Thực Trạng Can Thiệp Sớm Với Trẻ Tự Kỉ Tại Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo Dục Đặc Biệt, Viện Khoa Học Giáo Dục Việt Nam

Sơ đồ cơ cấu tổ chức


Sơ đồ 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của trung tâm 1 5 2 Thành tựu đạt được 1


Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trung tâm

1.5.2. Thành tựu đạt được về can thiệp sớm

Xác định phát hiện, CTS là sơ sở, tiền đề cho sự phát triển của trẻ khuyết tật. Trong thập kỷ gần đây một loạt các đề tài nghiên cứu cấp bộ, đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ được tiến hành cho từng trẻ thuộc các dạng khuyết tật như: Khiếm thính, khiếm thị, trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ khuyết tật ngôn ngữ, trẻ TK… Kết quả của những nghiên cứu này cùng với những đề án, dự án được các tổ chức trong ước và nước ngoài hỗ trợ đã góp phần xây dựng, hình thành cơ sở khoa học ban đầu cho các dịch vụ CTS ở Việt Nam. Trung tâm cũng đã phối hợp với các Vụ chức năng của Bộ biên soạn nhiều tại liệu CTS cho trẻ khuyết tật. Các sản phẩm nghiên cứu tiêu biểu: Chuẩn bị cho trẻ khiếm thị vào lớp 1 đúng độ tuổi (luận văn thạc sĩ 2004), CTS cho trẻ khiếm thị ( đề tài NCKHCN cấp Bộ, 2007), CTS cho TTK ( đề tài NCKHCN cấp Viện, 2007)… [9,tr.8]

Trung tâm đã phối hợp với các chương trình dự án quốc tế thực hiện CTS cho trẻ khuyết tật tại TP. Đà Nẵng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Phú Thọ, Quảng Nam, Ninh Bình, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bắc Kạn … và nhiều cơ sở giáo dục khác. Hàng nghìn trẻ đã được phát hiện can thiệp y tế, phục hồi chức năng, được trang bị những kiến thức kỹ năng cơ sở ban đầu tạo cơ hội và điều kiện cho các em hòa nhập xã hội và tiếp tục học tập ở các cấp học cao hơn.[9, tr.9].

1.5.3. Phương hướng trong thời gian tới

Giáo dục đặc biệt là một chuyên ngành mới được hình thành và phát triển, đội ngũ nghiên cứu khoa học còn hạn chế về số lượng và chất lượng, chủ yếu tập trùng ở viện KHGD Việt Nam và hai cơ sở đào tạo đại học Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Đây cũng là một thách thức trong tương lai.Thực tiễn giáo dục không ngừng vận động và phát triển liên tục đặt ra những đòi hỏi nghiên cứu và giải quyết. Các định hướng cần được tiếp tục trung thời gian tới gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu cơ bản đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm phát triển của trẻ em có nhu cầu đặc biệt với nhiều tác động đa chiều như hiện nay.

- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trong giáo dục và dạy học người khuyết tật thuộc các dạng, các mức độ khác nhau như: Ngôn ngữ ký hiệu của người điếc Việt Nam, thống nhất hệ thống Braille, các biện pháp hỗ trợ cho trẻ khuyết tật trí tuệ, đặc biệt các biện pháp giáo dục cho TTK đang xuất hiện với số lượng càng cao

- Nghiên cứu mô hình giáo dục linh hoạt: Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu đa dạng về giáo dục của mọi trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt, không chỉ theo con đường truyền thống trong các nhà trường và cơ sở giáo dục mà cả những con đường phi truyền thống dựa trên những thành tựu kinh tế- xã hội và khoa học công nghệ hiện đại đang là một đòi hỏi thực tiễn cần có giải pháp từ nghiên cứu khoa học giáo dục đặc biệt.

- Nghiên cứu về phát triển hệ thống thống các dịch vụ giáo dục

- Nghiên cứu về các chính sách cho người học và người làm công tác giáo dục đặc biệt.

- Nghiên cứu tính hiệu quả trong giáo dục đặc biệt và xã hội hóa giáo dục đặc biệt. [9, tr.32]

Tiểu kết

Như vậy có thể thấy TK là một dạng khuyết tất ảnh hưởng tới mọi mặt phát triển và khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ. Mức độ tật của trẻ khác nhau nên mỗi trẻ thường có khả năng khác nhau. Cùng thuộc một dạng tật nhưng đặc điểm của mỗi trẻ là khác nhau, những khó khăn ở nhiều lĩnh vực bao gồm cả nhận thức và ngôn ngữ vì vậy để can thiệp giáo dục hiệu quả cho TTK cần phải có sự đánh giá và xem xét một cách kĩ lưỡng để có được kết quả đánh giá xác đáng đưa ra được kết

luận chính xác và lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp thì việc can thiệp mới có thể mang lại hiệu quả cao.

Để tiến hành can thiệp và mang lại hiệu quả cao ngoài chú ý đến việc lựa chọn mục tiêu, phương pháp cần phải chú ý đến sự phối hợp giữa các lực lượng can thiệp huy động sự tham gia của các lực lượng can thiệp đồng thời cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình CTS. Cần phải xây dựng hệ thống các biện pháp can thiệp để tăng cường sự tham gia của các lực lượng trong quá trình can thiệp đặc biệt là tăng cường sự tham gia của gia đình. Sự có mặt của các lực lượng khác trong đó có CTXH sẽ là lực lượng quan trọng đóng vai trò to lớn để tăng cường sự tham gia của gia đình vào quá trình can thiệp giáo dục.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CAN THIỆP SỚM VỚI TRẺ TỰ KỶ VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘITRONG CAN THIỆP SỚM VỚI TRẺ TỰ KỈ


2.1. Thực trạng can thiệp sớm với trẻ tự kỉ tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Tại Phòng thực nghiệm củaTrung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt hiện nay có tất cả 49 trẻ đã được chẩn đoán đánh giá và hiện đang được can thiệp tại trung tâm. Trong đó có 36 trẻ được đánh giá và hiện đang được can thiệp là TTK. trong tổng số trẻ hiện đang can thiệp có 12 trẻ dưới 3 tuồi. 20 trẻ ở độ tuổi từ 3 tuổi đến gần 5 tuổi và có 4 trẻ từ 5 tuổi trở lên.

Về lực lượng can thiệp tại trung tâm hiện nay có 11 giáo viên trực tiếp làm nhiệm vụ CTS cho TTK, trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ khiếm thính trong số các giáo viên can thiệp về trình độ trong số 11 giáo viên có 5 giáo viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm tại khoa giáo dục đặc biệt, 5 giáo viên tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội khoa giáo dục đặc biệt, 1 nhân viên CTXH tốt nghiệp chuyên ngành CTXH của đại học Khoa học Xã hội Nhân văn. Tuy nhiên trong số 11 giáo viên họ đều làm nhiệm vụ như nhau đó là trực tiếp tiến hành CTS giáo dục cho TTK, trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ khiếm thính trong đó có 6 giáo viên chuyên can thiệp riêng cho TTK còn lại là giáo viên can thiệp với trẻ khác. Với số lượng và chuyên ngành như trên đây là một thuận lợi cho việc CTS giáo dục cho TTK.

Về chuyên ngành đào tạo cho thấy hầu hết số lượng giáo viên can thiệp tại trung tâm hầu hết đều tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục đặc biệt từ các trường cao đẳng và sư phạm, một số rất ít tốt nghiệp chuyên ngành CTXH nhưng lại làm nhiệm vụ giống như một giáo viên giáo dục đặc biệt. Nhìn trên cơ cấu lực lượng can thiệp có thể thấy nếu phát huy tốt vai trò của các lực lượng trên rò ràng sẽ là một thuận lợi rất tốt cho quá trình CTS giáo dục với TTK. Hầu hết các giáo viên đều được đào tạo bài bản và gần như đúng chuyên ngành có khả năng tương tác cũng như làm việc với TTK. Hiện tại với số lượng giáo viên cũng như những thống kê về trình độ học vấn của giáo viên can thiệp có thể thấy đó là lực lượng rất có lợi để can thiệp với TTK là một điều kiện tốt để trẻ được can thiệp một cách hiệu quả.

TTK tại trung tâm trước khi can thiệp sẽ có những bảng đánh giá nhất định để khẳng định mức độ của trẻ sao cho khi được tiến hành can thiệp sẽ có những bản kế hoạch phù hợp nhất với khả năng của từng trẻ. Việc đánh giá trước và sau khi can thiệp được tiến hành hết sức cẩn thận. Trước khi được đưa vào can thiệp mỗi trẻ và CM trẻ sẽ cùng gặp một giáo viên giáo dục đặc biệt để thực hiện một đánh giá về khả năng hiện tại của trẻ. Sau khi thực hiện đánh giá này các giáo viên giáo dục đặc biệt sẽ kết luận TTK ở dạng nào và cần được tiến hành can thiệp ra sao? Cho dù trẻ đã từng được kiểm tra ở đâu và kết quả ra sao vẫn nên cần có một test lại để nắm rò về khả năng của trẻ trừ khi gia đình không có nhu cầu cần đánh giá. Việc xác định khả năng của trẻ và chương trình can thiệp là điều rất quan trọng để bước vào quá trình can thiệp vì thế việc cần có một đánh giá chính xác trước khi vào can thiệp là cần thiết. Đó chính là cơ sở bước đầu để khẳng định trẻ sẽ được can thiệp ra sao trong quá trình can thiệp tại trung tâm, chị O cho biết: “Hiện nay trung tâm mình đang sử dụng hai công cụ đánh giá chính phục vụ cho công tác can thiệp sớm đó là CARS và bảng kiểm phát triển một cái để xác định mức độ tự kỉ còn một cái để kiểm tra mức độ phát triển của trẻ xem đã phù hợp với độ tuổi chưa sau đó mới biết cần phải can thiệp cho con ở những lĩnh vực nào”.[trích biên bản thảo luận nhóm].

Một số công cụ đánh giá hiện đang được trung tâm sử dụng khá hiện đại được du nhập từ nước ngoài và được việt hóa cho phù hợp với Việt Nam. Một số công cụ đáng tin cậy như: CARS, bảng kiểm phát triển, thang đo tăng động giảm chú ý, công cụ sàng ADSQ... Đây là những công cụ đánh giá chính thống được sử dụng một cách rộng rãi và cũng được trung tâm sử dụng trong quá trình đánh giá cho trẻ, ngoài ra bảng kiểm phát triển và ADSQ cũng là một trong những công cụ mới được du nhập và Việt hóa vào Việt Nam nhưng cũng đã được trung tâm khai thác và sử dụng triệt để. Tuy nhiên sự tham gia đánh giá cho trẻ hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn do nhiều cha mẹ không biết về tình hình của con mình nên không biết để tìm đến trung tâm ngay từ khi phát hiện con có các biểu hiện bất thường mà hầu hết phải qua giới thiệu và rất nhiều các khâu trung gian khác trẻ mới đến được trung tâm để đánh giá nên đôi khi đến đánh giá thì trẻ đã quá mất lứa tuổi can thiệp vàng. Ở nước ngoài khi nhận ra con có vấn đề gia đình sẽ tìm đến người

nhân viên xã hội đầu tiên để họ kết nối nhanh chóng tới các bộ phận khác rồi mới tiến hành đánh giá và can thiệp.

Vì vậy cần phải có các biện pháp khác nhau để tăng cường sự kết nối giữa các bộ phận về đánh giá và can thiệp mới có thể tăng cường hiệu quả cũng như tăng cường số trẻ được đánh giá sớm và CTS tránh để tình trạng trẻ được phát hiện quá muộn để qua mất lứa tuổi can thiệp “vàng” cho trẻ.

Chịu trách nhiệm chính: chuyên gia CTS, chuyên gia tâm lý học, giáo viên

Về quy trình và phương pháp can thiệp tại trung tâm cho thấy hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp can thiệp cho TTK tuy nhiên tuy nhiên hiện tại trung tâm đang sử dụng quy trình CTS 3 giai đoạn như sau:


Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Phát hiện

Đánh giá phát triển

Đánh giá kết quả can thiệp

Giới thiệu

Xây dựng chương trình

Chẩn đoán

Thực hiện chương trình

Chuyển tiếp sang chương trình mới

Sự tham gia của gia đình trẻ

Chịu trách nhiệm chính: chuyên gia CTS, chuyên gia tâm lý học, giáo viên CTS


Về phương pháp can thiệp trung tâm hiện đang sử dụng một số phương pháp can thiệp chủ yếu như ABA, TEACH, SMALL STEPS, PECS.... tuy nhiên hầu hết các giáo viên đều cho thấy trong quá trình can thiệp họ có chọn lọc và kết hợp để lựa chọn mục tiêu phù hợp với từng đứa trẻ chứ không chỉ trú trọng hẳn vào một phương pháp nào đó.

Về biện pháp can thiệp và loại hình phương pháp sử dụng trong can thiệp có rất nhiều các biện pháp khác nhau được đưa ra chị O một giáo viên lâu năm chia sẻ về các biện pháp can thiệp như sau: “Một số phương pháp giáo dục can thiệp và trị liệu cho TTK mà chị biết đến thời điểm hiện tại đó là ABA, Teeacch, pecs,

Floortime, tích hợp phản xạ vận động (RI), handle, BIO, Tâm vận động, Điều hoà cảm giác”.[Trích biên bản phỏng vấn sâu số 2]. Hầu hết những biện pháp này đang được sử dụng phổ biến và được nhiều giáo viên biết cũng như sử dụng trong quá trình can thiệp cho trẻ. Gần đồng quan điểm với với chị O một giáo viên khác cũng có tên H cho biết: “Một số phương pháp can thiệp TTK mà tôi biết như: từng bước nhỏ, floor – time, ABA, Teacch, RDI, PECS, điều hòa cảm giác…..”[Trích biên bản phỏng vấn sâu số 3]. Như vậy có thể thấy về biện pháp can thiệp hầu hết các giáo viên đặc biệt đều là người có chuyên môn có khả năng và sử dụng các biện pháp cũng như cập nhật được các biện pháp can thiệp khá thành thạo điều này là một trong những yếu tố có lợi cho quá trình can thiệp để lựa chọn mục tiêu can thiệp cho trẻ.

Ngoài việc chẩn đoán và can thiệp đúng thời điểm các biện pháp can thiệp cũng được các giáo viên sử dụng một cách linh hoạt để chọn lọc được những mục tiêu phù hợp với từng đứa trẻ mà mỗi giáo viên phụ trách chị O giáo viên can thiệp tại trung tâm cho biết: “Chị không chỉ sử dụng một phương pháp đơn lẻ nào mà hầu hết là có sự kết hợp và lựa chọn, chị chỉ chọn một vài mục tiêu phù hợp với đứa trẻ của chị để lấy mục tiêu can thiệp chứ không sử dụng riêng lẻ một biện pháp nào cả vì chị biết hiện tại chưa có một phương pháp đơn lẻ nào được chứng minh là can thiệp hiệu quả với TTK trên tất cả mọi mặt. chúng ta đều phải có sự lựa chọn phù hợp cho đứa trẻ của mình trên phương diện xem xét và đánh giá đúng về đứa trẻ thì mới có những nhìn nhận chính xác và lựa chọn phù hợp cho đứa trẻ của mình.” [Trích phỏng vấn sâu số 2]. Cùng quan điểm với với chị O một giáo viên khác cùng trực tiếp can thiệp với TTK chị H cũng có ý kiến cho rằng: “mình chỉ nên chọn những mục tiêu mà mình cảm thấy phù hợp cho đứa trẻ của mình để dạy và kết hợp với những phương pháp khác chứ mình không dập khuôn theo nguyên một chương trình cụ thể. Chỉ có chương trình giáo dục mầm non của bộ giáo dục đào tạo là khung chương mình cần phải dóng theo hàng tháng để xem xét về khả năng phát triển của đứa trẻ đó đã tương đương hay chưa và còn thiểu ở những phần nào thì mình bổ xung thêm ở đó”.[Trích biên bản phỏng vấn sâu số 1].

Về cách thức can thiệp cho thấy hiện tại trung tâm tiến hành can thiệp sớm cho TTK dưới hình thức can thiệp cá nhân theo ca, tức là mỗi phụ huynh cho con

mình đến trung tâm và can thiệp theo giờ. Mỗi trẻ trẻ được can thiệp bởi một giáo viên trong một tiếng. Sau khoảng thời gian đó giáo viên sẽ trao đổi lại với phụ huynh về mục tiêu, cách thức thực hiện, những điều trẻ đạt được và chưa đạt được trong buổi can thiệp để cha mẹ về nhà luyện tập với con. Thời gian trao đổi này kéo dài khoảng 5 phút. Kết thúc một ca giáo viên sẽ đón ca tiếp theo và tiếp tục thực hiện can thiệp. Trung bình một buổi sáng mỗi giáo viên can thiệp từ 1 đến 3 trẻ mỗi trẻ kéo dài một tiếng đồng hồ. Mục tiêu can thiệp cho trẻ sẽ được giáo viên lập bằng kế hoạch giáo dục cá nhân hàng tháng và chia mục tiêu theo từng tuần. Sau mỗi tuần can thiệp giáo viên sẽ trực tiếp ghi lại kết quả của trẻ vào phần kết quả của kế hoạch giáo dục và đến cuối tháng sẽ tổng hợp lại để tổng kết và trao đổi cho cha mẹ.

Về tần suất can thiệp của trẻ có thể thấy gia đình trẻ lựa chọn tần suất can thiệp cho con mình không hề giống nhau.


40.8

34.2

25

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

Dưới 1 đến

dưới 3 giờ


3h đến 5 giờ Trên 5 giờ


Biểu đồ 2.1: Tần suất can thiệp của trẻ tự kỷ

Việc can thiệp thường xuyên có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả can thiệp. Quan sát biểu đồ có thể nhận thấy tỉ lệ cha mẹ lựa chọn can thiệp cho con với thời gian trên 5 đạt tỉ lệ cao nhất 40,8% xong với tỉ lệ như trên vẫn chưa đủ để duy trì sự liên tục trong quá trình can thiệp. Đối với trẻ tự kỷ việc cần phải được luyện tập hằng ngày và thường xuyên có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả can thiệp. Vì thế tỉ lệ can thiệp trên 5h như trên là chưa đủ. Điều này giải thích rằng mỗi trẻ chỉ đến trung tâm can thiệp 5 tiếng hoặc 6 tiếng một tuần tại trung tâm can thiệp, thời gian

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí