Kết Hợp Các Phương Pháp Dạy Học, Phương Pháp Giáo Dục Và Phương Pháp Giáo Dục Đặc Biệt Vào Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Tự Kỷ Theo Mô Hình Kết Hợp

- Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng, thiết kế và tiến hành giáo dục hòa nhập; những yếu tố hỗ trợ giáo dục hòa nhập (vòng tay bạn bè, nhóm hoạt động tập thể…)

- Các phương pháp và kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ

- Lập kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ và lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng trẻ.

Tổ chức các lớp tập huấn từ 2 đến 3 ngày trong thời gian nghỉ hè, cuối tuần.

Đội ngũ phụ buổi trao đổi chia sẻ là những cán bộ quản lý, giáo viên giỏi đã được tham gia nhiều lớp tập huấn. Ngoài ra có thể liên hệ mời giảng viên của các trường sư phạm, chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Cán bộ giáo viên, những người tham gia tổ chức trao đổi chia sẻ kiến thức phải thực sự muốn tìm hiểu, có lòng yêu nghề.

Điều kiện cơ sở vật chất phải phù hợp với nội dung chia sẻ, trao đổi

3.2.4. Kết hợp các phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục và phương pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

3.2.4.1. Mục tiêu

Việc kếp hợp các phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục và phương pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non sẽ giúp cho công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại các trường mầm non sẽ diễn ra hiệu quả và nâng cao chất lượng.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Cũng như khi dạy trẻ bình thường khác giáo viên cần vận dụng xen kẽ, tùy nội dung truyền đạt, tùy dạng bài mà áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, sử dụng tổng hợp và triệt để các phương pháp (nhưng sử dụng hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần hơn so với trẻ bình thường):

Sử dụng triệt để các giáo cụ trực quan: sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh, hình vẽ...;

Sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục : Phương pháp làm mẫu; Phương pháp dùng lời, đàm thoại; Phương pháp nhắc đi nhắc lại nhiều

lần; Phương pháp động viên khuyến khích; Cho trẻ thực hành trong điều kiện thực tế; Cho trẻ vận dụng kiến thức vừa học được vào vui chơi, thi đua; Phối hợp nhiều phương pháp tác động lên nhiều giác quan của trẻ; Phương pháp chăm sóc cá biệt; Giảng dạy mọi lúc, mọi nơi;

Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy cũng cần lưu ý những điểm sau:

+ Chia nhiệm vụ học tập ra nhiều bước nhỏ (theo giáo trình từng bước nhỏ một);

+ Nhắc đi nhắc lại nhiều lần;

+ Phân phối thời gian học tập, vui chơi hợp lý;

+ Kế hoạch giảng dạy phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ;

+ Phải kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.

Phối hợp các phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục và cả các phương pháp giáo dục đặc biệt trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non như một số phương pháp sau :

a) Phương pháp giáo dục đúng hoàn cảnh:

Ví dụ: Đối với trẻ tự kỷ, tăng động, ngoài những lúc trẻ có hành vi không bình thường thì những khoảng thời gian còn lại trẻ rất vui vẻ, hoạt bát, tận dụng triệt để khoảnh khắc này để dạy kiến thức mới cho trẻ.

b) Phương pháp tâm vận động:

Phương pháp này áp dụng khi trẻ có hành vi bất thường như liên tục vỗ tay, hát vô thức trong giờ học, xoa dịu trẻ bằng cái ôm, bằng lời nói, cử chỉ để trẻ cảm nhận sự yêu thương, trẻ sẽ không còn căng thẳng nữa.

c) Phương pháp cắt khúc thời gian:

- Ví dụ: Khi trẻ ngồi học lâu hoặc thời gian làm bài tập nhiều sẽ làm trẻ khó chịu, nhất là đối với trẻ tự kỷ, kèm theo chứng Tăng động, trẻ sẽ hay có những hành vi không bình thường; lúc đó cho trẻ tập những bài thể dục bằng những động tác đơn giản (có thể kèm trò chơi), hoặc ca hát, múa vui.. trẻ sẽ không bị quá tải và sớm trở về trạng thái ổn định.

d) Phương pháp nhóm:

- Áp dụng phương pháp nhóm đôi bạn học tập nhằm tạo điều kiện cho trẻ được tương tác cùng với bạn bè;

- Đối với những trẻ quá nhút nhát, hay tự cô lập, nếu muốn cho trẻ mau hòa

nhập để có thể bắt cặp thành Đôi bạn học tập cùng với các bạn khác, đầu tiên giáo viên sẽ chọn bạn cho trẻ đó thành một đôi trước nhằm tạo sự an tâm, tin tưởng nhất định trong trẻ. Từ đó, trẻ sẽ bắt đầu quen dần, cởi mở hơn và tự tin bắt cặp với các bạn khác thành đôi bạn học tập;

Điều đó sẽ giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp ngày một tiến bộ hơn, và có thể dần tự điều chỉnh một số mặt hạn chế của bản thân sao cho phù hợp với người bạn bắt cặp đôi với mình. Cụ thể, trẻ sẽ cười nhiều hơn, chịu cho nắm tay chơi trò chơi, dần có sự tập trung, chú ý đôi chút về các hoạt động của người bạn đang đồng hành cùng mình nhiều hơn (so với ban đầu)...

e) Phương pháp chỉnh âm và ngôn ngữ trong hoạt động giáo dục đặc biệt:

- Đối với những trẻ có kỹ năng phát âm hạn chế, hoặc trẻ không thể diễn đạt điều trẻ muốn nói, giáo viên giúp trẻ chỉnh âm bằng cách nói với trẻ nhiều hơn; tạo điều kiện cho trẻ tập nói, trả lời câu hỏi ở các tiết học, giờ chơi..

f) Phương pháp hệ thống giao tiếp trao đổi bằng hình ảnh:

- Hình ảnh luôn là dụng cụ dạy học đạt hiệu quả cao nhất nên cần thường xuyên sử dụng hình ảnh khi dạy bài mới cho trẻ hoặc khi cần giải thích những điều trẻ thắc mắc và điều giáo viên muốn trẻ hiểu.

g) Phương pháp dạng kí hiệu giao tiếp thường gặp (ra dấu, nói bằng dấu hiệu):

- Ví dụ: Đôi khi trẻ không hiểu lời nói của giáo viên, hoặc trong lúc đang dạy cho cả lớp giáo viên không thể nói riêng với em. Lúc đó, giáo viên sử dụng cách ra dấu, đôi khi chỉ là một nụ cười, ánh mắt quan tâm hướng về phía trẻ để trẻ cảm nhận sự chú ý của giáo viên đến với trẻ; từ đó, trẻ sẽ tiếp tục tập trung nghe giáo viên giảng bài hơn dù rằng có thể trẻ chưa hiểu hết điều giáo viên giảng lúc đó.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Giáo viên phải nắm rõ về phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục và phương pháp giáo dục đặc biệt.

3.2.5. Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trường mầm non theo mô hình kết hợp

3.2.5.1. Mục tiêu

Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ giúp các cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và những người làm công tác chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ có được sự

thống nhất trong chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ, làm tiền đề cho trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng.


3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện


1. Tìm hiểu khả năng nhu cầu của TTK

2. Xây dựng mục tiêu và lập KHGDCN

cho TTK



4. Đánh giá kết quả GDHN TTK

3. Thực hiện kế hoạch, vận dụng các phương pháp

giáo dục đặc thù

Sơ đồ 3.1. Quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ


Bước 1: Tìm hiểu năng lực và nhu cầu của trẻ

Mỗi trẻ em bao gồm cả trẻ tự kỷ đều có những năng lực, nhu cầu, sở thích và kinh nghiệm cá nhân riêng. Trẻ đã có những kiến thức, kỹ năng nhất định được tích lũy trong quá trình phát triển, sinh sống. Tìm hiểu năng lực và nhu cầu của trẻ nhằm mục đích phát hiện những điểm mạnh của trẻ, những năng lực vốn có của trẻ về các mặt: nhận thức, những tri thức, kỹ năng trẻ đang có, cách trẻ học, các kỹ năng xã hội, khả năng nghe, khả năng ngôn ngữ, phương tiện giao tiếp của trẻ. Để phát hiện được những đặc điểm trên, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: quan sát, phỏng vấn, xem xét sản phẩm của trẻ, xem xét hồ sơ cá nhân của trẻ.

Bước 2: Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ ở các mức độ khác nhau có những nhu cầu đặc thù về các mặt phát triển và đặc biệt, trẻ có những cách học rất khác nhau. Trên cơ sở tìm hiểu năng lực, nhu cầu của trẻ, cần xây dựng mục tiêu, kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ. Kế hoạch cần cụ thể, chi tiết bao gồm các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong giai đoạn nhất định, các hoạt động cần tiến hành để phục vụ mục tiêu, người và địa điểm thực hiện

các hoạt động đó. Mục tiêu, kế hoạch giáo dục cá nhân này được ghi chép trong “sổ theo dõi tiến bộ của trẻ”.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch, vận dụng các phương pháp giáo dục đặc thù

Để đạt được mục tiêu giáo dục cá nhân đã đề ra cho trẻ tự kỷ, việc áp dụng các kỹ năng đặc thù có tầm quan trọng đặc biệt. Căn cứ vào năng lực của trẻ tự kỷ, giáo viên là người chăm sóc trẻ cần biết và sử dụng phương pháp phù hợp đối với trẻ. Điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và các hoạt động học tập là một yêu cầu cần thiết trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ.

Bước 4: Đánh giá kết quả giáo dục

Đánh giá kết quả giáo dục nhằm xác định và công nhận sự phát triển, khuyến khích trẻ nỗ lực học tập. Những quan điểm chính và đánh kết quả giáo dục là: nhìn nhận một cách tổng thể, tiếp cận tổng thể và tiếp cận cá nhân. Nội dung đánh giá bao gồm cả hai mặt: Kỹ năng xã hội và tri thức. Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá.

Quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ bao gồm 4 bước được tiến hành theo một vòng khép kín. Mỗi vòng đánh dấu một sự phát triển mới của trẻ đồng thời cũng là sự khởi đầu của sự phát triển tiếp theo.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Quy trình giáo dục phải là một vòng tuần hoàn khép kín và liên tục.

Mỗi trẻ được thực hiện một quy trình riêng, căn cứ vào tình hình của trẻ và năng lực của giáo viên để đẩy mạnh thực hiện bước nào cho phù hợp.

3.2.6. Tăng cường kiểm tra - đánh giá giáo dục hòa nhập và đánh giá trẻ tự kỷ trong giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

3.2.6.1. Mục tiêu

Kiểm tra, đánh giá là một phần, một khâu quan trọng trong thực hiện giáo dục hòa nhập. Kiểm tra, đánh giá là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống những thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục hòa nhập. Từ đó giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên và những người làm công tác giáo dục hòa nhập có những điều chỉnh và giải pháp kịp thời, hiệu quả đối với công tác này.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Trong quá trình thực hiện giáo dục hòa nhập cần phải chú ý đến công tác kiểm tra, đánh giá bao gồm: kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chất lượng thường xuyên. Kiểm tra để phát hiện cái đúng, cái sai trong quá trình thực hiện và kịp thời điều chỉnh hoặc có biện pháp bổ sung để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Nhiệm vụ cụ thể của công tác kiểm tra, đánh giá là so sánh, đánh giá giữa việc thực hiện giáo dục hòa nhập với kế hoạch giáo dục, giữa tiến độ học tập với kế hoạch giáo dục cá nhân và nội dung quy định, giữa việc thực hiện các hoạt động so với mục tiêu đã định, giữa việc phối hợp giữa các cá nhân, các nhóm… trong công tác giáo dục hòa nhập.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục hòa nhập được tiến hành qua 4 bước sau:

- Bước 1: Định rõ các chuẩn để đánh giá đối với công việc cần kiểm tra.

- Bước 2: Đánh giá theo chuẩn đã định, lượng hóa những kết quả đạt được.

- Bước 3: Khẳng định điều làm được hoặc chưa làm được dựa trên chuẩn đánh giá.

- Bước 4: Xử lý kết quả để quyết định thực hiện tiếp hoặc điều chỉnh kế hoạch Thực hiện kiểm tra, đánh giá cần lưu ý:

- Thực hiện đầy đủ nội dung kiểm tra, đánh giá trong kế hoạch giáo dục của nhà trường, trong đó chú ý đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác này đảm bảo cả số lượng và chất lượng, trọng tâm công tác kiểm tra, đánh giá là việc thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ tự kỷ.

- Tăng cường vài trò giám sát của cán bộ quản lý.

- Bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra của nhà trường, trung tâm nội dung về công tác giáo dục hòa nhập.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Lãnh đạo nhà trường, giáo viên cần nhận thức được rõ vai trò của kiểm tra - đánh giá.

Các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhận thức được vai trò của kiểm tra - đánh giá để từ đó tích cực tham gia hỗ trợ về kinh phí, phương tiện vật chất cho quá trình này.

3.3. Khảo nghiệm

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non.

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và không cần thiết của các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non và tính khả thi của 06 biện pháp mà đề tài đã đề xuất. Bao gồm 06 biện pháp sau:

- Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

- Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

- Tổ chức trao đổi, chia sẻ kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

- Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trường mầm non theo mô hình kết hợp

- Kết hợp các phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục và phương pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

- Tăng cường kiểm tra - đánh giá giáo dục hòa nhập và đánh giá trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

3.3.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm

Trưng cầu ý kiến của 15 cán bộ quản lý của Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen và 04 trường mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, 98 giáo viên về những biện pháp mà đề tài đã xây dựng.

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

Đề tài sử dụng phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên của trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen và 04 trường mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang: Trường Mầm non Tân Trào, Trường Mầm non Phan Thiết, Trường Mầm non Sao Mai và Trường Mầm non Ỷ La.

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

Khi đề xuất các biện pháp để giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non, các biện pháp cần phải có tính phù hợp, tính khả thi. Sự phù hợp của các biện pháp khi thực hiện được hiểu là sự thích ứng với các yếu tố của quá trình giáo dục. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với năng lực của giáo viên, trình độ của trẻ, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, trung tâm, các yếu tố thuộc về lãnh đạo, quản lý đặc biệt phải phù hợp với đặc điểm về văn hóa - chính trị của địa phương. Khi có được sự phù hợp thì các biện pháp mới có tính khả thi để thực hiện trong thực tiễn giáo dục. Kết quả đánh giá về sự phù hợp của các biện pháp đề xuất được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ phù hợp của các biện pháp giáo dục

hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

STT

Biện pháp

CBQL

GV, NV

RPH

PH

KPH

RPH

PH

KPH


1.

Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật

và trường mầm non

14

1

0

85

13

0


93.3%


6,7%


0


86.7%


13,3%


0


2.

Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm

non

15

0

0

98

0

0


100%


0


0


100%


0


0


3.

Tổ chức trao đổi, chia sẻ kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật

và trường mầm non

15

0

0

93

5

0


100%


0


0


95%


5%


0


4.

Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trường mầm non theo mô

hình kết hợp

10

5

0

80

18

0

66.7%

33.3%

0

81.6%

18.4%

0

5.

Kết hợp các phương pháp dạy học, phương pháp giáo

13

2

0

91

7

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non - 12

dục và phương pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật

và trường mầm non


86,7%


13,3%


0


92,8%


7,2%


0


6

Tăng cường kiểm tra - đánh giá giáo dục hòa nhập và đánh giá trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và

trường mầm non


15


0


0


89


9


0


100%


0


0


90,8


9,2


0

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2023