Khái Quát Về Giáo Dục Mầm Non Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông


dưỡng cho đội ngũ nuôi dưỡng. Những người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, họ không thể làm việc chỉ bằng kinh nghiệm mà cần phải bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức, kĩ năng thực hành cần thiết để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Quản lý trường MN có nhiều đặc trưng khác với quản lý các loại hình nhà trường khác ở chỗ: đây là một mặt bậc học mang tính tự nguyện, nhà trường MN có nhiệm vụ rất quan trọng, đó là: chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi MN, một lứa tuổi còn rất nhỏ và gần như phụ thuộc vào sự quan tâm của người lớn. Đối tượng học sinh trường MN là các em còn nhỏ, cơ thể đang còn non nớt, đang giai đoạn phát triển, nên cần sự chăm sóc, nuôi nấng cẩn thận.

Đối với huyện Đắk Glong, công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non có thể hiểu là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non là sự tác động có chủ đích đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh trong trường mầm non nhằm đạt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo quy định.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG THEO BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ 5 TUỔI

2.1. Khái quát về Giáo dục mầm non huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Huyện Đắk Glong được thành lập theo Nghị định 82/2005/NĐ-CP, ngày 27/6/2005 của Chính phủ với diện tích tự nhiên 144.875,46 ha, trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 60.615,3 ha; vị trí địa lí huyện Đắk Glong nằm về phía Đông Nam của tỉnh Đắk Nông cách Thành phố Gia Nghĩa 27 km, Phía Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Thành phố Gia Nghĩa, huyện Đắk Song, phía Nam giáp với tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc giáp với huyện Krông Nô và huyện Lăk tỉnh Đăk Lăk. Huyện Đắk Glong có địa hình chia cắt mạnh bởi các đồi núi cao và các con sông, suối lớn nhỏ, địa hình dốc.

Cấp học mầm non đã được sự quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Đắk Glong, được ưu tiên giành quỹ đất để xây dựng trường mầm non; nhiều trường đã được đưa vào kế hoạch và tiến hành cải tạo sửa chữa lớn, đầu tư cơ sở vật chất các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ, đẩy mạnh việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn. Đội ngũ các trường cơ bản ổn định và được quan tâm hưởng đầy đủ các chế độ chính sách.

Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng mầm non Sở giáo dục và đào tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học, thực hiện chương trình GDMN. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục cho trẻ em năm tuổi, xây dựng kế hoạch và chương trình bổ sung nâng cao đối với trường thực hiện mô hình chất lượng cao. Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn công tác thu chi của tỉnh, huyện, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đắk Glong đã tạo điều kiện thuận lợi cho các trường mầm non trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ngay từ đầu năm học. Công tác xã hội hoá giáo dục mầm non ngày càng được đẩy mạnh, có sự phối


kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên với các phòng, ban, ngành trong huyện Đắk Glong để cùng chăm lo cho giáo dục mầm non.

Bên cạnh những thuận lợi, cấp học mầm non huyện Đắk Glong cũng gặp những khó khăn như:

Một số trường lớp chật hẹp, cũng có nơi mở lớp phải mượn nhà văn hóa của thôn, một vài địa điểm lẻ xuống cấp, nên ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường, khung cảnh sư phạm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Một số trường xây dựng, cải tạo ngay trong năm học sẽ khó khăn trong việc quản lý, thực hiện nhiệm vụ năm học.

Đội ngũ cán bộ quản lý, chỉ đạo của phòng Giáo dục và một số trường có nhiều thay đổi trong học kỳ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học.

2.1.1. Qui mô phát triển

Toàn huyện hiện có: 16 trường trong đó có 02 trường mầm non và 14 trường mẫu giáo, với tổng số nhóm lớp năm học 2020-2021 là 154 nhóm lớp 4 700 trẻ đến trường.

Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường tại huyện đạt trên 70% tính theo hộ khẩu và tính theo số trẻ thực tế sinh sống trên địa bàn huyện. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi 5 tuổi ra lớp bình quân đạt 90%, trẻ 5 tuổi người dân tộc thiểu số đạt từ 83,7-95,7% số trẻ ra lớp. Số lớp MG 5 tuổi theo số liệu các năm dao động từ 57-66 lớp

Ngay từ đầu các dịp hè, Phòng Giáo dục và đào tạo đã triển khai Kế hoạch tuyển sinh cho các năm học mới, đồng thời giao chỉ tiêu cụ thể tới từng trường và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ưu tiên tuyển sinh trẻ 5 tuổi ra lớp nhằm thực hiện Đề án “Phổ cập giáo dục cho trẻ em năm tuổi”. Đặc biệt ưu tiên động viên và nhận trẻ 5 tuổi trên địa bàn có nhu cầu, bố trí sắp xếp giáo viên có trình độ nghiệp vụ và năng lực sư phạm tốt dạy lớp 5 tuổi; tập trung bồi dưỡng cho giáo viên dạy lớp 5 tuổi về phương pháp giảng dạy chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và đào


tạo, chỉ đạo các trường chủ động xây dựng kế hoạch và đầu tư CSVC, trang thiết bị cho lớp MG 5 tuổi.

2.1.2. Cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí cho giáo dục mầm non

Do địa bàn rộng, nên đa số các trường mầm non, mẫu giáo huyện Đắk Glong đều phải phân bố tại nhiều điểm lẻ, rất ít trường có khuôn viên độc lập. Toàn huyện có 3 trường có khuôn viên độc lập, còn lại hầu hết các trường đều có điểm lẻ để tạo điều kiện tốt nhất huy động trẻ đến trường. Các trường chủ động rà soát và đầu tư, bổ sung bảo đảm đủ trang thiết bị và đồ chơi để thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. 100% các trường được ưu tiên cho nhóm lướp 5 tuổi có đầy đủ các danh mục đồ dùng-đồ chơi

-thiết bị dạy học cho các nhóm, lớp, đặc biệt lớp mẫu giáo 5-6 tuổi theo Thông tư 02/2010/TT-BGD&ĐT ngày 11/02/2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo Thông tư số 32/2012/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo . Thông tư Số: 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi-Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sử dụng, bảo quản thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đạt hiệu quả, sử dụng các sản phẩm của trẻ trong các góc hoạt động hiệu quả. Trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp nhưng các trường có tổ chức bán trú đã cố gắng trang bị đồ dùng phục vụ bếp ăn một cách hiện đại, hợp vệ sinh đảm bảo quy trình bếp ăn một chiều.

2.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý

Số lượng CBQL của huyện Đắk Glong tương đối đảm bảo theo điều lệ trường MN (mỗi trường đều có hiệu trưởng, một số trường có từ 1 đến 2 phó hiệu trưởng), 100% đều là nữ. 100% CBQL trường MN, mẫu giáo huyện Đắk Glong có trình độ chuyên môn trên chuẩn. Trình độ thạc sỹ có một người, còn lại là trình độ đại học. Điều đó cho thấy CBQL có chuyên môn rất vững vàng. Đây là một thuận lợi lớn trong công tác QLGD nhà trường, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ lãnh đạo


của mình. Hầu hết CBQL của huyện đã qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn do trường bồi dưỡng cán bộ quản lý thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

2.1.4. Đội ngũ giáo viên, nhân viên

+ Số lượng giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên tính đến năm học 2020-2021 là 71/300 giáo viên đạt 23%, trình độ trung cấp là 229/300 chiếm 77%; Trước tình hình đó, được sử chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Nông, UBND huyện Đắk Glong tiếp tục chỉ đạo tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn theo lộ trình nhằm đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

+ Nhân viên nuôi dưỡng: Tại huyện Đắk Glong tính đến năm học 2020-2021 tỉ lệ trường tổ chức cho trẻ ăn bán trú chưa nhiều, có 5/16 trường tổ chức bán trú cho trẻ toàn huyện có tổng số 16 nhân viên cấp dưỡng, trong đó 02 nhân viên cấp dưỡng có chứng chỉ nghề nấu ăn, đạt 12%. Còn lại 88% nhân viên cấp dưỡng làm việc theo kinh nghiệm chưa được đào tạo cấp chứng chỉ. 100% nhân viên cấp dưỡng là hợp đồng mùa vụ theo thỏa thuận cho nên mức thu nhập không ổn định, chưa phải là biên chế theo vị trí việc làm.

2.1.5. Công tác bồi dưỡng đội ngũ

Năm học 2020- 2021 đã tổ chức 8 lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của cấp học. Nội dung tập huấn gồm: Phương pháp thực hiện theo chương trình GDMN lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ MG 5 tuổi theo bộ chuẩn. Công tác quản lý trường mầm non, quản lý và thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn, công tác y tế học đường theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 bồi dưỡng nhiệm vụ năm học, công tác y tế trường học (Vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, nghiệp vụ phòng, tránh và xử lý một số bệnh thường gặp trong trường mầm non, kỹ thuật chế biến món ăn, xây dựng thực đơn; nghiệp vụ kế toán, tin học, quản lý nhà nước về giáo dục,văn hóa trong quản lý giáo dục…)


2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu

+ Khách thể khảo sát

Nghiên cứu tiến hành khảo sát các vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi bằng phiếu trưng cầu ý kiến trên 248 khách thể sau đây: 34 lãnh đạo trường mầm non (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng); 70 tổ trưởng tổ chuyên môn; 144 giáo viên mầm non.

Nghiên cứu tiến hành khảo sát về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp bằng phiếu trưng cầu ý kiến trên 150 khách thể sau đây: 2 lãnh đạo phòng giáo dục; 01 chuyên viên phòng giáo dục; 25 lãnh đạo trường mầm non (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng); 5 tổ trưởng tổ chuyên môn; 117 giáo viên mầm non.

+ Địa bàn nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu thực tiễn về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi tại 16 trường mầm non huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến

+ Mục đích của phương pháp

Mục đích của phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến là để đánh giá thực trạng (có tính định lượng) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi tại trường mầm non chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi tại trường mầm non.

+ Nội dung và cách thức tiến hành của phương pháp

Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên các trường MN có những nội dung cơ bản sau:

Vai trò của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi tại trường mầm non với các câu hỏi trưng cầu ý kiến được thiết kế với 5


mức độ đánh giá gồm: Rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng, không quan trọng, không có ý kiến.

Thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi tại trường mầm non với các câu hỏi trưng cầu ý kiến được thiết kế với 5 mức độ đánh giá gồm: Tốt, Khá, trung bình, yếu và không có ý kiến.

Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi tại trường mầm non với các câu hỏi trưng cầu ý kiến được thiết kế với 5 mức độ đánh giá gồm: Tốt, Khá, trung bình, yếu và không có ý kiến.

Công tác tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi tại trường mầm non với các câu hỏi trưng cầu ý kiến được thiết kế với 5 mức độ đánh giá gồm: Tốt, Khá, trung bình, yếu và không có ý kiến.

Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi tại trường mầm non với các câu hỏi trưng cầu ý kiến được thiết kế với 5 mức độ đánh giá gồm: Tốt, Khá, trung bình, yếu và không có ý kiến.

Các mức độ khai thác, sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi tại trường mầm non với các câu hỏi trưng cầu ý kiến được thiết kế với 5 mức độ đánh giá gồm: Rất thường xuyên, thường xuyên, đôi khi, không bao giờ, không có ý kiến.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi tại trường mầm non với các câu hỏi trưng cầu ý kiến được thiết kế với 5 mức độ đánh giá gồm: Rất ảnh hưởng, ảnh hưởng, ít ảnh hưởng, không ảnh hưởng, không có ý kiến gì

2.2.2.2. Phương pháp thống kê toán học

+ Mục đích của phương pháp

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu của các phiếu đã khảo sát, lập các bảng hỏi, đánh giá tương quan giữa các biến số…

+ Nội dung và cách thức tiến hành của phương pháp Luận văn đã sử dụng các phép tính thống kê.


- Phân tích thống kê mô tả: Số liệu được tính bằng công thức Excel để tính phần trăm số lượng thu thập được ở các phiếu trưng cầu ý kiến.

- Phương pháp khảo nghiệm sẽ được trình bày cụ thể ở phần khảo nghiệm của chương 3.

2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi ở trường mầm non huyện Đắk Glong

2.3.1. Thực trạng mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi ở trường mầm non huyện Đắk Glong

Để đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi ở trường mầm non huyện Đắk Glong, tôi đã tiến hành khảo sát 248 CBQL, giáo viên, nhân viên của 16 trường mầm non, mẫu giáo trên toàn huyện Đắk Glong với kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1: Thực trạng vai trò hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi ở trường mầm non huyện Đắk Glong


STT

Vai trò của chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Tổng số khảo sát

Đánh giá

Rất quan trọng

Quan trọng

Ít quan trọng

Không quan trọng

Không có ý kiến

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò như thế nào trong việc giúp trẻ phát triển thể chất, phòng

chống bệnh tật.


248


231


93.1


14


5.6


3


1.2


0


0.0


0


0


2

Chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò như thế nào trong việc phát hiện các biểu hiện sớm của bệnh suy dinh

dưỡng, béo phì, bệnh học


248


192


77.4


32


12.9


14


5.6


10


4.0


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi - 6

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí