Khảo Nghiệm Về Mức Độ Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Theo Chương Trình

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Khai thác và ứng dụng có hiệu quả các phần mềm quản lí giáo dục như phần mềm phổ cập, phần mềm quản lí nhà trường, phần mềm thi đua mạng Internet, các website, gmail … để thực hiện thu thập thông tin xử lí dữ liệu báo cao chất lượng giáo dục…

Trắc nghiệm trên máy tính thi phần mềm trực tiếp trên mạng.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Kiện toàn ban chỉ đạo “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2015 - 2020. trong đó chú trọng nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ CBQL và GV. Tiếp tục kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc hàng ngày.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và nhân viên về ý nghĩa tầm quan trọng của nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, dạy học và các hoạt động giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi đầu tư xây dựng phòng tin học, mua máy tính, máy photo, trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại giúp cho nhà trường có các công cụ hỗ trợ dạy học ngày càng tốt hơn, phục vụ quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá KQHT của HS ngày càng hiệu quả hơn. Cụ thể: phấn đấu mỗi trường có 1 máy photo, xây dựng ít nhất 1 phòng tin học (từ 50 máy trở lên)/1 trường, từng bước thực hiện kiểm tra chấm điểm trên máy tính, thi olympic toán học, tiếng anh trên mạng Internet. Sử dụng các phần mềm quản lí nhà trường edu.vn, phần mềm hồ sơ nhà trường, phần mềm phổ cập giáo dục… trong hoạt động quản lí các nhà trường.

Các cấp quản lí và cán bộ giáo viên trong các nhà trường phải làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, tham mưu với Sở GD&ĐT, UBND huyện xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể cho việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Tích cực tuyên truyền vận động người dân địa phương hiểu, chia sẻ, ủng hộ các nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần. Kêu gọi các nhà hảo tâm, các công ty doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển nhà trường…

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- BGH nhà trường cần nhận thức được vai trò của công nghệ thông tin trong đổi mới đánh giá KQHT của HS, chủ động tích cực trong đổi mới.

- Đội ngũ GV cần nâng cao trình độ công nghệ thông tin để có thể thực hiện đánh giá KQHT của học sinh có sử dụng công nghệ thông tin, góp phần đảm bảo độ chính xác.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lấy nhau nêu chúng ta chỉ chú ý thực hiện một vài biện pháp sẽ không đảm bảo tính đồng bộ hiệu quả. Ví dụ, nếu tập trung đổi mới nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ và học sinh về kiểm tra - đánh giá nhưng không chú ý đến bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho giáo viên thì sẽ lúng túng khó thực hiện, không chú ý đến tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kiểm tra - đánh giá thì hiệu quả công việc sẽ không cao, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay. Vì vậy, khi thực hiện 6 biện pháp được đề xuất phải đảm bảo 4 nguyên tắc đã nêu, như vậy mới đạt hiệu quả cao nhất.

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về kiểm tra - đánh giá là bước đột phá, có ý nghĩa như kim chỉ nam cho hành động đúng.

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra - đánh giá và quản lí quy trình kiểm tra là nhiệm vụ trọng tâm mà các môn học phải thực hiện nghiêm túc.

Tăng cường giám sát, đánh giá hoạt động kiểm tra - đánh giá học sinh trong nhà trường; tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn; làm tốt công tác quản lí hồ sơ; tổ chức bồi dưỡng giáo viên năng lực xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập mẫu; ra đề, tổ chức kiểm tra, chấm bài kiểm tra, trả bài kiểm tra là những công việc được các nhà trường làm khá tốt, tuy nhiên cần tiếp tục chú ý hoàn thiện để đảm bảo tính đồng bộ.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh có tính cần thiết và khả thi tương đối cao. Tuy nhiên, vấn đề gặp phải là một số cán bộ quản lí giáo viên tuổi đời, tuổi nghề đã cao, e ngại ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công việc. Nếu được động viên, giúp đỡ kịp thời họ sẽ tự tin hơn và thực hiện được yêu cầu.

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất đầu tư trang thiết bị các điều kiện phục vụ việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh là biện pháp điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp nêu trên. Nhưng lại nằm ngoài khả năng của cán bộ quản lí và giáo viên. Biện pháp này cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương (phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục).

3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

3.4.1. Giới thiệu về quá trình khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Thăm dò về sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

3.4.1.2. Khách thể khảo nghiệm

Đề tài tiến hành khảo sát kết quả về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THPT Huyện Hưng Hà trên đối tượng khách thể là án bộ quản lí Sở GD&ĐT (10 người) và cán bộ quản lí trường THPT (25 người), GV các trường THPT (25 người) huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tổng số 60 khách thể.

3.4.1.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THPT huyện Hưng Hà có 6 biện pháp:

- Biện pháp thứ 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về đánh giá KQHT của HS theo chương trình GDPT 2018.

- Biện pháp thứ 2: Xây dựng quy trình và thực hiện quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh cho từng môn học theo quy định chung.

- Biện pháp thứ 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá KQHT HS theo CTGDPT 2018 cho đội ngũ GV các trường THPT

- Biện pháp thứ 4: Chỉ đạo tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo CTGDPT 2018 kết hợp với công tác quản lí chặt chẽ hồ sơ

- Biện pháp thứ 5: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra - đánh giá kết qủa học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018, động viên khen thưởng và xử lí nghiêm sai phạm

- Biện pháp 6: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018

3.4.1.4. Phương pháp khảo nghiệm

Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất với cán bộ quản lí Sở GD&ĐT và CBQL các trường THPT đã được xác định.

3.4.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả

Để có cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm, trưng cầu ý kiến về mức độ cấp thiết (CT) và tính khả thi (KT) của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018 được đề xuất với các mức độ cấp thiết và khả thi như sau:

- Mức độ CT: Không CT: 1 điểm; CT: 2 điểm; Rất CT: 3 điểm

- Mức độ KT: Không KT: 1 điểm: KT: 2 điểm; Rất KT: 3 điểm Công thức tính giá trị trung bình:

Trong đó x i là điểm số trong thang điểm a i số khách thể đạt điểm 1

Trong đó: xi: là điểm số trong thang điểm; ai: số khách thể đạt điểm tương ứng với xi; N: là tổng số khách thể thực hiện khảo sát.

Thang đo khoảng được sử dụng trong các câu hỏi về mức độ, tần suất có giá trị từ nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 3.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Mức độ cấp thiết của các biện

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018


TT


Biện pháp

Mức độ cấp thiết


ĐTB

Thứ bậc

Rất

CT

CT

Không

CT


1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản

lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018


15


45


0


2.25


1


2

Xây dựng quy trình và thực hiện quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh cho

từng môn học theo quy định chung


12


48


0


2.2


3


3

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá KQHT HS theo CTGDPT 2018 cho đội

ngũ GV các trường THPT


11


49


0


2.18


4


4

Chỉ đạo tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo CTGDPT 2018 kết hợp với

công tác quản lí chặt chẽ hồ sơ


13


47


0


2.21


2


5

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra - đánh giá kết qủa học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018, động viên

khen thưởng và xử lí nghiêm sai phạm


10


50


0


2.16


5


6

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

của học sinh theo chương trình GDPT 2018


6


54


0


2.1


6

ĐTB chung

2.18


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 12

Từ kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.1, chúng ta có thể nhận thấy:

Nhìn chung, các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THPT huyện Hưng Hà đã đề xuất được các khách thể tham gia khảo sát khẳng định có tính cấp thiết với ĐTB chung cho ba mức độ là 2.18 và dao động từ 2.1 đến 2.25. Toàn bộ khách thể tham gia khảo sát đánh giá các biện pháp được đề xuất là “Cấp thiết” và “Rất cấp thiết”, không có khách thể nào đánh giá ở mức “Không cấp thiết”.

Xét trong tương quan giữa các biện pháp đề xuất, “Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018” là biện pháp được đánh giá có tính cấp thiết ở vị trí cao nhất với ĐTB chung cho ba mức độ là 2.25 và biện pháp đứng ở vị trí cuối cùng với ĐTB là 2.1. là Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên”.

3.4.2.2. Tính khả thi của các biện pháp

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018


TT


Biện pháp

Tính khả thi


ĐTB

Thứ bậc

Rất

KT

KT

Không

KT


1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về đánh giá

KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018


15


45


0


2.25


4


2

Xây dựng quy trình và thực hiện quy trình

đánh giá kết quả học tập của học sinh cho từng môn học theo quy định chung.


20


40


0


2.33


2


3

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá KQHT HS theo CTGDPT 2018 cho đội

ngũ GV các trường THPT


25


35


0


2.41


1


4

Chỉ đạo tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo CTGDPT 2018 kết hợp với

công tác quản lí chặt chẽ hồ sơ


15


45


0


2.25


4


5

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra - đánh giá kết qủa học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018, động

viên khen thưởng và xử lí nghiêm sai phạm


16


44


0


2.26


3


6

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào

quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018


12


48


0


2.2


6

ĐTB chung

2.28


Kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.2 cho chúng ta thấy rằng:

Nhìn chung, các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT cho học sinh ở các trường THPT huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đã đề xuất được các khách thể tham gia khảo sát khẳng định có tính khả thi với điểm trung bình chung cho ba mức độ là

2.28 và dao động từ 2.2 đến 2.41. Toàn bộ khách thể tham gia khảo sát đánh giá các biện pháp được đề xuất là “Khả thi” và “Rất khả thi”, không có khách thể nào đánh giá ở mức “Không khả thi”.

Xét trong tương quan thứ bậc giữa các biện pháp chúng ta có thể nhận thấy:

- Biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá KQHT học sinh theo CTGDPT 2018 cho đội ngũ GV các trường THPT các trường THPTđược các khách thể tham gia khảo sát đánh giá là biện pháp có tính khả thi ở mức cao nhất với điểm trung bình chung cho ba mức độ là 2.41.

- Đứng ở vị trí thứ hai là biện pháp “ Xây dựng quy trình và thực hiện quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh cho từng môn học theo quy định chung” với điểm trung bình 2.33.

- Đứng ở vị trí cuối cùng trong số các biện pháp là Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018song điểm trung bình cũng ở mức cao (điểm trung bình là 2.2.tương ứng với bốn mức độ).

Kết quả khảo nghiệm thu được nêu trên cho phép kết luận rằng: Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THPYT huyện Hưng Hà, tinhr Thái Bình được chúng tôi nghiên cứu đề xuất có mức độ cấp thiết và tính khả thi.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trên cơ sở lí luận về quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT theo chương trình GDPT 2018 đã giúp chúng tôi phân tích rõ thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh bốn trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Qua đó, đã nghiên cứu đề xuất 4 nguyên tắc 6 biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT trên địa bàn toàn huyện.

Các nguyên tắc đó là: nguyên tắc đảm bảo tính đúng với nội dung các văn bản đã được ban hành; nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ; nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển; nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn.

Các biện pháp được đề xuất đó là: Tổ chức nâng cao nhận thức cho giáo viên, cha mẹ và học sinh về đánh giá KQHT của HS theo chương trình GDPT 2018; Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập mẫu, ra đề, tổ chức kiểm tra, chấm bài kiểm tra, trả bài kiểm tra; Tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm tra, quy trình kiểm tra - đánh giá cho từng môn và quản lí quy trình kiểm tra - đánh giá; Chỉ đạo tăng cường giám sát hoạt động kiểm tra - đánh giá KQHT của học sinhtheo chương trình GDPT 2018; khen thưởng xử phạt nghiêm minh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018.

- Biện pháp thứ 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về đánh giá KQHT của HS theo chương trình GDPT 2018 (theo định hướng PTNL học sinh).

- Biện pháp thứ 2: Xây dựng quy trình và thực hiện quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh cho từng môn học theo quy định chung.

- Biện pháp thứ 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá KQHT của học sinh theo chương trình GDPT 2018 cho đội ngũ GV.

- Biện pháp thứ 4: Chỉ đạo tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo CTGDPT 2018 kết hợp với công tác quản lí chặt chẽ hồ sơ

- Biện pháp thứ 5: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra - đánh giá kết qủa học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018, động viên khen thưởng và xử lí nghiêm sai phạm

- Biện pháp 6: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023