Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Trẻ Mầm Non Theo Bộ Chuẩn Phát Triển Trẻ 5 Tuổi


viên tại 16 trường mầm non, mẫu giáo của huyện Đắk Glong về các yếu tố ảnh hưởng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non với kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi


TT


Vai trò của chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ


Tổng số khảo sát

Đánh giá

Rất ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Không có ý kiến

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Sức khỏe của

trẻ.

248

18

7.26

65

26.2

155

62.5

10

4.03

0

0

2

Khả năng nhận thức của trẻ.

248

20

8.06

53

21.4

167

67.3

8

3.23

0

0


3

Hứng thú nhận thức, thái độ, tinh thần của

trẻ.


248


27


10.9


46


18.5


172


69.4


3


1.21


0


0


4

Năng lực và ý thức trách nhiệm của giáo

viên, nhân viên.


248


195


78.6


45


18.1


6


2.4


2


0.81


0


0


5

Năng lực và khả năng chỉ đạo tổ chức hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của

hiệu trưởng.


248


202


81.5


39


15.7


5


2.0


2


0.81


0


0


6

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

của nhà trường.


248


203


81.9


37


14.9


7


2.8


1


0.4


0


0


7

Sự quan tâm tạo điều kiện của xã hội và chính quyền địa

phương.


248


198


79.8


43


17.3


5


2.0


2


0.81


0


0


8

Nhận thức của phụ huynh học sinh về kiến thức dinh dưỡng

và chăm sóc,


248


155


62.5


55


22.2


20


8.1


18


7.26


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi - 9




TT


Vai trò của chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ


Tổng số khảo sát

Đánh giá

Rất ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Không có ý kiến

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


nuôi dưỡng trẻ.













9

Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động


248


14


5.65


25


10.1


189


76.2


20


8.06


0


0


10

Quan điểm, sự phối hợp của gia đình đối với vấn đề chăm sóc,

nuôi dưỡng trẻ


248


38


15.3


13


5.24


188


75.8


9


3.63


0


0


Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo sát

Theo kết quả khảo sát thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non của giáo viên, nhân viên ở bảng 2.9 yếu tố năng lực và khả năng chỉ đạo tổ chức hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng có 81,5% ý kiến của giáo viên đánh giá rất ảnh hưởng. Yếu tố cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường có 81,9% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng. Bên cạnh đó nhiều giáo viên lại đánh giá các yếu tố nội dung hình thức hoạt động, khả năng nhận thức của trẻ, sức khỏe của trẻ ít có ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Đối với kết quả khảo sát thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non về sự quan tâm, tạo điều kiện của xã hội và chính quyền địa phương có 79,8% ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng. Yếu tố nhận thức của phụ huynh học sinh về kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ có 62,5% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng. Bên cạnh đó nhiều nhân viên lại đánh giá các yếu tố khả năng nhận thức của trẻ và quan điểm của gia


đình đối với vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ít có ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Từ những kết quả khảo sát trên, nhận thấy hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên các trường mầm non huyện Đắk Glong đã nhận thức được mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Nhưng các yếu tố về sức khỏe, khả năng nhận thức, hứng thú của trẻ thì chưa xác định được mức độ ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Do vậy cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn, năng lực làm việc cho đội ngũ hơn nữa

Tiểu kết chương 2

Qua việc khảo sát thực tế công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở 16 trường mầm non huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và kết quả thu được, tôi có thể rút ra được một số kết luận như sau:

Qua khảo sát thực tế cho thấy các trường mầm non, mẫu giáo đã bắt đầu có sự quan tâm, coi trọng và đi sâu tìm các biện pháp để có thể triển khai tốt công tác này. Cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức khá đầy đủ về vai trò của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Các kết quả đạt được trong công tác quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ em phản ánh trực tiếp chất lượng của các nhà trường. Tuy nhiên, trong quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng còn những tồn tại, yếu kém như việc quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng còn thiếu tính đồng bộ. Đội ngũ CBQL, GV, NV còn chưa đồng đều. Một số nhân viên nấu ăn chưa được đào tạo trung cấp nghề mà trình độ chỉ ở nhân viên kỹ thuật nên chất lượng chế biến món ăn cho trẻ chưa tốt. Một số trường giáo viên trẻ mới ra trường quá đông, đội ngũ này có thừa nhiệt huyết và kiến thức trên lý thuyết nhưng lại thiếu kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trên thực tế và thiếu kinh nghiệm tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc, nuôi dưỡng cho cha mẹ trẻ. Một số giáo viên, nhân viên nhiều tuổi khó khăn trong việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý hồ sơ và sử dụng các phương tiện hiện đại trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nên kết quả mang lại chưa cao. Chế độ đãi ngộ với ngành nghề còn chưa thỏa đáng, công tác thanh tra, kiểm tra vẫn chưa có lộ trình và mang tính cụ


thể, môi trường cần thiết để tạo thuận lợi cho trẻ vận động chưa được quan tâm hay đầu tư chưa phát huy được hiệu quả, công tác tuyên truyền phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa được quan tâm thực sự. Đó là những vấn đề cần được xem xét nghiên cứu, tìm hướng giải quyết để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non.


Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ THEO BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp quản lý sự phối hợp đề ra phải có tính hệ thống vì dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực trạng những biện pháp đã thực hiện đồng thời có sự tiếp nối các kết quả đã có của các biện pháp quản lý khác làm căn cứ để xây dựng biện pháp quản lý mới. Mặt khác, trong quá trình triển khai thực hiện, các biện pháp, đòi hỏi sự có sự phối hợp linh hoạt, hỗ trợ lẫn nhau mới đạt kết quả do đó có tính hệ thống cao.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp quản lý đề ra đương nhiên có tính kế thừa bởi được xây dựng dựa vào các nguyên tắc trong quản lý, dựa trên kết quả đã đạt được trong thực tế công tác quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non để kế thừa, phát huy những mặt tốt, rút kinh nghiệm những cái chưa tốt để hoàn thiện cho tốt hơn.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Lấy cơ sở từ nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khảo sát thực tiễn, cùng với sự đúc rút kinh nghiệm, kế thừa và phát huy những kết quả đạt được của đồng nghiệp và bản thân về công tác quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đề ra là có tính khả thi để có thể áp dụng vào thực tế công tác tại các trường mầm non hiện nay.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Hiệu quả là đạt kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại, kết quả đích thực. Các biện pháp quản lý phải đảm bảo được tính hiệu quả và có thể đạt đến hiệu quả bởi được soi sáng trong lý luận và rút kinh nghiệm từ kết quả thực tiễn để tránh những sai lầm và kế thừa những thành quả đã đạt được.


3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu dạy học và đảm bảo tính thực tiễn

Tất cả các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đều phải được thực hiện theo đúng mục tiêu dạy học cho trẻ mầm non. Vì vậy các biện pháp đối với hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trường mầm non phải tuân thủ theo đúng mục tiêu dạy học đã đề ra. Mục tiêu của các biện pháp hướng tới là đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và an toàn cho trẻ, giúp trẻ sống an toàn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Đắk Glong phải xứng với vị thế của mình, phát huy các thành tích đã đạt được, căn cứ vào điều tra thực trạng để đặt ra những tiêu chuẩn riêng đặc thù, mang lại hiệu quả thiết thực đối với hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non.

3.2. Các biện pháp được đề xuất

3.2.1. Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi trong trường mầm non phù hợp với điều kiện nhà trường

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch chiến lược về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non theo chuẩn phát triển của trẻ nhằm tăng cường sức khỏe, giảm bớt bệnh tật của trẻ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Việc lập kế hoạch là hành động đầu tiên của nhà quản lý, bởi vì kế hoạch là công cụ quản lý, là phương pháp quản lý, là con đường để đạt được mục tiêu quản lý. Việc lập kế hoạch hay hoạch định là chức năng quản lý đầu tiên có vai trò quan trọng, xác định phương hướng hoạt động và phát triển của tổ chức, của hoạt động đồng thời xác định kết quả cần đạt được trong tương lai.

Lập kế hoạch và những chỉ tiêu phấn đấu trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non theo năm học với những định hướng phát triển cụ thể, công việc và thời gian thực hiện, kết quả dự kiến và các giải pháp thực hiện...

3.2.1.3. Cách tiến hành


Rà soát các qui định của ngành học, các thông tư về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non. Đánh giá thành tích đạt được và những nhược điểm từ năm trước đó để xác định mục tiêu cho năm học tới; rà soát điều kiện thực tế của trường và có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Rà soát tình hình nhân sự, phân công tổ chuyên môn dạy và nuôi, phân công giáo viên phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm lứa tuổi và hoàn cảnh gia đình của giáo viên. Kiểm tra lại cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, các điều kiện về môi trường, chuẩn bị tốt nhất theo khả năng của nhà trường hiện có. Kết hợp các yếu tố trên lại với nhau, xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng bám sát thực trạng của nhà trường.

Lập kế hoạch nhất thiết phải bám sát các văn bản chỉ đạo của ngành GD&ĐT, các quy định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học. Khi xây dựng kế hoạch quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường mầm non, người hiệu trưởng cần lưu ý đến các yếu tố cấu thành kế hoạch quản lý, bao gồm:

+ Các dự kiến về mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả đạt tới.

+ Tiến độ về thời gian.

+ Nội dung công việc gắn liền với hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

+ Người thực hiện và các điều kiện khả thi.

+ Công tác tổ chức, chỉ đạo và điều hành từng nội dung công việc. Thành lập các tổ chuyên môn và tổ văn phòng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng. Thành lập Ban chỉ đạo y tế học đường, ban phòng chống tai nạn thương tích, ban phòng chống dịch bệnh.

Tiếp theo là bước điều chỉnh kế hoạch. Sau khi xây dựng kế hoạch cần thông qua Ban giám hiệu, ban chỉ đạo công tác y tế trường học, ban kiểm tra nội bộ và Hội đồng sư phạm để mọi thành viên nắm được tinh thần công việc trong một năm học. Lấy ý kiến đóng góp của mọi thành viên để bản kế hoạch thêm chi tiết, sáng tạo. Bổ sung những ý kiến xây dựng của các thành viên vào bản kế hoạch rồi điều chỉnh lại kế hoạch trước khi đưa vào thực hiện.


3.2.1.4. Điều kiện tiến hành

Để đạt được mục tiêu đề ra, điều kiện thực hiện biện pháp là các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc tình hình, đặc điểm của công việc mình đang đảm nhiệm, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm tòi, đổi mới biện pháp để phù hợp với đối tượng học sinh. Từng thành viên trong ban chỉ đạo, cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên luôn ý thức và có trách nhiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường.

Ban giám hiệu cần phân công hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh sự chồng chéo gây mất thời gian và ức chế cho người thi hành nhiệm vụ.

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi

3.2.2.1. Mục đích

Làm cho lãnh đạo nhà trường nhận thức được một cách đầy đủ, các cách tiếp cận khoa học để vận dụng vào việc quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non trong đó có việc xây dựng quy trình thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo đúng quy chế chăm sóc, nuôi dạy trẻ và quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo quy trình. Việc xây dựng quy trình thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và quản lý theo quy trình trước hết giúp giáo viên, nhân viên triển khai các nội dung công việc theo yêu cầu một cách khoa học, bài bản, tuần tự, logic không bỏ sót việc mang lại hiệu quả cao. Đồng thời giúp lãnh đạo nhà trường dễ dàng trong việc quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của trường.

3.2.2.2. Nội dung

Quy trình thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bao gồm 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Tuyển sinh học sinh Bước 2: Phân lớp theo độ tuổi

Bước 3: Chuẩn bị cơ sơ vật chất, trang thiết bị

Bước 4: Thực hiện kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bước 5: Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí