm một khía cạnh mới của vấn đề hoặc làm cho kiến thức đã biết thêm sâu sắc:

Ví dụ: sau khi nghiên cứu xong về “Hiệp định Pari năm 1973 về

chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam” trong tiết 2 bài 22 lịch sử lớp 12 giáo viên có thể đưa ra bài tập về nhà cho học sinh như sau:

“Hãy so sánh Hiệp định Giơnevơ 1954 và Hiệp định Pari 1973 để

thấy được bước phát triển của cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ?”

Bài tập không chỉ yêu cầu học sinh phải tái hiện được những nội

dung của Hiệp định Giơnevơ và Hiệp định Pari mà qua đó các em phải

phân tích, so sánh để thấy được bước phát triển thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Khi học sinh tự giải quyết bài tập này thực chất đã là một quá trình học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em. Đồng thời giáo viên cũng phải kiểm tra, đánh giá việc hoàn thành các bài tập đã giao cho học sinh.

* Bài tập nhằm rèn kỹ năng thực hành, hệ thống khái quát hóa kiến thức và vận dụng kiến thức.

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam - Nguyễn Thị Quỳnh Trang - 9

­ Bài tập lập niên biểu nhằm giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức như nêu lên những sự kiện quan trọng theo trình tự thời gian, so sánh các

sự kiện để

rút ra các dấu hiện bản chất, sự

khác biệt giữa chúng. Tùy

theo nội dung lịch sử cụ thể mà giáo viên yêu cầu học sinh lập niên biểu tổng hợp, chuyên đề hay so sánh.

Ví dụ, Sau khi học xong bài 23 “Khôi phục và phát triển kinh tế­ xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973­ 1975)”, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập sau:

“Hãy lập bảng niên biểu về diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi


dậy Xuân 1975”

­ Bài tập vẽ bản đồ, lược đồ.

Bản đồ, lược đồ là một nguồn cung cấp kiến thức mới, củng cố ôn tập kiến thức đã học, giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng hoạt động độc lập. Vì thế loại bài này rất quan trọng đối với học sinh.

Ví dụ, Sau khi học xong bài 21 “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam

(1954­ 1965)” giáo viên có thể

yêu cầu học sinh về

nhà vẽ

“Lược đồ

phong trào Đồng Khởi 1959­ 1960 đúng với bản đồ Lịch sử”

ở miền Nam và tô màu các ký hiệu

­ Bài tập trắc nghiệm khách quan.

Ngoài các bài tập có tính truyền thống như đã nêu trên, trong thời gian gần đây, lý luận dạy học hiện đại đã đề cập tới việc xây dựng các loại bài tập trắc nghiệm (test) trong dạy học lịch sử. Các bài tập trắc nghiệm trong dạy học lịch sử cũng được xây dựng dựa vào việc khai thác

và sử dụng một cách đa dạng các nguồn kiến thức, các khía cạnh khác

nhau của tri thức lịch sử. Do đó bài tập trắc nghiệm góp phần phản ánh, đánh giá khá chân thực và chính xác việc tiếp nhận, lưu giữ các kiến thức lịch sử của học sinh và là một phương tiện kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh rất tốt.

Bài tập trắc nghiệm đảm bảo tính khách quan rất tốt, giúp giáo viên kiểm tra được đầy đủ các kiến thức đã dạy đồng thời gây được hứng thú và phát triển tính tích cực học tập của học sinh.

Ví dụ:

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng?

1. Nội dung nào không phải là mục tiêu cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu chống Mỹ­ Diệm?

A. Đòi thi hành hiệp định Giơnevơ.

B. Bảo vệ hòa bình.


C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

D. Lật đổ chính quyền Mỹ­ Diệm.

Bài tập về nhà thường được nêu ra vào cuối giờ học. Nó chỉ thực sự có kết quả khi tiếp tục bồi dưỡng củng cố kiến thức đã học góp phần phát triển và giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh.

Như vậy, việc đưa ra các bài tập về nhà có chất lượng yêu cầu học sinh phải hoàn thành đòi hỏi giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo. Nội dung của bài tập cần hướng vào những nội dung quan trọng của bài học để giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội kiến thức của

mình. Đồng thời nội dung bài tập phải nhằm phát huy tư duy độc lập,

sáng tạo của học sinh dựa trên các sự kiện cơ bản của sách giáo khoa, tìm tòi các tài liệu tham khảo kết hợp với bài giảng của thầy nhằm nắm vững kiến thức hơn.

2.3.3.4. Xây dựng hồ sơ học tập để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập của học sinh không chỉ

là sự

đánh giá ở

một thời điểm nhất định mà để

đánh giá được chính xác thì

phải theo dõi học sinh qua cả một quá trình học tập. Do đó, để đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh giáo viên có thể xây dựng hồ sơ học tập nhằm theo dõi quá trình học của học sinh. Thực chất của việc lập hồ sơ học tập là “thu thp và đánh giá các sn phm ca hc sinh mt cách hthng nhm tài liu hóa quá trình hướng ti đạt được các mc tiêu hc tp hay để chng tmc tiêu hc tp đã đạt được” .[6; tr.107]

Việc sử dụng phương pháp lập hồ sơ học tập trong học lịch sử có

tác dụng rất tốt góp phần đánh giá kết quả sinh:

học tập toàn diện của học

Thông qua lập hồ sơ học tập giáo viên theo dõi được quá trình học tập và sự tiến bộ của học sinh ở các thời điểm. Nếu chỉ đánh giá kết quả


học tập của học sinh thông qua kiểm tra, giáo viên chỉ đánh giá được ở thời điểm nhất định còn với hồ sơ học tập giáo viên sẽ theo dõi được sự tiến bộ từng bước của học sinh. Với hồ sơ học tập người giáo viên sẽ thấy được quá trình học tập của học sinh và đó là cơ sở cho việc đánh giá

một cách chính xác nhất tránh những đánh giá sai lệch khi chỉ một bài kiểm tra.

dựa trên

Ngoài ra, hồ sơ

học tập được xem là một bản kế

hoạch học tập

của cá nhân, trong đó học sinh thể hiện đúng năng lực của mình thông qua việc thực hiện những yêu cầu cụ thể của hồ sơ học tập. Hoàn thành hồ

sơ học tập cũng tức là các em đã thực hiện quá trình tự học của mình.

Học sinh có thể tự đánh giá kết quả của mình dựa trên hồ sơ học tập. Vì vậy, hồ sơ học tập có vai trò thúc đẩy, phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh.

Với vai trò to lớn đó, việc xây dựng hồ sơ học tập để đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh là rất cần thiết. Điều này cũng đã được các giáo viên nhận thức một cách đúng đắn. Khi tiến hành điều tra thực tế với giáo viên ở các trường trung học phổ thông thì 100% các giáo viên cho rằng nên lập hồ sơ học tập để đánh giá học sinh. Theo một số giáo viên thì thông qua hồ sơ học tập giáo viên sẽ nắm bắt được quá trình chuyển biến trong học tập của học sinh từ đó có những biện pháp sư phạm thích hợp để giúp đỡ các em. Tuy nhiên các giáo viên cũng cho rằng với thực tế dạy học hiện nay, một giáo viên phải dạy rất nhiều lớp, có tới vài trăm

học sinh nên việc thực hiện phương pháp lập hồ sơ học tập là rất khó

khăn. Đồng thời nhiều giáo viên còn lúng túng trong quy trình lập hồ sơ học tập sao cho hoàn thiện cả về nội dung và hình thức.

Có thể thấy rằng, việc lập hồ sơ học tập có vai trò quan trọng và nếu thực hiện được nó sẽ góp phần rất lớn trong việc đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá. Ta có thể lập hồ sơ học tập theo một quy trình như sau:

­ Bước 1: Xác định mục tiêu lập hồ sơ học tập:


Hồ sơ học tập được lập ra để đánh giá sự hiểu biết, đánh giá các sản phẩm, kỹ năng và các mục tiêu kỹ năng lập luận: viết, giải quyết vấn đề của học sinh. Thông qua hồ sơ giáo viên đánh giá quá trình tự học, tự làm việc của học sinh. Vì vậy, nội dung, mẫu hồ sơ mà học sinh làm phải có sự chuẩn hóa do giáo viên lựa chọn.

Ví dụ, Hồ sơ học tập lịch sử lớp 12 được giáo viên yêu cầu học sinh lập từ đầu năm học với mục tiêu chủ yếu là giúp giáo viên theo dõi và đánh giá quá trình học tập lịch sử lớp 12 của học sinh. Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 những dữ kiện trong hồ sơ học tập của học sinh phải giúp giáo viên đánh giá được các kỹ năng của học sinh trong việc thu thập tư liệu lịch sử, khả năng tư duy, sáng tạo của các em. Đồng thời qua các bài viết của học sinh cũng giúp giáo viên đánh giá khả năng viết và giải quyết vấn đề lịch sử của các em. Hồ sơ học tập còn là một biện pháp quan trọng để giáo viên hướng dẫn và kiểm tra quá trình tự học của học sinh.

­ Bước 2: Xác định cấu trúc của hồ sơ học tập:

Hồ sơ học tập phải phù hợp với việc dạy học ở trường phổ thông. Hồ sơ là một phần thường xuyên gắn với quá trình học tập. Các tài liệu bên trong hồ sơ được sắp xếp theo trình tự thời gian của nội dung bài học hoặc theo chủ đề.

Ví dụ, trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 các tài liệu trong hồ sơ học tập được sắp xếp theo trình tự nội dung bài học. Cụ thể nó được sắp xếp như sau:

+ Bài 21 “Xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954­ 1965)”

+ Bài 22 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc

Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965­ 1973)”

+ Bài 23 “ Khôi phục và phát triển kinh tế­ xã hội ở miền Bắc, giải


phóng hoàn toàn miền Nam (1973­ 1975)’

Bố cục từng bài trong hồ sơ học tập chia một cách rõ ràng thành hai phần: cách mạng miền Nam và cách mạng miền Bắc.

­ Bước 3: Xác định nguồn nội dung, đưa nội dung vào hồ tập:

sơ học

Nội dung trong hồ sơ học tập gồm các mẫu bài lấy ngay từ hoạt động giảng dạy và phần đánh giá của học sinh và giáo viên. Học sinh tự viết bài nhận xét, phát biểu suy nghĩ, đánh giá của mình về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử… sưu tầm tranh ảnh liên quan bài học để đưa vào hồ sơ theo sự hướng dẫn của giáo viên. Trong học sinh còn phải lưu giữ

các bài kiểm tra của học sinh theo thời gian để theo dõi, đánh giá quá trình học tập của học sinh.

tiện cho việc giáo viên

Ví dụ, hồ sơ học tập phần lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm

1975 được sắp xếp theo các bài như sau:

trên bao gồm các nội dung cụ

thể

+ Các bài kiểm tra của học sinh trong thời gian học phần lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.

+ Các tư liệu về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954­ 1975 bao gồm: tranh ảnh lịch sử, các đoạn phim tư liệu (nếu có điều kiện), các bản đồ, lược đồ lịch sử …

+ Bài viết của học sinh về các chiến thắng của quân và dân ta đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ ở miền Nam và thành tựu trong lao động sản xuất và chiến đấu ở miền Bắc.

Ví dụ, học sinh có thể

viết bài cảm nhận về

Chiến thắng “Điện

Biên Phủ trên không” của quân dân Hà Nội trong 12 ngày đên cuối năm 1972.

Về bài viết học sinh có thể tự chọn sự kiện hay theo sự yêu cầu

của giáo viên.

­ Bước 4: Hướng dẫn học sinh lập các tiêu chí chấm điểm và tự


đánh giá:

Giáo viên cần xây dựng các tiêu chí giúp học sinh tự đánh giá trước

khi thực hiện hồ

sơ học tập. Sau khi lập hồ sơ

học tập giáo viên cần

hướng dẫn học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí đó. Đồng thời để đảm bảo chất lượng và tính trung thực của hồ sơ giáo viên phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc thực hiện lập hồ sơ học tập và đánh giá hồ sơ học tập.

Ví dụ, trước khi lập hồ sơ học tập, giáo viên giúp học sinh đưa ra các tiêu chí đánh giá về các mặt như nội dung, số lượng tư liệu và hình

thức của tư liệu trong hồ sơ, hình thức trình bày hồ sơ, ý thức làm hồ

sơ…Trong đó về mặt nội dung các bài viết của học sinh phải do giáo

viên trực tiếp đánh giá. Có thể cho thang điểm 100 trong đó nội dung hồ

sơ là 40 điểm, tư

liệu và hình thức tư

liệu là 30 điểm và hình thức,

phương pháp trình bày hồ sơ là 30 điểm.

­ Bước 5: Đánh giá hồ sơ học tập của học sinh:

Sau khi lên kế hoạch lập hồ sơ và tiến hành lập hồ sơ đã hoàn tất, giáo viên đánh giá hồ sơ học tập của học sinh cũng chính là đánh giá quá trình tự học, tự rèn luyện của các em. Việc đánh giá hồ sơ học tập của học sinh dựa trên cơ sở xem xét sự hiểu biết về hồ sơ và cách sử dụng hồ sơ của học sinh, số lượng bài viết, tranh ảnh… Dựa trên tiêu chí đánh giá và dựa vào sự tự đánh giá của học sinh giáo viên tiến hành đánh giá hồ sơ

học tập của học sinh. Kết quả

đánh giá hồ

sơ học tập cùng với việc

giảng dạy trên lớp là sự phản ánh đúng kết quả quá trình học tập của học sinh.

Vú dụ, trong hồ sơ học tập lịch sử lớp 12, giáo viên dựa trên các tiêu chí đánh giá đã nêu cho học sinh để hướng dẫn học sinh tự đánh giá. Có thể đánh giá qua ba lần như sau: học sinh tự đánh giá sau đó bạn bè đánh giá và người cuối cùng đánh giá là giáo viên. Với cách đánh giá qua ba lần đó, giáo viên vừa giúp học sinh rèn luyện khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá của mình


vừa nâng cao được ý thức học tập của các em và đảm bảo tính khách quan khi đánh giá.

­ Bước 6: Trả lại hồ sơ học tập cho học sinh hoặc nhà trường sau khi đánh giá.

Sau khi giáo viên đã đánh giá hồ sơ học tập của học sinh cần thiết

phải trả

lại để

học sinh thấy được kết quả

học tập của mình từ

đó có

những thay đổi cho phù hợp hơn. Điều này sẽ kích thích được khả năng ham học hỏi và ý chí vươn lên trong học tập của học sinh.

Như vậy sử dụng việc lập hồ sơ học tập có vai trò và tác dụng rất tốt đối với việc đánh giá khả năng tự học, tự rèn luyện của học sinh, góp phần tạo động cơ, hứng thú học tập và nâng cao chất lượng học tập lịch sử của học sinh.

2.3.4 Kết hợp phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi tự luận với phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp kiểm tra, đánh giá là một biện pháp để đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong đó việc sử dụng triệt để phương pháp trắc nghiệm được coi là một biện pháp có hiệu quả nhất.

Trắc nghiệm trong giáo dục “là một phương pháp đo để thăm dò

một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh (chú ý, tưởng tượng, ghi nhớ, thong minh, năng khiếu…) hoặc để kiểm tra, đánh giá một số kiến thức, kỹ năng kỹ xảo, thái độ của học sinh” [22; tr.37].

Trắc nghiệm được chia làm hai loại: Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.

Câu hỏi tự luận có ưu thế trong việc đo được trình độ của học sinh

về lập luận bởi bài tự luận yêu cầu học sinh thu thập, phân tích, giải

thích các thông tin phức tạp, đưa ra sự đánh giá và tiến hành lập luận. Câu hỏi tự luận có thể sử dụng trong cả hình thức kiểm tra miệng và kiểm tra

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022