Đặc Điểm Về Tình Hình Giáo Dục Thcs Ở Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng

tại các trường THCS tại các vùng biên giới, vùng khó khăn nhằm thay đổi nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh làm sao hiệu quả để thu hút được quần chúng nhân dân tham gia vào quá trình giáo dục. Các nội dung đổi mới giáo dục, dạy học theo định hướng phát triển năng lực cần tập trung nhiều vào việc tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện có hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS nhằm định hướng cho thế hệ trẻ những phẩm chất, năng lực cần thiết để tiếp tục lựa chọn việc học tập, lao động phù hợp với năng lực của mình.

2.1.2. Đặc điểm về tình hình giáo dục THCS ở vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Đầu năm học 2017 – 2018, cấp THCS toàn huyện có 185 giáo viên và cán bộ quản lý với 2736 học sinh, mạng lưới trường lớp cấp THCS được phát triển rộng khắp và sắp xếp tương đối hợp lí trên địa bàn huyện. Trường lớp được đầu tư khang trang kiên cố, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập từng bước được đầu tư nâng cấp.

Quy mô trường lớp: Toàn huyện có 10 trường THCS và 01 trường PTDT nội trú cấp THCS. 100% các trường THCS trên địa bàn huyện nằm trong dự án THCS vùng khó khăn nhất của Bộ GD&ĐT đã và đang thụ hưởng các chế độ, chính sách từ dự án này.

a) Về quy mô trường lớp:

Bảng 2.1. Bảng thống kê loại hình trường, lớp, học sinh ở trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khán, tỉnh Cao Bằng

Năm học

Loại hình

Số trường

Số lớp

Số học sinh

2015-2016

Công lập

10

83

2580

2016-2017

Công lập

10

83

2583

2017-2018

Công lập

10

85

2736

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng - 8

Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Trùng Khánh năm 2018 Năm học 2017-2018, toàn huyện hiện có 10 trường THCS với 2736 học sinh.

Toàn huyện có 01/10 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục THCS trên địa bàn huyện luôn được duy trì và giữ vững, tỷ lệ duy trì sĩ số hằng năm đạt 99,9%; đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS năm 2008, hằng năm được UBND tỉnh công nhận kết quả PCGD THCS đạt mức độ 1, công tác xóa mù chữ đạt mức độ 2.

b) Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên:

Bảng 2.2. Bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng


TT


Năm học

SL CBQL

Đảng viên

Trình độ chuyên môn

Cao đẳng

Đại học

Thạc sỹ

1

2015-2016

20

21

3

18

0

2

2016-2017

20

21

3

18

0

3

2017-2018

19

18

2

17

0

Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Trùng Khánh năm 2018 Số liệu cho thấy: 100% CBQL đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, hầu

hết là đảng viên và đã qua lớp bồi dưỡng về QLGD, đặc biệt đã có những nhà QLGD có trình độ Thạc sỹ. Đây là một thuận lợi cho công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý dạy học các môn học cụ thể nói riêng.

Bảng 2.3. Tình hình đội ngũ giáo viên môn Toán cấp THCS ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng


Năm học


Tổng số

Nữ

Trình độ chuyên môn


Ghi Chú

SL

%

Trung

cấp

Cao

đẳng

Đại học

Trên

ĐH

2015-2016

31

21

67.7

0

12

19

0


2016-2017

31

21

67.7

0

12

19

0


2017-2018

30

20

66.7

0

11

19

0


Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Trùng Khánh năm 2018 Kết quả thống kê ở bảng 2.3 cho thấy: Tất cả giáo viên toán của huyện đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó tỷ lệ giáo viên trên chuẩn khoảng 61%. Trong những năm gần đây, nhiều giáo viên đã tích cực tự học, tích cực tham gia các lớp học bồi dưỡng, các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Theo đánh giá của Phòng GD&ĐT huyện Trùng Khánh thì đội ngũ giáo viên toán của huyện mạnh về chuyên môn, giàu tiềm năng, đa số có NVSP vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trách

nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp.

Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ giáo viên toán là nữ chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 67%), đây cũng là khó khăn cho công tác quản lý dạy học bộ môn toán vì phụ nữ thường bận việc gia đình hơn nam giới.

Bảng 2.4. Cơ cấu giáo viên toán vùng đặc biệt khó khăn của huyện Trùng Khánh năm 2018

Cơ cấu độ tuổi

Thâm niên công tác

<30 tuổi

< 40 tuổi

< 50 tuổi

<10 năm

< 20 năm

< 30 năm

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

3

10

15

50

12

40

3

10

15

50

12

40

Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Trùng Khánh năm 2018 Số liệu trên cho thấy: đa số giáo viên toán của huyện nằm trong bộ tuổi từ 30

đến 50 và vào nghề được từ 10 đến 30 năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động dạy học cũng như quản lý các mặt công tác khác của nhà trường.

2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm khảo sát làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL (Phát triển năng lực) học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL (Phát triển năng lực) học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng hiệu quả.

Cùng với cơ sở lý luận trình bày trong Chương 1, những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu khảo sát thực trạng ở Chương 2 là cơ sở thực tiễn xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL (Phát triển năng lực) học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

* Đối tượng và địa bàn khảo sát

- Về đối tượng khảo sát: Khảo sát 151 khách thể, trong đó có 51 cán bộ quản lý và giáo viên, 100 học sinh các trường THCS.

- Về địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 09 trường THCS, cụ thể: Trường THCS Phong Nặm, Trường THCS Ngọc Khê, Trường THCS Pò Tấu, Trường THCS Đàm Thủy...... thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao bằng.

Số liệu được thể hiện trong bảng sau:

Trường

CBQL, GV

Học sinh

CBQL

GV


01

Trường THCS Phong Nặm

2

3

10

02

Trường THCS Ngọc Khê

2

3

10

03

Trường THCS Pò Tấu

2

4

10

04

Trường THCS Đàm Thủy

2

4

10

05

Trường THCS Lăng Hiếu

2

4

10

06

Trường THCS Cao Thăng

2

3

10

07

Trường THCS Đình Phong

2

4

10

08

Trường THCS Thông Huề

3

4

20

09

Trường THCS Phong Châu

2

3

10

TỔNG

19

32

100

TT


2.2.2. Nội dung khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát 2 nội dung trọng tâm sau:

- Hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

- Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

- Phương pháp khảo sát: Chúng tôi sử dụng, phối hợp các phương pháp nghiên cứu như sau: Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp khảo sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động (đó là các bài kiểm tra, bài tập của học sinh, giáo án của giáo viên....). Trong đó, phương pháp điều tra viết là được xem là phương pháp cơ bản.

- Phươn thức xử lý số liệu: Chúng tôi thiết kế mẫu phiếu điều tra theo 3 phương pháp lựa chọn và mức đánh giá tương ứng như sau: Thường xuyên (rất tốt hoặc rất phù hợp) 3 điểm; đôi khi (tốt hoặc phù hợp) 2 điểm; không thực hiên (không tốt hoặc chưa đạt) 1 điểm.

- Dựa vào thang đo Likert, giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (3-1)/3 = 0.67. Ý nghĩa các giá trị đó như sau.

- Nếu 1.00 ≤ X ≤ 1.67: Mức độ đánh giá thấp;


- Nếu 1.68 ≤ X ≤ 2.34: Mức độ đánh giá trùng bình;


- Nếu 2.35 ≤ X ≤ 3: Mức độ đánh giá cao.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV và học sinh về tầm quan trọng và mục tiêu của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Để khảo sát nội dung nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS Vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng


TT


Khách thể


TS người được khảo sát

Mức độ


X

Không quan trọng


Quan trọng

Rất quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%

1

CBQL, GV

51

3

5.88

23

45.10

25

49.02

2.43

2

Học sinh

100

13

13.00

37

37.00

50

50.00

2.37

Nhận xét: Từ kết quả bảng 2.5 cho thấy: Theo đánh giá của các khách thể điều tra có 3 mức độ nhận thức về tầm quan trong của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS Vùng đặc biệt khó khăn, X =

2.37 đến 2.43, điều này thể hiện nhận thức của về tầm quan trọng của hoạt động dạy

học môn toán theo định hướng năng lực học sinh trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, kết quả đánh giá cho việc nhận thức mỗi mức độ khác nhau đối với từng đối tượng, cụ thể:

Có trên 90% CBQL và Giáo viên đều cho rằng vai trò của hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn là quan trọng và rất quan trọng. Điều này chứng minh lãnh đạo nhà trường cho rằng, đây là hoạt động không thể thiếu ở trường THCS.

Kết quả điều tra cũng còn 5.88% giáo viên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực; đặc biệt còn có 13% học sinh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực; Do yếu tố khách quan và chủ quan có những giáo viên còn lơ là, không quan tâm đến vai trò của hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực; không thường xuyên thực hiện các hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, không tạo cho học sinh có hướng thú trong giờ học dẫn đến việc học sinh không hiểu thế nào là dạy học theo định hướng phát triển năng lực; từ đó dẫn đến việc triển khai giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường chưa được đồng bộ. Một số ít giáo viên còn phản đối việc nhà trường chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Họ cho rằng nếu tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì cả giáo viên và học sinh sẽ mất nhiều thời gian chuẩn bị, điều đó có thể sẽ làm hạn chế chất lượng giáo dục. Chính từ nhận thức sai lầm này mà rất nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt và xem nhẹ việc phát triển các phẩm chất, năng lực và các kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, kỹ năng làm việc hợp tác, kỹ năng giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động của học sinh thông qua môn học, điều này sẽ hạn chế việc phát triển nhân cách toàn diện học sinh.

Nhìn vào bảng đánh giá, chúng ta thấy nhận thức của CBQL, GV và học sinh về vai trò của hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn đối với việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh là chưa đồng đều ở các mức độ quan trọng và rất quan trọng. Điều đó chứng tỏ đa số CBQL, GV và học sinh chưa nhận thức rõ về vai trò của quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn trong việc nâng cao chất giáo dục nói chung và chất lượng môn toán nói riêng.

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức khách thể điều tra về mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực tại các trường THCS vùng khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Để khảo sát nội dung nhận thức khách thể điều tra về mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực tại các trường THCS vùng khó khăn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.6, kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.6. Nhận thức của QBQL, GV và HS về mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THCS vùng khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng


TT


Nội dung

Không cần

thiết

Cần thiết

Rất cần

thiết



X

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa; rèn luyện những đức tính cẩn thận, chính xác, tính kỉ luật, tính phê phán, tính sáng

tạo, bồi dưỡng óc thẩm mĩ cho HS




102


67,71


49


32,25


2.32


2

Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: tính toán, sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi, thực hiện các phép biến đổi biểu thức, giải phương trình và bất phương

trình bậc nhất một ẩn cho học sinh




33


21,57


118


78,43


2.78


3

Rèn luyện kĩ năng suy luận hợp lý và hợp lôgic, khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian

cho học sinh




27


17,65


121


80,39


2.76


4

Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất tư duy như linh hoạt, độc lập và sáng tạo; hình thành thói quen tự học; diễn đạt chính xác ý tưởng của mình và hiểu

được ý tưởng của người khác.


18


11,76


80


52,94


53


35,29


2.23


5

Giúp HS lĩnh hội được kiến thức cơ bản về môn toán, có kỹ năng vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng kiến thức môn Toán vào

thực tiễn.




59


39,22


92


60,78


2.61


* Nhận xét: Qua bảng 2.6 cho thấy các mục tiêu cơ bản trong dạy học môn Toán ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng theo định hướng phát triển năng lực được đánh giá cần thiết và rất cần thiết được khách thể đánh giá ở mức độ TB và cao.

Ta nhận thấy, nội dung “Rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp lôgic, khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gianvới 80,39% ý kiến đánh giá mức độ rất cần thiết và 17,65% ý kiến đánh giá mức độ cần thiết.

Sau đó là nội dung “Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: tính toán, sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi, thực hiện các phép biến đổi biểu thức, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn” cũng được đánh giá tính cần thiết cao với 21,57% ý kiến đánh giá mức độ cần thiết và 78,43% mức độ rất cần thiết.

Tuy vậy, các nội dung về: Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất tư duy như linh hoạt, độc lập và sáng tạo. Bước đầu hình thành thói quen tự học, diễn đạt chính xác ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác được đánh giá mức độ cần thiết thấp hơn với 11,76% ý kiến cho rằng ít cần thiết và 52,94% ý kiến đánh giá cần thiết, 35,29% tỷ lệ đánh giá mức độ rất cần thiết.

Kết quả khảo sát về mặt nhận thức của đội ngũ CB, GV cho thấy: các đối tượng đã đánh giá đúng vai trò của dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực, trong đó những điểm vượt trội của hướng này là giúp HS tự tìm ra các phương pháp học tập nói chung và môn Toán nói riêng, HS biết tích hợp liên môn để giải quyết cũng như tìm cách giải các môn, giúp HS chủ động, sáng tạo hơn trong học tập. Tuy nhiên, các yếu tố như góp phần phát triển trí tuệ và khả năng suy luận Toán học chưa được đối tượng nhận thức đầy đủ.

Lý giải điều này có thể do dạy học theo hướng phát triển năng lực người học là hoạt động mới được phát triển và chủ trương mới của các cấp, các ngành. Thực trạng cho thấy, lãnh đạo nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, thúc đẩy cũng như tổ chức sâu rộng các hoạt động dạy học để phát triển năng lực cho người học từ khâu soạn bài, lên lớp đến tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.

2.3.2. Nội dung của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Để khảo sát thực trạng nội dung của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.7, kết quả thể hiện ở bảng

2.7 như sau:

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí