- Đưa việc sử dụng thiết bị dạy học là một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy và xếp loại thi đua, có sổ theo dõi sử dụng thường xuyên.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong qua trình thực hiện nhiệm vụ quản lý dạy học nội dung GDĐP.
Khi quản lý hoạt động dạy học nội dung GDĐP trong nhà trường, CBQL phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống. Biện pháp này là tiền đề, là cơ sở của biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Hệ thống các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất. Tuy nhiên, mỗi địa phương, mỗi trường có những đặc điểm khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp sẽ thực hiện ở mức độ khác nhau. Thực tiễn cho thấy không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào.
3.4. Khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích
Tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV của các trường THCS về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
3.4.2. Nội dung và phương pháp
Sau khi đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học nội dung GDĐP ở các trường THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và GV có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nội dung GDĐP ở các trường THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Tổng số ý kiến 120, trong đó CBQL: 24; GV: 96.
Phiếu đánh giá tính cần thiết có 4 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, bình thường, không cần thiết, rất không cần thiết.
Phiếu đánh giá tính khả thi có 4 mức độ: Rất khả thi, khả thi, bình thường, không khả thi, rất không khả thi.
Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành điều tra đội ngũ CBQL, GV ở 12 trường THCS trong thị xã.
Các biện pháp đạt ĐTB dưới 3,4 điểm thì biện pháp đó được coi là không cần thiết và không khả thi. Các biện pháp có ĐTB từ 3,4 đến 5 điểm là biện pháp có mức độ cần thiết và tính khả thi cao.
3.4.3. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của biện pháp tôi sử dụng câu hỏi 4,5 (Phụ lục 3) để khảo sát trên 120 CBQL và GV. Kết quả thu được ở bảng 3.1:
Bảng 3.1. Bảng khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
Nội dung khảo sát | Mức độ thực hiện | ĐTB ) | |||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Bình thường | Không cần thiết | Rất không cần thiết | |||
1. | Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về dạy học nội dung GDĐP trong chương trình THCS | 90 | 20 | 10 | 0 | 0 | 4.67 |
2. | Bồi dưỡng GV năng lực thiết kế và tổ chức dạy học nội dung GDĐP | 100 | 15 | 5 | 0 | 0 | 4.79 |
3. | Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để thực hiện dạy học nội dung GDĐP | 85 | 26 | 9 | 0 | 0 | 4.63 |
4. | Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy học nội dung GDĐP | 88 | 18 | 14 | 0 | 0 | 4.62 |
5. | Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tổ chức dạy học nội dung GDĐP | 93 | 17 | 10 | 0 | 0 | 4.69 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Dạy Học Nội Dung Gdđp
- Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Dạy Học Nội Dung Giáo Dục Địa Phương Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Mục Tiêu 1: Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ Của Gv Trong Giảng Dạy Để Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học.
- Quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương - 11
- Lập Bảng Đối Chiếu Từ Ngữ Địa Phương Với Từ Ngữ Toàn Dân
- Bài Tập 3/t92: Sưu Tầm Một Số (Từ Ngữ) Thơ Ca Có Sử Dụng Từ Ngữ Chỉ Quan Hệ Ruột Thịt, Thân Thích Của Địa Phương Em Hoặc Địa Phương Khác.
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Bảng 3.2. Bảng khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Nội dung khảo sát | Mức độ thực hiện | ĐTB ) | |||||
Rất khả thi | Khả thi | Bình thường | Không khả thi | Rất không khả thi | |||
1. | Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về dạy học nội dung GDĐP trong chương trình THCS | 108 | 7 | 5 | 0 | 0 | 4.86 |
2. | Bồi dưỡng GV năng lực thiết kế và tổ chức dạy học nội dung GDĐP | 110 | 5 | 5 | 0 | 0 | 4.88 |
3. | Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để thực hiện dạy học nội dung GDĐP | 105 | 10 | 5 | 0 | 0 | 4.83 |
4. | Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy học nội dung GDĐP | 100 | 15 | 5 | 0 | 0 | 4.79 |
5. | Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tổ chức dạy học nội dung GDĐP | 102 | 15 | 3 | 0 | 0 | 4.83 |
Kết quả các bảng đánh giá trên cho thấy tất cả các biện pháp mà chúng tôi đề xuất có ĐTB cao, dao động từ 4,62 đến 4,88. Điều đó cho thấy sự đồng thuận cao của các nghiệm thể về mức độ cần thiết và tính khả thi đối với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý dạy học nội dung GD ĐP ở các trường THCS.
Kết luận chương 3
Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng dạy học GDĐP và quản lý hoạt động dạy học nội dung GDĐP của CBQL các trường THCS ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, chúng tôi nêu ra các nguyên tắc để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nội dung GD ĐP. Luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động dạy học nội dung GDĐP ở các trường THCS ở thị xã Chí Linh. Trong mỗi biện pháp đều chỉ ra mục đích, nội dung, cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện. Phần cuối của chương là kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp thông qua việc xử lý kết quả phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL và GV ở các trường THCS ở thị xã Chí Linh. Kết quả thống kê cho thấy sự mong muốn có sự cải tiến trong công tác quản lý hoạt động dạy học nội dung GDĐP góp phần nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường THCS cũng như tính khả thi của các biện pháp mà luận văn nêu ra.
Trong đó cần chú ý đến các biện pháp bồi dưỡng GV năng lực thiết kế và tổ chức dạy học nội dung GDĐP, bởi khi GV có năng lực thiết kế và tổ chức dạy học tốt sẽ nâng cao hiệu quả việc dạy học nội dung GDĐP. Nếu vận dụng tốt kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là điều kiện để tổ chức hoạt động dạy học nội dung GDĐP ở các trường THCS thị xã Chí Linh đạt hiệu quả tốt.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Quản lý dạy học nội dung GDĐP là một bộ phận trong quản lý dạy học giáo dục phổ thông. Quản lý dạy học nội dung GDĐP là quá trình tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý, qua đó khơi dậy, bồi đắp lòng tự hào truyền thống lịch sử, văn hóa, tình yêu con người, quê hương, đất nước trong mỗi HS, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục nhà trường, mục tiêu giáo dục nhân cách thế hệ trẻ của xã hội.
Để thực hiện tốt công tác quản lý dạy học nội dung GDĐP, người CBQL phải thực hiện tốt 4 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch dạy học nội dung GDĐP ở các trường THCS; Tổ chức hoạt động dạy học nội dung GDĐP; Chỉ đạo dạy học nội dung GDĐP; Kiểm tra,đánh giá kết quả thực hiện dạy học nội dung GDĐP.
Từ thực trạng dạy học nội dung GDĐP ở các trường THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cho thấy đội ngũ CBQL và GV đã có nhận thức về nội dung GDĐP, ý nghĩa và tầm quan trọng của dạy học nội dung GDĐP, nhưng nhận thức đó chưa đầy đủ, đúng đắn. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, biện pháp quản lý dạy học ở các nhà trường đã được chú trọng, từ đó chất lượng dạy học được nâng lên. Tuy nhiên, trong công tác quản lý chỉ đạo của nhà trường còn có những hạn chế như: công tác kiểm tra, đánh giá dạy học nội dung GDĐP chưa được chú trọng, việc đầu tư và trang bị về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn; Năng lực của GV về thiết kế và tổ chức dạy học nội dung GDĐP còn nhiều hạn chế.
Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý dạy học nội dung GDĐP ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, luận văn đã đề xuất được 5 biện pháp: (1) Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học nội dung GDĐP trong chương trình THCS; (2). Bồi dưỡng GV năng lực thiết kế và tổ chức dạy học nội dung GDĐP; (3). Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên
môn theo hướng nghiên cứu bài học để thực hiện dạy học nội dung GDĐP; (4). Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy học nội dung GDĐP; (5).Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học.
Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, qua khảo nghiệm cho thấy các biện pháp được đánh giá là cần thiết, khả thi cao. Nếu được thực hiện đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng dạy học nội dung GDĐP, đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở GD &ĐT Hải Dương
Cần tạo điều kiện tốt nhất cho GV khi dạy học nội dung GDĐP bằng cách tổ chức tập huấn cho GV thông qua sự phối hợp các ngành liên quan như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin - Truyền thông. Biện pháp cụ thể là mời các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu chuyên sâu về văn học, lịch sử, địa lí địa phương bàn bạc, thảo luận, sưu tầm tài liệu, sách có liên quan.
Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể về dạy học nội dung GDĐP, công tác kiểm tra đánh giá để nâng cao hiệu quả thực hiện.
Đưa chương trình GDĐP vào đề thi học kì để GV và HS chú tâm hơn đến việc dạy học nội dung này.
Tổ chức hội giảng, thao giảng các tiết Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí... địa phương ở cụm hoặc ở Sở GD&ĐT để GV có điều kiện trao đổi, có sự thống nhất chung.
Mở lớp tập huấn bồi dưỡng năng lực quản lí dạy học GDĐP cho cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn...).
2.2. Đối với các nhà trường THCS
Tạo điều kiện về kinh tế, tài chính, thời gian để GV, HS đi thực tế, tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tiếp xúc với các nhà văn, nhà
thơ, nhà nghiên cứu lịch sử. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến GV, HS, cha mẹ HS và xã hội về mục đích ý nghĩa dạy học nội dung GDĐP. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia quản lí dạy học nội dung GDĐP.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về QLGD, Trường CBQL- Hà Nội.
2. Ninh Văn Bình, Biện pháp quản lý dạy học ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy học, Luận án Tiến sỹ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2008.
3. Bộ GD&ĐT (2001), Quy định đánh giá xếp loại giờ dạy, Công văn số 10227/THPT, ngày 11/09/2001.
4. Bộ GD&ĐT (2008), Hướng dẫn thực hiện nội dung GDĐP, Công văn số 5977/BGDPT- GDTrH.
5. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học.
6. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia.
7. Nguyễn Văn Châu, Những giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông, Luận án Tiến sỹ Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003…
8. Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng “Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục”,Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Chương trình 77 - CTr/HU của Bộ chính trị, ngày 09/10/2009, Chương trình hành động thực hiện thông báo kết luận số 242 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết TW2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
10. Lâm Quang Dốc (2014), Địa lí địa phương trong trường phổ thông. Nxb Đại học sư phạm.
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc Gia, Hà Nội.