Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh

Những số liệu trong bảng 2.7 cho thấy việc tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM trong bài giảng của GV rất thường xuyên, được HS đánh giá cao. Một số HS được phỏng vấn cho biết việc các thầy cô thường xuyên sử dụng phương pháp tích hợp trong những giờ học không chỉ giúp chúng em được khắc sâu và mở rộng kiến thức của môn Ngữ văn mà cả các môn học khác. Chúng em thêm hiểu biết cả môn Lịch sử, Địa lí, vận dụng cả kiến thức môn Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật,

… Đặc biệt là tích hợp với nội dung nếp sống TLVM giúp chúng em biết điều chỉnh hành vi của mình và thêm tự hào là người Hà Nội. Các em cảm thấy giờ học Ngữ văn gần với cuộc sống xung quanh các em và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Phương pháp bình giảng trong những giờ học văn bản cũng được HS xếp thứ hai. Các em nói rằng rất thích nghe những lời bình của các thầy cô cũng như của các bạn trong lớp. Phương pháp nêu vấn đề, xây dựng tình huống là phương pháp quan trong nhưng chỉ được HS xếp thứ tư sau phương pháp vấn đáp gợi mở. Còn phương pháp nêu vấn đề, xây dựng tình huống và phương pháp đọc sáng tạo thì với lớp nhiều HS trung bình các em không hào hứng với phương pháp này lắm.

Song song với các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức DH hiện nay cũng rất đa dạng. GV có thể kết hợp dạy trong lớp và ngoài trời, học chính khóa và ngoại khóa,… Tuy nhiên trong dạy học Ngữ văn của trường THCS Vân Hà 100% là dạy trong lớp. Mỗi năm nhà trường chỉ tổ chức một buổi ngoại khóa vào đầu học kỳ hai. Địa điểm là những khu di tích lịch sử như Cố đô Hoa Lư, Côn Sơn, Kiếp Bạc,

… Sau chuyến những chuyến mngoaij khóa, GV dạy Ngữ văn có yêu cầu HS viết nài thu hoạch nhưng hiệu quả cũng không cao. Bởi với HS, đó là những chuyến vui chơi với bạn bè chứ chưa xác định được đó là hoạt động ngoại khóa phục vụ cho học tập.

2.2.1.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra đánh giá là khâu quan trong không thể thiếu trong quá trình DH, không chỉ đối với HS, GV mà cả đối với nhà QL. Trước hết, đối với HS, việc kiểm tra đánh giá giúp các em hiểu biết kịp thời những thông tin “liên hệ ngược” bên trong, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của chính mình. Như vậy, nếu việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành tốt nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học giải quyết những tình huống thực tế. Đối với GV, việc kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp cho người giáo viên những “thông tin ngược ngoài”, từ đó có sự điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp, có những biện pháp giúp đỡ thích hợp, trước là đối với học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, qua đó mà năng cao chất lượng học tập chung của cả lớp. Còn đối với cán bộ QLGD, kiểm tra đánh giá học sinh sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp những thông tin cần thiết về thực trạng dạy - học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những sai lệch nếu có; khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

Theo quan điểm truyền thống, kiểm tra đánh giá là một quá trình DH và được thực hiện sau khi kết thúc quá trình DH. Quan điểm mới cho rằng kiểm tra đánh giá là một quá trình không thể thách rời quá trình DH, được thực hiện liên tục, đan xen trong quá trình DH, kiểm tra đánh giá cũng là một hình thức DH và các phương pháp kiểm tra đánh giá cũng là phương pháp DH.

Cách thực hiện kiểm tra đánh giá cũng rất đa dạng, phong phú và linh hoạt: kiểm tra bài cũ không nhất thiết chỉ kiểm tra đầu giờ mà có thể kiểm tra trong giờ hoặc cuối giờ. Hình thức trắc nghiệm khách quan cũng được GV sử dụng trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn. Đây là điểm mới của môn này. Đặc biệt đề Văn hiện nay không còn khép kín trong cảm nhận văn chương nữa mà mở rộng dần vào cuộc sống.

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy GV sử dụng phương pháp này rất thường xuyên. 75% GV và HS đều đánh giá rằng rất thường xuyên sử dụng phương pháp đánh giá. Tuy nhiên vẫn còn 25% GV và HS đánh giá ở mức trung bình. Nguyên nhân là do số HS trong lớp đông nên vẫn còn hiện tượng quay cóp bài, chưa thực chất.

2.2.1.5. Thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn

Hồ sơ chuyên môn của GV gồm: Giáo án, Lịch báo giảng, Sổ điểm cá nhân, Sổ dự giờ, Sổ bồi dưỡng chuyên môn, Sổ lưu đề kiểm tra, Sổ lưu công văn, Sổ công tác,…

Hồ sơ được đánh giá xếp loại tốt trước tiên phải có đầy đủ đầu sổ theo quy định. Các sổ sách phải được ghi chép đầy đủ, thể hiện rõ những công việc GV, tổ nhóm chuyên môn thực hiện trong hoạt động dạy học. Trong hồ sơ của GV cũng phải ghi chép đầy đủ những nội dung GV giảng dạy trên lớp và những kết quả học tập của HS trong quá trình GV đánh giá chấm điểm.

100% GV được hỏi cho rằng đã thực hiện tốt những quy định về hồ sơ sổ sách chuyên môn. Nhưng với các nhà QL lại cho rằng chỉ khoảng 85% GV thực hiện tốt về hồ sơ chuyên môn, còn 15% hồ sơ đạt loại khá. Vì một số GV có đầy đủ hồ sơ sổ sách chuyên môn nhưng ghi chép chưa cẩn thận, chưa thể hiện rõ những công việc mình đã làm

2.2.1.6. Thực trạng sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học

Trước đây trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy của GV còn rất nhiều hạn chế; GV chủ yếu là dạy chay hoặc sử dụng những thiết bị, đồ dùng cũ, lạc hậu không phù hợp. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giờ dạy và việc tiếp thu kiến thức của HS. Trong giai đoạn hiện nay, xu thế đổi mới phương pháp dạy học ngày càng diễn ra mạnh mẽ, cho nên CSVC và trang thiết bị trường học được xem như là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo nhằm đáp ứng được những đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây nhà nước đã từng bước tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục với nhiều thiết bị hiện đại, phù hợp có tác động tích cực đến quá trình dạy học

Từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 4 GV dạy Ngữ văn, kết quả như sau:

Biểu đồ 2 3 Mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc sử dụng phương 1

Biểu đồ 2.3. Mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc sử dụng phương tiện dạy học

Từ số liệu về thực trạng sử dụng phương tiện dạy học của GV trong các giờ lên lớp chúng ta có thể vui mừng khi GV khá thường xuyên sử dụng phương tiện hiện đại. Bảng, phấn là phương tiện truyền thống không thể thiếu trong mỗi giờ lên lớp được 100% GV sử dụng và rất hiệu quả. Tranh ảnh minh hoạ cho bài dạy cũng được GV thường xuyên sử dụng, nhất là khi dạy truyện dân gian lớp 6. Các em hào hứng hơn trong mỗi giờ học, háo hức nhìn tranh để kể lại truyện nên giờ học rất hiệu quả. Bên cạnh những phương tiện truyền thống, phương tiện dạy học hiện đại cũng được sử dụng khá thường xuyên và hiệu quả, đặc biệt là với GV trẻ. Nếu GV sử dụng thành thạo các phương tiện truyền thông đa chiều thì trong một tiết học, GV có thể truyền thụ được khối lượng kiến thức khá lớn tới HS. Đồng thời GV cũng phát huy được năng lực tự học của các em. Với những tài liệu các em sưu tầm được, GV chiếu lên màn hình để các em cùng thấy được sản phẩm của mình, như vậy càng khích thích được khả năng sáng tạo của các em. Không chỉ vậy, với những hình ảnh, âm thanh sống động càng làm cho giờ học thêm sôi nổi.

Thực tế, khi mới đạt trường chuẩn (năm 2011), CSVC khá đầy đủ với ba phòng bộ môn và hai phòng đa năng có máy chiều cố định nên GV có điều kiện thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, đến năm học 2014 - 2015, số HS tăng lên hai lớp nên hai phòng đa năng đó làm phòng học. Phòng bộ môn với đặc trưng để thực hành môn Vật lí, Hóa học (trên bàn có ổ điện, vòi nước,…) nên không phù hợp để học Ngữ văn. Vì vậy, việc sử dụng các thiết bị hiện đại có phần hạn chế hơn. Hầu như GV chỉ sử dụng những máy chiếu đó trong những tiết thanh tra, thi GV dạy giỏi, hội giảng, chuyên đề nên GV khó có kỹ năng thành thạo

Dù phương tiện hiện đại hay truyền thống thì phương tiện cũng chỉ là công cụ hỗ trợ trong tiết học trên lớp, nhằm làm sáng tỏ những điều cần trình bày của GV và trực quan hóa nội dung giảng dạy giúp HS tiếp thu dễ dàng và tham gia học tập một cách chủ động tích cực. Mỗi loại phương tiện dạy học có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vậy vấn đề còn lại là giáo viên phải biết lựa chọn phương tiện nào cho phù hợp.

2.2.2. Thực trạng hoạt động học của học sinh

Học tập là một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết học sinh mới tích cực học tập. Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức của học sinh trong học tập. HS là chủ thể của quá trình học tập, đối tượng của hoạt động học hướng tới đó là tri thức. Nhưng tri thức mà học sinh phải học được lựa chọn từ những khoa học khác nhau, theo những nguyên tắc nhất định, làm thành những môn học tương ứng, và được cụ thể ở những đơn vị cấu thành như: khái niệm, kỹ năng, thái độ… Đối tượng của hoạt động học có liên quan chặt chẽ với đối tượng của khoa học. Vì vậy, những vấn đề của người học như mục đích, động cơ học tập; ý thức, thái độ học tập; quá trình học tập; kết quả học tập của học sinh đều trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

2.2.2.1. Mục đích, động cơ học tập

Học tập là hoạt động sống, hoạt động đó dẫn người học hướng tới tri thức, kỹ năng, hình thành nhân cách, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Đó là mục đích tối thượng, cốt lõi của học tập. Tuy vậy, qua học tập không phải ai cũng dễ dàng đạt được mục đích học tập đã đề ra cho mình mặc dù mục đích đó của mỗi người là tự thân và khác nhau về dạng thức, cấp độ, trình độ cần đạt được. Một trong những nguyên nhân không đạt được mục đích là do người học không xác lập, xây dựng được động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Do thiếu động cơ đúng đắn trong học tập, người học bị chùn bước, buông xuôi trước các khó khăn, trở ngại, cám dỗ phát sinh trong quá trình học tập, hệ quả là người học khó đạt được mục tiêu, mục đích học tập của mình. Do thái độ học tập chưa tốt, người học sẽ học tập không nghiêm túc, không xây dựng được phương pháp tự học, cách học khoa học, điều đó làm cho việc học tập kém hiệu quả, dẫn đến không đạt được mục đích học tập.

Ở bậc THCS, việc học tập thiếu động cơ, mục đích rõ ràng của học sinh cũng là vấn đề khá phổ biến. Ở cấp học này, học sinh còn đang ở lứa tuổi vị thành niên, việc hình thành động cơ, thái độ học tập chưa được sự quan tâm, chú ý của học sinh, chưa được sự hướng dẫn đầy đủ của gia đình, nhà trường và giáo viên. Trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nội dung giáo dục sẽ chuyển đổi từ hình thành cho học sinh kiến thức, kỹ năng, thái độ đơn thuần nâng lên thành giáo dục, hình thành cho học sinh phẩm chất, năng lực thì vấn đề xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh và nâng cao trách nhiệm của giáo viên là vấn đề cấp thiết.

Sau khi điều tra về mục đích động cơ học tập của 40 HS, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát học sinh về mục đích động học tập Ngữ văn


TT

Mục đích

Đúng (%)

Không đúng (%)

1

Để thi đỗ vào trường THPT công lập

85

15

2

Để được điểm cao

80

20

3

Để hiểu những giá trị nhân văn của tác phẩm văn chương và bài học làm người

62.5

37.5

4

Để làm vui lòng cha mẹ

82.5

17.5

5

Để có nhiều hiểu biết hơn

80

20

6

Để phát huy năng khiếu của bản thân

37.5

62.5

7

Để thực hiện được ước mơ là sau này trở thành

nhà văn, nhà thơ hay nhà phê bình văn học

15

85

8

Học để có bằng tốt nghiệp THCS

7.5

92.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Qua số liệu Bảng 2.8 chúng ta thấy việc xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn là rất cần thiết cho hoạt động học tập của HS. Những HS khá giỏi đều có mục đích học tập rõ ràng và thiết thực như để đạt điểm cao, để thi đỗ vào trường THPT công lập. Bên cạnh đó có một số HS lười học, học yếu không có mục đích học tập rõ ràng. Một số em được hỏi nói rằng em chỉ học hết lớp 9. Đó là thực tế rất đáng buồn vì địa phương có làng nghề, nên một số phụ huynh cũng không quan tâm đến việc học của con em. Có phụ huynh được hỏi trả lời luôn rằng chỉ cho con học hết lớp 9 để lấy bằng tốt nghiệp THCS thôi. Đây cũng là thực trạng khiến các nhà GD như chúng ta phải lưu tâm.

2.2.2.2. Ý thức, thái độ học tập và hứng thú với môn Ngữ văn

M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp HS học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Trong khi đó, việc khảo sát thực tế dạy học ở trường THCS Vân Hà bằng cách lấy phiếu hỏi từ các GV và HS đã cho thấy nhiều học sinh không có hứng thú trong học tập.

Biểu đồ 2 4 Mức độ hiệu quả về thái độ tình cảm của học sinh đối 2

Biểu đồ 2.4. Mức độ hiệu quả về thái độ, tình cảm của học sinh đối với môn Ngữ văn

Qua số liệu từ Biểu đồ 2.4 chúng ta thấy ý thức, thái độ và hứng thú của HS đối với môn Ngữ văn chưa cao, chỉ ở mức khá, trung bình. Bên cạnh đó, về sự chuyên cần thì 100% GV và HS không có hiện tượng HS thường xuyên bỏ tiết. Tuy nhiên đôi khi vẫn còn hiện tượng này xảy ra.

Một vấn đề rất đáng quan tâm nữa là thời gian tự học và hứng thú học môn Ngữ văn của HS so với môn Toán và Tiếng Anh. Hiện nay, đây là ba môn quan trọng trong nhà trường THCS. Hầu hết phụ huynh HS cũng đầu tư cho con em ba môn này. Tuy nhiên, qua khảo sát ý kiến của 40 HS thì chúng ta thấy một thực tế thật đáng buồn. Thời gian tự học và hứng thú học môn Ngữ văn của HS đều ít hơn so với hai môn Toán và Tiếng Anh. Cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát học sinh về mục đích, động học tập Ngữ văn


TT

Thời gian tự học và hứng thú

Nhiều hơn

Ít hơn

Bằng nhau

1

Thời gian tự học môn Ngữ văn so với môn Toán

25

62.5

12.5

2

Thời gian tự học môn Ngữ văn so với môn Tiếng Anh

42.5

52.5

5

3

Hứng thú học môn Ngữ văn so với môn Toán

32.5

67.5

0

4

Hứng thú học môn Ngữ văn so với môn Tiếng Anh

40

60

0

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí