Dự Báo Bối Cảnh Mới Và Định Hướng Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam Sang Thị Trường Trung Quốc


Chương 4

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC


4.1. DỰ BÁO BỐI CẢNH MỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

4.1.1. Dự báo bối cảnh mới đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thời gian tới

4.1.1.1. Bối cảnh thế giới

Trước hết, đại dịch Covid-19 gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, dẫn đến nguy cơ suy thoái. Tới nay, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới thương mại hàng hóa do các biện pháp giãn cách, kiểm dịch chặt chẽ… Quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại tiếp tục phát triển ngày càng lớn về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện, đi kèm với đó là những ảnh hưởng tích vực và tiêu cực, cơ hội và thách thức với các nền kinh tế. Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp có tầm ảnh hưởng rộng lớn. Ngoài ra, thế giới đang trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi nền kinh tế trong rất nhiều các ngành nghề sản xuất, hành chính, tài chính, thương mại điện tử... Bối cảnh thế giới như vậy vừa tạo ra cơ hội cũng như thách thức đối với XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.

4.1.1.2. Bối cảnh Trung Quốc

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tế của Trung Quốc cũng gặp suy thoái. Sự suy giảm này kéo theo cầu tiêu dùng giảm khi mọi người chủ yếu mua bán các mặt hàng thiết yếu. Trong và sau đại dịch, do các biện pháp kiểm soát và phong tỏa, các quốc gia đang nâng cao khả năng sản xuất, hướng đến tự cung ứng các mặt hàng này, bao gồm NS. Theo đó, sản xuất NS phát triển cả về diện tích trồng và sản lượng [70]. Tuy nhiên, thị hiếu tiêu dùng và yêu cầu đối với chất lượng hàng NS ở các vùng miền của Trung Quốc là khác nhau. Các tỉnh, thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến ưa chuộng những sản phẩm NS nhập khẩu chất lượng cao, chú trọng tới vấn đề VSATTP, còn các tỉnh Trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


Hưng, Giang Tô, Thái Hưng, các vùng gần biên giới Việt Nam … có xu thế tiêu dùng nông sản có mức giá vừa phải, chất lượng trung bình.

Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - 18

Ngoài ra, Trung Quốc ngày càng nâng cao tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường các biện pháp kiểm soát tại biên giới, áp dụng các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ đối với mặt hàng NS nhập khẩu. Trung Quốc đưa ra các quy định đối với hàng NS nhập khẩu, siết chặt thủ tục nhập khẩu, dựng nhiều hàng rào kỹ thuật, giảm dần nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, tiến tới nhập khẩu chính ngạch (trong đó có Việt Nam) [3]. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thủ tục thông quan tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc phải tuân thủ các quy định khắt khe về kiểm dịch và y tế. Như vậy, XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc sẽ ngày càng khó khăn hơn.

4.1.1.3. Bối cảnh trong nước

Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng tại khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã ký kết và thực thi các FTA thế hệ mới giúp mở ra nhiều cơ hội và lợi ích cho nền kinh tế nói chung, sản xuất và XKNS nói riêng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế biến để tăng giá trị gia tăng của mặt hàng NSXK... RCEP cũng đã được ký kết và sẽ sớm có hiệu lực, được kỳ vọng tạo ra cơ hội lớn đối với XKNS của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc những năm tới.

Bên cạnh đó, phía chính phủ cũng tích cực thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động XKNS sang thị trường Trung Quốc diễn ra thuận lợi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đẩy mạnh việc cấp mã số vùng nuôi - trồng để đáp ứng yêu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm cho NSSK, đáp ứng yêu cầu XK vào một số thị trường (trong đó có Trung Quốc) nhằm thúc đẩy XK chính ngạch. Tính đến đầu năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cấp mã số vùng nuôi - trồng đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm cho 1.749 vùng trồng quả và 1.200 cơ sở đóng gói quả tươi XK [39]. Nhiều DN và hộ nông dân Việt Nam đang từng bước thích nghi và chuyển hoạt động XKNS sang thị trường Trung Quốc qua đường chính ngạch, giảm dần, tiến tới chấm dứt XK theo hình thức “trao đổi cư dân”. Đồng thời, các Bộ, ngành của Việt Nam, dưới sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực đàm phán với Trung Quốc về an toàn thực phẩm để chính thức mở cửa thị trường cho các sản phẩm NS như tổ yến, sầu


riêng, khoai lang tím, thạch đen, cua, cá ngừ, nghêu, cá rô phi, rươi, ngao, sứa … (đây là những sản phẩm mà Trung Quốc đã giảm thuế nhập khẩu cho Việt Nam theo kênh đàm phán thương mại) nhằm mở ra cơ hội thuận lợi cho XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc [5].

4.1.2. Định hướng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

4.1.2.1. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2030

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và XK; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn; thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương; phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của Chính phủ; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm rừng.

Ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực bám sát theo ba trục chính, gồm sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh và các sản phẩm đặc sản địa phương.

Đến năm 2030, nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó ngành chế biến NS đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới, đặc biệt 3 ngành chế biến gồm rau củ quả, thủy hải sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ phấn đấu đứng trong số 05 nước hàng đầu thế giới. Việt Nam đồng thời cũng phấn đấu trở thành một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics của thương mại NS toàn cầu; đủ năng lực chế biến, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp; trình độ công nghệ chế biến, bảo quản chung đạt từ trung bình trở lên, trong đó các ngành hàng NS chủ lực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; sản phẩm chế biến đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ, có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm; góp phần nâng cao giá trị gia tăng và kim ngạch XKNS Việt Nam [62].


Gắn kết hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng XKNS với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm NS; đồng thời đầu tư có trọng điểm, tránh tràn lan phân tán nguồn lực, hướng mạnh vào các mặt hàng chiến lược có lợi thế so sánh như lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, rau quả nhiệt đới,v.v...

Tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển cơ giới hóa và chế biến trong nông nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh, hiệu quả và bền vững, gắn với chuỗi giá trị thông qua các mô hình liên kết tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn nhằm tạo nguồn cung ổn định, có chất lượng cao phục vụ cho XK.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản được xác định có vai trò là “trụ cột” trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của NS Việt Nam và có vai trò “then chốt” trong chuỗi liên kết giá trị của NS Việt Nam với khu vực và thế giới.

Hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành nông nghiệp phải gắn với quá trình tái cơ cấu, thay đổi mô hình tăng trưởng của đất nước và của ngành trên cơ sở phát huy nội lực; hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng liên kết vùng trong nước. Theo đó, tuân thủ các cam kết quốc tế đi đôi với chủ động xây dựng và vận dụng các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác thương mại NS của cộng đồng khu vực và quốc tế.

Tập trung triển khai đồng bộ các cam kết hội nhập quốc tế trong ngành nông nghiệp, trong đó trọng tâm giải quyết các vấn đề liên quan đến rào cản kỹ thuật, đảm bảo hài hòa hóa hệ thống hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn, quy chuẩn, kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm, SPS, TBT,v.v...) giữa Việt Nam và các nước NK.

Chủ động khai thác các cơ hội, lợi thế từ hội nhập kinh tế quốc tế; mở rộng thị trường XK; phát huy thế mạnh, tiềm năng của NS Việt Nam; tập trung phát triển sản xuất, XK các sản phẩm NS chủ lực có tính cạnh tranh cao, các sản phẩm chế biến sâu; nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường quốc tế.


Tham gia các cam kết thị trường quan trọng, mang tính chiến lược của khu vực và thế giới, tăng cường tiếp cận các thị trường NS quan trọng theo định hướng hội nhập sau:

(i) Tăng thị phần, thị trường XKNS vào những đối tác trong các FTA song phương và đa phương, đặc biệt là các Hiệp định thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP,v.v… thông qua xóa bỏ thuế quan, hạn chế các hàng rào kỹ thuật và thương mại đối với hàng NS, đàm phán công nhận lẫn nhau về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS);

(ii) Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, kỹ thuật, sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp;

(iii) Giảm nhẹ các biện pháp phòng vệ thương mại, xâm nhập sâu hơn vào thị trường thông qua cơ hội liên kết với các tập đoàn bán lẻ;

(iv) Bảo vệ một số ngành sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém nhưng có triển vọng tăng cường khả năng cạnh tranh trong tương lai;

(v) Tăng cường hợp tác quốc tế trong các nỗ lực chống khai thác và thương mại bất hợp pháp động thực vật hoang dã và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên;

(vi) Xây dựng các chính sách, giải pháp thúc đẩy XKNS phải phù hợp với các cam kết của hội nhập, của các tổ chức quốc tế và thông lệ quốc tế mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là đối với các hình thức hỗ trợ, trợ cấp mà theo khuyến cáo là hạn chế hoặc cấm trong sản xuất, XKNS.

(v) Đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích của Chính phủ - nhà khoa học - người nông dân sản xuất - DN chế biến, XK trong việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách liên quan cũng như trong việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật đối với hàng NS XK [33].

4.1.2.2. Định hướng thương mại nông sản Việt Nam với Trung Quốc

Phát triển thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc phải dựa trên những cam kết chung về thương mại hai nước đảm bảo tính hài hòa, minh bạch trong việc giao thương phù hợp với pháp luật hai nước, tận dụng tối đa ưu đãi theo WTO và ACFTA để XKNS sang Trung Quốc.

Phát triển thương mại NS với Trung Quốc dựa vào xây dựng quan hệ đối tác hoặc liên kết đầu tư dài hạn, tin cậy với người tiêu dùng cuối cùng, xây dựng hệ thống phân phối chính hoặc liên kết đầu tư sản xuất tại Việt Nam nhất là những mặt


hàng có quy mô thương mại lớn (lúa gạo, cao su, v.v…) hay dễ hư hỏng (thủy sản, rau quả, v.v…).

Việt Nam cần chủ động hơn trong chính sách thương mại biên mậu và từng bước chuyển từ buôn bán tiểu ngạch sang chính ngạch. Trong thương mại mậu biên cần chủ động hơn để đưa ra các phản ứng phù hợp thúc đẩy thương mại NS hai nước. Trong khi Trung Quốc đang thúc đẩy thương mại chính ngạch, Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để chuyển dần quan hệ buôn bán tiểu ngạch, thiếu minh bạch, khó quản lý sang quan hệ thương mại chính ngạch bằng chính sách ngoại giao, quản lý Chính phủ và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Các chính sách và giải pháp hỗ trợ thương mại được xây dựng trên cơ sở coi Trung Quốc là đối tác thương mại truyền thống và quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Đối với thị trường này, cần từng bước phát triển theo chiều sâu trên cơ sở chính thức hóa, hạn chế trung gian, cần tiếp tục phát huy lợi thế thương mại biên giới và từng bước đẩy mạnh thương mại chính ngạch thâm nhập sâu vào thị trường nội địa Trung Quốc. Đồng thời; có những giải pháp quản lý tốt hơn về chất lượng các mặt hàng NS NK từ Trung Quốc vào Việt Nam [32].

Chú trọng vào các chính sách và giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như khả năng thích ứng trước những thay đổi về điều kiện và quy định, tăng năng lực cạnh tranh cho các DN XK NS của Việt Nam nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe, quy định nghiêm ngặt của thị trường này, đồng thời làm tăng giá trị sản phẩm, chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, từ đó đạt được chỗ đứng trong thị trường NS của TQ.

Công tác xúc tiến thương mại tiếp tục được chú trọng, đặc biệt trong việc xây dựng các chính sách định hướng, chiến lược tổng thể và kế hoạch hành động cũng như xây dựng thương hiệu NS XK của Việt Nam. Tăng cường kết nối giao thương và quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ, hội thảo.

Cần áp dụng triệt để và rộng rãi các giải pháp cắt giảm, tinh gọn và đơn giản hoá hệ thống thủ tục hành chính, hải quan thông qua thúc đẩy triển khai, thông tin và hoàn thiện các công cụ của Chính phủ số như Cổng dịch vụ công quốc gia và khai hải quan trực tuyến.


4.2. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ XUẤT KHẨU

Trên cơ sở bối cảnh và định hướng XKNS của Chính phủ và định hướng đối với thị trường Trung Quốc, theo kết quả phân tích của luận án, việc đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả XKNS vào thị trường Trung Quốc sẽ dựa trên một số quan điểm như:

Xác định rõ vai trò quan trọng của chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ, tạo động lực cho DN XKNS phát triển.

Phát huy lợi thế cạnh tranh của mặt hàng nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và đặc biệt là trong khu vực.

Khai thác các hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Phổ biến cho DN nắm rõ thông tin về thị trường Trung Quốc.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.

Hình thành các vùng sản xuất nông sản chuyên canh lớn, có thế mạnh ở Việt Nam để kiểm soát tốt chất lượng tạo điều kiện cho XK.

Theo kết quả đánh giá mô hình biến độc tới biến phụ thuộc, kết quả ước lượng hệ số hồi quy chuẩn hóa cho biết biến TTNG, chất lượng là 02 biến ảnh hưởng mạnh nhất tới biến XK (hệ số hồi quy chuẩn hóa tương ứng 0,247 và 0,186), tiếp sau đó là biến QH, TTTN, DN (hệ số hồi quy chuẩn hóa tương ứng là 0,151, 0,142 và 0,133). Các giải pháp đề nghị được thực hiện theo thứ tự ưu tiên này.

4.2.1. Nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản về thị trường Trung Quốc

4.2.1.1. Lý do đề xuất giải pháp

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của luận án, nhân tố thị trường nước ngoài là nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều và mạnh nhất đến hoạt động XK của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Kết quả định lượng và định tính đều cho một kết luận rất rõ ràng về việc các DN Việt Nam đã bị động thế nào khi phía thị trường Trung Quốc thay đổi các quy định pháp lý về nhập khẩu hàng NS


từ Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình phân tích cho thấy việc thiếu hụt thông tin về thị trường Trung Quốc của DN XKNS Việt Nam là thường gặp. Vấn đề này xuất phát từ hai phía, phía DN không chủ động đi tìm hiểu đầy đủ thông tin và từ phía cơ quan chức năng không tạo điều kiện đầy đủ để DN XKNS tiếp cận thông tin.

4.2.1.2. Mục đích giải pháp

Giải pháp được đề xuất với mục đích nâng cao nhận thức của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam về thị trường Trung Quốc

4.2.1.3. Các biện pháp cụ thể

Nhóm yếu tố thị trường nước ngoài được thể hiện qua 05 tiêu chí cơ bản: (1) Các quy định pháp lý về nhập khẩu; (2) Mức độ tương đồng văn hóa tại nước nhập khẩu; (3) Tính cạnh tranh của NS tại thị trường nước nhập khẩu; (4) Các rào cản từ thị trường nước nhập khẩu (5) Sự biến động của thị trường thế giới.

Các giải pháp đề xuất về phía chính phủ như sau (Bộ công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao):

Thứ nhất, về các quy định pháp lý về nhập khẩu của Trung Quốc, các rào cản từ thị trường nhập khẩu.

Cần đảm bảo thông tin về các quy định pháp lý như: yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu về mẫu mã, bao bì, truy xuất nguồn gốc của Trung Quốc luôn được cập nhật một cách chính thống và dễ tiếp cận, đặc biệt là những thay đổi về chính sách nhập khẩu.

Phổ biến thông tin về thị trường Trung Quốc đến DN XKNS thông qua các kênh khác nhau như thông qua các kênh truyền thông như VTV, báo, đài phát thanh, thông qua các Sở công thương tại địa bàn của DN, thông qua các cuộc hội thảo về xúc tiến XKNS do Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. Ngoài ra, cần tận dụng các lợi thế của công nghệ thông tin để tuyên truyền rộng rãi nói chung như kênh mạng xã hội doanh nghiệp, thư điện tử hay chính phủ số.

Chính phủ cần đầy mạnh hoạt động của các Trung tâm xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc trong công tác thu thập thông tin thị trường nước sở tại về những thay đổi như: xu hướng về nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng, hay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023