Tổ Chức, Chỉ Đạo Thực Hiện Chương Trình, Nội Dung Hoạt Động Của Phòng Hỗ Trợ, Can Thiệp Hỗ Trợ Trực Tiếp Trẻ Và Các Hoạt Động Tư Vấn Khác


xây dựng mục tiêu, kế hoạch hoạt động của phòng hỗ trợ GDĐB giúp cho công tác quản lý GDHN trẻ KT đúng hướng, góp phần thực hiện mục tiêu chung của trường mầm non hòa nhập. Xây dựng mục tiêu, kế hoạch hoạt động phòng hỗ trợ GDĐB là làm cho quá trình GDHN TKT vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng GDHN TKT (nói riêng) và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non (nói chung). Quá trình này bao gồm:

- Về nhận thức: Giúp các lực lượng GD có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDHN TKT nhằm thực hiện quyền của TKT.

- Về thái độ, tình cảm: Giúp mọi người có thái độ đúng và điều chỉnh hành vi của bản thân, biết thể hiện thái độ thân thiện, không phân biệt, đối xử hoặc kỳ thì TKT;

- Về hành vi: Hướng mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ TKT.

Xây dụng mục tiêu, kế hoạch về GDHN và hoạt động của phòng hỗ trợ GDĐB bao gồm:

- Xây dựng mục tiêu, kế hoạch chung về GDHN trong trường mầm non;

- Xây dựng mục tiêu, kế hoạch hoạt động cụ thể của phòng hỗ trợ GDĐB;

- Xây dựng kế hoạch GDHN cho từng trẻ khuyết tật.

- Xây dựng kế hoạch can thiệp trực tiếp cho TKT như một hoạt động giáo dục chung của nhà trường;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

1.4.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Chương trình, nội dung hoạt động của Phòng hỗ trợ, can thiệp hỗ trợ trực tiếp trẻ và các hoạt động tư vấn khác

1.4.2.1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Chương trình, nội dung hoạt động của Phòng hỗ trợ

Quản lý hoạt động của phòng hỗ trợ giáo dục đặc biệt trong trường mầm non trên địa bàn một số tỉnh phía Bắc - 6

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình, nội dung hoạt động của phòng là xác định, xây dựng và quản lý các loại kế hoạch, chương trình can thiệp, hỗ trợ trực tiếp cho TKT và phân tích mối quan hệ giữa hệ thống các hoạt động can thiệp, hỗ trợ trực tiếp TKT với các hoạt động giáo dục chung của trường mầm non, từ đó xác định hệ thống các nhiệm vụ cần thực hiện trong các hoạt động GD ở nhà trường.

Yêu cầu của việc Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình GDHN và hoạt động của phòng hỗ trợ GDĐB TKT là nhà QL cần lựa chọn các hình thức tổ chức,


can thiệp đảm bảo tính mục đích, tính khoa học, tính thực tiễn và tính phù hợp đặc thù với từng đối tượng trẻ. Các nội can thiệp, kỹ năng đặc thù phải được lựa chọn phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm phát triển của cá nhân từng trẻ KT. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình GDHN và hoạt động của phòng hỗ trợ GDĐB bao gồm:

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình GDHN, chương trình hỗ trợ kỹ năng đặc thù cho từng TKT;

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện tư vấn chuyên môn cho giáo viên, phu huynh và những người quan tâm;

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động tư vấn và đánh giá trẻ khuyết tât;

- Quản lý mối quan hệ với các lượng xã hội và gia đình trẻ KT trong giáo dục TKT;

Để thực hiện tốt việc Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình GDHN và hoạt động của phòng hỗ trợ GDĐB, các CBQL cần nắm vững nội dung, chương trình GDHN trẻ KT; phổ biến và tổ chức cho GV, NV và các đối tượng liên quan tham gia nghiên cứu, trao đổi nội dung, chương trình can thiệp, hỗ trợ TKT; tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo việc xây dựng các loại kế hoạch cho từng nội dung, hoạt động cụ thể; chỉ đạo việc thực hiện nội dung, chương trình, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nội dung, chương trình GDHN và hoạt động của phòng hỗ trợ.

1.4.2.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện can thiệp hỗ trợ trực tiếp trẻ và các hoạt động tư vấn khác

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện can thiệp và hoạt động tư vấn là phân tích bản chất của các hình thức tổ chức trong mối quan hệ với mục tiêu, nội dung của GDHN và hoạt động của phòng hỗ trợ GDĐB, từ đó xác định những hình thức tổ chức can thiệp hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu GD bao gồm:

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các HĐ đánh khả năng và nhu cầu của TKT;

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho TKT;

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động hỗ trợ cá nhân cho TKT;

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động hỗ trợ trong các giờ chính khóa trong lớp hòa nhập.


Để thực hiện tốt nội dung này, trước hết nhà quản lý cần quán triệt cho nhà giáo dục nghiên cứu và áp dụng các hình thức tổ chức can thiệp hết sức linh hoạt; lựa chọn thờ gian, thời điểm phù hợp để thực hiện các hoạt động đánh giá, xây dựng kế hoạch GDCN, và các tiết học cá nhân của trẻ. Nhà quản lý cần khuyến khích các lực lượng XH cùng tham gia công tác giáo dục cũng như hỗ trợ vật chất và tinh thần cho thầy và trò. Ngoài ra, cần cung cấp cho GV, NV và CMHS các tài liệu, sách hướng dẫn về GDHN TKT để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Quan trọng hơn, nhà quản lý cần tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn, bồi dưỡng cho GV và CM trẻ biết vận dụng những phương pháp GD tích cực để GD học sinh biết vận dụng linh hoạt nhiều hình thức can thiệp hiệu quả trong công tác GD của mình; khuyến khích nhà GD phát huy tính tích cực, sáng tạo trong việc thực hiện các hoạt động can thiệp.

1.4.2.3. Quản lý chuyên môn và phát triển nguồn nhân lực của Phòng hỗ trợ GDĐB

Việc nâng cao nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên luôn là nhiệm vụ hàng đầu của ngành GD&ĐT. Vì vậy, hiện nay hầu hết các trường mầm non và phổ thông đã đạt chuẩn về năng lực chuyên môn, mặc dù vậy quản lý các cấp từ địa phương đến cấp bộ luôn luôn quan tâm và tổ chức tập huấn theo định kỳ nhằm giúp đối ngũ giáo viên cập nhật kiến thức và phương pháp giáo dục phù hợp với bối cảnh pháp triển của ngành và yêu cầu của xã hội.

Đối với lĩnh vực giáo dục TKT thì vấn đề phát triển chuyên môn hiện đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Trong thực tế hầu hết đội ngũ giáo viên của chúng ta chưa được đào tạo về lĩnh vực giáo dục TKT, chính vì vậy việc tổ chức để phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên phải được ưu tiên thực hiện và có kế hoạch phù hợp trong điều kiện hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt của người học.

Việc tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên của Phòng hỗ trợ cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quản lý. Để phòng hỗ trợ hoạt động có hiệu quả, cần phải tuyển chọn được những cán bộ có tâm huyết, có chuyên môn về giáo dục đặc biệt; đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể và phù hợp với trình độ, kinh nghiệm là việc.

Tuyển chọn, phân công nhiệm vụ và tạo điểu kiện để đội ngũ cán bộ của Phòng được phát triển chuyên môn, nghiệp vụ can thiệp hỗ trợ sẽ có vai trò quyết


định đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của Phòng.

Để tránh lãng phí, quản lý nhà trường cần phải căn cứ vào nhu cầu trước mắt, và xu hướng lâu dài để có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và phát triển chuyên môn phù hợp.

1.4.3. Kiểm tra, đánh giá và giám sát hoạt động GDHN và hoạt động, kết quả hoạt động của phòng hỗ trợ GDĐB

Bất kì hoạt động GD nào, khi tổ chức hoạt động thì Hiệu trưởng phải tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng, kết quả GD, từ đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh tổ chức hoạt động nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Việc đánh giá hoạt động giáo dục TKT nói chung, can thiệp, hỗ trợ trực tiếp cho trẻ KT trong phòng hỗ trợ GDĐB nói riêng sẽ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. Đối với GV, kết quả đánh giá phản ánh sự phát triển chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của trẻ em, giúp họ tự rèn luyện năng lực, kỹ năng nghiệp vụ về GDHN TKT để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với cấp QL, việc đánh giá sự tiến tiến bộ của TKT nhằm đưa ra những quyết định mới trong việc điều chỉnh mục tiêu giáo dục nằm phát huy tối đa những năng lực còn dưới dạng tiềm ẩn; đồng thời hạn chế những khuyết tậ thứ phát và những ảnh hưởng tiêu cực do khuyết tật đem lại.

Để việc đánh giá đạt được mục tiêu đề ra, cần phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học.

Để thực hiện công tác kiểm tra đánh giá giám sát hoạt động GDHN và hoạt động của phòng hỗ trợ GDĐB, người lãnh đạo cần xây dựng kế hoạch cụ thể từ đầu năm hoạch theo từng giai đoạn và chương trình cụ thể. Đồng thời xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể cho các nội dung kiểm tra.

Tổ chức kiểm tra đánh giá một cách chặt chẽ và khách quan để đảm bảo mục tiêu đánh giá và đánh được một cách chính xác nhất để từ đó có sự điều chỉnh trong hoạt động để đạt được mục tiêu của chương trình đã đề ra. Kiểm tra đánh giá là một qui trình thống nhất, chính xác, cần công khai và dân chủ. Bên cạnh đó, kiểm tra đánh giá còn phải đảm bảo các tiêu chí như đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo độ tin cậy, đảm bảo tính khả thi, đảm bảo yêu cầu cá biệt hóa và đảm bảo hiệu quả cao.


Kiểm tả đánh giá để tác động đến hành vi, nâng cao tinh thần, trách nhiệm; từ đó động viên khích lệ tính sáng tạo của GV và những người tham gia nhằm đưa đạt đến mục tiêu đã định. Để việc đánh giá đạt được mục tiêu đề ra, cần phải bám sảt nội dung đánh giá, mức độ đánh giá, các hình thức đánh giá sao cho phù hợp và tuân theo một qui trình đánh giá khoa học và chặt chẽ.

Hoạt động GDHN và hỗ trợ trực tiếp cho TKT đa dạng và phong phú, không có chuẩn chung cho từng kỹ năng và đặc biệt sự tiến bộ của trẻ có thể diễn ra hết sức chậm chạp, thâm chí ở một số trẻ không có sự thay đổi (Tuy nhiên, đối với những đối tượng trẻ này nếu không có hoạt động hỗ trợ thì mức độ trầm trọng của khuyết tật và khó khăn sẽ ngày càng trầm trọng hơn). Chính vì thế để kiểm tra hoạt động giáo dục của Phòng cần phải căn cứ vào mục đích yêu cầu của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá cho hoạt động đó, làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Khi đã xây dựng xong tiêu chí đánh giá, cần phổ biến tới toàn thể giáo viên và những người tham gia biết để phấn đấu theo tiêu chí và để tự đánh giá. Kiểm tra để điều chỉnh hoạt động tiếp theo, vì vậy cần chú trọng khâu đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của phòng hỗ trợ GDĐB

1.5.1. Các yếu tố về chính sách và cơ chế chính sách

Chính sách của các cấp quản lý gồm có: Chính sách quốc gia, Chính sách của Bộ và các cơ quan ngang bộ (đặc biệt là hai cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lạo động, Thương binh và Xã hội), Chính sách của địa phương các cấp…

Về mặt đường lối chung các cấp quản lý nhà nước đều ủng hộ phát triển GDHN, đây là cơ sở vững chắc về pháp lý để các trường mầm non có thể thực hiện GDHN; Hiệu trưởng trường mầm non cần căn cứ vào những chính sách hiện hành của cơ quan quản lý nhà nước, để tổ chức chỉ đạo hoạt động của trường cho phù hợp. Những chính sách có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác QL hoạt động của Phòng hỗ trợ giáo dục nhà trường có thể kể đến: chính sách về tài chính, lương; chính sách về nhân lực; chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất… Đây là những chính sách mà khi thay đổi có thể tác động trực tiếp, nhanh chóng đến quyết định quản lý của người hiệu trưởng. Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý cần có sự đặc biệt


quan tâm để xem xét đánh giá sự ảnh hưởng của chúng, và vận dụng hợp lý trong quản lý tại nhà trường.

Chính sách của cơ s giáo dục: Trên cơ sở chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, nhà trường xây dựng những chính sách riêng phù hợp với đơn vị nhằm quản lý phát triển GDHN TKT, QL hoạt động của Phòng hỗ trợ GDĐB một cách hiệu quả.

Người hiệu trưởng cần phải hiểu sâu sắc về mục tiêu, chiến lược, đường lối phát triển GDHN ở cơ sở, căn cứ vào đó để chỉ đạo xây dựng những chính sách phù hợp. Khi xây dựng chính sách của cơ sở cần chú ý: Thứ nhất, chính sách đó phải thống nhất với mục tiêu các cấp quản lý nhà nước và địa phương; Thứ hai, chính sách đó phải dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường.

Những chính sách mà người hiệu trưởng có thể quan tâm:

Chính sách về lương, thưởng, phụ cấp cho giáo viên tham gia hoạt động của Phòng hỗ trợ GDĐB và giáo viên đứng lớp có TKT theo học. Cần phải quy định rõ phần kinh phí này sẽ được lấy từ nguồn nào (từ ngân sách nhà nước hay từ nguồn khác); Quy định mức phụ cấp cụ thể căn cứ vào, đủ cao để khuyến khích giáo viên yên tâm làm việc và cống hiến.

Chính sách về phát triển cơ sở vật chất: Để Phòng hỗ trợ GDĐB hoạt động tốt cần đầu tư nhiều vào CSVC và các trang thiết bị học tập, phần kinh phí đầu tư này chiếm bao nhiêu trong tổng kinh phí chi cho CSVC của nhà trường cũng cần phải được xây dựng một lộ trình phù hợp với mục tiêu trong từng giái đoạn cụ thể.

Chính sách về nhân lực: trong đó có chính sách tuyển dụng, sử dụng và đào tạo-bồi dưỡng. Hiệu trưởng có thể đưa ra những chính sách cụ thể về tuyển dụng, sử dụng với đãi ngộ cao đối với những người được đào tạo chính quy về GDĐB; Đối với công tác đào tạo-bồi dưỡng giáo viên: Mở các khóa bồi dưỡng cho giáo viên, tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ tài chính cho giáo viên tham gia các khóa đào tạo chính quy về GDĐB…

Chính sách xã hội hóa công tác GDHN: trong điều kiện cho phép, người hiệu trưởng có thể quyết định xây dựng nguồn tài chính phục vụ hoạt động của Phòng hỗ trợ GDĐB bằng nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ của phụ huynh và xã hội.


Những chính sách mà nhà trường đưa ra thể hiện định hướng quản lý rõ ràng nhất, cần tuân thủ chúng để đảm bảo tính nhất quán trong quản lý, nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.5.2. Các yếu tố về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động của Phòng hỗ trợ GDĐB trong trường mầm non. Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, giáo viên làm việc tại phòng hỗ trợ, giáo viên dạy lớp hòa nhập là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GDHN, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của phòng hỗ trợ, và ảnh hưởng đến quyết định của CBQL.

Cần thiết phải đánh giá tác động của yếu tố nhân lực đến chất lượng GDHN, qua đó Hiệu trưởng có thể quyết định những mục tiêu, kế hoạch phù hợp. Bên cạnh đó, qua kết quả đánh giá, Hiệu trưởng sẽ xây dựng phương án tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng nhân sự.

1.5.3. Các yếu tố về cơ sở vật chất và môi trường giáo dục TKT phù hợp

1.5.3.1. Quản lý môi trường tâm lý phù hợp

Việc thực hiện GDHN TKT không chỉ có nhà trường và gia đình mà phải là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Mỗi lực lượng GD đều có thế mạnh riêng, vì vậy phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để GDHN TKT là thực hiện xã hội hóa GD, tạo môi trường để GDHN phát triển.

Việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường GDHN TKt là một hoạt động mang ý nghĩa xã hội rõ nét. Nó nâng cao hiệu quả cho công tác GDHN cho TKT vì mỗi lực lượng giáo dục đều có một thế mạnh riêng từ đó giúp tạo ra một môi trường hoàn diện nhất cho học sinh trong công tác GDKNS.

Quản lý việc xây dựng môi trường GDKNS phù hợp cần chú ý đến yếu tố nhanh nhạy nắm bắt thông tin phong phú hàng ngày, coi đó là việc phải làm của toàn xã hội, các lực lượng giáo dục cần có ý thức và trách nhiệm trong việc góp phần trong công tác giáo dục TKT, đặc biệt là việc tiếp cận theo cuông ước của Liên hợp quốc về Quyền của trẻ em. Để làm việc được này, BGH nhà trường cần quản lý xây dựng một phương hướng chỉ đạo theo một kế hoạch cụ thể, thống nhất


cả về nội dung và phương thức tổ chức, phối hợp một các linh hoạt để phát huy tối đa tiềm năng của các lực lượng giáo dục xây dựng môi trường giáo dục TKT hiệu quả nhất.

1.5.3.2. Quản lý các đi u kiện v cơ s vật chất

Trong giáo dục TKT Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đóng một vai trò quan trọng. Với đặc thù của trẻ có nhu cầu GDĐB, sự đa dạng của các loại hình khuyết tật cũng như mức độ thì cần những trang thiết bị hỗ trợ đặc thù.

Ví dụ:

- Để hỗ trợ trẻ khiếm thị cần những công cụ để dạy chữ nổi, những đồ chơi phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ

- Để hỗ trợ TKT vận động, cần những thiết bị phục hồi chức năng vận động, những trang bị riêng bổ sung phục vụ giờ học

- TKT về ngôn ngữ cần được hỗ trợ thêm về giao tiếp xã hội, cần phải có máy móc, trang thiết bị, đồ chơi, tài liệu, sách vở kèm theo để tăng tính sinh động của bài học, để giờ hỗ trợ trẻ đạt kết quả tốt.

Phòng hỗ trợ GDĐB nếu thiếu hụt những trang thiết bị này thì không thể có kết quả tốt trong khi hỗ trợ nhu cầu giáo dục khác biệt của TKT được.

GDHN cho TKT diễn ra trong những điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý, nhà quản lý cần phải phân tích và đánh giá tác động của điều kiện khách quan và chủ quan đến chất lượng GDHN. Quản lý các điều kiện GDHN cho TKT bao gồm:

- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học: thống kê số lượng và chất lượng các công trình CSVC, phân bố sử dụng hiệu quả các điều kiện hiện có của nhà trường, hướng dẫn CBQL, GV, NV và HS sử dụng hiệu quả phòng hỗ trợ và các không gian khác phù hợp; các thiết bị GD và đồ dùng, các công trình của nhà trường. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, phương tiện và thiết bị cho giáo dục TKT hầu hết là chưa có, vì vaayj một trong các nhiệm vụ quản lý trọng tâm là sử dụng mô hình, vật thật và khuyết khích giáo viên tự sưu tầm và tự làm thiết bị dạy học.

- Quản lý việc trang bị tài liệu về GDHN: sưu tầm và cung cấp cho các

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí