Đặc Điểm Của Công Tác Quản Lý Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Llct Tại Ttbdct Cấp Huyện


Thắng lợi của cách mạng vô sản trên thế giới trong thế kỷ XX, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như những thành tựu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam đã chứng minh sức mạnh vô địch của tư tưởng Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận cách mạng và khoa học về cuộc cách mạng của giai cấp công nhân nhằm tự giải phóng; là kết tinh tinh hoa trí tuệ của nhân loại; là cơ sở để Đảng Cộng sản vạch ra cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược cách mạng trong cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, là nền tảng tư tưởng chính trị và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta và dân tộc ta luôn luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục LLCT. Người khẳng định rằng: Chủ nghĩa Mác - Lênin là lực lượng tư tưởng hùng mạnh, giúp cho Đảng trở thành một hình thức tổ chức cao nhất của nhân dân lao động; là hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng ta.

Trong bối cảnh đi tìm đường cứu nước, thế giới xuất hiện nhiều học thuyết, nhiều trào lưu tư tưởng khác nhau với những màu sắc khác nhau, nhưng khi bắt gặp Luận cương của Lênin về vấn đề thuộc địa, với sự sáng suốt thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin là chân chính nhất và cách mạng nhất, coi đây là nền tảng lý luận của Đảng, là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân Việt Nam, là điều kiện quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Người đã chỉ ra rằng: Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với những người cách mạng và nhân dân Việt Nam “không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”[43, tr.128]. Người còn


khẳng định rõ: ngày nay học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin.

Công tác tư tưởng, lý luận luôn là nhiệm vụ hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Năng lực lý luận của Đảng phải thể hiện ở từng cán bộ đảng viên. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng, giáo dục lý luận cho cán bộ, đảng viên. Công tác giáo dục LLCT đã được Hồ Chí Minh thực hiện từ những năm 1925-1927, khi mở các lớp huấn luyện cho các thế hệ thanh niên yêu nước Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc). Người đánh giá cao vai trò quan trọng của cán bộ, coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[41, tr.273]. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình, Người không chỉ thường xuyên trau dồi nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng, nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra lời giải cho thực tiễn cách mạng Việt Nam mà Người còn tổ chức đào tạo nhiều cán bộ nòng cốt là những thanh niên yêu nước Việt Nam để bổ xung cho lực lượng cách mạng trong nước.

Bác đã từng chỉ rõ và giải thích cụ thể mục đích của việc học tập LLCT: Học để sửa chữa tư tưởng, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng, học để tin tưởng, học để hành. Những quan điểm đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phản ánh đầy đủ vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tiếp nối, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam; là sự kết tinh có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới; truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam; là tổng hợp các phương pháp tư duy, hành động mang tính cách mạng và khoa học.

Từ khi Đảng ta ra đời đến nay, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm, chú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.


trọng đến công tác tư tưởng, lý luận mà trực tiếp là công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận. Đảng ta luôn “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”[27, tr.4].

Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Thái Nguyên - 3

Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đảng muốn giữ vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”[40, tr.268].

Ngay từ khi mới ra đời, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương họp tháng 10 năm 1930, Đảng ta đã thông quan Luận cương chính trị và Nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông dương, nhiệm vụ cần kíp của Đảng, trong đó có nhấn mạnh phải tìm thêm và huấn luyện đảng viên mới, huấn luyện đảng viên và công nông.

Khi Nhà nước công nông non trẻ đầu tiên ra đời, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong một thời gian ngắn, tháng 6 năm 1947, Hội nghị Bộ Chính trị đã quyết định mở Trường Đảng để đào tạo, huấn luyện chính trị cho cán bộ, đảng viên.

Tháng 10 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh (với bút danh X.Y.Z) viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, trong đó Người đã chỉ rõ cần coi trọng công tác huấn luyện lý luận: Trong các bài học lý luận cần phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế, phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân viên phụ trách công tác huấn luyện. Những người lãnh đạo phải tham gia việc dạy. Không nên bủn xỉn về các khoản chi tiêu trong việc huấn luyện.

Trong các giai đoạn chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà, cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng ở miền Nam, Đảng ta đều làm hết sức mình để tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, cố gắng đặt toàn bộ hoạt động lãnh đạo của mình trên cơ sở khoa học của lý luận cách mạng ấy. Trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, Đảng ta không có điều kiện áp dụng rộng rãi


các hình thức học tập, đào tạo trong hệ thống trường lớp chính quy. Ngoài việc rèn luyện cán bộ trong thực tiễn chiến đấu và sản xuất, Đảng ta đã sử dụng rộng rãi hình thức sinh hoạt chính trị, thường xuyên kết hợp với việc mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chủ trương, đường lối của Đảng và những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong thời gian này, các lớp huấn luyện được mở ở nhiều nơi; hàng vạn cán bộ, đảng viên được bồi dưỡng về đường lối chính sách. Cán bộ, đảng viên ở miền Nam tập kết ra miền Bắc được bồi dưỡng trong các lớp ngắn hạn về tình hình và nhiệm vụ mới. Đồng thời, Trường Nguyễn Ái Quốc tập trung mở các lớp đào tạo cán bộ trung cấp và cao cấp. Chỉ riêng trong thời gian 1958-1960 Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương đã huấn luyện 1.695 cán bộ cao cấp và trung cấp; 6 trường Đảng sơ cấp huấn luyện 4.690 cán bộ cấp huyện; 85 trường Đảng tỉnh đã huấn luyện 18.630 chi uỷ viên; các tỉnh miền Bắc mở được 4 đợt giáo dục ngắn ngày cho hầu hết cán bộ đảng viên.

Bước vào thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa - một bước ngoặt lớn, những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề và khó khăn đặt ra càng đòi hỏi sự lãnh đạo khoa học của Đảng. Khác với những cuộc cách mạng xã hội đã diễn ra trong lịch sử, đây là cuộc cách mạng triệt để, toàn diện và sâu sắc nhất; nó đòi hỏi rất cao về thời cơ cách mạng và sáng tạo của quần chúng nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đối với nước ta, điều ấy lại càng cấp thiết, bởi vì chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân còn non trẻ, chiến tranh ác liệt kéo dài, tình hình quốc tế phức tạp.

Với điều kiện và hoàn cảnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ càng phải tiến hành làm sao đáp ứng yêu cầu của cách mạng về cả quy mô và tính chất những nhiệm vụ mà Đảng đang phải tập trung giải quyết. Hơn bao giờ hết, lời dạy của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học càng có ý


nghĩa thời sự đối với chúng ta. Chúng ta không bao giờ được quên rằng: Chủ nghĩa xã hội từ khi trở thành khoa học đòi hỏi phải được đối xử như một khoa học, nghĩa là phải nghiên cứu nó, học tập một cách sáng tạo về nó.

Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, ngay từ khi mới bắt tay vào giải quyết nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã nhấn mạnh: Vấn đề nâng cao trình độ lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên là một vấn đề thường xuyên của Đảng, bởi vì lý luận Mác - Lênin soi đường cho toàn Đảng trong công tác lãnh đạo cách mạng.

Trong hoàn cảnh các thế lực thù địch đàn áp, chống phá điên cuồng cách mạng ở miền Nam, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đang đi những bước đầu tiên, công tác tuyên truyền, giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên được Đảng ta định hướng tập trung vào việc xây dựng tinh thần tích cực cách mạng, nâng cao ý thức bảo vệ thành quả cách mạng, trước hết là bảo vệ đường lối chính trị của Đảng, kiên quyết chống lại sự tấn công của kẻ thù. Năm 1961, Bộ Chính trị quyết định chỉnh huấn Đảng; tháng 8 năm 1962, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết “Về việc cải tiến công tác giáo dục lý luận chính trị” và đến tháng 4 năm 1963, Ban Bí thư ra Chỉ thị 62 về “Cải tiến công tác trường Đảng, bồi dưỡng cán bộ sơ cấp và cơ sở”. Trong thời kỳ này, chúng ta đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nhiều nơi nhằm: giáo dục lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, về thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội; nâng cao lập trường giai cấp công nhân, tinh thần phục vụ nhân dân; thấm nhuần quan điểm cần kiệm xây dựng đất nước, quan điểm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Đến thời kỳ đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh chống phá miền Bắc, đầu năm 1965, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 94-CT/TW "Về chuyển hướng mạnh mẽ công tác tư tưởng cho phù hợp với tình hình mới". Chỉ thị đã đề ra 3 yêu cầu của công tác tư tưởng: "Làm cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong


mọi tình thế phải tin tưởng vững chắc vào chủ trương, đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng, có ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, ra sức làm tốt nhất mọi công tác trong sản xuất và chiến đấu".

Trong những năm sau đó, Đảng đã tổ chức các đợt học tập và sinh hoạt chính trị quan trọng. Đó là vào các năm 1970, 1971, 1972 tất cả cán bộ, đảng viên đã được học tập, nghiên cứu tác phẩm quan trọng "Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới". Cuối năm 1970, Ban Bí thư ra Nghị quyết 210 về công tác giáo dục LLCT và tư tưởng đối với cán bộ và đảng viên nhằm nâng cao một bước quan trọng phẩm chất cách mạng, trình độ chính trị, năng lực vận dụng lý luận Mác

- Lênin và đường lối chính sách của Đảng vào thực tiễn công tác; năng lực tổ chức và quản lý kinh tế cho cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã nhanh chóng xác định nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, giáo dục LLCT trong thời kỳ mới. Đến năm 1979, Đảng ta đã xây dựng được một hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khá rộng rãi như: Hệ thống trường Đảng tập trung gồm Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương; 16 trường trung cấp trực thuộc Trung ương; 88 trường Đảng tỉnh, thành phố; trên 300 trường Đảng huyện, thị xã; bên cạnh đó còn có hệ thống các trường tại chức từ Trung ương đến cơ sở. Ngày 08 tháng 12 năm 1983, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa V) ra Quyết định số 30 về tăng cường công tác giáo dục LLCT tại chức cho cán bộ, đảng viên. Quyết định nêu rõ: Đối tượng giáo dục là toàn bộ cán bộ, đảng viên ngoài đối tượng thuộc hệ thống trường Đảng tập trung học theo hai loại chương trình: LLCT phổ thông và LLCT cơ bản; tiếp tục xây dựng, kiện toàn các trường LLCT tại chức các tỉnh, thành phố, đặc khu; cho phép một số ngành và cơ quan Trung ương, các xí nghiệp lớn có đông cán bộ, đảng viên, nếu có đủ điều kiện được


mở trường hoặc lớp LLCT tại chức; Ban Tuyên huấn và các trường Đảng huyện chịu trách nhiệm về công tác giáo dục LLCT tại chức cho cán bộ, đảng viên trong huyện.

Trong những năm đổi mới, nhất là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã nhận thức đầy đủ hơn và quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ; thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành chăm lo phát hiện nhân tài, sử dụng đội ngũ cán bộ hiện có và quan tâm đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ cán bộ, coi đó là sự nghiệp quan trọng cần được tiến hành song song với sự nghiệp đổi mới kinh tế. Bài học xương máu của Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ về công tác cán bộ càng khẳng định: Cán bộ là vấn đề cực kỳ quan trọng; cần phải xây dựng người lãnh đạo có được phẩm chất đạo đức trong sạch, trung thành với sự nghiệp cách mạng, có năng lực, trình độ lý luận, có sức khỏe, tận tụy phục vụ nhân dân, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Thời kỳ này, Đảng ta cũng ban hành nhiều quyết định về công tác giáo dục LLCT như: Quyết định số 103 của Ban Bí thư Trung ương (khóa VI) về việc sắp xếp lại các trường Đảng trực thuộc Trung ương; Quyết định số 61 ngày 10 tháng 3 năm 1993 của Bộ Chính trị (khóa VII) về hệ thống Học viện; Quyết định số 88 ngày 01 tháng 9 năm 1994 của Ban Bí thư (khóa VII) về việc thành lập trường Chính trị tỉnh, thành phố; Quyết định số 100 ngày 03 tháng 6 năm 1995 của Ban Bí thư Trung ương (khóa VII) về tổ chức TTBDCT cấp huyện;...

Điểm lại một cách khái quát những hoạt động trên cho thấy Đảng ta rất coi trọng công tác giáo dục LLCT. Gắn liền với sự phấn đấu xây dựng và trưởng thành gần 80 năm qua, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, nghị quyết về công tác lý luận; về việc nâng cao chất lượng công tác lý luận của Đảng; về đấu tranh chống lại những tư tưởng, lý luận sai trái; về nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Việc học tập nâng cao trình độ LLCT được thực


hiện gắn với việc tiêu chuẩn hoá đối với cán bộ, đảng viên các cấp, các ngành trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Kết quả học tập LLCT là một trong những tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đánh giá tư cách đảng viên và tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.

Trải qua thực tiễn cách mạng đã cho chúng ta thấy công tác giáo dục LLCT có vai trò hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, xây dựng con người mới.

Thông qua giáo dục LLCT để nâng cao trình độ lý luận trong toàn Đảng, là cơ sở quan trọng để Đảng ta hình thành nên đường lối chính trị đúng đắn.

Công tác giáo dục LLCT đã góp phần làm cho toàn Đảng thống nhất mục tiêu lý tưởng, cương lĩnh, đường lối, khắc phục mọi biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị trong Đảng.

Các chương trình giáo dục LLCT được thực hiện đã góp phần nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, giáo dục LLCT góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo luôn luôn kiên định lập trường chủ nghĩa xã hội, có năng lực tổ chức, tập hợp, động viên, giáo dục, thuyết phục quần chúng; có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn.

Chính vì vậy, nếu chúng ta làm tốt việc quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại các TTBDCT sẽ đảm bảo mục tiêu giáo dục của từng chương trình cho từng đối tượng cụ thể với nội dung và phương thức thực hiện phù hợp, đảm bảo nguyên tắc giáo dục; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở; góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng từ Trung ương đến cơ sở, tạo được sự đồng thuận của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.3- Đặc điểm của công tác quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại TTBDCT cấp huyện


Quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại TTBDCT cấp huyện thực chất là quản lý thực hiện chương trình giáo dục nên nó mang những đặc điểm chung về quản lý thực hiện chương trình giáo dục, có hệ thống, cơ bản, đồng bộ.

Tuy nhiên, về sự chỉ đạo và mối quan hệ công tác:

- TTBDCT cấp huyện do cấp uỷ huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) quyết định thành lập và trực tiếp lãnh đạo; Uỷ ban nhân dân huyện quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị và cấp kinh phí hoạt động;

- Ban Tuyên giáo cấp uỷ cấp huyện có trách nhiệm giúp cấp uỷ kiểm tra về định hướng chính trị, tư tưởng trong giảng dạy tất cả các chương trình bồi dưỡng, giáo dục cán bộ, đảng viên của Trung tâm;

- Ban Tổ chức cấp uỷ cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo huyện uỷ và Trung tâm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trên cơ sở quy hoạch cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các cơ sở, xây dựng bộ máy, biên chế, cán bộ và thực hiện chế độ chính sách đối với người dạy và người học;

- Các phòng ban chuyên môn của cấp uỷ và uỷ ban nhân dân huyện theo chức năng, phối hợp với Trung tâm tiến hành những nhiệm vụ có liên quan đến các lĩnh vực công tác thuộc đơn vị;

- Ban Tuyên giáo cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các ban, ngành của tỉnh thống nhất việc hướng dẫn mở các loại chương trình bồi dưỡng cho các đối tượng tại Trung tâm, hướng dẫn kiểm tra, sơ kết, tổng kết hoạt động của Trung tâm;

- Trường Chính trị tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo cấp tỉnh có kế hoạch bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ cho giám đốc, phó giám đốc, giáo vụ và đội ngũ giảng viên; hướng dẫn, giúp đỡ Trung tâm những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ.

Công tác giáo dục LLCT tại các TTBDCT ở cơ sở thuộc hệ giáo dục phổ cập. Chương trình giáo dục LLCT tại TTBDCT cấp huyện chủ yếu là


chương trình bồi dưỡng ngắn hạn; đối tượng là mọi thành viên ở cơ sở, trước hết là cán bộ, đảng viên và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ngoài diện đào tạo, bồi dưỡng do hệ thống trường Chính trị tỉnh, thành phố phụ trách, các thành viên của các đoàn thể nhân dân ở cơ sở; đội ngũ giảng viên cơ hữu ít, chủ yếu là giảng viên kiêm chức.

Bởi vậy, quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại TTBDCT cấp huyện có những đặc thù riêng.

Các chương trình bồi dưỡng cụ thể cho từng đối tượng được triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo cấp tỉnh và chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy huyện theo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của địa phương. Tài liệu của từng chương trình bồi dưỡng do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và phát hành. Ngoài ra còn có các tài liệu của địa phương về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, các gương điển hình tiên tiến, giáo dục truyền thống, các chủ trương, chính sách của tỉnh,... Mỗi chương trình đều có phân phối cụ thể về thời gian, trong đó có dành thời gian cho thảo luận, trao đổi kinh nghiệm xử lý tình huống ở cơ sở, báo cáo điển hình và tham quan thực tế.

Đối tượng tham gia học tập, nghiên cứu ở trung tâm chủ yếu là những cán bộ, đảng viên đã có thực tiễn công tác, có kinh nghiệm sống, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức cao trong tiếp thu lý luận; nhưng hầu hết là những người có độ tuổi từ 30 trở lên, trình độ văn hóa và lý luận ở mức độ nhất định, chưa có phương pháp nghiên cứu, có thói quen nghe, ghi và tiếp thu một cách thụ động, ít hỏi hoặc nêu vấn đề đi sâu và mở rộng kiến thức.

Đội ngũ giảng viên giảng dạy tại các trung tâm hầu hết là giảng viên kiêm chức. Theo Quyết định 100-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, mỗi Trung tâm chỉ được không quá 5 biên chế, trong đó có giám đốc, các phó giám đốc, giáo vụ, hành chính nên mỗi trung tâm chỉ có thể có 2 hoặc 3 giảng viên cơ hữu. Số giảng viên còn lại là giảng viên kiêm chức và một số cộng tác


viên. Các đồng chí tham gia làm giảng viên kiêm chức ở trung tâm thường là cấp ủy huyện, trưởng, phó các ngành, đoàn thể cấp huyện; được đào tạo cơ bản, có trình độ LLCT, phẩm chất đạo đức trong sáng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công tác. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên của các Trung tâm vừa thiếu, vừa yếu, đa số chưa qua nghiệp vụ sư phạm, đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn, lại bận công tác chuyên môn nên ít đầu tư thời gian cho việc soạn bài lên lớp, làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Tuy được coi là một đơn vị sự nghiệp giáo dục nhưng về cơ chế công tác, các chế độ, chính sách; vấn đề đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động dạy và học chưa được hưởng như các đơn vị sự nghiệp giáo dục khác.

Do đó, việc quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại TTBDCT cấp huyện phải trên cơ sở đặc điểm của từng chương trình, đối tượng học tập, đội ngũ cán bộ giảng viên, cơ chế chính sách và điều kiện cơ sở vật chất của các Trung tâm; đặc biệt chú ý đến đánh giá của các lực lượng xã hội đối với học viên đã qua bồi dưỡng tại Trung tâm.

Tóm lại, dưới góc nhìn của khoa học quản lý giáo dục, quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại TTBDCT cấp huyện là quản lý chương trình giáo dục có tính đặc thù riêng, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong suốt tiến trình cách mạng của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Trên cơ sở những khái niệm cơ bản nêu trên, nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, Đề tài tiếp tục nghiên cứu sâu thực trạng công tác quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại TTBDCT cấp huyện tỉnh Thái Nguyên để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp, mang tính khả thi, thiết thực góp phần củng cố, xây dựng và phát triển vững chắc hệ thống chính trị của tỉnh từ cơ sở xã, phường, thị trấn.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LLCT TẠI TTBDCT CẤP HUYỆN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY


2.1- Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại các TTBDCT

Thực tiễn cách mạng cho thấy, đến nay trên địa bàn cả nước, cấp huyện, quận, thị xã vẫn là nơi có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là nơi xác định phương hướng và lãnh đạo tổ chức thực hiện cho các xã, phường, thị trấn. Bởi vậy, hoạt động của TTBDCT cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ở đây. Trong bối cảnh thế giới, trong nước và trong tỉnh hiện nay, từ đặc thù loại hình đào tạo, bồi dưỡng của TTBDCT cấp huyện, chúng ta có thể thấy chất lượng và hiệu quả quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại các Trung tâm chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhóm nhân tố chủ quan và khách quan tác động.

2.1.1- Những nhân tố khách quan:

Thứ nhất, tác động của bối cảnh chính trị trong và ngoài nước qua từng thời kỳ. Đặc thù của quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT gắn bó chặt chẽ với những biến động chính trị trên thế giới và các sự kiện chính trị lớn của đất nước trong từng giai đoạn. TTBDCT nằm trên địa bàn huyện, đối tượng hướng tới là cán bộ, đảng viên ngoài đối tượng của các trường Chính trị tỉnh, các phân viện và hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tuy họ không trực tiếp thuộc tuyến cán bộ chủ chốt cấp huyện, nhưng họ lại là những người trực tiếp tổ chức thực hiện trên địa bàn cấp huyện, phường, xã.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022